Nhảy phỗng: Tại những di tích thờ Phạm Ngũ Lão, trước tượng Phạm Ngũ Lão có hai phỗng đá hai tay bưng nước hoặc rượu quỳ dưới chân tượng. Hình ảnh này được thể hiện rõ nét tại đền Kiếp Bạc. Trong lễ hội truyền thống ở đây, dân làng vẫn tổ chức trò chơi nhảy phỗng nhằm nhắc nhở nhau nhớ đến chiến công oai hùng của cha ông thủa trước. Mọi người đến dự hội đều có thể tham gia trò chơi này. Ông phỗng được làm bằng gỗ nhẹ (gỗ vông, gỗ sung) hoặc đơn giản hơn được bện bằng rơm, cao khoảng 40 cm. Sân chơi của trò chơi này không cần rộng lắm. Trước đó, Ban tổ chức đã vẽ hai vòng tròn, vòng ngoài có đường kính 6 m, vòng trong có đường kính 5 m. Các ông phỗng được đặt trong khoảng giữa hai vòng tròn này.
2. Giới thiệu Lễ hội Tịch Điền (Hà Nam)
2.1. Lịch sử hình thành và phát triển lễ hội
Lễ hội Tịch Điền được tổ chức hàng năm tại chân núi Đọi Sơn, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam là một lễ hội có gốc văn hóa từ hơn 1.000 năm nay với ý nghĩa khuyến nông rõ nét, đề cao vai trò sản xuất nông nghiệp.
Tại Việt Nam, theo lịch sử ghi chép, cách đây 1029 năm, tức năm Đinh Hợi, niên hiệu Thiên Phúc thứ 7 (năm 987), lần đầu tiên vua Lê Đại Hành cùng văn võ bá quan cày ruộng ở Đọi Sơn và bắt được chum vàng, năm 988 cày ở Bàn Hải bắt được chum bạc, vì thế những thửa ruộng này còn được gọi là Kim Ngân Điền. Lần đầu tiên nghi thức lễ tịch điền này được diễn ra vào thế kỷ X ở Hà Nam, trên quê hương vua Lê Đại Hành và sau nhiều năm thất truyền, được khôi phục từ năm 2009 vào mùng 7 tháng Giêng. Lễ hội liên hoàn các nghi lễ và diễn xướng, kết hợp với văn hóa, nghệ thuật, thể thao, diễn ra trong không gian rộng từ mồng 5-7 tết âm lịch với nhiều hoạt động như: rước chân nhang vua Lê Đại Hành từ đền Lăng, xã Liêm Cần, Thanh Liêm về xã Đọi Sơn, huyện Duy Tiên, lễ rước nước, lễ sái tịnh… Nghi lễ chính trong toàn bộ lễ hội là lễ tịch điền Đọi Sơn, tái hiện huyền tích từ thời Thập đạo tướng quân Lê Hoàn khi ông nhận thấy núi Đọi có vị trí chiến lược quan trọng đối với kinh đô Hoa Lư đến khi lên ngôi vua, Lê Đại Hành về chân núi Đọi cày ruộng để khuyến khích mở mang nông trang.
