tiết kiệm để làm) hoặc xin cấp bổ sung | ||||
+ Kinh phí cho công tác sưu tầm, ghi băng, ghi hình, tiết mục? | 100 triệu/năm | 0 | 0 | 0 |
+ Kinh phí để dàn dựng các vở trích đoạn chèo cổ | 750 triệu/năm | - Năm 2013: 629,3 triệu - Năm 2014: 1.081 triệu - Năm 2015: 630 triệu | 0 | 0 |
+ Kinh phí cho tập huấn, đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn | 250 triệu/năm | 0 | 0 | 0 |
Có thể bạn quan tâm!
- Đưa Hoạt Động Nghệ Thuật Chèo Vào Học Đường
- Quản lý hoạt động nghệ thuật chèo tại thành phố Hải Phòng trong giai đoạn hiện nay - 21
- Quản lý hoạt động nghệ thuật chèo tại thành phố Hải Phòng trong giai đoạn hiện nay - 22
- Quản lý hoạt động nghệ thuật chèo tại thành phố Hải Phòng trong giai đoạn hiện nay - 24
- Kết Quả Thực Hiện Nhiệm Vụ Được Giao Trong Năm 2018:
- Quản lý hoạt động nghệ thuật chèo tại thành phố Hải Phòng trong giai đoạn hiện nay - 26
Xem toàn bộ 226 trang tài liệu này.
PHỤ LỤC 3
BẢNG TỔNG HỢP DANH SÁCH VỞ DIỄN CHÈO MỚI,
TRÍCH ĐOẠN, TIẾT MỤC MỚI ĐƯỢC CÁC NHÀ HÁT DÀN DỰNG, BIỂU DIỄN GIAI ĐOẠN 2015-2021
Tên Nhà hát | Tên vở chèo mới, trích đoạn, tiết mục mới | |
1 | Nhà hát chèo Việt Nam | - 16 vở chèo mới: Nỗi đau tình mẹ; Dây tràng hạt diệu kỳ; Huyền tích một loài hoa; Tống Trân - Cúc Hoa; Súy Vân; Giai điệu Tổ quốc; Nam mô thích ca Mâu ni Phật; Bà Chúa kho; Lưu Bình trả nghĩa; Chuyện ông quan mơ; Nàng Thiệt Thê; Tấm Cám; Lời ru hai người mẹ; Hoàng hậu Ba Tư; Giếng thơi trong lòng phố; Nàng chúa Ba. - 04 trích đọan, tiết mục mới: 03 giá hầu đồng; Giàu giả, nghèo thật; Chí Phèo - Thị Nở; Chuyến xe ôm. |
2. | Nhà hát chèo Hà Nội | - 20 vở chèo mới: Tống Trân - Cúc Hoa; Tấm Cám; Nắng quái chiều hôm; Chuyện tình người mất tích; Chuyện tình sinh viên; Quan của dân nghèo; Chàng sĩ tử và hoa tình yêu; Ngọc Hân công chúa; Cô Son; Lý Thường Kiệt; Nguyễn Công Trứ; Người Thiên Đô; Cánh chim trắng trong đêm; Quan lớn về làng; Vương nữ Mê Linh; Nguyễn Trãi; Nàng Sita; Tâm Đức Phật Hoàng; Tiếng nguyệt cầm của cha. |
3. | Nhà hát chèo Quân đội | - 12 vở chèo mới: Nhiếp chính Ỷ Lan; Điều đọng lại sau chiến tranh; Lời ước nguyện; Nữ tú tài; Công lý không gục ngã; Người chiến sĩ năm xưa; Chu Văn An - người thầy của muôn đời; Ba ngày làm vua; Đời luận anh hùng; Người về nơi đất cũ; Những người mẹ; Thương nhớ trầu cau. - 05 trích đoạn mới, tiết mục mới: Người ngựa - ngựa người; Chí Phèo - Thị Nở; Tùng lò gạch; Quan tri châu; Vợ chồng thuyền chài. |
4. | Nhà hát chèo Ninh Bình | - 03 vở chèo mới: Lưu Bình trả nghĩa; Nước mắt vua Đinh, Tấm áo bào Hoàng Đế - 03 trích đoạn, tiết mục mới: Chí Phèo - Thị Nở; Vợ chồng lão chài; 09 giá hầu đồng |
5 | Nhà hát chèo Hải Dương | - 0 vở mới - 01 tiết mục mới: Vợ chồng lão chài |
6 | Nhà hát nghệ thuật tỉnh Vĩnh Phúc | - 05 vở mới: Giai nhân - anh hùng; Quả cau vàng; Thị Ngự Sử về làng; Người đi đòi nợ phật; Gió đại ngàn - 05 trích đoạn mới: Giàu giả, nghèo thật; Hành là chính; Của gia bảo; Đệ nhất lang băm; Còn non lắm. |
7. | Đoàn Chèo Hải Phòng: | - 04 vở mới: Lưu Bình Dương Lễ; Quan Âm Thị Kính; Đồng tiền Vạn Lịch; Vùng sáng Dương Kinh - 04 trích đoạn: Thị Mầu lên chùa; Lý trưởng mẹ Mò; Bài ca mở đất; Nợ nước thù nhà |
PHỤ LỤC 4: PHỎNG VẤN
I. Phỏng vấn Tiến sĩ Trần Đình Ngôn, Nguyên Viện trưởng Viện Sân khấu, nhà viết chèo
Câu hỏi: Theo ông để bảo tồn và phát triển nghệ thuật chèo ở Hải Phòng hiện nay chúng ta cần phải làm gì?
