Nguyễn Ngọc Tương, Kiến trúc sư Huỳnh Tấn Phát, Ca Văn Thỉnh, Nữ tướng Nguyễn Thị Định... và cả những nhân vật chưa được chính sử đề cập nhưng nổi tiếng như Kỹ sư Nguyễn Thành Nam, “Đạo Dừa” người được Thiền sư Thích Nhất Hạnh chọn làm nguyên mẫu viết Truyện tranh giáo dục đạo đức trẻ em [40; tr.3].
- Giá trị văn hoá của DTLS-VH Bến Tre là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần gắn với di tích do con người Bến Tre sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội. Ở mỗi di tích đều chứa đựng trong nó những giá trị vật chất và tinh thần. Giá trị vật chất có thể là một công trình kiến trúc, một di vật..., giá trị tinh thần là biểu hiện về một ngôn ngữ, tư tưởng, truyền thống tốt đẹp, phong tục tập quán, tín ngưỡng, lễ hội liên quan đến di tích. Như một câu chuyện nhỏ ở DTNĐC đã làm phong phú và sâu sắc cho văn hóa. Theo tác giả Olivier Tessier, Giám đốc Viễn Đông Bác Cổ tại Tp. Hồ Chí Minh, khó lý giải vì sao Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu được dịch sang tiếng Pháp và nước Pháp lưu hành tác phẩm này dù cụ Đồ Chiểu sinh thời là người chống Pháp rất cực đoan, nhưng ông lại khẳng định: “Hoàn toàn ủng hộ Việt Nam đề nghị UNESCO ra Nghị quyết kỷ niệm 200 năm sinh Nguyễn Đình Chiểu vào năm 2022, bởi cụ Đồ rất xứng đáng vinh danh” [62; tr.86].
Giá trị văn hóa của DTLS-VH Bến Tre là sự tổng hợp cả hai giá trị vật chất và tinh thần, từ đó tạo ra “Giá trị Kết nối”, giao lưu văn hóa – học thuật quốc tế như các câu chuyện văn hóa từ DTNĐC, Di tích Nơi ở và hoạt động của Đại tá Phạm Ngọc Thảo, Di tích Nhà Bia bác học Trương Vĩnh Ký, Di tích Tòa thánh Cao Đài Ban Chỉnh [Phụ lục 7B; tr.197], Kiến trúc sư Huỳnh Tấn Phát… Các thế hệ hậu duệ của Đại tá Phạm Ngọc Thảo, bác học Trương Vĩnh Ký, kỹ sư Bùi Quang Chiêu, Đức giáo Tông Nguyễn Ngọc Tương, kỹ sư Nguyễn Thành Nam (Đạo Dừa) [62; tr.94]… ngày càng hướng về cội nguồn, tìm về tổ tiên từ các di sản mà bậc cha ông của họ đã để lại trên đất Bến Tre hiện nay. Đó còn là sự kết nối làm gia tăng giá trị của di tích như trường hợp Khu Lưu niệm Nữ tướng Nguyễn Thị Định được nghệ nhân Trương Đình Chiếu hiến tặng và lắp đặt bộ đàn đá, thác nước gần chục tỷ
đồng trong năm 2020 để tạo không gian di tích đặc trưng, mới lạ cho quần thể Khu Lưu niệm hiển linh về một vị nữ tướng huyền thoại tôn thờ như một “vị thần”.