Trải qua hàng nghìn năm lịch sử, lễ hội Tịch Điền đã trở thành một nét sinh hoạt văn hoá tâm linh quan trọng, là di sản văn hoá dân tộc. Hàng năm vào đầu xuân, nhà vua ra đồng cày ruộng, làm Lễ tịch điền (đích thân xuống cày ruộng), cầu được mùa và các triều đại sau đó đều duy trì nghi lễ cày tịch điền với các hình thức khác nhau. Đến thời nhà Lý, các lễ này được tổ chức long trọng hơn và là một trong những ngày hội chính của đất nước vào mùa xuân. Đến đời Trần, do bận việc giữ nước, chống ngoại bang nên lễ cày tịch điền không hưng thịnh như trước. Tuy nhiên, khi có điều kiện, các vua vẫn đích thân điều hành lễ này. Đến các thời nhà Hồ, thì hầu như phong tục này không còn được giữ. Đến triều Nguyễn, lễ Tịch Điền có nhiều "niêm luật" cụ thể, được tổ chức quy mô, do bộ lễ chủ trì. Vua Gia Long đã quy định ruộng tịch điền và vua Minh Mạng khôi phục lại tập tục này và xem như việc rất cần thiết. Minh Mạng từng xuống dụ xem việc này "thực là chính sự quan trọng của đấng vương giả". Minh Mạng xét lại các nghi thức cử hành đại lễ này dưới các triều đại trước và cho rằng nghi lễ còn quá giản lược, vì thế tháng 2 âm lịch năm 1828 vua giao cho bộ Lễ soạn thảo chu đáo các điển lễ làm thành luật lệ lâu dài. Đại lễ kéo dài 5 ngày trong tháng 5 âm lịch (tháng trọng Hạ) tại ruộng tịch điền tại phường An Trạch và Hậu Sinh, kinh thành Huế, 5 ngày trước, vua thường ngự ra xem dân tập cày. Đến thời vua Tự Đức, nghi lễ được chỉnh sửa cho bớt rườm rà và phù hợp với hoàn cảnh hơn. Từ nghi thức cho đến cách tổ chức, người được cày đều được quy định rất cụ thể, rõ ràng, nghiêm túc, thành kính vì nhà Nguyễn xem đây là một nghi lễ hết sức quan trọng thể hiện sự coi trọng nông nghiệp của nhà vua. Theo đó, sau nghi lễ, vua là người đầu tiên xuống ruộng cày, 3 lần đẩy cày đi, 3 lần đẩy cày lại, sau đó đến các vị hoàng công thân phiên, chỉ những người chức cao bổng hậu mới được tham dự, cày 5 lần rồi đến bá quan văn võ mỗi người cày 9 lần, cuối cùng là các vị kỳ lão hương thôn và lão nông chi điền... lần lượt cho đến khi kết thúc.
Thời hiện đại, các vị nguyên thủ Việt Nam cũng từng đích thân đi cày. Có lần Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã xuống ruộng để cày vài đường làm nức lòng nhân dân miền Bắc Xã hội chủ nghĩa. Năm 2009, sau gần 100 năm ngừng tổ chức
Có thể bạn quan tâm!
- Công Tác Tuyên Truyền - Xã Hội Hóa Lễ Hội.
- Giới Thiệu Lễ Hội Kiếp Bạc (Hải Dương)
- Di Sản Phi Vật Thể Lễ Hội Kiếp Bạc
- Quản lý lễ hội truyền thống gắn với phát triển sản phẩm du lịch qua khảo sát lễ hội kiếp bạc Hải Dương và lễ hội tịch điền Hà Nam - 27
- Quản lý lễ hội truyền thống gắn với phát triển sản phẩm du lịch qua khảo sát lễ hội kiếp bạc Hải Dương và lễ hội tịch điền Hà Nam - 28
Xem toàn bộ 228 trang tài liệu này.
như một lễ quan trọng của quốc gia, nghi lễ này chính thức được tái hiện tại Đọi Sơn thuộc tỉnh Hà Nam vào mùng 5 - 7 tháng giêng và từ năm 2010, có sự tham gia của Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết, tiếp sau đó là Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, các nguyên thủ quốc gia hoặc quan chức cấp cao.
Hiện nay, lễ hội thu hút đông đảo người dân khắp nơi đến tham gia bởi đây là dịp để mọi người nhớ lại hình ảnh một vị vua - người đứng đầu đất nước đích thân xuống ruộng đi cày cùng dân. Lễ hội kéo dài từ mùng 5 đến mùng 7 Tết âm lịch với hai phần chính: lễ và hội. Phần lễ gồm: lễ cáo yết xin Thành Hoàng cho mở lễ hội tại đình Đọi Tam; lễ rước nước lên chùa Đọi; lễ sái tịnh tại chùa Đọi; hội thi vẽ và trang trí trâu; lễ cầu an trên chùa Đọi; biểu diễn nghệ thuật và đốt cây bông, pháo thăng thiên; lễ rước kiệu của làng Đọi Tam đi đón vua; lễ rước kiệu vua từ trên chùa xuống núi Đọi; lễ tịch điền. Phần hội tổ chức các gian hàng trưng bày sản phẩm, bán hàng lưu niệm; tổ chức giải vật Tịch điền Đọi Sơn và một số trò chơi dân gian, vui chơi giải trí. Lễ hội liên hoàn các nghi lễ và diễn xướng, kết hợp với văn hóa, nghệ thuật, thể thao, diễn ra trong không gian rộng từ mồng 5 - 7 tết âm lịch với nhiều hoạt động như: rước chân nhang vua Lê Đại Hành từ đền Lăng, xã Liêm Cần, Thanh Liêm về xã Đọi Sơn, huyện Duy Tiên, lễ rước nước, lễ sái tịnh… Hội thi trang trí trâu cũng là một hoạt động khá sôi nổi trong lễ hội này. Thay vì trang trí bằng vải đỏ thời xưa, nay những chú trâu tham gia lễ tịch điền được trang trí bằng những nét vẽ tứ linh, tứ quý và nhiều phong cách đương đại khác. Năm 2009 cũng là năm đầu tiên mà tỉnh Hà Nam tổ chức giải đấu vật tại Đọi Sơn.
