Công Tác Tuyên Truyền - Xã Hội Hóa Lễ Hội.


+ Công tác an toàn vệ sinh thực phẩm được thực hiện đảm bảo an toàn. Cảnh quan, vệ sinh môi trường cơ bản được giữ gìn xanh, sạch, đẹp: thường xuyên bố trí người quét dọn, thu gom rác thải, tổ chức các khu vệ sinh công cộng thuận tiện cho du khách. Do đó, không xảy ra dịch bênh hoặc ngộ độc thực phẩm trong thời gian diễn ra lễ hội.

- Công tác chuẩn bị điện chiếu sáng

- Điện lực TX Chí Linh đã tiến hành kiểm tra toàn bộ hệ thống điện của khu di tích Côn Sơn - Kiếp Bạc đảm bảo phục vụ, cung cấp điện 24/24 cho 2 di tích trong thời gian diễn ra lễ hội.

- Chuẩn bị máy phát điện dự phòng tại các buổi Lễ và các hoạt động khác của Lễ hội. Kết quả trong suốt quá trình diễn ra lễ hội cũng như tổ chức các buổi lễ không có sự cố nào về điện xảy ra.

- Công tác tài chính

Công tác xây dựng dự toán, thanh toán quyết toán cho các đơn vị tham gia tổ chức lễ hội đến nay đã cơ bản hoàn thành, các đơn vị còn lại đang tiếp tục hoàn thiện chứng từ theo khối lượng công việc thực tế.

- Kết quả vận động tài trợ

+ Vận động các đơn vị, cá nhân tham gia tài trợ lễ hội với tổng số tiền mặt và hiện vật trị giá khoảng 700 triệu đồng. Ngoài ra, nhân dân đã tự nguyện đóng góp hàng nghìn ngày công tham gia phục vụ lễ hội ước tính hàng trăm triệu đồng.

+ Tiểu ban đã hoàn thành việc thống kê, mua sắm bổ sung toàn bộ trang thiết bị, trang phục, dụng cụ đảm bảo đầy đủ cơ sở vật chất cho các lễ tiết. Chuẩn bị đầy đủ điều kiện và lực lượng ghi nhận tiền, hiện vật công đức của nhân dân thập phương.

3. Tiểu ban An ninh trật tự

- Công tác triển khai thực hiện

Tiểu ban An ninh trật tự đã xây dựng kế hoạch số 1700/KH-TBANTT-CAT ngày 05/9/2016 về công tác “Bảo đảm an ninh, trật tự Lễ hội mùa Thu Côn Sơn - Kiếp Bạc năm 2016”. Tiểu ban đã giao cho Phòng An ninh chính trị nội bộ - Công an tỉnh là thường trực, tham mưu hướng dẫn, đôn đốc các đơn vị; Công an thị xã Chí Linh là đơn vị chủ trì, nòng cốt tổ chức, triển khai thực hiện Kế hoạch đảm bảo ANTT tại khu di tích và các khu vực diễn ra các hoạt động trong chương trình Lễ hội.

Tiểu ban ANTT đã chủ động, thường xuyên đôn đốc, các thành viên Tiểu ban và các đơn vị, lực lượng tham gia phát huy cao tinh thần trách nhiệm, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, phối hợp chặt chẽ với lực lượng Công an và các lực lượng khác để bảo vệ tuyệt đối an toàn cho các hoạt động của lễ hội.

- Tình hình

+ Trong thời gian diễn ra Lễ hội, tình hình ANTT cơ bản ổn định. Tuy nhiên, vẫn còn xảy ra một số tình trạng trộm cắp móc túi. Trong lễ hội có 07 vụ mất trộm trình báo với lực lượng Công an tại khu vực Lễ hội Côn Sơn - Kiếp Bạc. Tài sản bị mất là điện thoại di động và một số giấy tờ tùy thân khác. Lực lượng Công an bảo vệ tại lễ hội đã tiến hành xác minh, đã bắt giữ 02 vụ trộm cắp.

+ Vẫn xảy ra tình trạng ùn, tắc giao thông cục bộ trên tuyến đường từ quốc lộ 37 vào đền Kiếp Bạc và khu vực vào bãi xe sau đền Kiếp Bạc. Phòng PC67 - Công an tỉnh phối hợp với Công an thị xã Chí Linh đã tập trung lực lượng phân luồng giải tỏa.

