Quản lý di tích lịch sử - văn hóa trong phát triển du lịch ở tỉnh Bến Tre - 2


ích kinh tế. Trong khi đó, một số lượng lớn di tích khác không nổi tiếng, chưa đủ sức hấp dẫn nhưng vẫn nỗ lực tiếp cận và có nhu cầu PTDL. Hầu hết các di tích này lúng túng trong quản lý và tổ chức, máy móc sao chép các di tích đã gắn kết được với du lịch nhằm thu hút du khách với mong muốn củng cố niềm tự hào từ di tích và cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho người dân địa phương; góp phần tạo thêm nguồn kinh phí bảo tồn và phát huy giá trị di tích, từ đó nâng cao ý thức, trách nhiệm của các cấp, các ngành, người dân địa phương đối với di tích. Di tích gắn với du lịch đã trở thành nhu cầu tự thân ở hầu hết các cộng đồng, trừ một số rất ít di tích có những đặc trưng riêng, có những “giới hạn” không sẵn sàng gắn kết với du lịch.

Qua khảo cứu, cập nhật lý thuyết về mô hình QLDT trong PTDL cho thấy, những năm gần đây Việt Nam đã có một số mô hình khai thác di tích theo hướng vừa PTDL, vừa thúc đẩy sự chủ động, tích cực của cộng đồng chung tay bảo tồn di tích: đó là những mô hình du lịch di sản, du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái thành công ở Hạ Long, Hội An, Ninh Bình, Củ Chi,... Ở Bến Tre một số di tích bước đầu tiếp cận kết nối với du lịch như DTNĐC, DTĐK, Khu Lưu niệm Nữ tướng Nguyễn Thị Định… Thực tiễn QLDT ở những di tích nêu trên cho thấy: một mặt di tích có thể tạo ra những sản phẩm du lịch hấp dẫn, mặt khác cũng chỉ ra yêu cầu để trở thành những sản phẩm du lịch, cần phải có quan điểm và quy trình QLDT chuyên biệt thì tài nguyên và nguồn lực văn hóa từ di tích ở góc độ “vốn văn hóa” mới tạo ra giá trị kinh tế. Hiện nay, các nghiên cứu về QLDT hướng đến tìm ra mô hình quản lý gắn kết với PTDL từ cấp độ địa phương còn thiếu vắng, nên các đơn vị QLDT vận dụng lý giải và thực hành trong thực tế gặp nhiều khó khăn.

Trong bối cảnh hiện nay, nhất là từ khi Nghị quyết 08-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn Luật Du lịch (2017) đi vào cuộc sống; sự quan tâm của các học giả, nhà quản lý, doanh nghiệp văn hóa, du lịch, giới truyền thông và người dân đã được thể hiện, tranh luận ở nhiều diễn đàn, hoạt động thực hành quản lý, tổ chức và quan sát các di tích. Nhiều vấn đề bức xúc đặt ra ở cả tầm vĩ mô và vi mô như: - DTLS-VH có vai trò gì, có giá trị gì đối với đời sống xã hội, việc tu bổ, tôn tạo DTLS-VH trong PTDL có thật sự cần thiết? -


Việc bảo tồn, phát huy giá trị DTLS-VH trong bối cảnh PTDL ở Bến Tre nên thực hiện như thế nào? - Có hay không sự khác biệt giữa QLDT truyền thống và QLDT trong bối cảnh PTDL? Giải pháp nào để bảo tồn, phát huy giá trị DTLS-VH Bến Tre hiệu quả, góp phần xây dựng du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn?

Góp phần lý giải những vấn đề trên, nghiên cứu sinh tìm hiểu thực tiễn QLDT hiện nay với ba dạng thức phổ biến: 1) QLDT theo quan điểm xem di tích là cơ hội phát triển kinh tế, đặc biệt là kinh doanh du lịch. 2) QLDT theo quan điểm xem di tích là bất khả xâm phạm, chỉ chú trọng bảo vệ, giữ gìn nguyên trạng.

3) QLDT theo quan điểm xem di tích là “vốn văn hóa” quan trọng để phát triển KTXH địa phương, tiếp cận một số hoạt động của di tích gắn với du lịch, xem di tích là thành tố tạo nên sản phẩm du lịch; Từ đó đi đến xác định: - Luận án có mục đích nghiên cứu cụ thể xem xét các di tích đang được quản lý theo quan điểm thứ ba. DTNĐC, DTĐK được lựa chọn khảo sát bởi tính điển hình cho di tích Bến Tre có xu hướng quản lý theo cách thức này. Chi tiết thuyết minh lý do chọn hai di tích khảo sát sẽ được trình bày ở phần giới hạn phạm vi nghiên cứu của luận án.