Lễ tịch điền mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc, thể hiện sự quan tâm của các vị vua (của Nhà nước) đối với nông dân, đồng thời góp phần tuyên truyền, giáo dục các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là thế hệ trẻ, lòng biết ơn tiền nhân, tích cực phát triển sản xuất nông nghiệp. Trong những năm gần đây, ngoài yếu tố là một lễ hội truyền thống được phục dựng với tất cả các ý nghĩa cổ truyền, lễ hội Tịch Điền còn là một “thương hiệu”, một điểm đến nổi tiếng gần xa, mang lại cho Hà Nam nói chung và Đọi Sơn nói riêng điểm nhấn về phát triển du lịch và nhiều giá trị khác.
2.2. Phục dựng lễ hội Tịch Điền
Phục dựng để bảo tồn lễ hội Tịch Điền là công việc có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo tồn và phát huy di sản văn hóa để xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc trên địa bàn tỉnh Hà Nam. Qua đó khơi dậy lòng tự hào, trách nhiệm với di sản văn hóa trong tỉnh.
Tổ chức lễ hội Tịch điền, sự kiện văn hóa mang tầm vóc quốc gia, là cơ hội để quảng bá hình ảnh của Hà Nam, nhằm thu hút khách du lịch trong và ngoài nước; là thử nghiệm đầu tiên được Tỉnh ủy, UBND và Sở VHTTDL chọn lựa. Phục dựng và tổ chức để bảo tồn lễ hội Tịch điền cũng là một hoạt động hướng tới kỷ niệm
1.000 năm Thăng Long Hà Nội vào năm 2010 theo chỉ đạo của Ban Bí thư. Lễ hội Đọi Sơn vốn là lễ hội nổi tiếng cả vùng ven sông Châu tưởng niệm các Vua Lý Thánh Tông, Lý Nhân Tông và vương phi Ỷ Lan tổ chức vào ngày 19 đến ngày 21 tháng Ba hàng năm. Khi phục dựng và tổ chức để bảo tồn lễ hội Tịch điền có thể lồng ghép toàn bộ các nghi lễ của lễ hội này vào lễ hội Tịch điền. Trong bối cảnh đó, tỉnh Hà Nam và Viện Văn hóa Nghệ thuật (Bộ VH-TT-DL) đã lập dự án khôi phục lễ hội Tịch điền Đọi Sơn (sau gọi chung la lễ hội Tịch Điền).
Tuy nhiên, sau gần một trăm năm không được tổ chức, việc phục dựng lại nội dung và diễn trình hội đúng với “nguyên bản” gặp nhiều khó khăn. Để có được kịch bản tổng thể của lễ hội Tịch điền Đọi Sơn năm 2009 và hiện thực hóa được nó, Viện Văn hóa Nghệ thuật Quốc gia Việt Nam phối hợp với Sở VHTTDL tỉnh Hà Nam gấp rút xây dựng nội dung Dự án “Phục dựng lễ hội Tịch điền Đọi Sơn năm 2009”. Sau khi Dự án được xây dựng và phê duyệt, các công việc được tiến hành để có tư liệu xây dựng kịch bản là: Tiến hành điền dã tại khu vực xã Đọi Sơn, khu di tích chùa Long Đọi Sơn, làng trống Đọi Tam và các làng, các di tích trong vùng; Nghiên cứu các tư liệu viết về nguồn gốc, cách thức tổ chức lễ cày tịch điền qua các triều đại phong kiến Việt Nam, qua các cuốn sách viết về nghi lễ cày Tịch điền thời Vua Lê Đại Hành.