- Kết quả

Trong thời gian diễn ra Lễ hội, các thành viên của Tiểu ban ANTT đã phát huy tinh thần trách nhiệm, phối hợp hiệp đồng một cách chặt chẽ, hiệu quả; Công tác bảo đảm ANTT khu vực diễn ra lễ hội được giữ ổn định, cụ thể:


+ Đảm bảo ANTT cho các khu vực diễn ra lễ hội, các nội dung, chương trình lễ hội quan trọng như: Lễ khai ấn và ban ấn; Lễ tưởng niệm 716 năm ngày mất của anh hùng dân tộc Trần Hưng Đạo và khai hội mùa Thu Côn Sơn - Kiếp Bạc; Lễ hội quân trên sông Lục Đầu; Lễ Cầu an - Hội hoa đăng và các hoạt động văn hóa, văn nghệ, trò chơi dân gian… không để xảy ra cháy, nổ, mất ANTT;

+ Phối hợp cùng Ban quản lý di tích và nhà chùa triển khai kế hoạch bảo vệ an toàn cổ vật, đồ thờ và các công trình kiến trúc của di tích; lực lượng quản lý quỹ, két, tiền công đức... đã thực hiện đúng quy định của Ban tổ chức;

+ Tham gia bộ phận cung cấp thông tin cho các cơ quan Báo chí của Ban tổ chức lễ hội, qua đó góp phần làm tốt công tác thông tin, tuyên truyền cho lễ hội;

+ Sắp xếp, duy trì các hoạt động dịch vụ, hàng quán theo vị trí đã quy định, tích cực tuyên truyền ngăn chặn, xử lý các hành vi lôi kéo, đeo bám khách và những thủ đoạn lừa dối, ép giá. Phối hợp với đoàn kiểm tra liên ngành yêu cầu các hộ kinh doanh các mặt hàng viết cam kết đảm bảo ANTT, chấp hành nghiêm chỉnh các nội quy, quy định trong Lễ hội.

+ Bố trí bến, bãi xe đỗ hợp lý; tổ chức phân luồng, giải quyết tình trạng ùn tắc giao thông, không để ùn tắc kéo dài làm ảnh hưởng đến các hoạt động của lễ hội và tham quan chiêm bái của du khách thập phương;

+ Làm tốt các công tác tuyên truyền, phân công lực lượng thường trực đưa 4 người hành khất tại khu vực Kiếp Bạc về Trung tâm Nuôi dưỡng Bảo trợ xã hội tỉnh Hải Dương để nuôi dưỡng, quản lý trong thời gian diễn ra lễ hội;

+ Lực lượng Công an đã phát huy vai trò nòng cốt trong công tác bảo đảm ANTT cho Lễ hội. Trước thời gian diễn ra lễ hội, tổ công tác thuộc Công an thị xã Chí Linh đã phối hợp với lực lượng bảo vệ của Ban quản lý di tích Côn Sơn - Kiếp Bạc đảm bảo tốt an ninh trật tự tại khu di tích. Phối hợp với lực lượng Công an xã Hưng Đạo, phường Cộng Hòa thường xuyên kiểm tra nhân khẩu tại khu vực kịp thời phát hiện và xử lý các sai phạm. Trong thời gian diễn ra lễ hội, các đơn vị chức năng thuộc Công an tỉnh và Công an thị xã Chí Linh đã tập trung tăng cường lực lượng, phương tiện và các biện pháp nghiệp vụ đảm bảo an ninh trật tự cho lễ hội; các lực lượng tham gia bảo vệ lễ hội đã thường trực 24/24h để làm nhiệm vụ bảo vệ an toàn cho các hoạt động của lễ hội; lực lượng cảnh sát giao thông đã có phương án cụ thể để đảm bảo ATGT, chống ùn tắc và phân luồng, giải tỏa ùn tắc khi xảy ra, đón dẫn đoàn lãnh đạo Đảng, Nhà nước trong thời gian về dự lễ hội đảm bảo tuyệt đối an toàn; tăng cường kiểm tra, phòng chống cháy nổ, không để cháy nổ xảy ra; TTATXH được đảm bảo, trật tự ATGT thông suốt không xảy ra ùn tắc tại 2 khu vực di tích Côn Sơn và Kiếp Bạc… đã góp phần quan trọng vào thành công của Lễ hội mùa Thu Côn Sơn - Kiếp Bạc năm 2016.

- Các lực lượng khác

+ Hơn 200 thanh niên tình nguyện của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tỉnh Hải Dương đã tích cực tham gia vào các hoạt động điều tiết giao thông, hướng dẫn du khách trong ngày trọng hội và tham gia công tác giữ gìn vệ sinh môi trường khu vực lễ hội theo đúng kế hoạch của Ban tổ chức đề ra với chất lượng cao được nhân dân và du khách thập phương khen ngợi.

+ Lực lượng Kiểm lâm tỉnh làm tốt công tác tuyên truyền và cử lực lượng thường trực bảo vệ rừng nên không xảy ra cháy rừng trong suốt quá trình tổ chức lễ hội.

+ Lực lượng quân sự thị xã Chí Linh đã chỉ đạo lực lượng dân quân các xã, phường tham gia nhiệm vụ giữ gìn ANTT tại địa bàn theo chức năng.