Từ những lý do trên, nghiên cứu sinh xác định vấn đề Quản lý di tích lịch sử

- văn hóa trong phát triển du lịch ở tỉnh Bến Tre làm đề tài cho luận án, với mong muốn nghiên cứu để giải quyết các vấn đề còn bất cập trong quản lý DTLS-VH khi gắn kết với PTDL, góp phần giúp các nhà quản lý văn hóa và du lịch có định hướng và giải pháp bảo tồn, phát huy giá trị DTLS-VH một cách bền vững, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu QLDT trong bối cảnh PTDL.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 298 trang tài liệu này.

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

2.1. Mục đích nghiên cứu

Quản lý di tích lịch sử - văn hóa trong phát triển du lịch ở tỉnh Bến Tre - 2

Góp phần tăng cường quản lý DTLS-VH ở tỉnh Bến Tre gắn kết với PTDL thành ngành kinh tế mũi nhọn theo hướng bền vững.

2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

1) Hệ thống hóa khái niệm và cơ sở lý luận về DTLS-VH, bảo tồn và phát huy giá trị di tích trong PTDL; 2) Phân tích và đánh giá thực trạng quản lý DTLS- VH gắn với PTDL qua khảo sát 2 trường hợp DTNĐC và DTĐK; từ đó xác định


bức tranh quản lý DTLS-VH trong bối cảnh PTDL của tỉnh Bến Tre; 3) Đề xuất giải pháp tăng cường hiệu quả quản lý DTLS-VH tỉnh Bến Tre gắn với PTDL.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu chính của luận án là hoạt động quản lý DTLS-VH trong mối quan hệ với PTDL ở tỉnh Bến Tre.

3.2. Phạm vi nghiên cứu

- Về nội dung: Luận án tìm hiểu toàn diện nội hàm QLDT bao gồm bảo tồn, phát huy giá trị DTLS-VH trong mối liên hệ với PTDL qua lựa chọn khảo sát hai trường hợp: DTNĐC và DTĐK với lý do: - Thứ nhất, đây không chỉ là hai Di tích quốc gia đặc biệt đầu tiên ở Bến Tre mà còn là 2 di tích tiêu biểu, đặc thù nhất trong hệ thống DTLS-VH ở Bến Tre. DTNĐC và DTĐK là nơi ghi dấu, tôn vinh và giáo dục, lan tỏa tấm gương sáng của danh nhân Nguyễn Đình Chiểu, của phong trào Đồng Khởi; - Thứ hai, đây là hai di tích đại diện cho mức độ, cấp độ quan trọng trong hệ thống DTLS-VH ở Bến Tre nên không chỉ có tầm ảnh hưởng ở địa phương, mà cả trong và ngoài nước; - Thứ ba, đây là hai di tích được bảo tồn, phát huy giá trị hiệu quả nhất đáp ứng phần nào yêu cầu PTDL hiện nay ở Bến Tre, do đó có đủ điều kiện để các di tích khác học tập và nhân rộng kết quả.

Trong luận án nghiên cứu sinh chọn khảo sát 2 di tích, từ tìm hiểu, nghiên cứu các hoạt động QLDT ở 2 di tích này làm rõ vấn đề nghiên cứu và bức tranh tổng thể của quản lý DTLS-VH trong bối cảnh PTDL ở Bến Tre. Tại mỗi di tích, tập trung nghiên cứu các hoạt động quản lý theo hướng tiếp cận một số dịch vụ du lịch chính: trưng bày hiện vật, hướng dẫn tham quan, lễ hội, hàng hóa lưu niệm và sản vật. Ngoài ra, từ tính kết nối của hai trường hợp khảo sát, mở rộng nghiên cứu đến một số DTLS-VH khác trong và ngoài tỉnh, nơi có di tích với những điểm tương đồng và khác biệt, những thành công và hạn chế; từ đó đưa ra những đề xuất, những giải pháp tổng thể quản lý DTLS-VH gắn với PTDL hiện nay ở tỉnh Bến Tre.


- Về thời gian: Thực trạng từ năm 2014, khi các điểm di tích ở Bến Tre chính thức mở sổ theo dõi, ghi nhận khách du lịch tham quan đến hết năm 2020. Bàn luận, đề xuất giải pháp cho các năm tiếp theo.