- Giá trị khoa học của DTLS-VH Bến Tre là một kho tàng tư liệu vật thể và phi vật thể vô giá phục vụ nghiên cứu, khảo sát, thu thập dữ liệu, phân tích mối quan hệ, các yếu tố tác động, sự tồn tại và phát triển của sự vật hiện tượng liên quan đến di tích. DTLS-VH Bến Tre có giá trị rất lớn khi phục vụ nghiên cứu khoa học tự nhiên và khoa học xã hội của giới nghiên cứu trong và ngoài nước. Giá trị khoa học gồm các số liệu liên quan, tính hiếm hoi, chất lượng của tính đại diện và mức độ di tích đóng góp thông tin quan trọng. Như kết quả khai quật từ năm 2003 ở 3 di chỉ khảo cổ: Giồng Nổi (xã Bình Phú, Tp. Bến Tre); Ba Vát (xã Phước Mỹ Trung, huyện Mỏ Cày Bắc) và An Phong (xã An Thạnh, huyện Mỏ Cày Nam) đã cung cấp cơ sở khẳng định vùng đất Bến Tre hình thành “khoảng 5000 năm trước”, “cách nay khoảng 2000 năm có dấu vết cư trú và sinh hoạt của con người” [16; tr.14-15]. Giá trị khoa học của DTLS-VH Bến Tre còn để lại dấu ấn trong các luận án, luận văn, các công trình nghiên cứu lớn nhỏ, chính thức lẫn không chính thức (các nghiên cứu về Đạo Dừa, về bác học Trương Vĩnh Ký của sinh viên trường ĐH Fulbright; về Mứt dừa-Dừa sấy giòn, Hát sắc bùa Phú Lễ, Mộ thân mẫu Nguyễn Đình Chiểu, đưa Nói thơ Vân Tiên vào trường Mầm non… của sinh viên trường Cao đẳng Bến Tre).
- Giá trị kiến trúc - nghệ thuật của DTLS-VH Bến Tre là những giá trị về nghệ thuật tổ chức, thiết kế không gian, môi trường, vật liệu, kết cấu, trang trí của các công trình xây dựng, địa điểm; giá trị lớn về tư tưởng, thẩm mỹ, văn hoá để du khách thưởng thức bằng các giác quan từ đó ngưỡng mộ trình độ, kỹ năng, kỹ xảo vượt lên trên mức thông thường như di tích nghệ thuật Đình Phú Lễ, huyện Ba Tri; di tích kiến trúc nghệ thuật Nhà cổ Huỳnh phủ, xã Đại Điền và khu mộ cổ, xã Phú Khánh, huyện Thạnh Phú; di tích nghệ thuật Đình Bình Hòa, huyện Giồng Trôm, hay di tích chưa được kiểm kê, xếp hạng: Danh thắng Cồn Phụng; Khu mộ Kỹ sư Nguyễn Thành Nam, Mộ cổ huyện Hồ, huyện Châu Thành, nhà cổ Tp Bến Tre…
- Giá trị giáo dục của DTLS-VH Bến Tre là sự truyền thụ, phổ biến các giá trị của DTLS-VH để mọi người nhận thức, tự hào truyền thống, giá trị của di tích,
nhận thấy được lợi ích của DTLS-VH trong quá trình đáp ứng nhu cầu tồn tại và phát triển, như: DTĐK, Khu lưu niệm Trần Văn Ơn, các xã An toàn khu huyện Châu Thành, xã và vùng An toàn khu huyện Thạnh Phú; các lễ hội của tôn giáo, tín ngưỡng dân gian gắn với di tích như Lệ cúng đình Kỳ Yên, Lễ hội Truyền thống Văn hóa 1/7, Lễ hội Truyền thống Cách mạng 17/1, Lễ hội trái cây, Lễ hội Dừa, …
- Giá trị kinh tế của DTLS-VH Bến Tre là giá trị mang lại khi phân phối, trao đổi, tiêu dùng các sản phẩm du lịch trên cơ sở khai thác các giá trị của di tích như lễ hội, trưng bày hiện vật, cung cấp thông tin, bán hàng lưu niệm, hoạt động biểu diễn nghệ thuật, mô phỏng… Đó còn là giá trị các công trình xây dựng, kiến trúc được nhà nước và các tổ chức tôn giáo, cộng đồng đầu tư hàng trăm tỷ đồng và các giá trị gia tăng cho bất động sản quanh vùng di tích tọa lạc là những vị trí đắc địa, nhất là các di tích ở đô thị với thế đất “mặt tiền” như nhà cổ nội ô Tp. Bến Tre [Phụ lục 22; tr.258], là điểm đến của các đầu mối giao thông... Việc khai thác DTLS-VH phục vụ nhu cầu du khách nếu không ảnh hưởng xấu đến di tích, vừa thoả mãn nhu cầu du khách, vừa giữ gìn bản sắc văn hoá, đảm bảo giải quyết hài hòa mối tương quan kinh tế - văn hóa, là cơ sở thực hiện công bằng xã hội, sự tham gia của cộng đồng, bảo vệ môi trường... khi du khách đến với di tích, ẩm thực xứ dừa, các làng nghề truyền thống hoa kiểng, cây trái Cái Mơn, bánh tráng Mỹ Lồng, bánh phồng Sơn Đốc, kẹo dừa - mứt dừa - dừa sấy giòn, giấy dừa Mỏ Cày, mỹ phẩm tự nhiên từ dừa, mỹ nghệ dừa, nghệ thuật thắt lá dừa… sẽ được gia tăng giá trị thương mại – du lịch, văn hóa ẩm thực xứ dừa, sản vật, làng nghề truyền thống được gia cố tính bền vững, tạo điều kiện phát triển sinh kế cho người dân dựa vào điểm đến du lịch là di tích.
