Quản lý lễ hội truyền thống gắn với phát triển sản phẩm du lịch qua khảo sát lễ hội kiếp bạc Hải Dương và lễ hội tịch điền Hà Nam - 2


rãi đã được nêu ra, tranh luận trên truyền thông hay tại các diễn đàn, từ hoạt động thực hành quản lý, tổ chức và quan sát, tham dự các lễ hội truyền thống ở Việt Nam:

- Lễ hội truyền thống gắn với phát triển du lịch là hiện trạng phổ biến. Có lẽ không phải lễ hội truyền thống nào cũng có thể và có nhu cầu trở thành sản phẩm du lịch. Dưới góc độ quản lý, lễ hội truyền thống đáp ứng những tiêu chí nào thì có thể coi như sản phẩm du lịch?

- Những phương thức, những mô hình bảo tồn và khai thác tài nguyên di sản văn hóa (vốn văn hóa) nào phù hợp cho mục tiêu phát triển sản phẩm du lịch?

- Mô hình nào cho quản lý lễ hội truyền thống gắn với phát triển sản phẩm du lịch? Sự tham gia của các bên trong quản lý lễ hội truyền thống gắn với phát triển sản phẩm du lịch nên như thế nào?

Thực tiễn quản lý lễ hội truyền thống hiện nay đang tồn tại ba cách thức. Thứ nhất là quản lý theo quan điểm coi lễ hội truyền thống là cơ hội phát triển kinh tế, đặc biệt là kinh doanh du lịch. Quan điểm này coi những giá trị truyền thống là cơ hội kinh doanh kiếm lời, cải thiện đời sống kinh tế địa phương, thậm chí thay đổi sinh kế của cư dân nơi có lễ hội truyền thống nên tận dụng tối đa nguồn lực từ lễ hội truyền thống. Thứ hai là quản lý theo quan điểm coi lễ hội truyền thống và những gì thuộc về truyền thống là thành lũy bất khả xâm phạm, bất cứ một hành vi khai thác phục vụ phát triển (phát huy) nào đều bị coi là làm biến dạng bản sắc văn hóa truyền thống và vì thế chỉ chú trọng bảo tồn, bảo vệ, giữ gìn. Thứ ba là quản lý theo quan điểm coi lễ hội truyền thống là “vốn văn hóa” quan trọng để phát triển địa phương về nhiều mặt, tiến hành thử nghiệm một số hoạt động của lễ hội truyền thống gắn với phát triển du lịch, kể cả coi lễ hội truyền thống là một sản phẩm văn hóa hoàn chỉnh, một sản phẩm du lịch tiềm năng. Luận án với mục đích nghiên cứu cụ thể đã xem xét các lễ hội đang được quản lý theo quan điểm thứ ba. Lễ hội Kiếp Bạc (Hải Dương) và lễ hội Tịch Điền (Hà Nam) được lựa chọn để khảo sát bởi tính điển hình của chúng cho xu hướng quản lý theo cách thức này. Chi tiết thuyết minh lý do chọn hai lễ hội này sẽ được trình bày ở chương 2.


Từ những lý do trên, luận án lựa chọn đề tài “Quản lý lễ hội truyền thống gắn với phát triển sản phẩm du lịch qua khảo sát lễ hội Kiếp Bạc (Hải Dương) và lễ hội Tịch Điền (Hà Nam)” làm luận án tiến sĩ chuyên ngành quản lý văn hóa.

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

2.1. Mục đích nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu của luận án là làm rõ về mặt lý luận và thực tiễn hiện trạng quản lý lễ hội truyền thống gắn với phát triển sản phẩm du lịch; trên cơ sở khảo sát thực trạng quản lý lễ hội truyền thống gắn với phát triển sản phẩm du lịch tại lễ hội Kiếp Bạc (Hải Dương) và lễ hội Tịch Điền (Hà Nam), xác định mô hình quản lý lễ hội truyền thống gắn với phát triển sản phẩm du lịch phù hợp cho hai lễ hội này và những lễ hội tương đồng.

2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

Từ mục đích nghiên cứu trên, luận án đặt ra các nhiệm vụ nghiên cứu sau:

- Tổng quan lý thuyết, các công trình nghiên cứu về lễ hội truyền thống trong mối quan hệ với phát triển sản phẩm du lịch.

- Khảo sát một số trường hợp cụ thể theo quan điểm quản lý lễ hội truyền thống gắn với phát triển sản phẩm du lịch (luận án lựa chọn lễ hội Tịch Điền (Hà Nam) và lễ hội Kiếp Bạc (Hải Dương)).

