nơi địa phương trích kinh phí bồi dưỡng cho học viên dự học.
Lãnh đạo tỉnh Thái Bình rất quan tâm tới hoạt động nghệ thuật chèo. Các ban ngành cùng hợp tác tích cực nên việc làm có hiệu quả cao. Ngành giáo dục đưa hát chèo vào các chuyên đề sinh hoạt. Có giờ dạy hát chèo cho học sinh. Có nhiều cuộc thi “Giọng hát chèo nhí” cho các lứa tuổi từ tiểu học đến THPT. Cung văn hóa thiếu niên có khóa học nghệ thuật chèo, nhiều em học sinh được giải cao trong các cuộc liên hoan văn hóa thiếu nhi toàn quốc. Đài PTTH tỉnh có chương trình hát chèo phát trên sóng phát thanh và truyền hình. Đặc biệt, Đài PTTH đã đầu tư cho chương trình dạy hát chèo trên sóng PTTH, được đông đảo khán giả hoan nghênh và hưởng ứng.
Có làm được những điều này, nghệ thuật Chèo ở thành phố Hải Phòng mới tồn tại, đứng vững và phát triển trong thời đại công nghiệp 4.0 đang bùng nổ tại thành phố cảng công nghiệp đang trên đà phát triển./.
IV. Phỏng vấn ông Vũ Huy Thành - Trưởng đoàn Đoàn Chèo Hải Phòng
Câu hỏi 1: Tôi được biết, Đoàn Chèo Hải Phòng là đơn vị nghệ thuật vững mạnh, có truyền thống xây dựng và phát triển trên 60 năm, ông có thể cho biết thêm về thực trạng của Đoàn hiện nay?
Trả lời:
Đoàn Chèo Hải Phòng được thành lập ngày 15/10/1954, ban đầu trực thuộc Quân khu Tả ngạn, năm 1963 sáp nhập với Đoàn Chèo Kiến An và chính thức mang tên Đoàn Chèo Hải Phòng như ngày nay. Từ đặc điểm hình thành như vậy, Đoàn Chèo Hải Phòng hội tụ được những nghệ sỹ tài năng từ các tỉnh: Hưng Yên, Hải Dương, Thái Bình, Kiến An và cũng vì thế mà có được sự cộng hưởng của Chiếng Chèo Đông và Chiếng Chèo Nam. Đoàn Chèo Hải Phòng đã sớm mang một phong cách nghệ thuật riêng, có nhiều nghệ sỹ tài năng, có ê kíp sáng tạo hùng hậu, dàn dựng nhiều tác phẩm thành công rực rỡ. Trong kháng chiến chống Mỹ, Đoàn đã từng biểu diễn phục vụ chiến trường suốt dọc chiều dài đất nước, được Nhà nước tặng 01 huân chương lao động hạng nhì và 05 huân chương lao động hạng ba.
Ngày nay, khoa học công nghệ đã phát triển vượt bậc, có khả năng kết nối toàn cầu bằng rất nhiều phương tiện hiện đại. Các loại hình nghệ thuật đỉnh cao trên khắp thế giới cũng được kết nối đến mức bão hòa. Nhu cầu thưởng thức nghệ thuật theo đó cũng thay đổi nhanh chóng. Trước đây, khán giả tìm đến với nghệ thuật sân khấu để thưởng thức nghệ thuật, nhưng ngày nay gần như ngược lại. Đây là khó khăn chung và cũng là khó khăn lớn nhất đối với các loại hình nghệ thuật sân khấu, không chỉ riêng ở nước ta. Đối với loại hình sân khấu dân tộc còn chịu một áp lực khác, đó là thế hệ trẻ có xu hướng thích tiếp cận với các loại hình nghệ thuật giải trí hiện đại hơn là nghệ thuật truyền thống.