Lễ hội Tịch điền Đọi Sơn được phục dựng dựa trên một số sự kiện lịch sử được sử cũ ghi lại và tư liệu văn hóa dân gian, nhằm tái hiện lại lễ cày Tịch điền của Vua Lê Đại Hành, tham khảo lễ Tịch điền thời Nguyễn (thông qua quyển sách Đại
Nam hội điển sử lệ); kết hợp với một số hội truyền thống của xã Đọi Sơn như lễ hội chùa Đọi được tổ chức từ ngày 19 đến 21 tháng Ba, lễ hội làng trống Đọi Tam ngày mồng 7 tháng Giêng. Việc tổ chức hội cũng dựa trên Quy chế tổ chức lễ hội do Bộ trưởng Bộ VHTTDL ban hành theo Quyết định số 39/2001/QĐ - BVHTT ngày 28/8/2001. Dựa vào phương pháp điều tra hồi cố đối với các bậc cao niên là chính, sau 5 tháng nghiên cứu và tiến hành phục dựng (từ tháng 2 đến tháng 7 năm 2008), dự án đã hoàn thành và đạt được các phần việc sau: Khôi phục nghi lễ rước chân nhang Vua Lê Đại Hành từ đền Lăng, xã Liêm Cần, huyện Thanh Liêm về chùa Long Đọi Sơn; Khôi phục lễ cáo yết thành hoàng xin mở cửa đình và lễ hát cửa đình tại đình làng Đọi Tam; Khôi phục lễ rước kiệu của làng Đọi Tam đi đón vua; Khôi phục lễ rước kiệu vua từ trên chùa xuống núi Đọi; Đặc biệt phục dựng thành công nghi lễ cày Tịch điền nghi lễ quan trọng trong suốt quá trình diễn ra lễ hội.
Dự án phục dựng lễ hội Tịch điền Đọi Sơn nhằm thử nghiệm một mô hình mới trong tổ chức và quản lý lễ hội với các mục tiêu chính là: Phục dựng các nghi lễ của lễ hội Tịch điền, đặc biệt là lễ cày Tịch điền có từ thời Vua Lê Đại Hành; Trao cho người dân của các cộng đồng sở tại vai trò chủ thể trong hội; Đưa một số trò diễn, trò chơi, cuộc thi dân gian vào hội, như múa rồng (cho dân làng Đọi Tam), vật dân tộc…; Đưa những nghi lễ đương đại vào trong lễ hội một cách hài hòa; Do năng lực kinh tế của các cộng đồng còn hạn chế, tỉnh đã đầu tư kinh phí vào những khâu mấu chốt nhất là sắm kiệu, trang phục, đạo cụ và mời chuyên gia giỏi về tập huấn cho dân các làng những kỹ năng văn hoá dân gian và cách thức tổ chức lễ hội.
Quá trình phục dựng lễ hội Tịch điền Đọi Sơn, Viện Văn hóa Nghệ thuật Quốc gia Việt Nam phối hợp với Sở VHTTDL Hà Nam dựa trên nguyên tắc sau:
- Trang trí lễ hội được tính toán để bảo đảm tính trang nghiêm, phù hợp với nội dung lễ hội, lại vừa đơn giản, dễ tháo lắp. Có như vậy, đến lần lễ hội sau, người dân mới có thể dùng lại được. Nếu trang trí cầu kỳ và tốn kém quá, lần sau người dân không thể làm được.
- Các lực lượng tham gia trình diễn lễ hội là những người dân của các làng của xã Đọi Sơn. Mỗi làng đảm nhiệm một vài trò diễn và quản lý các trò chơi dân
gian của mình; không chỉ phục vụ lễ cày Tịch điền vào ngày mồng 7 tháng Giêng, mà còn làm phong phú và nâng cao thêm chất lượng của hội. Vì thế người dân tham gia tích cực hơn và quan trọng hơn là họ có ý thức hơn về việc bảo tồn các giá trị văn hoá phi vật thể trong từng cộng đồng.
- Những người tham gia các nghi lễ, diễn xướng không phải chỉ đóng vai người diễn, mà còn trực tiếp tham dự các nghi lễ nhằm tôn kính vị thần của mình và khi hết phần nghi thức họ cũng được tham dự vào các trò vui của ngày hội.
