bá, tuyên truyền và phát huy giá trị di sản. Ở các hội thảo trên DTLS-VH Bến Tre chỉ được đề cập một cách sơ lược, chưa được đưa ra bàn thảo chính thức, tuy nhiên các hội thảo này đã cung cấp cơ sở lý luận và thực tiễn có giá trị cho Bến Tre tham khảo.
Bên cạnh các công trình nghiên cứu, các hội thảo nêu trên còn có các Luận án Tiến sĩ: của Lê Thị Lan Hương (2005), Một số giải pháp nâng cao chất lượng chương trình du lịch cho khách du lịch quốc tế đến Hà Nội của các công ty lữ hành trên địa bàn Hà Nội [52]; của Nguyễn Văn Đức (2013), Tổ chức các hoạt động du lịch tại một số di tích lịch sử - văn hóa quốc gia của Hà Nội theo hướng phát triển bền vững [33]; của Trần Đức Nguyên (2013), Quản lý di tích lịch sử văn hóa ở Bắc Ninh trong quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa [82]; của Nguyễn Thị Thu Hà (2016), Quản lý di sản văn hóa và phát triển du lịch ở đô thị cổ Hội An, tỉnh Quảng Nam [38]; của Ngô Quang Duy (2020), Phát huy giá trị di sản văn hóa trong phát triển du lịch ở Quảng Ninh [21] đã tập trung nghiên cứu về du lịch và di sản văn hóa ở Việt Nam, đây là tín hiệu của xu hướng đi vào nghiên cứu sâu và nhiều mặt về bảo tồn, phát huy giá trị DTLS-VH trong mối liên hệ với kinh tế và du lịch.
Ngoài những công trình nghiên cứu đã nêu trên, một số khá lớn các bài viết đăng trên các tạp chí chuyên ngành như Di sản văn hóa, Văn hóa Nghệ thuật, Văn hóa học, Nghiên cứu văn hóa, Văn hóa và Nguồn lực,... đã bàn luận vấn đề bảo tồn, phát huy giá trị DSVH có liên quan đến du lịch ở Việt Nam.
Tác giả Lưu Trần Tiêu trong bài “Một số vấn đề về di tích lịch sử văn hóa” [106; tr.496-511], đề cập đến quản lý nhà nước về bảo tồn di tích cho rằng, bảo tồn di tích thể hiện ở 3 mặt: bảo vệ di tích về mặt pháp lý và khoa học, bảo vệ di tích về mặt vật chất kỹ thuật, cuối cùng là sử dụng di tích phục vụ nhu cầu xã hội. Cụ thể, trong công tác QLDT cần tập trung vào 3 vấn đề: công nhận di tích, quản lý cổ vật và phân cấp quản lý di tích. Tác giả nhấn mạnh: các DTLS-VH chỉ có thể được bảo vệ và phát huy cao nhất giá trị khi thực hiện một cách đồng bộ 3 mặt trên.
Tác giả Đặng Văn Bài với bài “Vấn đề quản lý nhà nước trong lĩnh vực bảo tồn di sản văn hóa” đã đưa ra một số nội dung chủ yếu trong quản lý nhà nước về
DTLS-VH, bao gồm: Quản lý bằng văn bản pháp quy (văn bản pháp quy về bảo vệ, phát huy giá trị di sản; quyết định về cơ chế, tổ chức quy hoạch và kế hoạch phát triển…); Việc phân cấp QLDT; Hệ thống tổ chức ngành bảo tồn – bảo tàng và ngân sách cho các cơ quan QLDT có tính quyết định hiệu quả quản lý di sản [2; tr.11-13].
Bài viết của tác giả Bùi Hoài Sơn “Các quan điểm lý thuyết về quản lý di sản” [94] và “Di sản để làm gì và một số câu chuyện quản lý di sản ở Việt Nam”
[95] đã đặt ra vấn đề cốt lõi trong quan điểm và hướng tiếp cận quản lý di sản, thể hiện góc nhìn đa dạng trong công tác bảo tồn và quản lý di sản ở Việt Nam những năm qua. Một số nghiên cứu khác đề cập tới những vấn đề đặt ra trong bảo tồn và phát huy giá trị DTLS-VH như việc phát huy giá trị di tích của tác giả Nguyễn Thế Hùng [51]; vấn đề giáo dục nâng cao nhận thức tự bảo vệ di sản cho cộng đồng của tác giả Trương Quốc Bình [9]…
Có thể bạn quan tâm!