Đoàn Chèo Hải Phòng xác định rò chức năng và nhiệm vụ, quyết tâm vượt qua khó khăn, bảo tồn, giữ gìn nghệ thuật truyền thống của dân tộc, truyền thống của đơn vị, tiếp tục phát triển theo kịp thời đại. Trong khó khăn vẫn phát huy được những thế mạnh truyền thống và không ngừng phát triển.
Hiện nay, Đoàn Chèo Hải phòng có đội ngũ nghệ sỹ đang ở độ chín, giọng hát hay và kỹ thuật, diễn xuất cũng được bạn nghề đánh giá cao. Năm 2018, Đoàn lập hồ sơ đề nghị 05 nghệ sỹ có đủ tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu nghệ sỹ ưu tú đợt 9. Nối tiếp truyền thống, đơn vị chủ động thu hút và có hướng phát triển ê kíp sáng tạo nghệ thuật. Đoàn Chèo Hải Phòng có thể chủ động về kịch bản, đạo diễn, biên đạo múa… dàn dựng nhiều vở chèo đạt chất lượng nghệ thuật cao. Các vở chèo dân gian mới sáng tác, dàn dựng thành công như: Định Phúc Táo Quân; Của Thiên trả Địa; Thạch Sùng; Thoi vàng nhân duyên…đều được VTV1 ghi hình và phát sóng nhiều lần. Đặc biệt năm 2018, Đoàn đã dàn dựng vở chèo “Hào khí Bạch Đằng giang” là đề tài lịch sử về chiến thắng Bạch Đằng năm 1288. Đây là vở chèo khá thành công, dàn dựng công phu, hoành tráng, huy động tới trên 100 nghệ sỹ từ các đoàn nghệ thuật của Hải Phòng phối hợp thực hiện. Điều thuận lợi đối với chúng tôi phải kể đến khán giả. Đông đảo nhân dân Hải Phòng rất đam mê, yêu thích nghệ thuật Chèo. Đây là nguồn cổ vũ, động viên rất lớn để chúng tôi vượt qua khó khăn, tiếp tục bảo tồn và phát triển nghệ thuật chèo trên thành phố Cảng.
Câu hỏi 2: Phát huy truyền thống trên 60 năm, Đoàn Chèo Hải Phòng có những giải pháp nào khắc phục khó khăn nhằm bảo tồn và phát triển nghệ thuật chèo tại thành phố Cảng? Ông có kiến nghị gì để hỗ trợ thực hiện các giải pháp đó?
Trả lời:
Để vượt qua khó khăn, trước hết phải vượt lên chính mình, phải vững mạnh. Một đoàn nghệ thuật vững mạnh phải là đơn vị có đội ngũ nghệ sỹ tài năng, xây dựng được những tác phẩm nghệ thuật xứng tầm, theo kịp nhận thức của khán giả và sự phát triển của thời đại. Muốn làm được điều đó cần có chế độ chính sách tốt hơn để có thể thu hút được nhân tài, từ đó có kế hoạch tuyển chọn, kế hoạch đào tạo, đáp ứng được sự phát triển của đơn vị.
Đối với đội ngũ diễn viên, nhạc công, kỹ thuật viên phải được thường xuyên quan tâm nâng cao trình độ chính trị, nâng cao nhận thức và trình độ chuyên môn; thường xuyên rèn luyện hát, múa cơ bản, rèn luyện kỹ năng biểu diễn, thuần thục các vai mẫu, trích đoạn mẫu, sao cho vừa bảo tồn tinh hoa của truyền thống, vừa phát huy, phát triển không ngừng.Quan tâm, thu hút, có hướng đào tạo để có được ê kíp sáng tạo tài năng, chủ động nguồn kịch bản chất lượng về nghệ thuật, giá trị về nội dung. Đạo diễn có trình độ cao, có tư duy sáng tạo mới mẻ, vượt trội, sao cho tác phẩm đạt trình độ nghệ thuật mang tầm thời đại, có tính tuyên truyền, giáo dục, giải trí, hay, đẹp.