+ Công an phường Cộng Hòa, xã Hưng Đạo, Lê Lợi đã phối hợp với lực lượng Công an tỉnh, Công an thị xã và các đơn vị chức năng khác làm tốt công tác bảo vệ an ninh trật tự trong dịp lễ hội theo chức năng, nhiệm vụ trên địa bàn quản lý của đơn vị mình.


+ Đội bảo vệ di tích Côn Sơn - Kiếp Bạc đã phối hợp với Công an và các lực lượng chức năng đảm bảo tốt ANTT tại khu vực đền Kiếp Bạc, chùa Côn Sơn, đền Nguyễn Trãi và đền thờ Trần Nguyên Đán.

+ Các đơn vị khác trong tiểu ban ANTT theo chức năng, nhiệm vụ được phân công đã hoàn thành các công việc được giao.

4. Đoàn kiểm tra liên ngành

- Đoàn kiểm tra đã xây dựng và triển khai Kế hoạch số 1059/KH-ĐKTLN ngày 05/9/2016 về tổ chức thực hiện kiểm tra tại lễ hội Côn Sơn - Kiếp Bạc và giám sát các hoạt động văn hóa trong khu vực di tích. Trước lễ hội, đoàn kiểm tra đã tổ chức ký cam kết với 247 hộ kinh doanh hàng quán dịch vụ tại lễ hội. Trong quá trình tổ chức lễ hội, đã xử lý 2 vụ tổ chức trò chơi phi tiêu trúng thưởng, tịch thu 181 phi tiêu lông gà và 1 vụ đổi tiền lẻ tịch thu, xử lý 755 nghìn Việt Nam đồng.

- Tham gia xử lý tránh ùn tắc và nhắc nhở công tác vệ sinh môi trường, giám sát tại các cổng thu phí và các đêm liên hoan diễn xướng dân gian.

- Phối hợp với Tiểu ban An ninh trật tự sắp xếp xe ôm, phát hiện và xử lý các đối tượng chèo kéo khách trong khu vực tổ chức lễ hội.

IV. ĐÁNH GIÁ CHUNG

1. Kết quả

- Kế hoạch tổ chức lễ hội được xây dựng kỹ lưỡng và được sự tham gia ý kiến của các ngành thành viên Ban tổ chức nên khi triển khai nhận được sự đồng thuận cao.

- Các hoạt động trong lễ hội có sự phối hợp nhịp nhàng, khoa học giữa các tiểu ban, các thành viên BTC lễ hội và chính quyền địa phương tạo nên sự kết nối chặt chẽ trong tổng thể các hoạt động lễ và hội nhất là trong những ngày lễ trọng.

- Tổ chức thành công lễ Ban ấn cho nhân dân và du khách thập phương từ 24h ngày 16/9 đến 1h30 ngày 17/9 đảm bảo an toàn tuyệt đối cho du khách và khu di tích được nhân dân đồng tình, khen ngợi.

- Lễ hội được tổ chức an toàn, nghiêm túc, hấp dẫn, đảm bảo nghi lễ truyền thống. Lễ tưởng niệm 716 năm ngày mất của AHDT Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn, lễ tưởng niệm 574 năm ngày mất của AHDT - Danh nhân văn hóa thế giới Nguyễn Trãi và lễ giỗ Đức Thánh Trần được nâng tầm, tạo dấu ấn tốt đẹp trong nhân dân và du khách thập phương.

- Nội dung lễ hội thực hiện đúng mục đích, yêu cầu, nhiệm vụ đề ra trong kế hoạch. Lễ hội đã khẳng định được tầm vóc, quy mô và ảnh hưởng rộng khắp, thu hút sự quan tâm của các đồng chí lãnh đạo trung ương, các bộ, ngành và du khách thập phương.

2. Hạn chế

- Tại di tích đền Kiếp Bạc: Vẫn còn hiện tượng đeo bám khách mời khấn thuê tại lễ hội. Việc bố trí điểm bán vé thăm quan tại di tích tại khu vực gần ngã ba An Lĩnh chưa khoa học dẫn đến hiện tượng ùn tắc cục bộ tại khu vực kiểm soát vé gây mất an toàn giao thông tại khu vực trên.

- Tại di tích đền Nam Tào, đền Bắc Đẩu: Công tác quản lý, sắp xếp xe ôm đón khách còn chưa khoa học, lộn xộn.

- Tại di tích chùa Côn Sơn: Vẫn chưa bố trí bãi đỗ xe cho du khách một cách hợp lý dẫn tới hiện tượng ùn tắc giao thông khi vào tham quan di tích;

- Công tác vệ sinh môi trường trong những giờ cao điểm của các ngày trọng hội chưa đảm bảo do mật độ người đông, lượng rác thải nhiều, nhất là khu vực bến bãi đỗ xe và khu vực dịch vụ hàng quán.