- Quản lý di tích lịch sử - văn hóa trong phát triển du lịch ở tỉnh Bến Tre - 1
- Quản lý di tích lịch sử - văn hóa trong phát triển du lịch ở tỉnh Bến Tre - 2
- Các Công Trình Nghiên Cứu Về Quản Lý Di Tích Lịch Sử - Văn Hóa Trong Mối Liên Hệ Với Kinh Tế Và Du Lịch
- Quản lý di tích lịch sử - văn hóa trong phát triển du lịch ở tỉnh Bến Tre - 5
- Lý Thuyết Về Quản Lý Di Tích Lịch Sử - Văn Hóa
- Nhóm Khái Niệm Về Di Tích Lịch Sử - Văn Hóa
Xem toàn bộ 298 trang tài liệu này.
Bảo tồn và phát huy giá trị DTLS-VH là một yêu cầu của thời đại, trong các phương thức phát huy giá trị DTLS-VH, du lịch là phương thức phát huy hiệu quả. Nguồn thu từ du lịch di sản đóng góp quan trọng cho bảo tồn di sản. Du lịch gắn với khai thác giá trị DTLS-VH còn là động lực đẩy mạnh tìm kiếm, phát hiện, đánh giá giá trị di sản với tư cách là tài nguyên du lịch. Điều này được khẳng định trong “Bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa với PTDL ở Việt Nam” [70] của Phạm Trung Lương và “Vai trò của di sản văn hóa với sự phát triển của du lịch Việt Nam” của Trương Quốc Bình [9]; “Về nội hàm văn hóa du lịch”, Bùi Thanh Thủy [105]; “Mối quan hệ giữa quản lý di sản văn hóa và PTDL – Quan điểm tiếp cận”, Nguyễn Thị Thu Hà [37]; “Nguồn lực di sản văn hóa trong PTDL ở Quảng Ninh”, Ngô Quang Duy [20] …
Tuy nhiên, bên cạnh tác động tích cực về kinh tế, sự phát triển của xã hội đã tạo ra những tác động tiêu cực đến DTLS-VH. Tác giả Hà Văn Tấn [99] với bài “Bảo vệ di tích lịch sử văn hóa trong bối cảnh công nghiệp hoá hiện đại hóa đất nước” đã chỉ ra nguyên nhân di tích bị hủy hoại, trong đó có mâu thuẫn giữa nhu cầu phát triển, đô thị hóa nhanh với yêu cầu bảo vệ nguyên trạng di tích.
Trong bài “Tầm nhìn tương lai đối với di sản văn hóa và hệ thống bảo vệ di
tích ở nước ta”, Nguyễn Quốc Hùng [49; tr.4-5] đã chỉ ra tác động của công nghiệp hóa - đô thị hóa làm tổn hại hệ thống di sản văn hóa nói chung, DTLS-VH nói riêng. Nguyên nhân của tình trạng này là sự chưa đồng bộ, thiếu ý thức và quan tâm chưa đúng mức bảo tồn di sản ở các ngành, địa phương trong quá trình xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển đô thị… Tác giả bài viết đã đưa ra và phân tích khá kỹ ba nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị di sản trong bối cảnh hiện nay.
Với bài “Vai trò của di tích lịch sử văn hóa trong phát triển KTXH” [71; tr.91- 96] Từ Mạnh Lương phân tích vai trò của di tích đối với phát triển KTXH, cho rằng di tích là nguồn lực để phát triển kinh tế, di tích “là tài sản văn hóa của mỗi quốc gia, là nguồn lực để phát triển”. Tác giả có cùng quan điểm với Nguyễn Thế Hùng khi cho rằng: “Di tích còn mang ý nghĩa là nguồn lực cho phát triển kinh tế, một nguồn lực rất lớn, sẵn có nếu được khai thác, sử dụng tốt sẽ góp phần không nhỏ phát triển kinh tế đất nước và nó càng có ý nghĩa to lớn khi đất nước đang rất cần phát huy tối đa nguồn nội lực để phát triển” [51; tr.27-28].