Bên cạnh đó, Đoàn Chèo Hải Phòng đã định hướng xây dựng các chương trình nghệ thuật phong phú, đa dạng, đáp ứng được nhu cầu, thị hiếu của công chúng, phù hợp với quy mô, thời lượng, nội dung theo yêu cầu của địa phương, cơ quan đơn vị…Chúng tôi đã hướng tới tổ chức biểu diễn chương trình nghệ thuật khá thành công dưới dạng chiếu chèo sân đình, biểu diễn tại Đình Hàng Kênh và rất nhiều địa phương, phù hợp với văn hóa thôn quê trong các dịp lễ hội, vừa mang tính bảo tồn, vừa khai thác tổ chức biểu diễn. Việc làm này cần được phát huy hơn nữa bởi Chèo là nghệ thuật dân gian khu vực đồng bằng Bắc Bộ. Chiếu chèo sân đình là một đặc trưng rất độc đáo cần được bảo tồn và phát huy.
Bên cạnh đó, chúng tôi quan tâm đến phong trào văn nghệ của các địa phương, sẵn sàng cộng tác và hướng dẫn, giúp đỡ các đội chèo không chuyên hoạt động có hiệu quả phục vụ nhân dân.
Đoàn Chèo Hải Phòng phối hợp với các trường trung học cơ sở, trung học phổ thông tuyên truyền nghệ thuật chèo trong các giờ học ngoại khóa về văn học dân gian, dậy các em một số vai diễn, trích đoạn truyền thống; phối hợp giữa nghệ sỹ và học sinh biểu diễn trong nhà trường rất hiệu quả, giúp các em hiểu và thêm yêu nghệ thuật dân tộc. Đây cũng là cách chúng tôi mở rộng thị trường và bảo tồn nghệ thuật chèo từ trong lòng khán giả và mang lại những lợi ích xã hội khác. Tuy nhiên, đây là việc làm vẫn mang tính manh mún, chưa có quy mô.
Vì vậy, đề nghị thành phố chỉ đạo Sở Giáo dục đào tạo, Sở Văn hóa và Thể thao phối hợp tổ chức thành chương trình học tập ngoại khóa của các em trong các trường học thì sẽ hiệu quả hơn. Việc này vừa có ý nghĩa bảo tồn và phát triển nghệ thuật dân tộc, vừa có tính giáo dục thế hệ trẻ thêm yêu các giá trị văn hóa, nghệ thuật được truyền tải qua các tác phẩm nghệ thuật chèo.
Một đề nghị nữa, Đoàn Chèo Hải Phòng chấp hành nghiêm chỉnh chấp hành chủ trương tinh giản biên chế, nhưng do đặc thù nghề nghiệp, rất mong các cấp lãnh đạo bố trí số biên chế để đơn vị có thể chủ động dàn dựng chương trình nghệ thuật bình thường và tác phẩm có quy mô lơn hơn. Mặt khác, chúng tôi chủ động để có kế hoạch, có hướng tuyển chọn, đào tạo thế hệ nghệ sỹ trẻ có tài năng, không bị đứt gẫy các thế hệ nghệ sỹ trong quá trình phát triển của nghệ thuật và theo kịp với thời đại.
V. Phỏng vấn ông Đỗ Đình Tuân, Phó Trưởng phòng phụ trách Phòng Quản lý di sản văn hóa (Sở Văn hóa và Thể thao Hải Phòng), Thạc sỹ Văn hóa học.
Câu hỏi 1: Dưới góc độ là người làm công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực văn hoá di sản, ông đánh giá như thế nào về nghệ thuật chèo?
Trả lời:
Nghệ thuật chèo là một loại hình nghệ thuật truyền thống tiêu biểu của nghệ
183
thuật dân gian Việt Nam và có lịch sử tồn tại khá lâu dài trên địa bàn thành phố Hải Phòng. Nghệ thuậtchèo ra đời, hình thànhvà phát triển trong đời sống cộng đồng của không gian làng xã nông thôn, nơi hoạt động sản xuất nông nghiệp lúa nước đóng vai trò chủ đạo và phục phụ đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân.Trong giai đoạn hiện nay, nghệ thuật chèo tiếp tục thực hiện và phát huy vai trò trong đời sống cộng làng xã, gắn liền với đời sống tinh thần của nhân dân.