V. MỘT SỐ KINH NGHIỆM


- Về công tác chỉ đạo: Căn cứ kế hoạch của Ban tổ chức, các tiểu ban và đoàn kiểm tra liên ngành cần sớm xây dựng và ban hành kế hoạch của tiểu ban, có sự phân công cụ thể, gắn với trách nhiệm thủ trưởng đơn vị. Đối với công tác tuyên truyền cần phải đi trước một bước để nhân dân và du khách thập phương biết và chủ động tham gia các hoạt động của lễ hội.

- Về tổ chức thực hiện: Cần tranh thủ, phát huy sự đồng thuận, ủng hộ của tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân, nhân dân từ mọi miền đất nước động viên họ tham gia góp công, góp của vào các hoạt động của lễ hội, coi trọng sự tham gia của cộng đồng vì họ chính là chủ sở hữu di sản văn hóa.

VI. NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA

Có thể khẳng định, lễ hội mùa Thu Côn Sơn - Kiếp Bạc năm 2016 là kỳ lễ hội được tổ chức thành công, đảm bảo đúng các yêu cầu của kế hoạch đã đề ra. Song, để lễ hội 2017 và những năm tiếp theo được tổ chức tốt cần tiếp tục chỉ đạo và thực hiện một số công việc trong thời gian tới là:

- Cần tiếp tục nghiên cứu, bổ xung, chỉnh sửa một số nội dung của phần lễ, đặc biệt là lễ Ban ấn sao cho đảm bảo thời gian, an toàn tuyệt đối cho di tích và nhân dân.

- Để lễ hội diễn ra đúng với ý nghĩa đích thực thì công tác tuyên truyền, nâng cao ý thức người dân đóng một vai trò quan trọng. Trong đó, cần phải tuyên truyền cho người dân hiểu về ý nghĩa tốt đẹp của việc hành lễ để từ đó người dân có ý thức trong việc ứng xử với di sản với thái độ trân trọng, hạn chế việc đưa tiền vào các ban thờ, tham gia phòng chống một số tập tục mê tín dị đoan, hạn chế việc bán và đốt đồ mã.

- Xây dựng ý thức cho cộng đồng nếp sống văn minh, lịch sự; cần tiếp tục làm tốt công tác tuyên truyền cho cộng đồng dân cư tại phường Cộng Hòa, xã Hưng Đạo, xã Lê Lợi, các doanh nghiệp, dịch vụ du lịch về thái độ ứng xử với du khách. Tập huấn đảm bảo vệ sinh môi trường trong việc khai thác du lịch.

- 03 xã, phường Lê Lợi, Hưng Đạo, Cộng Hòa cần tiếp tục duy trì việc thực hiện nội quy kinh doanh dịch vụ, thực hiện tốt việc sắp xếp hàng quán, dịch vụ tại di tích, kiên quyết xử lý các đối tượng bán hàng rong, không đăng ký với Ban Tổ chức và không công khai niêm yết giá cả hàng hóa, dịch vụ.

- Cần tổ chức họp rút kinh nghiệm ở từng tiểu ban giúp việc sau khi kết thúc lễ hội nhằm nâng cao chất lượng tổ chức các kỳ lễ hội tiếp theo.

- Thực hiện việc thanh quyết toán kinh phí kịp thời, hợp lý, theo đúng quy định cho lực lượng tham gia công tác tổ chức lễ hội.

- Cần duy trì các trò chơi dân gian, biểu diễn nghệ thuật truyền thống để phần hội thêm phong phú và tạo không khí vui tươi, phấn khởi cho cộng đồng nhân dân và du khách thập phương về dự hội.

Trên đây là báo cáo công tác tổ chức lễ hội mùa Thu Côn Sơn - Kiếp Bạc năm 2016, Ban tổ chức lễ hội mùa Thu Côn Sơn - Kiếp Bạc trân trọng báo cáo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, UBND tỉnh Hải Dương xin ý kiến chỉ đạo để công tác tổ chức lễ hội năm 2017 được tốt hơn./.


Nơi nhận:

- Bộ VHTT và DL;

- Tỉnh uỷ; - UBND tỉnh; - Đ/c Trưởng BTC;

- Các đồng chí thành viên BTC;

- Các tiểu ban và Đoàn KTLN;

- Lưu: VT, DSVH.

KT. TRƯỞNG BAN PHÓ TRƯỞNG BAN


GIÁM ĐỐC SỞ VHTTDL

Nguyễn Thị Việt Nga

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 228 trang tài liệu này.