Ở bài “Di sản văn hóa – nhân tố quan trọng góp phần bảo vệ, xây dựng phát triển đất nước” Phạm Quang Nghị [78] cho rằng: DTLS-VH đang đứng trước thử thách khốc liệt của cơ chế thị trường. Những giá trị bền vững của di sản chỉ thực sự hấp dẫn và trở thành sản phẩm văn hóa độc đáo, có tiềm năng khai thác du lịch nếu biết phát huy những giá trị đích thực, những thế mạnh và không bị lôi cuốn vào xu thế thương mại hóa tầm thường. Trương Quốc Bình trong “Đổi mới hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị kho tàng di sản văn hóa” [10] có cùng quan điểm như trên. Bài viết dạng này khá nhiều, nhưng chỉ dừng lại ở góc độ là tài liệu tham khảo, chưa có công trình nào đề cập trực tiếp đến DTLS-VH và du lịch Bến Tre.
Nghiên cứu về giá trị và đóng góp của DTLS-VH đối với đời sống kinh tế, văn hóa và xã hội của các cộng đồng sở hữu di sản đã được đề cập trong một số công trình; nhiều bài nghiên cứu đã khẳng định di sản là một nguồn lực để PTDL. Trong nghiên cứu về vấn đề bảo tồn, phát huy giá trị di sản, Nguyễn Quốc Hùng
[50] khẳng định di sản ngày càng có nhiều đóng góp quan trọng vào sự phát triển
của đất nước. Nhiều di sản đã trở thành điểm đến quan trọng trong các tuyến du lịch, đóng góp cho ngân sách (thông qua nguồn thu từ vé tham quan, tạo công ăn việc làm, thu hút đầu tư nước ngoài, nâng cấp cơ sở hạ tầng địa phương). Bài viết của tác giả Nguyễn Thị Chiến [15] đề cập khai thác di sản như là một tài nguyên du lịch. Cùng nhận định tương tự, nghiên cứu của tác giả Trương Quốc Bình [9] nhấn mạnh vai trò của di sản đối với PTDL. Cụ thể hơn, tác giả Hồ Xuân Tịnh [107] lưu ý DTLS-VH còn bao gồm cả sản phẩm thủ công truyền thống: đồ mây tre đan, vải dệt thổ cẩm, lễ hội, …. cần được khai thác thành sản phẩm du lịch, bên cạnh đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, bảo tồn, phát huy giá trị di tích, danh thắng và lễ hội truyền thống. Tác giả nhấn mạnh: những sản phẩm văn hóa đó không chỉ đem lại thu nhập cho địa phương mà còn giới thiệu văn hóa vùng đất và con người một cách hữu hiệu nhất. Tuy nhiên các tác giả nêu trên chưa đi sâu nghiên cứu tu bổ, tôn tạo di tích cho 1 địa phương, chỉ đưa ra giải pháp QLDT ở tầm vi mô; vì vậy tác giả Nguyễn Quốc Hùng mới có đề xuất “… cần phải có sự tổng kết, đánh giá công tác quản lý nhằm đưa ra được mô hình, giải pháp phù hợp” để QLDT hiệu quả trong PTDL [50].
Nhìn chung, các công trình nghiên cứu, bài viết trên đề cập đến những vấn đề lý luận và thực tiễn của bảo tồn, phát huy giá trị của DSVH trong bối cảnh hiện nay theo các quan điểm, cách nhìn cá nhân rất đa dạng. Có thể khái quát bảo tồn di sản nói chung, di tích nói riêng được chia ra thành 3 nhóm vấn đề: bảo vệ di tích về mặt pháp lý và khoa học, bảo vệ di tích về mặt vật chất kỹ thuật và sử dụng di tích phục vụ nhu cầu cuộc sống, hay phát huy giá trị di tích. Đây là những gợi ý cho nghiên cứu sinh kế thừa, áp dụng trong khung nghiên cứu lý thuyết của luận án.
Ngoài các công trình tiêu biểu trên, có khá nhiều bài nghiên cứu, hội thảo và các chuyên luận tìm hiểu DTLS-VH trước sự tác động của công nghiệp hóa – hiện đại hóa, biến đổi khí hậu phản ánh một thực tế là: trong QLDT, mọi hoạt động quản lý đều phải hướng tới mục đích duy trì sự tồn tại của di tích ở trạng thái tốt nhất để khai thác, phát huy giá trị di tích đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ đất nước.