- Rút ra một số vấn đề lý luận về những khía cạnh hay mô hình quản lý văn hoá trong vấn đề nghiên cứu này.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận án là quản lý lễ hội truyền thống gắn với phát triển sản phẩm du lịch (lý luận và thực tiễn) qua khảo sát lễ hội Kiếp Bạc (Hải Dương) và lễ hội Tịch Điền (Hà Nam).

3.2. Phạm vi nghiên cứu

- Về nội dung: Nghiên cứu toàn diện nội hàm quản lý lễ hội truyền thống gắn với phát triển sản phẩm du lịch với lựa chọn đặc thù: lễ hội truyền thống phục dựng và phát triển Kiếp Bạc (Hải Dương) và Tịch Điền (Hà Nam).


- Về không gian: Nghiên cứu khảo sát thực tiễn quản lý lễ hội truyền thống gắn với phát triển sản phẩm du lịch tại Lễ hội Kiếp Bạc (Hải Dương) và lễ hội Tịch Điền Đọi Sơn (Hà Nam), cụ thể là xã Đọi Sơn, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam và xã Hưng Đạo, thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương. Trong một số phân tích, phạm vi không gian có thể mở rộng để so sánh với một số lễ hội truyền thống gắn với phát triển sản phẩm du lịch trong địa bàn cả nước. Tuy nhiên, phạm vi chủ yếu của luận án là địa bàn của hai lễ hội nêu trên.

- Về thời gian: Ngoài những nghiên cứu tài liệu thứ cấp về lý thuyết của đề tài và lịch sử lễ hội thì phạm vi đề cập xuyên thời gian, luận án tập trung nghiên cứu hai lễ hội này trong thời gian gần đây, sau giai đoạn phục dựng, phát triển (lễ hội Kiếp Bạc với mốc “phát triển” năm 2005, lễ hội Tịch Điền với mốc “phục dựng” năm 2009). Cụ thể, luận án tiến hành khảo sát trước, trong và sau các dịp lễ hội 4-5 năm gần đây (cùng thời gian triển khai của luận án): lễ hội Kiếp Bạc (Hải Dương) năm 2013, 2014, 2015, 2016; lễ hội Tịch Điền (Hà Nam) năm 2013, 2014, 2015, 2016, 2017. Những nội dung rút ra một số vấn đề về những khía cạnh hay mô hình quản lý văn hoá trong nghiên cứu này có thể áp dụng cho các năm tiếp theo, từ sau 2018 đến trước 2030, theo tầm nhìn quản lý chung của ngành VHTTDL.

4. Câu hỏi nghiên cứu

Với mục đích nghiên cứu đã nêu, luận án đặt ra những câu hỏi nghiên cứu chính là:

1) Nội hàm của quản lý lễ hội truyền thống gắn với phát triển sản phẩm du lịch?

2) Dưới góc độ quản lý, lễ hội truyền thống đáp ứng những tiêu chí nào thì có thể coi như sản phẩm du lịch?

3) Hiện trạng quản lý lễ hội truyền thống gắn với phát triển sản phẩm du lịch ở hai địa bàn khảo sát (lễ hội Tịch Điền và lễ hội Kiếp Bạc) như thế nào?

4) Những vấn đề đặt ra từ quản lý lễ hội truyền thống gắn với phát triển sản phẩm du lịch? Mô hình nào cho quản lý lễ hội truyền thống gắn với phát triển sản phẩm du lịch ở hai lễ hội khảo sát và những lễ hội có điều kiện tương đồng?


5. Phương pháp nghiên cứu

Để trả lời các câu hỏi nghiên cứu và thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu để đạt mục tiêu nghiên cứu đã đặt ra của luận án, trong khoảng thời gian 5 năm triển khai luận án, nghiên cứu sinh đã sử dụng cách tiếp cận liên ngành văn hóa học – du lịch học, bảo tồn - quản lý - quản trị - kinh doanh. Tiếp cận liên ngành giúp NCS phát hiện những vấn đề cơ bản của nội dung nghiên cứu. Đây vừa là tiếp cận hệ thống của phương pháp luận chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, vừa là tiếp cận từ nhiều phương pháp của những ngành học khác nhau. Việc vận dụng các tri thức liên ngành khoa học quản lý, văn hóa học, xã hội học, nhân học, du lịch học … được thực hiện đồng thời và có kết nối trong suốt lộ trình thực hiện đề tài.