Quản lý lễ hội truyền thống gắn với phát triển sản phẩm du lịch qua khảo sát lễ hội kiếp bạc Hải Dương và lễ hội tịch điền Hà Nam - 23


PHỤ LỤC 3


UBND tỉnh Hải Dương BTC lễ hội Côn Sơn - Kiếp Bạc

Số: /BC - BTC

Cộng hòa xã hội chủ nghĩa việt nam

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc


Hải Dương, ngày tháng năm 2011


Báo cáo tóm tắt

Tổng kết 5 năm thực hiện đề án nâng cấp lễ hội Côn Sơn - Kiếp Bạc ( 2006 - 2010)


Thực hiện đề án lễ hội truyền thống Côn Sơn - Kiếp Bạc giai đoạn 2006 - 2010, ban hành theo quyết định số 3145/QĐ-UBND ngày 12/9/2006 của UBND tỉnh Hải Dương; các kế hoạch của Ban tổ chức lễ hội Côn Sơn - Kiếp Bạc từ năm 2006 - 2010 về việc tổ chức lễ hội Côn Sơn - Kiếp Bạc; Sau 5 năm thực hiện, Ban tổ chức lễ hội Côn Sơn - Kiếp Bạc báo cáo tổng kết công tác tổ chức lễ hội như sau:

I. Đặc điểm tình hình

1. Thuận lợi.

- Côn Sơn - Kiếp Bạc là di tích lịch sử - danh thắng quan trọng cấp quốc gia. Ngày16/8/2010, Thủ tuớng chính phủ đã ký quyết định phê duyệt quy hoạch tổng thể khu di tích Côn Sơn - Kiếp Bạc (2006 - 2020). Đây sẽ là cơ hội lớn để công tác bảo tồn và phát huy tiềm năng, giá trị khu di tích, phục vụ nhu cầu tâm linh cho nhân dân thập phương được nâng cao.

- Giai đoạn 2006 - 2010, tình hình kinh tế, chính trị, xã hội của đất nước ổn định. Công tác tổ chức lễ hội truyền thống Côn Sơn - Kiếp Bạc 2006 - 2010 đã được Tỉnh ủy, UBND tỉnh Hải Dương quan tâm chỉ đạo, Sở Văn hóa Thông tin (nay là Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch) phối hợp với Viện Văn hóa Thông tin (nay là Viện Văn hóa Nghệ thuật) và các thành viên ban tổ chức lễ hội xây dựng kịch bản chi tiết tổ chức lễ hội Côn Sơn - Kiếp Bạc. UBND tỉnh Hải Dương đã đầu tư phần lớn kinh phí và chú trọng vận động nhân dân thực hiện công tác xã hội hóa, hỗ trợ nguồn nhân, vật lực để duy trì, tổ chức các nghi lễ, diễn xướng truyền thống, phục dựng một số nghi lễ cổ truyền của lễ hội Côn Sơn - Kiếp Bạc, góp phần phát triển văn hóa du lịch của tỉnh và khu vực chào mừng các ngày lễ lớn của đất nước.

- Nhu cầu thưởng thức, hưởng thụ giá trị văn hóa của nhân dân ngày một cao, sự quan tâm ủng hộ nhiệt tình của khách thập phương trong cả nước tham gia các hoạt động của lễ hội Côn Sơn - Kiếp Bạc là điều kiện khách quan tạo không khí sôi động cho lễ hội.

2. Khó khăn

- Quy mô lễ hội Côn Sơn - Kiếp Bạc diễn ra đồng thời cả hai khu tích Côn Sơn và khu di tích Kiếp Bạc; không gian rất rộng (10km2) địa hình phức tạp. Hạ tầng cơ sở như: đường giao thông, bãi đỗ xe, bến thuyền, hệ thống điện trong khu vực di tích đã xuống cấp nhưng chưa được đầu tư nâng cấp.

- Thời gian tổ chức lễ hội thường diễn ra trong khoảng 4- 6 ngày, nhưng nội dung của lễ hội rất phong phú đa dạng; các diễn xướng, nghi thức diễn ra cả ngày lẫn đêm, trong không gian rộng dưới sông, trên núi...Với hàng chục vạn người hành hương, việc đảm bảo an toàn, đảm bảo chất lượng nội dung kịch bản... là một khó khăn, thách thức không nhỏ đối với Ban tổ chức và nhân dân tham gia lễ hội.


- Kinh phí tổ chức lễ hội hạn hẹp, trong khi đó yêu cầu chất lượng các nghi lễ, diễn xướng và các hoạt động lễ hội khác đòi hỏi năm sau phải cao hơn năm trước.

II. công tác Tổ chức

- UBND tỉnh đã thành lập Ban tổ chức lễ hội với sự tham gia của Viện Văn hóa Nghệ thuật - Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch và 29 đơn vị, ban, ngành trong tỉnh. Trong 5 năm thực hiện, Ban tổ chức liên tục được bổ sung và đẩy mạnh công tác phối kết hợp của các ban, ngành, huyện, thị và các xã, phường. Ban tổ chức đã lập kế hoạch tổ chức lễ hội và thành lập 4 tiểu ban gồm:

+ An ninh trật tự, xã hội: do đ/c Phó Giám đốc Công an tỉnh làm trưởng tiểu ban.