Trả lời:
Để bảo tồn và phát triển Chèo ở Hải Phòng hiện nay, tôi nghĩ chúng ta phải làm tốt các việc sau đây:
1. Đối với phong trào Chèo ở cơ sở làng xã, phải có sự quan tâm đầu tư kinh phí thích đáng để các đội Chèo có thể xây dựng được các tiết mục dài, ngắn đảm bảo chất lượng nghệ thuật phục vụ nhân dân tại địa phương và giao lưu với các xã bạn, huyện bạn, tham dự các cuộc liên hoan, hội diễn.Hãy làm như thời kỳ chống Mỹ cứu nước. Khi ấy ngân sách nhà nước còn khó khăn hơn bây giờ rất nhiều. Nhưng phong trào sân khấu không chuyên vẫn được quan tâm đúng mức do các cấp lãnh đạo đều có nhận thức đúng đắn về vai trò của nghệ thuật trong đời sống văn hóa cơ sở, không có tham vọng “của người phúc ta” như không ít cán bộ lãnh đạo trông mong vào sự tài trợ của các doanh nhân cho hoạt động văn hóa ở cơ sở.
Phải quan tâm động viên khích lệ các hoạt nhân trong phong trào bằng những đối đãi cụ thể và thiết thực.
2. Đối với Đoàn Chèo chuyên nghiệp:
Phải nhận thức đúng vai trò nòng cốt, kiểu mẫu của Đoàn đối với nền Chèo ở cơ sở, tạo kiều kiện để các nghệ sĩ của Đoàn gắn bó với phong trào sân khấu không chuyên.
Phải đầu tư kinh phí thích đáng để xây dựng các vở diễn có giá trị cao về tư tưởng và nghệ thuật như thời kỳ chống Mỹ cứu nước đã từng làm.
Phải chiêu hiền đãi sĩ và đào tạo nhân tài với chế độ đãi ngộ thích đáng ở mức cao hơn các tỉnh khác (hiện nay còn thấp hơn họ).Phải quan tâm đến việc
học nghề, luyện nghề của các nghệ sĩ diễn viên qua các lớp tập huấn, các cuộc thi kiểm tra và nâng cao tay nghề, coi đó là cơ sở để xét tăng lương bên cạnh những tiêu chí khác.
Phải có phương thức hoạt động thích hợp trong hoàn cảnh mới để duy trì lịch biểu dương thường xuyên.
3. Điều quan trọng nhất là phải giải quyết vấn đề nhận thức của các cấp lãnh đạo. Đây là yếu tố quyết định để thực hiện các yêu cầu kể trên.
II. Phỏng vấn Nghệ sĩ ưu tú Nguyễn Hồng Minh - Nguyên Phó trưởng đoàn Đoàn chèo Hải Phòng.
Câu hỏi: Theo ông, để bảo tồn và phát huy nghệ thuật chèo, Hải Phòng cần có giải pháp gì?