Ngoài ra, DTLS-VH Bến Tre còn có giá trị đa dạng sinh học, địa chất, địa mạo, tâm linh…thể hiện sinh động ở các danh thắng, di tích: sân chim Vàm Hồ, cồn Phụng, cồn Qui, cồn Bửng, cồn Đất, cồn Phú Đa, cồn Nhàn, Cội Bạch Mai - Đình Phú Tự, Tòa thánh Cao Đài Ban Chỉnh, Tòa thánh Cao Đài Tiên Thiên, Chùa cổ Hội Tôn, Mộ Đạo Dừa, Nhà thờ cổ Cái Mơn, Nhà thờ La Mã, Chùa Kim Long,...
Với tiềm năng to lớn từ giá trị của DTLS-VH trong bối cảnh PTDL, định hướng PTDL trong Chiến lược và Quy hoạch của Bến Tre 7 năm qua và thời gian tới
đều hướng vào di tích, nhất là một số DTLS-VH tiềm năng như 2 Di tích quốc gia đặc biệt của tỉnh. Từ khi được xếp hạng quốc gia cách nay trên dưới 30 năm và sau 5 năm là di tích quốc gia đặc biệt, DTNĐC và DTĐK đã và đang tổ chức đón khách du lịch; là điểm du lịch cốt lõi trong chương trình du lịch của các doanh nghiệp lữ hành. Tuy nhiên do hạn chế trong nhận thức về mối tương quan kinh tế - văn hóa trong QLDT, DTLS-VH Bến Tre chưa thực sự tiếp cận du lịch. Cụ thể, 2 di tích quốc gia đặc biệt tuy đã được đầu tư tôn tạo, bảo tồn nhưng vẫn chưa thu hút du khách. Năm 2019, cả 2 di tích này dù không bán vé vào cổng nhưng chỉ đón 3,53% tổng lượt khách đến Bến Tre [Phụ lục 8A; tr.202], kinh phí hoạt động chính của các di tích chủ yếu từ ngân sách nhà nước, ngoài ra không có nguồn thu nào khác. Riêng DTNĐC có thùng công đức, bán hàng lưu niệm nhưng không đáng kể. Do đó, việc làm thế nào để 2 Di tích này hấp dẫn du khách đến Bến Tre là một vấn đề lớn được luận án đặt ra nghiên cứu khi tiếp cận bằng lý luận Kinh tế học văn hóa.
1.3.2. Di tích Nguyễn Đình Chiểu
Nguyễn Đình Chiểu sinh ngày 1/7/1822 tại làng Tân Thới, Gia Định (nay là Tp Hồ Chí Minh). Cụ sinh ra trong thời kỳ chế độ phong kiến đang suy thoái, mâu thuẫn xã hội gay gắt. Năm 1846, Nguyễn Đình Chiểu ra Huế học chờ dự khoa thi Hội, nhưng chưa đến ngày thi thì nhận tin mẹ mất. Cụ quyết định bỏ thi trở về Nam chịu tang mẹ. Trên đường đi vì quá thương khóc mẹ và bệnh hoạn xảy ra dọc đường khiến Cụ bị mù mắt. Sau khi mãn tang mẹ, Nguyễn Đình Chiểu mở trường dạy học ở Gia Định, nghiên cứu nghề bốc thuốc Nam và bắt đầu sáng tác thơ văn. Đây là thời kỳ Cụ vừa dạy học vừa bốc thuốc và sáng tác truyện Lục Vân Tiên nổi tiếng.