+ Nội dung tuyên truyền: do đ/c Phó Giám đốc sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch làm trưởng tiểu ban.

+ Tài chính hậu cần: do đ/c Trưởng ban QLDT Côn Sơn - Kiếp Bạc làm trưởng tiểu ban.

+ Đoàn kiểm tra liên ngành: do đ/c Chánh Thanh tra Sở Văn hoá, thể thao và du lịch làm trưởng tiểu ban.

Các tiểu ban căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao lập kế hoạch, phương án trình Trưởng ban tổ chức lễ hội phê duyệt và triển khai thực hiện.

III. Nội dung lễ hội

- Lễ hội mùa xuân:

+ Đêm giao thừa: Lễ khai xuân, phát lộc đầu năm.

+ Ngày 15 tháng giêng (âm lịch): Lễ tế, lễ dâng hương tại đền thờ Nguyễn Trãi, đền thờ Trần Nguyên Đán.

+ Ngày 16 tháng giêng (âm lịch): Lễ dâng hương khai hội, lễ rước nước, lễ mộc dục ở chùa Côn Sơn.

+ Sáng ngày 17 tháng giêng (âm lịch): Lễ tế trên núi Ngũ Nhạc Linh Từ.

+ Tối ngày 17 tháng giêng (âm lịch): Lễ đàn Mông Sơn thí thực.

+ Trong các ngày từ 16 đến 19 tháng giêng (âm lịch): Tổ chức các trò vui dân gian, hoạt động thể thao như: vật dân tộc, cờ người, đu tiên, chọi gà..., văn hóa, văn nghệ: viết thư pháp, biểu diễn nghệ thuật.

+ Tối ngày 22/2/2008 (14 tháng giêng âm lịch): UBND tỉnh phối hợp với hội doanh nhân Việt Nam tổ chức đêm thơ Nguyên tiêu tại đền thờ Nguyễn Trãi.

+ Sáng 15/2/2009 (21 tháng giêng âm lịch): Hội thảo khoa học về thân thế sự nghiệp Đệ tam tổ Huyền Quang Tôn Giả và lễ hội mùa xuân Côn Sơn.

- Lễ hội mùa thu:

+ Ngày 10/ 8 (âm lịch): Lễ cáo yết xin phép Đức Thánh Trần mở hội.

+ Ngày 15/ 8 (âm lịch): Lễ khai ấn Đức Thánh Trần tại đền Kiếp Bạc và lễ tưởng niệm ngày mất của AHDT - DNVH Thế giới Nguyễn Trãi tại khu di tích Côn Sơn.

+ Ngày16/ 8 (âm lịch): Lễ rước bộ, rước thủy, lễ tưởng niệm ngày mất của AHDT Trần Hưng Đạo, hội quân trên sông Lục Đầu và lễ ban ấn.

+ Ngày 17/ 8 (âm lịch): Lễ cầu an, hội hoa đăng trên sông Lục Đầu

+ Ngày 18/8 (âm lịch): Giải đua thuyền chải truyền thống đền Kiếp Bạc.

+ Ngày 18/8 (âm lịch): Lễ cầu an tại đền thờ Nguyễn Trãi.

+ Từ ngày 15 - 20/8 (âm lịch): Liên hoan diễn xướng hầu Thánh

+ Từ 15 - 18/8 âm Lịch: Các trò chơi dân gian, biểu diễn nghệ thuật (hát chèo, kịch, hát quan hộ, múa rối nước...).

+ Ngày 20/8 (âm lịch) : Tế tạ Đực Thánh Trần tại đền Kiếp Bạc.

+ Tháng 10/2006 : Tổ chức hội thảo khoa học về bảo tồn vả phát huy lễ hội Côn Sơn - Kiếp Bạc.


III. Các hoạt động lễ hội

1. Công tác an ninh trật tự, xã hội

Tiểu ban an ninh trật tự, xã hội đã hoàn thành kế hoạch và phương án đảm bảo an ninh cho các đoàn khách của Đảng, Nhà nước và nhân dân thập phương về tham gia lễ hội ; an toàn giao thông thủy, bộ, không có vụ cháy nổ nào xảy ra. Cơ sở vật chất và tài sản của di tích, hệ thống rừng cây, cảnh quan được đảm bảo an toàn tuyệt đối.Tình trạng các dịch vụ hàng quán lôi kéo, mất trật tự, lấn chiếm lòng đường, cản trở giao thông đã khắc phục có hiệu quả. Việc săn đón khách từ xa, bưng bê lễ thuê, cúng thuê, mời chào xem bói giải hạn, bán thẻ, rút thẻ, nâng giá đã được ngăn chặn. Công tác vệ sinh môi trường tại di tích sạch sẽ, không xảy ra ngộ độc thức ăn và dịch bệnh. Trong thời gian lễ hội không xảy ra các vụ án nghiêm trọng.