Trả lời:
Hải Phòng là một thành phố công nghiệp nhưng lại có một vùng nông thôn rộng lớn, bao gồm 06 huyện và 02 huyện đảo. Đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân các huyện ngoại thành Hải Phòng vô cùng phong phú gắn liền với các lễ hội truyền thống trong môi trường văn hóa dân gian đậm đà bản sắc như: ca trù Đông Môn, hát Đúm tổng Phục (huyện Thủy Nguyên); hò hái củi Đồ Sơn…Tuy nhiên, nghệ thuật chèo vẫn là nghệ thuật chiếm lĩnh, chủ đạo trong cộng đồng dân cư Hải Phòng. Hải Phòng đã từng là một thành phố có phong trào văn nghệ chèo không chuyênphát triển mạnh mẽ cùng với những phong trào văn nghệ gắn với những nhà máy, xí nghiệp sản xuất; một phong cách chèo chuyên nghiệp mang đậm bản sắc Hải Phòng.
Trong giai đoạn hiện nay, nghệ thuật chèo Hải Phòng cũng giống như các loại hình nghệ thuật truyền thống khác đứng trước nhiều khó khăn thách thức. Để bảo tồn và phát huy nghệ thuật chèo cần có những giải pháp cụ thể như:
- Thứ nhất, muốn bảo tồn, chèo cần được truyền dạy được cho lớp trẻ, giáo dục thẩm mỹ nghệ thuật chèo cho lớp trẻ từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường để các cháu thấy được cái hay, cái đẹp, những triết lý nhân sinh sâu sắc mà các tác phẩm chèo mang lại, từ đó các cháu hiểu, yêu chèo, muốn tìm hiểu, muốn xem và
học chèo.
- Thứ hai, cần duy trì phong trào văn hóa, văn nghệ quần chúng, trong đó chú trọng xây dựng các câu lạc bộ chèo tại các địa phương, trong các hội diễn sân khấu không chuyên cần có thể lệ ưu tiên, cộng điểm cho các tác phẩm tham dự là hình thức sân khấu truyền thống. Có cơ chế bồi dưỡng, quan tâm đến các nghệ nhân có nhiều đóng góp trong việc truyền dạy nghệ thuật chèo.
- Thứ ba, cơ quan quản lý nhà nước về văn hóa cần tham mưu cho chính quyền thành phố cơ chế quản lý thống nhất đối với các Đoàn nghệ thuật truyền thống, ưu tiên, quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị hoạt động hiện đại cho các đoàn để dàn dựng các tác phẩm đáp ứng nhu cầu hưởng thụ hiện nay của công chúng.
- Thứ tư, muốn bảo vệ nền nghệ thuật phát triển nói chung và nghệ thuật chèo nói riêng cần có chế độ đặc thù cho nghệ sĩ, diễn viên, những người công tác tại các đoàn nghệ thuật đặc biệt là nghệ thuật truyền thống, để họ yên tâm cống hiến, thăng hoa, bảo tồn và gìn giữ nghệ thuật truyền thống. Trong công tác đào tạo, có cơ chế ưu tiên cho các học sinh theo học các bộ môn nghệ thuật truyền thống như chèo, tuồng, cải lương…
- Cuối cùng, chèo và các loại hình nghệ thuật truyền thống muốn tồn tại và phát triển được trong giai đoạn hiện nay thì cần có sự đầu tư căn bản của nhà nước xong cũng cần sự quyết tâm, nỗ lực, cố gắng của mỗi người nghệ sĩ, diễn viên, nhà quản lý nghệ thuật…để rèn luyện, sáng tạo, dàn dựng, biểu diễn những tác phẩm nghệ thuật mang hơi thở thời đại, đáp ứng nhu cầu của khán giả hiện nay, đồng thời biểu diễn, bảo tồn những tác phẩm nghệ thuật chèo cổ để ghi hình, bảo tồn gìn giữ cho thế hệ mai sau.
III. Phỏng vấn ông Trần Tuấn Tiến, Tác giả, Đạo diễn, Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam
Câu hỏi 1: Thưa ông, theo ông thì hiện trạng nghệ thuật chèo hiện nay như thế nào?