Tuy nhiênchèo và nhiều loại hình nghệ thuật truyền thống khác cũng đứng trước những khó khăn, thách thức, đòi hỏi phải có phương thức bảo tồn. Để thực hiện nhiệm vụ bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, cụ thể ở đây là phát triển loại hình nghệ thuật chèo thìcần có địa điểm, không gian văn hóa để nghệ thuật chèo tiếp tục vai trò lịch sử của mình trong đời sống cộng động, góp phần phát huy vai trò cộng đồng trong xây dựng, phát triển địa phương và thành phố. Đồng thời với việc bảo tồn nghệ thuật chèo, các giá trị di sản văn hóa vật thể và phi vật thể của thành phố cũng được tôn vinh, phát huy góp phần bảo tồn di sản văn hóa dân tộc.
Câu hỏi 2: Vậy theo ông, để bảo tồn nghệ thuật chèo tại thành phố Hải Phòng trong giai đoạn hiện nay thì cần có những giải pháp nào?
Trả lời:
Trong các kế hoạch của Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng về việc thực hiện, tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 33/NQ-TW ngày 09/06/2014 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI đều đã nhấn mạnh việc phát huy các giá trị di sản văn hóa của thành phố gắn với phát triển du lịch, bảo tồn di sản văn hóa dân tộc, với những nhiệm vụ cụ thể như: xây dựng cơ chế để giải quyết hợp lý, hài hòa giữa bảo tồn, phát huy di sản văn hóa với phát triển kinh tế - xã hội; phục hồi và bảo tồn một số loại hình nghệ thuật truyền thống có nguy cơ mai một….
Do vậy, dưới góc độ là người làm công tác quản lý nhà nước về di sản, để bảo tồn nghệ thuậtchèo tại thành phố Hải Phòng trong giai đoạn hiện nay,theo tôi, cần triển khai một số giải pháp, cụ thể:
1. Đối với nhà nước:
- Cần sưu tầm, tư liệu hóa đối với hình thức diễn xướng dân gian, các di sản văn hóa phi vật thể của thành phố, trong đó có nghệ thuật Chèo;
- Công nhận, vinh danh các nghệ nhân hoạt động, thực hành di sản văn hóa về nghệ thuật chèo truyền thống, tạo điều kiện hỗ trợ chính sách để các nghệ nhân thực hành và sáng tạo các giá trị di sản văn hóa nghệ thuật chèo;
- Thúc đẩy, tạo để kiện cơ chế chính sách để các thiết chế văn hóa, các câu lạc bộ hoạt động, phát triển; tạo không gian, địa điểm và các điều kiện trang thiết bị cho các loại hình nghệ thuật truyền thống phát triển trong đó có nghệ thuật chèo; hỗ trợ nguồn lực cho các hoạt động biểu diễn, trình diễn Nghệ thuật Chèo truyền thống.
- Triển khai xây dựng các đề án, kế hoạch bảo vệ và phát huy nghệ thuật chèo truyền thống trong nhân dân tại các địa phương với nội dung khôi phục nghệ thuật chèo tại các công trình, địa điểm phù hợp với loại hình nghệ thuật chèo.
2. Đối với công chúng:
-Thúc đẩy sự hoạt động tích cực của các Trung tâm văn hóa tại các địa phương, duy trì hoạt động của các Câu lạc bộ trong đó cần dành vị trí xứng đáng cho nghệ thuật chèo trong hoạt động tổ chức.
- Cần tuyên truyền, vận động nhân dân, thúc đẩy sự tham gia tích cực của nhân dân, các cá nhân, đơn vị, tổ chức vào việc bảo vệ và phát huy giá trị của nghệ thuật chèo truyền thống, tôn vinh bản sắc giá trị văn hóa nghệ thuật Việt Nam.