Năm 1858, Pháp chiếm Đà Nẵng mở đầu cuộc chiến xâm lược Việt Nam, Nguyễn Đình Chiểu sáng tác thơ văn, dùng ngòi bút chống giặc, là nhà thơ dẫn đầu dòng văn học yêu nước nửa cuối thế kỷ XIX. Năm 1862, Nguyễn Đình Chiểu và gia quyến rời Cần Giuộc về Ba Tri, Bến Tre dạy học, bốc thuốc và sáng tác thơ văn. Năm 1886, sau khi Cụ bà Lê Thị Điền mất, bệnh tật của Cụ ngày càng trầm trọng. Trong những ngày cuối đời, Cụ sống trong cảnh nghèo nàn thanh bạch với sự yêu thương đùm bọc của nhân dân, Nguyễn Đình Chiểu - Nhà thơ đạo lý [13] mất ngày 24 tháng 5 năm Mậu Tý (ngày 3/7/1888) tại làng An Bình Đông (Trị trấn Ba Tri
ngày nay), thọ 66 tuổi, Cụ được an táng tại phần đất của người học trò thân tín là Nhứt Xược tọa lạc tại xã An Đức, huyện Ba Tri, đây cũng là phần đất Cụ chọn trước [Phụ lục 7H; tr.200]. Năm 1972, chính quyền Sài Gòn cho chủ trương, ông xã trưởng quyên góp tiền xây dựng đền thờ gần mộ Cụ [Phụ lục 7I; tr.200]. Ngày 27/4/1990, DTNĐC được Bộ VHTT công nhận là di tích quốc gia, đền thờ cũ được trùng tu và xây dựng tường rào với diện tích 5.600m2. Năm 2000, Bộ VHTT đầu tư xây dựng lăng mới với tổng kinh phí 6,9 tỷ đồng, diện tích khu di tích được mở rộng lên đến 14.000m2. DTNĐC là công trình văn hóa danh nhân nổi tiếng nhất Bến Tre, là di tích trọng điểm thu hút khách trong và ngoài nước, ngày 22/12/2016 DTNĐC được công nhận là Di tích quốc gia đặc biệt [Phụ lục 12; tr.208].
1.3.3. Di tích Đồng Khởi
Di tích Đồng Khởi là 1 cụm DTĐK gồm: Nhà Truyền thống, các địa điểm diễn ra phong trào Đồng Khởi Bến Tre và đình Rắn. Từ phong trào Đồng Khởi nổi tiếng cả nước, Bến Tre được tuyên dương 8 chữ vàng “Anh dũng, Đồng Khởi, thắng Mỹ, diệt Nguỵ”, theo nguyện vọng của nhân dân Nhà Truyền thống Đồng Khởi được xây dựng tại xã Định Thủy huyện Mỏ Cày Nam, cách Tp Bến Tre hơn 14km; Đây là nơi nổ tiếng súng mở màn phong trào Đồng Khởi Bến Tre năm 1960.
Cụm di tích DTĐK ngoài 3 địa điểm được xác định là “Nôi Đồng Khởi” còn có đình Rắn. Đình Rắn (đình Định Nhơn), nằm cách Nhà Truyền thống 500 m về hướng Đông Bắc. Đình được xây dựng năm 1878. Trải qua các cuộc chiến tranh, đình Rắn bị tàn phá nặng nề và đã được trùng tu, tôn tạo nhiều lần trên đất cũ. Năm 1917, nhân dân địa phương đã dựng lại 3 căn đình chính bằng cột gỗ, mái ngói. Tháng 4/1980, Ban khánh tiết đình vận động tu sửa đình chính bằng cây lá đơn sơ. Năm 2005, tỉnh Bến Tre trùng tu, phục dựng lại ngôi đình như ngày nay. Đình Rắn có nhiều huyền thoại bí ẩn, đình vốn là nơi trú ngụ của nhiều loại rắn nên có tên là đình Rắn. Từ sau Cách mạng tháng Tám 1945, đình Rắn là nơi hội họp bí mật của cán bộ cách mạng và là điểm xuất phát nhiều cuộc tiến công của lực lượng vũ trang. Đặc biệt trong đình có thờ di ảnh Nữ tướng Nguyễn Thị Định khi đến thăm Đình Rắn. Ngôi đình không chỉ là biểu tượng của tín ngưỡng dân gian - điểm tựa tâm linh
cho người dân có cuộc sống an lành, mà còn là nơi hiệu triệu người dân chung tay gìn giữ một di tích lịch sử cách mạng - niềm tự hào của Bến Tre, Lễ Kỳ Yên ở Đình Rắn người dân tham gia rất đông đảo. Đình Rắn là một điểm nhấn du lịch của “quê hương nôi Đồng Khởi” khi du khách đến Bến Tre, rất tiếc hiện nay Đình Rắn chưa được quan tâm bảo tồn, phát huy xứng tầm với 1 di tích trong quần thể DTĐK.