Cụ thể, ngoài các phương pháp cơ bản như tập hợp và nghiên cứu tài liệu thứ cấp, nghiên cứu điền dã, quan sát tham dự, nghiên cứu sinh sử dụng phương pháp trọng tâm là phỏng vấn sâu.

5.1. Phương pháp phỏng vấn sâu

Với các câu hỏi nghiên cứu được đặt ra: 1) Nội hàm của quản lý lễ hội truyền thống gắn với phát triển sản phẩm du lịch?; 2) Dưới góc độ quản lý, lễ hội truyền thống đáp ứng những tiêu chí nào thì có thể coi như sản phẩm du lịch?; 3) Hiện trạng quản lý lễ hội truyền thống gắn với phát triển sản phẩm du lịch ở hai địa bàn khảo sát (lễ hội Tịch Điền và lễ hội Kiếp Bạc) như thế nào?; 4) Những vấn đề đặt ra từ quản lý lễ hội truyền thống gắn với phát triển sản phẩm du lịch? Mô hình nào cho quản lý lễ hội truyền thống gắn với phát triển sản phẩm du lịch ở hai lễ hội khảo sát và những lễ hội có điều kiện tương đồng?; luận án sử dụng phỏng vấn sâu làm phương pháp nghiên cứu chủ đạo để triển khai nhiệm vụ nghiên cứu.

Để trả lời các câu hỏi này, cần có thông tin thực tiễn cả ở tầm vĩ mô và vi mô. Qua phỏng vấn,NCS mong muốn có được những thông tin xác thực từ những người được phỏng vấn liên quan đến chủ đề quản lý lễ hội truyền thống gắn với phát triển sản phẩm du lịch.

Đối tượng phỏng vấn sâu là cán bộ quản lý chuyên môn, chính quyền địa phương, người dân địa phương, khách du lịch, khách vãng lai, người dân địa phương trực tiếp tham gia tổ chức lễ hội; nghệ sỹ, nghệ nhân, nhà chùa, doanh nghiệp du lịch.


Bảng 0.1. Chi tiết số lượng người được phỏng vấn tại Lễ hội Kiếp Bạc và Lễ hội Tịch Điền (1) – 400 lượt phỏng vấn



BTC

lễ hội

Chính quyền địa phương

Người dân tham gia tổ chức

Người dân tham dự lễ hội

Du khách tham dự lễ hội

Người dân không tham dự lễ hội

Người lớn tuổi ở địa phương

Đại diện nhà chùa, đền


Chuyên gia địa phương

2013

3

1

6

15

25

8

5

3

3

2014

6

2

4

13

30

5

6

2

4

2015

6

2

5

17

20

5

6

2

3

2016

7

3

4

10

20

5

4

2

5

2017

3

2

3

8

15

5

3

1

3

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 228 trang tài liệu này.

Quản lý lễ hội truyền thống gắn với phát triển sản phẩm du lịch qua khảo sát lễ hội kiếp bạc Hải Dương và lễ hội tịch điền Hà Nam - 2


Cụ thể, phỏng vấn được thực hiện đối với ban tổ chức lễ hội (các cấp), chính quyền địa phương (các cấp), người dân tham gia trực tiếp vào quá trình chuẩn bị và tổ chức lễ hội, người dân tham dự lễ hội, người lớn tuổi ở địa phương, du khách tham dự lễ hội, đại diện nhà chùa, nhà đền trong khuôn viên lễ hội, các chuyên gia ở địa phương. Bên cạnh những thành phần chính nêu trên phỏng vấn cũng được thực hiện thêm với các đối tượng đặc thù như họa sỹ vẽ trang trí trâu, người dân có trâu tham gia phục vụ lễ hội, đạo diễn, thiết kế và dàn dựng sân khấu, trang trí không gian lễ hội, nghệ nhân biểu diễn trống Đọi Tam, người dân tham gia diễn tại Lễ Hội quân sông Lục Đầu, đại diện các nhóm hầu đồng, đại diện các đơn vị, cá nhân cung ứng sản phẩm, dịch vụ, thanh thiếu nhi.