Đến nay Việt Nam chưa có nhiều nghiên cứu về quan hệ giữa QLDT và PTDL từ cấp độ địa phương, chỉ có các bài viết có tính tổng quan về vai trò của du
lịch trong bảo tồn, phát huy giá trị di tích ở các tạp chí nghiên cứu, hội thảo về du lịch và di tích phục vụ du lịch. Để bổ túc thêm cho các nghiên cứu về di tích trong mối liên hệ với du lịch, cần quan tâm đến nhóm các đề tài, đề án có liên quan bởi đây cũng là sự thể hiện một phần các kết quả nghiên cứu được ứng dụng sinh động trong cuộc sống.
Đề tài cấp Nhà nước Cơ sở khoa học và giải pháp PTDL bền vững ở Việt Nam [25] do Phạm Trung Lương, chủ nhiệm (2011) đã nghiên cứu và phát triển cơ sở lý luận du lịch bền vững tại Việt Nam, đề xuất giải pháp PTDL. Đề tài có ý nghĩa lý luận và thực tiễn cao, đặt nền móng PTDL bền vững ở địa phương gắn với môi trường, văn hóa bản địa cũng như lợi ích KTXH.
Năm 2008, Tổng cục Du lịch phối hợp Cục Di sản Văn hóa triển khai đề án Tăng cường gắn kết các bảo tàng với hoạt động du lịch, đưa ra mô hình tăng nguồn thu, giới thiệu hiện vật có giá trị ở bảo tàng tới công chúng. Đề án xác định bảo tàng là tài nguyên du lịch nhân văn, điểm đến hấp dẫn du khách, các công ty lữ hành đã kết nối bảo tàng… Tuy nhiên việc gắn kết chưa hiệu quả, du khách đến bảo tàng thưa thớt, chưa thúc đẩy phát triển hoạt động cả bảo tàng và doanh nghiệp du lịch.
Nghiên cứu về quản lý DTLS-VH trong mối liên hệ với kinh tế, du lịch có nhiều công trình, hội thảo, bài viết, đề tài, đề án… thể hiện sự quan tâm của các nhà quản lý, học giả nhằm tìm hướng giải quyết phù hợp, hài hòa. Đối với DTLS-VH, bảo tồn và phát huy luôn có mối liên hệ với kinh tế - du lịch như một cặp phạm trù, nếu giá trị của di tích không được khai thác sử dụng phục vụ cộng đồng, trải qua một thời gian nhất định, sự bảo tồn đơn lẻ, “máy móc” sẽ dẫn đến “cứng nhắc”, không gắn với phát huy sẽ làm di tích mờ dần, chìm vào quên lãng. Do đó bảo tồn là căn bản, là cơ sở để sáng tạo, phục vụ phát huy qua kênh du lịch và ngược lại, phát huy gắn kết với du lịch sẽ giúp bảo tồn di tích tốt hơn, tỏa sáng hơn, các giá trị của di tích khi ấy được chọn lọc, kế thừa và bảo vệ một cách thiết thực cả trong hiện tại và tương lai. Tuy nhiên để nhận thức này chuyển hóa thành thực tiễn ở cấp địa phương như Bến Tre là cả một quá trình đòi hỏi sự dày công xem xét, nghiên cứu, kế thừa và đúc kết từ lý luận lẫn thực tiễn để phù hợp với từng trường hợp cụ thể; từ
đó cho thấy còn nhiều khoảng trống luận án cần hướng đến để bổ túc.
1.1.2. Quản lý di tích lịch sử - văn hóa nhìn từ góc độ pháp luật
Khi nghiên cứu QLDT trong mối liên hệ với kinh tế - du lịch, vấn đề đặt ra đầu tiên là việc giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa bảo tồn di tích và phát triển KTXH; để thực hiện được điều đó cần phải tiếp cận di tích từ góc độ pháp luật.