- Các diễn xướng được truyền dạy cho các người dân các làng trong xã đều đạt được những tiêu chuẩn của một diễn xướng dân gian, truyền thống: tính tập thể, hoành tráng, số lượng tham gia đông, chú trọng vào đội hình và đặc biệt là tính nghi lễ.
2.3. Mô tả lễ hội Tịch Điền hiện tại
Không gian chính của hội là núi Đọi, chùa Đọi - trung tâm của một quần thể di tích, danh thắng nổi tiếng nằm trên địa bàn xã Đọi Sơn. Lễ hội Tịch điền Đọi Sơn được tổ chức trên cơ sở một số lễ hội truyền thống của xã Đọi Sơn, đồng thời khôi phục lại một số nghi lễ trong lễ hội tại khu vực xung quanh núi Đọi mà trọng tâm là khôi phục lễ hội Tịch điền. Theo kịch bản tổng thể, hội Tịch điền Đọi Sơn được phục dựng có cơ quan chỉ đạo, cơ quan tổ chức, các cơ quan phối hợp, lực lượng tham gia các nghi lễ và thành phần khách mời.
a) Phần nghi lễ
Lễ rước chân nhang vua Lê Đại Hành: Sáng mồng 5 Tết, người dân trong vùng cùng cán bộ tỉnh, huyện, xã địa phương đã tham gia lễ rước chân nhang thờ Vua Lê Đại Hành. Đoàn rước chân nhang do sư trụ trì chùa Long (Đọi Sơn) và các tăng ni phật tử thực hiện. Tới đền thờ Vua Lê Đại Hành, cả đoàn rước xuống xe, đi đầu là 2 lá cờ, tiếp theo là bát hương, các nhà sư, cán bộ, lãnh đạo tỉnh, huyện, địa phương, bô lão. Sau đó, nhà sư tiến hành làm lễ xin chân nhang vào bát hương. Nghi lễ này được thực hiện nhằm bảo đảm tính linh thiêng cho toàn bộ lễ Tịch điền và đại lễ giải hạn cầu an ở chùa Đọi. Khi chân nhang được cắm vào bát hương, nhà
sư khấn xin rước ra xe, đưa linh vị Vua Lê Đại Hành lên kiệu Long đình. Sau đó cả đoàn rước lên xe trở về với đội hình ban đầu từ đền Lăng về chùa Long Đọi Sơn.
Lễ rước nước: Sáng mồng 6 Tết, người dân và cán bộ trong vùng tập trung ở chùa Long Đọi để tiến hành lễ rước nước từ giếng Lạc lên chùa Đọi. Nghi lễ rước nước mở ra một không gian văn hóa trang trọng, linh thiêng cho lễ cầu an.
Đi đầu đoàn rước nước là rồng vàng. Tiếp đến hàng chục người được tuyển chọn làm chân kiệu và dân binh mặc áo đỏ, quần đỏ, viền vàng, chân đi hài, cầm cờ, quạt lọng. Trung tâm của buổi lễ là kiệu Phật đình do 4 thanh niên khỏe mạnh, trang phục gọn gàng khênh. Trên kiệu đặt một chóe đựng nước có nắp, phủ kín bằng vải đỏ. Đại đức Thích Thanh Vũ - trụ trì chùa Long Đọi đi trước kiệu rước chóe, phật tử và dân làng lập thành đoàn nối bước đi sau kiệu, kéo dài tới nửa km.
Đoàn rước đi từ chùa Long Đọi xuống đền Thánh thì dừng lại. Đây là một am nhỏ được tạo thành từ một hõm đá dưới chân núi Long Đọi. Giữa am ngay dưới bệ thờ Thánh có một giếng nước bốn mùa luôn trong vắt. Trên bờ giếng lấy nước có cắm cờ ngũ hành và một bức trướng có 4 chữ Hán “Thanh thủy mộc dục”. Đại đức Thích Thanh Vũ tự tay lấy nước ở giếng đưa vào chóe để đoàn rước lên chùa. Nước này sẽ được dùng để “làm phép” tẩy rửa mọi bụi bặm trần thế, thanh tịnh tâm hồn trong lễ mộc dục và lễ sái tịnh. Khi chóe đầy nước, hai thanh niên khỏe mạnh rước đặt lên kiệu, đậy nắp chóe, phủ khăn đỏ lên trên. Sau đó theo thứ tự như khi đi, rước nước về chùa, đặt trước cửa thượng điện, làm lễ yên vị, đặt chóe lên ban thờ.