Bảng 0.2. Chi tiết số lượng người được phỏng vấn tại Lễ hội Kiếp Bạc và Lễ hội Tịch Điền (2) – 153 lượt phỏng vấn



Họa sỹ vẽ trâu

Người dân có trâu tham gia lễ hội Tịch Điền

Đạo diễn, thiết kế, dàn dựng sân khấu, sự kiện

Nghệ nhân biểu diễn trống Đọi Tam

Người dân tham gia diễn Hội quân sông Lục Đầu


Đại diện nhóm hầu đồng

Đại diện các đơn vị, cá nhân cung ứng sản phẩm, dịch vụ

2013

5

5

3

5

3

5

10

2014

6

4

2

4

3

4

8

2015

6

4

2

6

3

3

7

2016

5

4

2

4

3

3

9

2017

4

3

1

3

5

4

5


Đối tượng nghiên cứu của luận án là quản lý lễ hội truyền thống hướng đến phát triển sản phẩm du lịch, một lĩnh vực rất cần tham gia của người dân địa phương. Nếu không có công chúng, người dân địa phương thì việc quản lý này khó có thể thành công. Bởi vậy, những cuộc phỏng vấn với người dân địa phương sẽ phản ánh vấn đề một cách thực chất hiệu quả của quản lý dưới góc nhìn và kỳ vọng của họ. Luận án áp dụng phương pháp phỏng vấn mở sẽ tạo ra một không khí thoải mái, cởi mở cho người phỏng vấn để họ có thể bày tỏ một cách chân thực nhất những suy nghĩ về vấn đề quản lý lễ hội gắn với phát triển sản phẩm dụ lịch.

Quản lý lễ hội hướng đến du lịch có sự tham gia của các tầng lớp nhân dân khác nhau. Đó có thể là những nhà hoạch định chính sách, nhà báo, nhà quản lý, nhà kinh tế, nhà khoa học và quan trọng hơn cả là những cư dân địa phương sống ở nơi diễn ra lễ hội. Phương pháp phỏng vấn với các tầng lớp nhân dân khác nhau sẽ giúp cho luận án có được cái nhìn toàn diện, sâu sắc hơn. Ngoài ra, phỏng vấn trực tiếp có giá trị của thực địa, tức là người phỏng vấn sẽ không chỉ có nghe, nói và còn cảm nhận thực sự từ người trả lời câu hỏi. Người phỏng vấn có thể thấu hiểu thái độ của người được phỏng vấn một cách rõ ràng không chỉ thể hiện quả lời nói mà còn thể hiện qua nét mặt, cử chỉ của người được phỏng vấn.

5.2. Nội dung phỏng vấn sâu

Để trả lời câu hỏi nghiên cứu, luận án chia đối tượng phỏng vấn thành nhóm và mỗi nhóm có các câu hỏi khác nhau. Tại lễ hội Tịch Điền và Kiếp Bạc, các nhóm được phỏng vấn gồm: ban tổ chức lễ hội, chính quyền địa phương, người dân tham gia lễ hội và người cao tuổi am hiểu lễ hội, du khách, doanh nghiệp tham gia lễ hội.

- Ban tổ chức lễ hội, chính quyền địa phương là những cán bộ quản lý. Họ là những người trực tiếp lập kế hoạch, nội dung, chỉ đạo thực hiện tổ chức chương trình lễ hội nên những câu hỏi được đặt ra mang tính chất khái quát, có đánh giá nhận định ưu, nhược điểm sau mỗi mùa tổ chức lễ hội. Qua đó, kỳ vọng đánh giá được năng lực chung và năng lực chuyên môn của ban tổ chức thực hiện lễ hội và những đơn vị tham gia hỗ trợ.


- Người dân địa phương là những người cho ý kiến chính xác nhất về công tác quản lý - tổ chức lễ hội, những điểm được hay chưa được đều được nêu ra và có dẫn chứng cụ thể. Khảo sát những đối tượng này sẽ cho biết những nội dung nào được và chưa được trong quá trình tổ chức lễ hội. Trong đó, người dân trực tiếp tham gia thực hiện lễ hội là những người dân tại địa phương và trực tiếp tham gia vào phần lễ như cầm cờ, rước kiệu, quản trâu (lễ hội Tịch Điền); tham gia phục vụ nghi lễ tại đền, tham gia lễ hội quân trên sông (lễ hội Kiếp Bạc). Cùng với nhóm người cao tuổi am hiểu về lễ hội, đối tượng này sẽ cho biết các cách chỉ đạo thực hiện từ ban quản lý xuống đơn vị thực hiện đã chính xác, hiệu quả hay chưa, có đánh giá những điểm được, chưa được.

- Du khách và doanh nghiệp tham dự lễ hội có thể coi là đối tượng ngoài cư dân địa phương (một cách tương đối). Ý kiến của họ cho thấy nhu cầu khách quan của đối tượng bị hấp dẫn bởi lễ hội của địa phương. Qua đó cũng cho thấy hiệu ứng về mặt du lịch của lễ hội. Sự tham gia của cộng đồng doanh nghiệp cho thấy tính xã hội hóa của công tác tổ chức lễ hội, một khía cạnh quản lý đang hiện diện khá phổ biến ở các lễ hội truyền thống.