Để ghi nhớ công của cha ông đã gian khổ, đánh đổi xương máu cho thế hệ hôm nay được sống trong hòa bình, tỉnh Bến Tre chọn ngày 17/01 hằng năm là Ngày hội Truyền thống Cách mạng. Trong ngày này, khắp nơi trong tỉnh tổ chức mít tinh kỷ niệm với sự tham gia của đông đảo nhân dân. Tuy nhiên, hiện nay có một vấn đề cần được nghiên cứu sâu hơn về cách gọi “tháng Giêng” thay vì “tháng 1” lâu nay để nói về Lễ hội Truyền thống Cách mạng 17/01 gây ra ngộ nhận từ câu chuyện “Cầu 17 tháng Giêng” dẫn đến cách hiểu Đồng Khởi theo âm lịch. Trên thực tế, 17/01/1960 nhằm ngày chủ nhật, 19 tháng Chạp năm Kỷ Hợi, có đặt trong bối cảnh những ngày thượng tuần tháng Chạp, chuẩn bị quét mộ, đón Tết cổ truyền mới hiểu hết giá trị, ý nghĩa và bản chất của tinh thần Đồng Khởi để đón Tết, tạo nên cảm hứng Xuân chiến thắng, mở màn cho chiến thắng Xuân Mậu Thân – 1968 và sau cùng là đại thắng Xuân 1975. Ttừ đó mới xác lập lõi tín ngưỡng, tập quán dân gian với câu chuyện “Tết quân dân”, ngày hội Gói bánh tét nuôi quân… dệt nên những ký ức đẹp của Đồng Khởi trong cuộc sống đương đại bên cạnh các lễ hội tại Đình Rắn, những thành tố kết nối du khách đến với di tích lịch sử cách mạng.
DTĐK được Bộ VHTT công nhận là Di tích lịch sử quốc gia theo Quyết định số 43/VH-QĐ, ngày 07/01/1993. Đến nay cả nước chỉ có 2 di tích liên quan đến Đồng Khởi được xếp hạng quốc gia, 1 ở Tây Ninh vào tháng 7/1993 và 1 ở Phú Yên vào tháng 1/2005 [Phụ lục 5B; tr.195]. Từ những giá trị lịch sử đặc biệt tiêu biểu, cùng với DTNĐC, DTĐK được xếp hạng là di tích quốc gia đặc biệt ngày 22/12/2016 [Phụ lục 12; tr. 208]. Nơi đây đã trở thành một quần thể di tích lịch sử nổi tiếng của Bến Tre, khu vực Đồng bằng sông Cửu Long và cả nước. Với giá trị sâu sắc và tiêu biểu về lịch sử - văn hóa, DTĐK là một di tích trọng điểm của Bến Tre thu hút khách trong và ngoài nước tham quan, tìm hiểu phong trào Đồng Khởi.
Tiểu kết
Chương 1 đã hệ thống hóa, phân tích cơ sở lý luận và thực tiễn về DTLS-VH và PTDL nói chung và Bến Tre nói riêng; phân tích khái niệm, phân loại, đặc điểm, giá trị di tích, tìm hiểu các loại hình du lịch, du lịch di sản, sự gắn kết du lịch và di tích. Giá trị di tích gồm giá trị vật thể và phi vật thể là căn cứ để tăng cường QLDT gắn với du lịch. Tuy nhiên, các nghiên cứu này còn hạn chế sau:
Phần lớn chưa đề cập đến đối tượng quản lý và công cụ quản lý, QLDT về bản chất là: quản lý các hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di tích gắn với quản lý hoạt động KTXH trong không gian di tích vốn có khả năng gây áp lực tới sự toàn vẹn và suy giảm giá trị di tích. Trong các công cụ quản lý, chiến lược bảo tồn, phát huy giá trị di tích, các quy hoạch và các dự án bảo tồn chưa được quan tâm, chưa đề cập QLDT trong mối tương quan kinh tế - văn hóa, tức là chưa chuẩn bị tư thế cho di tích gắn kết với du lịch, chưa quan tâm đến khía cạnh kinh tế của di tích, chưa chú ý quản lý môi trường, không gian sinh thái - một thành tố của di tích. Sự tham gia của cộng đồng - nhân tố quan trọng trong QLDT chỉ mới đề cập ở mức độ khái quát.