2. Công tác tuyên truyền - xã hội hóa lễ hội.

Tiểu ban nội dung tổ chức soạn thảo và liên tục bổ sung, chỉnh lý kế hoạch, kịch bản tổ chức lễ hội trình lãnh đạo tỉnh.

- Phối hợp với UBND phường Cộng Hòa, xã Hưng Đạo và Lê Lợi, Lữ đoàn 490, UBND thôn Quần Mục, xã Đại Hợp, huyện Kiến Thuỵ, Hải phòng, xã Kênh Giang, thị xã Chí Linh, Hải Dương vận động nhân dân địa phương, 70 tàu biển, 200 người múa gậy, 50 người múa rồng và hơn 200 võ sinh phái võ Nhất Nam (Hà Nội) cùng hàng trăm cơ cánh hầu Thánh trong cả nước và nhân dân thập phương tham gia các nghi lễ.

- Phối hợp với Viện Văn hoá Nghệ thuật và UBND xã Hưng Đạo thành lập đội múa rồng, đội trống, đội tế, đội rước, tiến hành dạy và chuyển giao nghi thức múa rồng, đánh trống hội, các nghi thức tế cho 700 người của 2 làng Vạn Yên và Dược Sơn xã Hưng Đạo.

- Triển khai trang trí cờ các loại, băng rôn khẩu hiệu, biển hiệu tuyên truyền cố định, panô cỡ lớn tại trung tâm thành phố Hải Dương, khu vực đường 5 và từ phường Sao Đỏ về khu vực di tích Côn Sơn - Kiếp Bạc; trưng bày ảnh triển lãm ngoài trời giới thiệu về thành tựu đổi mới của khu di tích Côn Sơn - Kiếp Bạc. Hoàn thành trang trí các lễ đài đảm bảo chất lượng nội dung, hình thức thẩm mỹ, khoa học.

- Vận động các đơn vị, doanh nghiệp trong, ngoài tỉnh tham gia tài trợ tuyên truyền, quảng cáo lễ hội gồm: Tổng công ty Viễn Thông Quân đội - chi nhánh Hải Dương; Viễn Thông Hải Dương; Công ty CP Đại An; Công ty cổ phần Nhựa và Môi trường xanh An Phát; Công ty quảng cáo Sơn Hà; Công ty truyền thông ánh Sao; Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam - chi nhánh Hải Dương ;Công ty quảng cáo Mặt trời Vàng; đặc biệt là thông tin trên hệ thống video ở thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh về hình ảnh các hoạt động của lễ hội; trên hệ thống vận tải: xe khách, xe buýt trong, ngoài tỉnh. Các cá nhân như Thanh đồng Trần Thị Chung ở Bắc Ninh; Ông Hoàng Văn Cựa ở Hải Dương...; Ngoài ra, nhân dân đã tự nguyện đóng góp hàng nghìn ngày công, hàng trăm tấn xăng dầu, đầu tư kinh phí để mua lễ vật tham gia lễ rước thủy, rước bộ, hội quân, liên hoan diễn xướng hầu Thánh. Tổng số chi phí nhân công, trang thiết bị của nhân dân đóng góp trong lễ hội nếu tính thành tiền nên tới hàng tỷ đồng.

- Hoàn thành việc đưa tin quảng cáo trên đài truyền hình tỉnh, báo Hải Dương, báo Văn hóa, tạp chí Cộng sản, báo Nhân Dân, báo Thủ đô, Tạp chí Văn hoá Nghệ thuật, Đài tiếng nói Việt Nam, Đài truyền hình VTV1,VTC1, VOV,VTC16, Đài truyền hình Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội, Bắc Ninh... phát sóng tuyên truyền về lễ hội Côn Sơn - Kiếp Bạc. Năm 2010, Đài truyền hình Hải Dương đã truyền hình trực tiếp thành công nghi lễ tưởng niệm Đức Thánh Trần và lễ cầu an ở lễ hội Kiếp Bạc. In một số ấn phẩm để tuyên truyền về di tích và lễ hội như: sách Côn Sơn - Kiếp Bạc di tích và danh thắng, đĩa thuyết minh, giới thiệu di tích, đĩa thơ ca, hát văn, hát chèo... Cập nhập, đưa tin bài giới thiệu về di tích, lễ hội trên website của Ban quản lý di tích Côn Sơn - Kiếp Bạc.