PHỤ LỤC 5
BẢNG TỔNG HỢP KHẢO SÁT THỰC TRẠNG VÀ NHU CẦUTHƯỞNG THỨC NGHỆ THUẬT CHÈO
(Tại 03 huyện ngoại thành Hải Phòng: Tiên Lãng, Vĩnh Bảo, Thủy Nguyên)
Số phiếu khảo sát thu về: 472 phiếu
Nội dung câu hỏi | Trả lời | ||
Số phiếu | Tỷ lệ % | ||
1. | Theo ông/bà Chèo là hình thức nghệ thuật nào dưới đây? | ||
- Sân khấu hiện đại | 25 | 5,3 | |
- Sân khấu truyền thống | 435 | 9,21 | |
- Ca múa nhạc | 12 | 3,9 | |
2. | Ông/bà thích xem chèo cổ hay chèo mới | ||
- Chèo cổ | 378 | 80,08 | |
- Chèo mới | 60 | 12,71 | |
- Không là vấn đề quan trọng | 34 | 7,21 | |
3. | Ông/bà thích xem biểu diễn chèo ở đâu? (câu hỏi này có thể chọn nhiều đáp án) | ||
- Xem tại rạp | 350 | 74,15 | |
- Xem tại nhà văn hóa | 428 | 90,68 | |
- Xem tại nhà | 150 | 31,78 | |
- Xem tại sân đình, chùa | 439 | 93,01 | |
- Xem tại các tụ điểm văn hóa đường phố | 247 | 52,33 | |
4. | Theo ông bà, chèo có phải là nghệ thuật truyền thống cần phải bảo tồn? | ||
- Cần phải bảo tồn | 472 | 100 | |
- Không cần | 0 | 0 | |
5. | Nếu ở địa phương hoặc nơi ông/bà ở có câu lạc bộ chèo, ông bà có tham gia không? | ||
- Có | 415 | 87,92 | |
- Không | 57 | 12,08 |
Có thể bạn quan tâm!
- Quản lý hoạt động nghệ thuật chèo tại thành phố Hải Phòng trong giai đoạn hiện nay - 21
- Quản lý hoạt động nghệ thuật chèo tại thành phố Hải Phòng trong giai đoạn hiện nay - 22
- Phỏng Vấn Tiến Sĩ Trần Đình Ngôn, Nguyên Viện Trưởng Viện Sân Khấu, Nhà Viết Chèo
- Kết Quả Thực Hiện Nhiệm Vụ Được Giao Trong Năm 2018:
- Quản lý hoạt động nghệ thuật chèo tại thành phố Hải Phòng trong giai đoạn hiện nay - 26
- Quản lý hoạt động nghệ thuật chèo tại thành phố Hải Phòng trong giai đoạn hiện nay - 27
Xem toàn bộ 226 trang tài liệu này.
Theo ông/bà, những giải pháp nào dưới đây phù hợp để bảo tồn nghệ thuật chèo ở thành phố Hải Phòng (câu hỏi này có thể chọn nhiều đáp án) | ||
- Biểu diễn nghệ thuật chèo ở các nhà hát thường xuyên | 120 | 25,42 |
- Xây dựng các câu lạc bộ chèo ở các địa phương | 105 | 22,25 |
- Biểu diễn, tuyên truyền, truyền dạy về nghệ thuật chèo ở các trường phổ thông | 82 | 17,37 |
- Biểu diễn, tuyên truyền về nghệ thuật chèo ở các tụ điểm văn hóa đường phố | 78 | 16,53 |
- Gắn kết biểu diễn chèo với các điểm du lịch | 115 | 24,36 |
- Tất cả các giải pháp trên | 350 | 74,15 |
PHỤ LỤC 6
BẢNG TỔNG HỢP KHẢO SÁT THỰC TRẠNG VÀ NHU CẦUTHƯỞNG THỨC NGHỆ THUẬT CHÈO
(Đối tượng là khán giả xem tại Nhà hát)