Quản lý hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục ở các trường trung học cơ sở huyện Hiệp Hòa tỉnh Bắc Giang - 2

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT


CBQL

Cán bộ quản lí

GD&ĐT

Giáo dục & Đào tạo

GV

Giáo viên

HS

Học sinh

HS THCS

Học sinh THCS

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 136 trang tài liệu này.

Quản lý hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục ở các trường trung học cơ sở huyện Hiệp Hòa tỉnh Bắc Giang - 2

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1. Quy mô trường lớp các trường THCS 36huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang 36

Bảng 2.2. Thống kế chất lượng Hạnh kiểm các trường THCS huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang 39

Bảng 2.3. Thống kế chất lượng Học lực các trường THCS huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang 39

Bảng 2.4. Nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên về hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục ở trường trung học cơ sở 41

Bảng 2.5. Nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh về ý nghĩa

của hoạt động trải nghiệm ở trường THCS 43

Bảng 2.6. Thực trạng nội dung hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục

ở các trường trung học cơ sở huyện Hiệp Hòa, Bắc Giang 45

Bảng 2.7. Thực trạng nội dung hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục

ở các trường trung học cơ sở huyện Hiệp Hòa, Bắc Giang 47

Bảng 2.8. Thực trạng hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục ở các trường trung học cơ sở huyện Hiệp Hòa, Bắc Giang ...49

Bảng 2.9. Mức độ tham gia của HS các hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục ở các trường trung học cơ sở huyện Hiệp Hòa, Bắc Giang 52

Bảng 2.10. Mức độ tham gia của các lực lượng giáo dục đối với hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục ở các trường trung học cơ sở huyện Hiệp Hòa, Bắc Giang 54

Bảng 2.11. Khó khăn khi tổ chức hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục ở các trường trung học cơ sở huyện Hiệp Hòa, Bắc Giang 55

Bảng 2.12. Lập kế hoạch quản lý hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục ở các trường trung học cơ sở huyện Hiệp Hòa, Bắc Giang 57

Bảng 2.13. Tổ chức thực hiện hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục ở

các trường trung học cơ sở huyện Hiệp Hòa, Bắc Giang 59

Bảng 2.14. Chỉ đạo thực hiện hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục ở

các trường trung học cơ sở huyện Hiệp Hòa, Bắc Giang 61

Bảng 2.15. Đánh giá kết quả thực hiện hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục ở các trường trung học cơ sở huyện Hiệp Hòa, Bắc Giang 63

Bảng 2.16. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục ở các trường trung học cơ sở huyện Hiệp Hòa, Bắc Giang 65

Bảng 3.1. Khảo nghiệm tính cần thiết của biện pháp quản lý hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục ở các trường THCS huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang 92

Bảng 3.2. Khảo nghiệm tính khả thi của biện pháp quản lý hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục ở các trường THCS huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang 93

MỞ ĐẦU


1. Lý do chọn đề tài

Hoạt động trải nghiệm ở trường THCS là hoạt động giúp học sinh học, rèn luyện, tu dưỡng thông qua môi trường thực tế, chính trong các môi trường đó học sinh có cơ hội chia sẻ, bày tỏ quan điểm của mình và rèn luyện thói quen, kỹ năng hành vi. Hoạt động giáo dục trải nghiệm theo chủ đề giáo dục ở trường THCS là hoạt động được quy định trong chương trình giáo dục mới có mục tiêu, nội dung hướng tới phát triển toàn diện nhân cách học sinh. Hoạt động trải nghiệm giúp học sinh hình thành và phát triển năng lực thích ứng với cuộc sống, năng lực thiết kế và tổ chức hoạt động, năng lực định hướng nghề nghiệp thông qua các chủ đề hoạt động gắn với những nội dung cụ thể về bản thân, quê hương, đất nước, con người.