3. Công tác tài chính, hậu cần

- Tiểu ban tài chính, hậu cần đã soạn thảo kế hoạch, phân công nhiệm vụ tới từng bộ phận. Hoàn thành việc mua sắm đảm bảo trang thiết bị phục vụ lễ hội... Chuẩn bị chu đáo nơi ăn nghỉ cho các thành viên Ban tổ chức, nơi đón tiếp khách về dự lễ hội; chuẩn bị đầy đủ điều kiện và lực lượng tham gia ghi nhận, tiếp nhận tiền, hiện vật công đức của nhân dân thập phương, chuẩn bị bến bãi đỗ xe, nơi bán, soát vé tham quan.

- Trong công tác quản lý tài chính những ngày trọng hội (16 - 19 tháng giêng âm lịch và 16 - 20/8 âm lịch).

Tổngthu: 8.626.165.900đ, Trong đó:Tiền công đức: 4.251.678.500đ; Thu phí tham quan: 4.374.487.000đ; Tổng chi: 9.701.679.000đ.

- Hoàn thành đúng tiến độ giải ngân, thanh quyết toán để phục vụ cho việc mua sắm, thanh toán theo chế độ tài chính cho các tiểu ban và nhân dân tham gia các nghi lễ trong hội.

4. Công tác thanh, kiểm tra

Đoàn kiểm tra liên ngành lập kế hoạch và nội dung chi tiết cho công tác kiểm tra, giám sát các hoạt động văn hóa trong khu vực di tích. Kết quả công tác kiểm tra liên ngành cho thấy, lễ hội Côn Sơn - Kiếp Bạc (2006 - 2010) đã đạt được mục đích, yêu cầu là không còn các hiện tượng mê tín dị đoan, các trò chơi mang tính cờ bạc trá hình đã được xử lý và ngăn chặn triệt để, các đồ thờ, tế tự được bảo vệ an toàn, các hoạt động thu phí, kiểm két thực hiện tốt theo quy chế của Ban tổ chức. Các nghi lễ, diễn xướng, các trò chơi dân gian các dịch vụ văn hoá… trong lễ hội được kiểm soát chặt chẽ, nội dung lành mạnh, được nhân dân và du khách thập phương đồng tình và khen ngợi.

IV. đánh giá kết quả 1.Mặt được

- Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã quan tâm, chỉ đạo sâu sát trong suốt thời gian lễ hội.

- Ban tổ chức lễ hội Côn Sơn - Kiếp Bạc (2006 - 2010), đã huy động được sức mạnh tổng hợp của các ngành, các cấp trong tỉnh và nhân dân tham gia các hoạt động trong lễ hội. Sự chỉ đạo sát sao, cụ thể của Ban tổ chức với tinh thần đoàn kết, phối hợp chặt chẽ, kịp thời của các tiểu ban và nhân dân địa phương, thập phương là điều kiện quyết định cho sự thành công của lễ hội.

- Tổ chức thực hiện tốt các giải pháp của đề án: Đã xác định và chọn lọc tốt đối tượng, phạm vi nghiên cứu tổ chức lễ hội Côn Sơn - Kiếp Bạc. Tổ chức điều tra lấy tư liệu điền dã, tư liệu thành văn ( văn bia, văn tế, thần tích...) qua các thời kỳ lịch sử liên quan về lễ hội Côn Sơn - Kiếp Bạc ở tại khu di tích và qua các hệ thống di tích có liên quan trong và ngoài tỉnh. Từ năm 2006 đến nay đã tổ chức nghiên cứu và hoàn thành 2 công trình khoa học cấp Bộ về tìm hiểu văn hoá phi vật thể khu vực Kiếp Bạc (trong đó chú trọng nghiên cứu các nghi lễ, diễn xướng trong lễ hội), nghiên cứu bảo tồn lễ hội thuộc Thiền Phái Trúc Lâm ở Hải Dương và tổ chức nhiều hội thảo khoa học như: Hội thảo Bảo tồn, phát huy lễ hội Kiếp Bạc; hội thảo Bảo tồn và phát huy di sản Đệ tam tổ Huyền Quang và lễ hội chùa Côn Sơn... Đây là căn cứ khoa học quý báu phục vụ việc xây dựng đề án, nội dung kịch bản lễ hội. Chính vì vậy, qua 5 năm thực hiện đề án, Ban tổ chức đã căn bản hoàn chỉnh các tài liệu nghiên cứu về lễ hội Côn Sơn - Kiếp Bạc; kịch bản nội dung lễ hội đựơc đánh giá công phu với những căn cứ khoa học thực tiễn và có tính khả thi đã thực sự thu hút nhân dân ủng hộ và tự nguyện tham gia.

- Lễ hội đã đi vào lòng dân, do nhân dân thực hiện. Việc phục hồi các nghi lễ, diễn xướng được dư luận quần chúng nhân dân trong và ngoài tỉnh, du khách thập phương ca ngợi và ủng hộ; lễ hội thực hiện đúng mục đích, yêu cầu, nhiệm vụ đề ra trong kế hoạch và Đề án nâng cấp

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 14/03/2023