Trả lời:
Chèo là loại hình nghệ thuật sân khấu độc đáo của cư dân vùng châu thổ sông Hồng. Trước đây, chèo sống theo thời vụ trong sinh hoạt văn hóa vùng nông thôn là chính. Hầu như không có các đoàn chèo chuyên nghiệp. Các bản diễn giữ cốt cách cơ bản câu chuyện truyền ngôn, mỗi gánh hát lại “pha chế” thêm các lớp hài cho phù hợp thị hiếu người xem. Chèo giữ một vai trò độc đáo trong hoạt động văn hóa tại cộng đồng dân cư vùng nông thôn.Những năm hòa bình lập lại cho đến năm 1975, trong các làng xã, vai trò của hát chèo, diễn chèo là hoạt động sân khấu chủ yếu phục vụ đắc lực và kịp thời cho việc tuyền truyền các chủ trương chính sách của Đảng và chính phủ về khôi phục kinh tế, xây dựng HTX, và phục vụ cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.Chèo là mũi nhọn trên mặt trận văn hóa tư tưởng phục vụ hệ thống chính trị của Đảng và nhà nước.Trong thời kỳ chống Mỹ, phong trào “Tiếng hát át tiếng bom”, tại các trận địa pháo, tên lửa, các đoàn dân công hỏa tuyến, trong các binh trạm trên dải Trường Sơn, tiếng hát chèo vẫn vang lên át tiếng đạn bom. Cũng trong thời gian này, các đội chèo nghiệp dư của các xã, HTX, cơ quan được thành lập và các hội diễn không chuyên thành phố thì chèo chiếm 90%, hiếm lắm mới có vở kịch nói. Ngay các cơ quan nội thành như Nhà máy xi măng, Công ty công nghệ phẩm, nhà máy Thảm Len… đều có các đội chèo với đội ngũ tác giả, đạo diễn, diễn viên, nhạc công hùng hậu, có tài năng. Như đội chèo xã Tân Liên, xã Vinh Quang, đội Rối Chèo xã Đồng Minh (huyện Vĩnh Bảo) đội chèo Lương Câu(huyện An Lão), đội chèo Hùng Thắng, Khởi Nghĩa (huyện Tiên Lãng) đội chèo Thụy Hương, Kiến Quốc (huyện Kiến Thụy) đội chèo của nghệ nhân Tất Năm (huyện Thủy Nguyên)…Sở Văn hóa có tập tin chủ yếu cung cấp các bải hát chèo cho phong trào văn nghệ quần chúng. Nhiều lần Đoàn chèo Hải Phòng cũng xây dựng các tiết mục ca múa, song tấu chèo phục vụ nhỏ lẻ thu được hiệu quả tốt; cử diễn viên, nhạc công về các xã, huyện dạy múa hát chèo cơ bản. Đài Tiếng nói Việt Nam có chương trình đàn hát dân ca và chèo. Chương trình dạy hát chẻo thu hút hàng triệu thính giả.
Phải công nhận trong những năm trước 1975 phong trào học hát chèo, diễn chèo như hoa xuân nở rộ.
177
Những năm gần đây, khi hệ thống vô tuyến phát triển, nhạc cụ điện tử hiện đại tràn vào (đàn Oocgan, ghi ta, kèn, trống…) phong trào ca nhạc đã lấn sân nghệ thuật hát chèo. Một bộ phận lớp trẻ quay lưng với nghệ thuật dân tộc, yêu thích các thể loại nhạc hiện đại: nhạc rock, nhạc jazz... Sân khấu chèo mất dần khán giả dẫn đến sự bê trễ, buông lơi của nghệ thuật Chèo. Đoàn chèo chuyên nghiệp dựng vở lớn “để dành” vì không tổ chức biểu diễn được, chủ yếu các tiết mục nhỏ, lẻ, các lớp hài ngắn để phục vụ các lễ hội. Các diễn viên chuyên nghiệp lo học hát mới để đi diễn dịch vụ, áp lực cuộc sống đã khiến họ phải thích nghi, bươn chải để đảm bảo nhu cầu cuộc sống. Sân khấu chèo vắng khách.Khoa Chèo (trường Trung cấp Văn hóa nghệ thuật và du lịch Hải Phòng) những năm gần đây vắng bóng học sinh, lượng học sinh ra trường ít người thành tài. Phong trào chèo không chuyên cũng gặp không ít khó khăn, các hội diễn chỉ có ca, múa và kịch nói. Vì dựng một vở chèo mất nhiều công, nhiều người tham gia, tốn kém kinh phí mà hiệu quả chưa chắc đã cao. Quy chế các hội thi không cộng điểm cho nghệ thuật chèo. Họ tham gia chiếu lệ kiểu “đánh trống ghi tên” chứ không vì phong trào.Hải Phòng không tổ chức bồi dưỡng chèo cho các xã nên hạt nhân hát chèo già và mất dần. Trên đài Tiếng nói Việt Nam, Đài THVN, Đài PTTH Hải Phòng không có chương trình dạy hát chèo, chương trình hát chèo không được quan tâm hợp lý. Chèo trở thành “món ăn quê mùa” trong thực đơn xã hội hiện nay.