Hoạt động trải nghiệm giúp học sinh có cơ hội khám phá bản thân và thế giới xung quanh, phát triển đời sống tâm hồn phong phú, biết rung cảm trước cái đẹp của thiên nhiên và tình người, có quan niệm sống và ứng xử nhân văn; bồi dưỡng cho học sinh tình yêu đối với quê hương, đất nước, ý thức về cội nguồn và bản sắc của dân tộc để góp phần giữ gìn, phát triển các giá trị tốt đẹp của con người Việt Nam. Hoạt động trải nghiệm thực hiện mục tiêu hình thành các phẩm chất, thói quen, kĩ năng sống,... thông qua việc tham gia sinh hoạt tập thể, câu lạc bộ, dự án học tập, hoạt động lao động, hoạt động xã hội và phục vụ cộng đồng,... Bằng hoạt động trải nghiệm của bản thân, mỗi học sinh vừa tham gia vừa thiết kế và tổ chức các hoạt động cho chính mình, qua đó tự khám phá, điều chỉnh bản thân, điều chỉnh cách tổ chức hoạt động để sống và làm việc hiệu quả. Thông qua hoạt động trải nghiệm học sinh hình thành phát triển các năng lực tự học, tự rèn luyện, giải quyết vấn đề, giao tiếp và nhiều năng lực khác đồng thời hoàn thiện các phẩm chất nhân cách đã được hình thành ở tiểu học đó là: Yêu nước, nhân ái, trung thực, chăm chỉ, trách nhiệm với bản thân, công việc và người khác.

Hoạt động trải nghiệm của học sinh trong những năm gần đây đã được các trường THCS triển khai tương đối đa dạng, tuy nhiên chưa có những định hướng nội dung cụ thể mà phần lớn thiên về hoạt động tham quan, dã ngoại, chưa thực hiện theo nội dung chương trình một cách bài bản tạo nên những hiệu ứng chưa cao mặt khác công tác quản lý hoạt động trải nghiệm của học sinh ở trường THCS chưa được cán bộ quản lý quan tâm đúng mức chưa huy động được các nguồn lực để tổ chức một cách hiệu quả, dẫn tới việc triển khai mang tính chưa thống nhất, chưa đồng bộ giữa các khối lớp hoặc giữa các lớp trong cùng một khối nên đem lại hiệu quả chưa cao. Khắc phục tình trạng nêu trên, ngày 26 tháng 12 năm 2018, Bộ Giáo dục - Đào tạo đã ban hành chương trình giáo dục phổ thông mới trong đó có chương trình hoạt động trải nghiệm cho học sinh THCS nhằm hướng dẫn các trường, giáo viên tổ chức có hiệu quả hoạt động giáo dục học sinh.

Vì vậy tổ chức nghiên cứu về hoạt động trải nghiệm và quản lý hoạt động trải nghiệm của học sinh ở cấp THCS và khảo sát đánh giá thực trạng trên để tìm ra những hạn chế trên cơ sở đó đề xuất các biện pháp quản lý và tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh THCS nhằm nâng cao chất lượng thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới và chất lượng giáo dục toàn diện học sinh là việc làm có ý nghĩa thiết thực hiện nay. Chính vì lý do trên, tác giả luận văn chọn đề tài: “Quản lý hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục ở các trường THCS huyện Hiệp Hoà, tỉnh Bắc Giang” làm đề tài nghiên cứu.

2. Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng hoạt động trải nghiệm và quản lý hoạt động trải nghiệm của học sinh ở trường THCS, tác giả luận văn đề xuất các biện pháp quản lý của Hiệu trưởng trường THCS đối với hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục ở các trường THCS huyện Hiệp Hoà - tỉnh Bắc Giang nhằm thực hiện có hiệu quả chương trình giáo dục phổ thông 2018 và góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện học sinh THCS.

3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu

3.1. Khách thể nghiên cứu

Hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục ở các trường THCS.

3.2. Đối tượng nghiên cứu

Các biện pháp quản lý hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục ở các trường THCS huyện Hiệp Hoà - tỉnh Bắc Giang.