Quan điểm bảo tồn trong Hướng dẫn thực hiện Công ước về Di sản Thế giới
[151] đã chỉ rõ: di sản là những tài sản vô giá không thể thay thế ở cấp quốc gia và cả cấp quốc tế; những mất mát do hư hại hoặc biến mất của di sản được trao tặng danh hiệu sẽ làm nghèo nàn hệ thống di sản các dân tộc trên thế giới. Điều đó cho thấy, quản lý di sản, trong đó có QLDT không phải là việc dễ dàng, đòi hỏi sự nỗ lực của các bên liên quan, ngoài tuân theo nguyên tắc bảo tồn và quản lý chung, áp dụng biện pháp quản lý phù hợp, hiệu quả cho từng trường hợp là rất cần thiết.
Các tổ chức UNESCO, ICOSMOS, ICCROM, ICOM, AHC, World
Monuments Fund,… đã nỗ lực thiết lập hệ thống các nguyên tắc cơ bản, đề xuất các thực hành tốt nhất hỗ trợ các nước trên thế giới bảo vệ và quản lý di sản vật thể và phi vật thể. Các Hiến chương về di sản đã đưa ra tuyên bố về các nguyên tắc, hướng dẫn bảo tồn và quản lý các địa điểm có giá trị văn hóa trên toàn cầu. Hướng dẫn thực hiện Công ước di sản thế giới UNESCO yêu cầu phải xây dựng kế hoạch quản lý các khu di sản thế giới, nhưng quan trọng hơn cả là cơ chế kiểm soát việc triển khai thực hiện kế hoạch này ở các quốc gia thành viên. Các văn bản pháp lý mang tính quốc tế về DTLS-VH đề cập đến giá trị di sản, vấn đề bảo tồn, ý nghĩa của DTLS-VH và các vấn đề liên quan đến quá trình lập kế hoạch bảo tồn [53], [54], [55], [56], [57], [58]. Các nguyên tắc bảo vệ di sản hiệu quả từ văn bản pháp lý quốc tế được các nước vận dụng xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, chính sách quản lý di sản của nước mình trong đó có Việt Nam.
Tiếp cận các thông lệ pháp lý quốc tế về bảo vệ di sản, Luật Di sản văn hóa đầu tiên được Quốc hội Việt Nam khóa X, kỳ họp thứ 9 thông qua (2001), thuật ngữ “di sản văn hóa” chính thức được xác định trong văn bản pháp quy cao nhất và được sử dụng phổ biến. Năm 2009 Luật Di sản văn hóa sửa đổi [67; tr.33] đã cụ thể hóa
đường lối, chính sách nhất quán của Đảng và Nhà nước Việt Nam về bảo vệ di sản; tạo điều kiện thuận lợi xã hội hóa hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di tích. Luật tạo cơ sở pháp lý cho hoạt động quản lý DTLS-VH; xác định trách nhiệm các bộ, ban, ngành liên quan ở trung ương và UBND các cấp trong bảo tồn di sản; quyền hạn, nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân và chủ sở hữu di sản, những việc được làm và không được làm, những hành vi bị nghiêm cấm, cơ chế khen thưởng, tôn vinh người có công, xử phạt vi phạm di sản. Thực hiện Luật Di sản văn hóa sửa đổi (2009), Chiến lược Phát triển văn hóa đến năm 2020 đặt ra yêu cầu: “Đầu tư đồng bộ bảo tồn, tôn tạo các DTLS-VH tiêu biểu trở thành những di sản có chất lượng cao về khoa học bảo tồn và môi trường văn hoá, phục vụ giáo dục truyền thống” [93].
Bên cạnh các văn bản pháp lý có tính định hướng “khung” bảo vệ di sản là sự đóng góp của nhiều học giả, nhà thực hành, nhà quản lý lĩnh vực DTLS-VH trên thế giới. Một bài học cho Việt Nam là tính hiệu lực của văn bản pháp luật và chính sách quản lý di sản còn nhiều bất cập, chưa giải quyết có hiệu quả những vấn đề thực tiễn đặt ra. Trong khi đó, để hiểu đúng DTLS-VH, đặc biệt là di sản phi vật thể ẩn chứa bên trong di tích và vùng không gian di tích trên thực tế là rất khó, nhiều lúc mơ hồ, liên quan đến nhận thức và truyền thông di sản như Công ước 2003 chỉ rõ: “Di sản văn hóa phi vật thể có vai trò đặc biệt quan trọng đối với đời sống, có những đóng góp to lớn đến nay chúng ta chưa đánh giá, khai thác được hết…” [143]. Đó là chưa kể QLDT trong PTDL cần phải tham chiếu Luật Du lịch [68] để đảm bảo di tích được bảo vệ tốt nhất khi phát huy, khai thác phục vụ yêu cầu PTDL.