Câu hỏi 2: Vậy theo ông để bảo tồn và phát huy nghệ thuật chèo tại Hải Phòng hiện nay ta cần có giải pháp gì?
Trả lời:
Chúng ta cần có cơ chế, chính sách, kế hoạch để bảo tồn và phát huy giá trị nghệ thuật chèo trên địa bàn thành phố. Chính quyền thành phố phải ban hành được biện pháp cụ thể để bảo tồn và phát huy giá trị các loại hình nghệ thuật truyền thống, yêu cầu các ban ngành, địa phương phải nghiêm túc thực hiện. Coi việc phục hồi chèo và dân ca là nhiệm vụ bảo lưu vốn cổ dân tộc mà mọi người, mọi ngành đều phải chung tay không bỏ mặc ngành văn hóa.
1. Với sân khấu chuyên nghiệp: cần quan tâm đầu tư hơn nữa cho các vở
178
chèo cổ; đưa các vở diễn đến với đời sống văn hóa quần chúng. Ngoài việc xây dựng những vở chèo dài, có có quy mô hoành tráng chúng ta phải khôi phục, bảo tồn và nâng cao, truyền dạy các trích đoạn chèo mang tính học thuật để làm tư liệu quý cho muôn đời sau (cho cả lớp diễn viên trẻ trong đoàn nghệ thuật chuyên nghiệp); dựng các hoạt cảnh, vở chèo ngắn phục vụ yêu cầu chính trị hiện tại, kết hợp với các ban ngành, địa phương đi diễn tại các cơ sở xa, thôn, trường học, cơ quan…làm cho khán giả trẻ quen chèo rồi tiến đến yêu chèo.
2. Yêu cầu Đài PTTH phải có chương trình hát chèo, dạy hát chèo; sản xuất các chương trình chuyên về các làn điệu chèo; trong quy chế tổ chức hội thi, hội diễn nên chăng có cộng thêm điểm cho các tiết mục hát và diễn chèo;
3.Yêu cầu Sở Giáo dục và Đào tạo có biện pháp đưa hát Chèo vào chương trình sinh hoạt ngoại khóa, mời các nghệ sĩ chèo đến diễn minh họa và nói chuyện về nghệ thuật chèo. Mấy năm qua, chúng ta có “đưa chiếu chèo giải giữa sân trường” nhưng việc làm còn qua loa, chiếu lệ, chưa đi vào chiều sâu nên nên như một thanh củi nhỏbùng cháy xong lại vụt tắt ngay.
4. Tham mưu ban hành cơ chế chính sách quan tâm hơn nữa đến đời sống vật chất và tinh thần cho các nghệ sĩ sân khấu Chèo chuyên nghiệp; quan tâm động viên cả về vật chất lẫn tinh thần cho các nghệ nhân truyền dạy, lưu giữ nghệ thuật hát chèo.
5. Có thể tham khảo cách làm của một số tỉnh bạn như:
- Hiện nay ở tỉnh Hưng Yên, ngoài việc hàng năm Đài Phát thanh và Truyền hình của tỉnh đứng ra tổ chức thi hát và diễn chèo, mời diễn viên các đoàn nghệ thuật chuyên nghiệp trong và ngoài tỉnh cùng tham gia (có hỗ trợ kinh phí), mời các nghệ sĩ ở trung ương về làm Ban giám khảo, Đài Phát thanh và Truyền hình Hưng Yên còn dựng nhiều chương trình sân khấu chèo, mời các nghệ sĩ và nhà nghiên cứu nói chuyện về nghệ thuật chèo cho khán giả
Ở tỉnh Hải Dương, giáo viên trường Cao đẳng Văn hóa nghệ thuật về mở lớp dạy hát chèo, nhạc cụ chèo tại từng huyện, xã. Cơ sở lo địa điểm, quản lý, tổ chức nhân sự, trường lo chuyên môn. Lớp học có cấp chứng chỉ cho học viên. Có