Trong trường hợp của Bến Tre – vùng đất “địa linh nhân kiệt” với những nét tiêu biểu về văn hóa ở góc nhìn du lịch đã cho thấy những tiềm năng to lớn để PTDL và là dư địa cho giới nghiên cứu khám phá ở cách tiếp cận mới: - Văn hóa du lịch; - Văn hóa kinh tế. Tuy nhiên, đến nay chưa có nghiên cứu cụ thể, hệ thống nào về QLDT trong bối cảnh PTDL, nhất là ở 2 Di tích quốc gia đặc biệt của Bến Tre với những tác động tích cực lẫn tiêu cực và nội dung có tính đặc thù của 2 Di tích này. Những vấn đề các nghiên cứu đi trước còn bỏ ngỏ là khoảng trống để nghiên cứu sinh tiếp tục tìm hiểu. Nghiên cứu của các học giả đi trước là nguồn tư liệu quan trọng được nghiên cứu sinh tham khảo, kế thừa trong luận án.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HOÁ TRONG BỐI CẢNH PHÁT TRIỂN DU LỊCH Ở TỈNH BẾN TRE
2.1. Tổng quan tỉnh Bến Tre - Những nét tiêu biểu về văn hóa và Du lịch
2.1.1. Khái quát về tỉnh Bến Tre
Bến Tre có diện tích 2.315km2, là tỉnh nằm cuối nguồn sông MeKong, tiếp giáp biển Đông với chiều dài bờ biển khoảng 65km và các tỉnh Tiền Giang, Trà Vinh, Vĩnh Long. Trung tâm tỉnh Bến Tre cách Tp Hồ Chí Minh 85km; cùng với Quốc lộ 60, Quốc lộ 57, cầu Rạch Miễu, cầu Hàm Luông, cầu Cổ Chiên đã rút ngắn thời gian từ Bến Tre đến Tp Hồ Chí Minh - vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và các tỉnh miền Tây bằng đường bộ, đây là một vị trí đẹp để PTDL.
Hình 2.1. Khoảng cách từ Tp. Bến Tre đến Tp. Hồ Chí Minh và các địa phương khác
(Nguồn: Sở Giao thông Vận tải Bến Tre, 2019) |
Có thể bạn quan tâm!
- Lý Thuyết Về Quản Lý Di Tích Lịch Sử - Văn Hóa
- Nhóm Khái Niệm Về Di Tích Lịch Sử - Văn Hóa
- Mối Quan Hệ Giữa Di Tích Lịch Sử - Văn Hóa Và Du Lịch
- Du Lịch Bến Tre Trong Cụm Phía Đông Đồng Bằng Sông Cửu Long
- Thực Trạng Quản Lý Di Tích Lịch Sử - Văn Hóa Ở Tỉnh Bến Tre
- Hoạt Động Kiểm Kê, Xếp Hạng Di Tích Lịch Sử - Văn Hoá Ở Bến Tre
Xem toàn bộ 298 trang tài liệu này.
Vùng đất Bến Tre được hình thành cách đây khoảng 5000 năm do quá trình bồi đắp phù sa của các nhánh sông lớn thuộc hệ thống sông Cửu Long. Từ những thế kỷ đầu Công nguyên, cách nay khoảng 2.000- 2.500 năm Bến Tre đã có dấu tích cư trú của những cư dân cổ xưa, thư tịch gọi là người Phù Nam và Chân Lạp [16; tr.15]. Đến năm 1757, “Bến Tre không còn thuộc Thủy Chân Lạp, sáp nhập vào bản đồ nước Nam, thuộc châu Định Viễn, dinh Long Hồ, phủ Gia Định” [86; tr.72].