1.1.3. Công trình nghiên cứu di tích lịch sử - văn hóa và du lịch Bến Tre
Nghiên cứu về DTLS-VH và du lịch Bến Tre đến nay theo khảo cứu của nghiên cứu sinh hệ thống lại, có 2 nhóm vấn đề nghiên cứu lớn theo mốc thời gian.
1.1.3.1. Giai đoạn trước năm 1975
Nghiên cứu về DTLS-VH ở Bến Tre trước năm 1975 được đề cập ở nhiều góc độ khác nhau có ở 9 công trình nghiên cứu sinh khảo cứu được; tuy nhiên không phải tất cả đều tập trung vào nghiên cứu di tích Bến Tre. Nghiên cứu một phần của Vĩnh Long, Định Tường xưa (nay là Bến Tre) được đề cập ở một số sách
địa chí ghi chép về các lĩnh vực văn hóa trong đó có di tích, cổ tích như cuốn Đại Nam nhất thống chí do Quốc sử quán triều Nguyễn biên soạn có các nội dung về hiện trạng thành trì, cổ tích, lăng mộ, đền miếu, chùa, lễ nghi, tôn giáo, đi lễ hội... nhưng không mô tả cụ thể diễn ra như thế nào. Trong phần Địa lý học: Tự nhiên, Kinh tế và Lịch sử Nam Kỳ, tập VII (1903) của Chuyên khảo về tỉnh Bến Tre [44] đã cung cấp bức tranh tổng quát Bến Tre, Nam kỳ vào đầu thế kỷ XX, phản ảnh được hiện trạng của Bến Tre trong đó có DTLS-VH. Đề cập trực tiếp DTLS-VH Bến Tre có hai công trình của Huỳnh Minh: Kiến Hòa (Bến Tre) xưa [77], Địa linh nhơn kiệt Kiến Hòa (Bến Tre) xưa và nay [76] miêu thuật về di tích, nhân vật; Đền chùa, Nhà thờ; Đình cổ xưa; Thắng cảnh - Du lịch - Tín ngưỡng…
Ngoài ra đề cập đến DTLS-VH Bến Tre còn có Monographie de la province de BenTre anné 1934 của Phủ Thống đốc Nam Kỳ [89], hồ sơ số 20108 hiện có tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia II; Luận văn Cao học Nhân chủng Chùa Nam Quốc Phật, Kiến Hòa - Định Tường [65] của Phan Nghị Linh (1964) khảo tả về một ngôi chùa gắn với địa danh về sau được xem là nơi phát tích của du lịch Bến Tre – Cồn Phụng, Đạo Dừa; Bài viết của Thích Nhất Hạnh (1965), “Bến Tre”, Tập san Giữ Thơm Quê Mẹ đã thêm một lần định vị tên gọi Bến Tre với đặc trưng của miệt vườn sông nước bát ngát dừa xanh [39].
Nghiên cứu được trích dẫn nhiều nhất khi nói đến Bến Tre là Tỉnh Bến Tre trong lịch sử Việt Nam 1757 - 1945, Nguyễn Duy Oanh [86]. Đây là một biên khảo dày dặn về Bến Tre, tuy không đề cập trực diện DTLS-VH, nhưng với những gì đã thể hiện, công trình không đơn thuần là câu chuyện lịch sử mà còn là địa lý, nhân văn một vùng đất, là giai thoại, tiểu sử danh nhân, trong đó có Nguyễn Đình Chiểu… Đề cập đến sự kiện lịch sử nổi tiếng cả nước về sau trở thành di tích quốc gia đặc biệt – DTĐK có Hồi ký Không còn đường nào khác, Nguyễn Thị Định [31; tr.92] lần đầu tiên nói đến nguồn gốc “hai chữ Đồng Khởi”.
Các công trình trên tuy chưa trực diện nghiên cứu DTLS-VH Bến Tre một cách độc lập nhưng là nguồn tư liệu, cơ sở để nghiên cứu sinh nối mạch khảo cứu cho giai đoạn tiếp sau, đáp ứng nhiệm vụ nghiên cứu được xác định trong luận án.