4. Giả thuyết nghiên cứu

Công tác quản lý hoạt động trải nghiệm ở các trường THCS huyện Hiệp Hoà, tỉnh Bắc Giang trong những năm gần đây đã đạt được những kết quả nhất định song vẫn còn những hạn chế, bất cập so với yêu cầu đặt ra của chương trình giáo dục phổ thông mới. Nếu đề xuất được các biện pháp quản lý hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục mang tính đồng bộ đáp ứng yêu cầu chương trình GDPT mới một cách hiệu quả thì sẽ góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong các trường THCS thuộc huyện Hiệp Hoà- tỉnh Bắc Giang.

5. Nhiệm vụ nghiên cứu

5.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận về hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục cho học sinh ở trường trung học cơ sở.

5.2. Nghiên cứu thực trạng quản lí hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục cho học sinh ở các trường trung học cơ sở huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang.

5.3. Đề xuất các biện pháp quản lí hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục cho học sinh ở các trường trung học cơ sở huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang.

6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu

- Nội dung nghiên cứu: Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu đề xuất các Biện pháp quản lý của hiệu trưởng đối với hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục ở các trường THCS huyện Hiệp Hoà, tỉnh Bắc Giang.

- Thời gian khảo sát: từ tháng 10/2019 đến tháng 5/2020.

- Địa bàn nghiên cứu: Các trường THCS huyện Hiệp Hoà, tỉnh Bắc Giang: trường THCS Thị Trấn Thắng, trường THCS Danh Thắng, trường

THCS Thường Thắng, trường THCS Bắc Lý, trường THCS Lương Phong, trường THCS Đức Thắng, trường THCS Đoan Bái, trường THCS Châu Minh, trường THCS Thanh Vân, trường THCS Hoàng An.

- Khách thể khảo sát: 115 CBQL, giáo viên, 200 học sinh ở các trường THCS huyện Hiệp Hoà, tỉnh Bắc Giang.

7. Phương pháp nghiên cứu

7.1. Các phương pháp nghiên cứu lí luận

Sử dụng các phương pháp: Phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa và khái quát hóa các vấn đề về lý luận, nghiên cứu tài liệu như các công trình nghiên cứu về hoạt động trải nghiệm và quản lý hoạt động trải nghiệm; phân tích chương trình hoạt động trải nghiệm 2018; hệ thống các văn bản hướng dẫn thực hiện chương trình,... phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa những nội dung liên quan nhằm xây dựng cơ sở lý luận của đề tài.

7.2. Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn

Phương pháp quan sát: Đối với hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục, người nghiên cứu quan sát để đánh giá về việc thực hiện chương trình hoạt động trải nghiệm theo chủ đề và hiệu quả của nội dung hoạt động trải nghiệm theo chủ đề.

Phương pháp điều tra viết: Xây dựng các phiếu điều tra để thu thập các ý kiến đánh giá từ các đối tượng cần khảo sát.

Phương pháp phỏng vấn: Phỏng vấn các CBQL, giáo viên, học sinh nhằm mục đích thu thập thông tin về các biện pháp quản lý hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục.

Phương pháp chuyên gia: Trao đổi trực tiếp hoặc thông qua phỏng vấn để các chuyên gia tư vấn, góp ý các nội dung liên quan đến đề tài nghiên cứu.

Phương pháp khảo nghiệm: Tiến hành khảo nghiệm nhằm kiểm tra mức độ cần thiết và tính khả thi của một số biện pháp quản lý mà đề tài đề xuất.

7.3. Phương pháp xử lý số liệu

Dùng thống kê toán học để xử lý các kết quả nghiên cứu.

8. Cấu trúc luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, nội dung luận văn có cấu trúc như sau:

Chương 1: Cơ sở lý luận của quản lý hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục ở trường trung học cơ sở.

Chương 2: Thực trạng quản lý hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục ở trường trung học cơ sở huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang.

Chương 3: Các biện pháp quản lý hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục ở trường trung học cơ sở huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 29/06/2023