Lễ mục dục: Sau khi nước được rước lên chùa Đọi, Đại đức Thích Thanh Vũ cùng các tăng ni, phật tử đã tiến hành lễ mộc dục. Trước khi tắm rửa cho tượng, dùng khăn đỏ cùng với nước sạch được rước từ giếng lên cùng với nước thơm. Phải tắm 2hai lần, lần đầu dùng nước giếng hoặc nước sông trong sạch, nhúng khăn đỏ vào lau. Lau xong lại lau một lần nữa bằng nước thơm. Trong khi tắm cho tượng, nhà chùa cùng các tăng ni và các tín lão Phật tử tụng kinh Địa tạng, kinh Dược sư. Sau khi tắm xong tiến hành lễ an vị cho thần tượng.
Lễ cáo yết đình Đọi Tam: Lễ hội Tịch điền Đọi Sơn diễn ra dưới chân núi Đọi thuộc làng Đọi Tam. Do đó, theo truyền thống, mỗi lần mở hội, các cộng đồng
sở tại phải làm một nghi lễ mở cửa đền hay lễ cáo yết với ý nghĩa xin phép vị thần của cộng đồng ấy cho dân làng mở hội. Ngôi đình làng Đọi Tam thờ hai anh em cụ Năng và cụ Bản là Tổ nghề của làng trống Đọi Tam, sau đó hai ông được tôn làm thành hoàng làng.
Nghi lễ Cáo yết bắt đầu bằng ba hồi trống, chiêng. Ban Khánh tiết mang lễ vật gồm có hương, nến, hoa quả, rượu, bánh cổ truyền của dân làng vào đình. Tại đình Đọi Tam, hương án đặt chính giữa, trên hương án đặt đồ thờ. Trước hương án rải 4 chiếu cói in hoa theo một hàng, hai bên hàng chiếu đặt hai chiếc bàn nhỏ, bàn bên đông để bình rượu, bàn bên tây để trầu cau. Trên mỗi bàn đều có cây nến đặt sẵn.
Đội tế của thôn Đọi Tam gồm chủ tế đội mũ, mặc áo thụng đỏ đi giày; hai bồi tế; Đông xướng và Tây xướng, hai nội tán, mười chấp sự đội mũ, mặc áo thụng xanh, đi giày và dàn nhạc bát âm. Đội tế tiến hành ba tuần tế, lễ Cáo yết được diễn ra theo trình tự hành tế thống nhất, hoàn chỉnh và chi tiết. Sau lễ tế, các đại biểu và người dân trong xã tiến hành lễ dâng hương. Như vậy, nghi lễ Cáo yết đã tiến hành xong, các thần thánh đã chứng giám, cho phép người dân Đọi Sơn khai mở lễ hội Tịch điền Đọi Sơn.
Lễ rước kiệu của làng Đọi Tam đón vua và Lễ rước vua từ chùa xuống núi Đọi: Ngày mồng 7 tháng Giêng, lễ hội tịch điền chính thức diễn ra. Đám rước làng Đọi Tam đi đầu là 5 lá cờ ngũ hành, chiếc trống cái do hai người khiêng có thủ hiệu đánh trống, một người vác lọng che cho thủ hiệu và trống, đội trống khẩu có 10 người, đội trống bỏi gồm 10 người, chiêng do hai người khiêng một người đánh chiêng, một người che lọng cho thủ hiệu và chiêng. Các chấp kích viên vác đồ lỗ bộ gồm 2 thanh mác dài, 1 búa, 1 rìu, 2 dùi, 1 tay văn, 1 tay võ, hàng bát bửu, 2 biển “Hồi tỵ”, “Tĩnh túc”.
Khi đoàn rước Tổ nghề làng Đọi Tam gần hoàn thành chuyến hành trình thì cũng là lúc đoàn rước linh vị của Vua Lê Đại Hành từ trên chùa Long Đọi xuống tới chân núi. Đoàn rước từ trên chùa Đọi xuống đi đầu là 5 cờ ngũ hành, 1 cờ Phật, đội trống, đội chiêng, kiệu Long đình - kiệu có mái, kiệu do 4 thanh niên khiêng, quanh kiệu có lọng che, trên dặt bát hương chân nhang Vua Lê Đại Hành.