Giới thiệu trong Phụ lục là bảng liệt kê những nội dung chính được triển khai cho phương pháp phỏng vấn sâu tại hai lễ hội và với từng cá nhân/nhóm người được phỏng vấn, gồm: Đề cương phỏng vấn được sử dụng cho phương pháp phỏng vấn trực tiếp các bên liên quan tại lễ hội Tịch Điền và lễ hội Kiếp Bạc (trừ du khách); Đề cương phỏng vấn được sử dụng thêm cho phương pháp phỏng vấn trực tiếp nhà quản lý tại lễ hội Kiếp Bạc; Đề cương phỏng vấn được sử dụng riêng cho phương pháp phỏng vấn trực tiếp một số đối tượng đặc biệt tại lễ hội Kiếp Bạc; Đề cương phỏng vấn được sử dụng riêng cho phương pháp phỏng vấn trực tiếp các bên liên quan tại lễ hội Tịch Điền (trừ du khách); Đề cương phỏng vấn được sử dụng cho phương pháp phỏng vấn trực tiếp du khách tại lễ hội Tịch Điền và lễ hội Kiếp Bạc.

Khi phỏng vấn, nhiều khi các câu hỏi trong cả 5 đề cương phỏng vấn có sự trộn lẫn để “kiểm tra chéo”, đặc biệt với những thông tin khó đạt được sự minh bạch, rõ ràng. Cũng có nhiều trường hợp, người được phỏng vấn không trả lời được hoặc trả lời


không trúng, không hết ý câu hỏi. Tuy nhiên, tất cả câu hỏi đều được đưa ra, việc người được phỏng vấn trả lời câu nào là tùy thuộc vào họ. Người phỏng vấn đã tạo ra một không khí thoải mái, thân thiện để người được phỏng vấn cảm thấy cởi mở bày tỏ ý kiến cá nhân của mình. Khi đi phỏng vấn, người phỏng vấn cũng chú ý tới trang phục đảm bảo sự gần gũi và tôn trọng người được phỏng vấn. Thái độ của người phỏng vấn là cầu thị và lắng nghe tất cả những trả lời của người được phỏng vấn.

6. Đóng góp của luận án

6.1. Đóng góp về lý luận

Luận án khái lược các nghiên cứu về quản lý lễ hội truyền thống nói chung, các lý thuyết về việc tiếp cận quản lý lễ hội truyền thống gắn với phát triển sản phẩm du lịch. Thông qua nghiên cứu, luận án mô hình hóa các lý thuyết về khung quản lý lễ hội truyền thống theo hướng tiếp cận mới được nêu ra trong câu hỏi nghiên cứu. Những khung lý thuyết này hy vọng là đóng góp mới của luận án đối với đối tượng nghiên cứu và bổ sung cơ sở lý thuyết về vấn đề kết hợp bảo tồn các giá trị văn hóa, lễ hội truyền thống với phát triển kinh tế du lịch cũng như các giá trị cộng hưởng khác trên cơ sở lý thuyết đã được nghiên cứu và kiểm chứng.

Một cách cụ thể hơn, luận án sẽ chỉ ra những khía cạnh lý thuyết/ mô hình quản lý đã thể hiện ở một số trường hợp của miền Bắc Việt Nam trong việc quản lý lễ hội truyền thống gắn với phát triển sản phẩm du lịch. Luận án giới thiệu một hướng tiếp cận mới trong nghiên cứu quản lý di sản và du lịch văn hóa ở Việt Nam, đặc biệt là chứng minh tính hợp lý của quan điểm kinh tế học văn hoá trước nhu cầu bảo tồn - phát triển các lễ hội truyền thống (có hàm lượng vốn văn hóa cao trong nguồn tài nguyên di sản văn hoá đó) hướng đến việc phục vụ phát triển du lịch, đem lại lợi ích nhiều mặt (không chỉ có lợi ích kinh tế) cho địa phương, cho đất nước và các thành phần liên quan.

6.2. Đóng góp về thực tiễn

Về thực tiễn, luận án với kết quả nghiên cứu được trình bày đã cố gắng:

- Đánh giá, khái quát được một số vấn đề thực tiễn về quản lý lễ hội truyền thống và các lễ hội truyền thống có khả năng tiếp cận hay gắn với phát triển sản phẩm du lịch, cả trường hợp coi lễ hội truyền thống là sản phẩm du lịch;

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 14/03/2023