- Về không gian: Tập trung nghiên cứu hệ thống DTLS-VH ở Bến Tre, khảo sát qua 2 trường hợp tiêu biểu là DTNĐC (bao gồm Trạm vệ tinh Ngân hàng dữ liệu DTLS-VH phi vật thể các dân tộc Việt Nam) và DTĐK (bao gồm cả Đình Rắn).

4. Câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu

Thứ nhất, DTLS-VH Bến Tre và PTDL có mối quan hệ với nhau như thế nào? Giả thuyết: Đây là mối quan hệ hai chiều, biện chứng và tương hỗ, được xác lập trên những cơ sở khoa học trong đó có lý thuyết Kinh tế học văn hóa, cơ sở thực tiễn và pháp lý,

Thứ hai, Thực trạng quản lý DTLS-VH ở Bến Tre gắn với PTDL hiện nay đang diễn ra như thế nào? Giả thuyết: DTLS-VH Bến Tre, qua khảo sát tại DTNĐC và DTĐK đang được quản lý đúng định hướng nhưng còn hạn chế ở khả năng thích ứng với PTDL. Để quản lý hiệu quả DTLS-VH gắn với PTDL, cần nhận diện giá trị, đánh giá đúng thực trạng từ môi trường di tích, cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch, hoạt động truyền thông quảng bá, tiếp thị, liên kết hợp tác PTDL của đơn vị QLDT.

Thứ ba, Làm thế nào để nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động quản lý DTLS-VH Bến Tre gắn với PTDL? Giả thuyết: Giải pháp đề xuất theo hướng tiếp cận “kép”: vừa bảo tồn di tích vừa PTDL, trong đó nền tảng là sự phát triển bền vững của di tích và cộng đồng địa phương, với mô hình du lịch tích hợp đưa DTLS- VH phục vụ thiết thực đời sống, đem lại hiệu quả tích cực cho cả QLDT và PTDL.

5. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu

5.1. Cách tiếp cận

Luận án sử dụng các tri thức tiếp cận liên ngành: Văn hóa học, Kinh tế học văn hóa, Xã hội học, Du lịch học, Dân tộc học… một cách song hành và có tính kết nối trong suốt quá trình nghiên cứu. Từ cơ sở lý thuyết về quản lý văn hóa, lý thuyết về mối tương quan kinh tế - văn hóa trong Kinh tế học văn hóa, luận án nhận diện


những vấn đề lý luận, phân tích thực trạng QLDT gắn với du lịch, xem xét sự thay đổi phương thức tiếp cận, tổ chức, QLDT trong PTDL ở Bến Tre.

Cách tiếp cận chủ đạo là tiếp cận Quản lý văn hóa, trọng tâm là “Văn hóa trong phát triển” trên nền tảng lý thuyết Kinh tế học văn hóa thông qua tiếp cận hệ thống văn bản quản lý và các bên liên quan đến đối tượng nghiên cứu của luận án.

5.2. Phương pháp nghiên cứu

5.2.1. Phương pháp liên ngành Văn hóa học, Sử học, Quản lý văn hóa, Du lịch học, Xã hội học, Kinh tế học văn hóa... được sử dụng để tìm hiểu lịch sử hình thành và tu bổ, tôn tạo di tích, xác định giá trị, vai trò của DTLS-VH Bến Tre Phương pháp này sử dụng chủ yếu ở chương 1 và vận dụng trong quá trình tìm hiểu đánh giá của người tham quan di tích, chủ thể QLDT trong chương 2, 3.

5.2.2. Phương pháp nghiên cứu trường hợp, được vận dụng nghiên cứu với 2 trường hợp Di tích quốc gia đặc biệt: - DTNĐC và DTDK, đây là 2 Di tích đại diện điển hình về giá trị, không gian, thời gian không chỉ cho hệ thống DTLS-VH Bến Tre mà còn cho cả nước. Không sinh ra ở Bến Tre nhưng nói đến Nguyễn Đình Chiểu là người ta nghĩ đến Bến Tre; Có nhiều nơi diễn ra Đồng Khởi nhưng nói đến Đồng Khởi thì Bến Tre là danh xưng liền nhau và quen thuộc bởi đây là 2 Di tích chứa đựng các giá trị vật chất và tinh thần phong phú, thể hiện bản sắc văn hóa không chỉ của người Bến Tre mà của cả dân tộc. Đây cũng là 2 điểm đến nổi tiếng thu hút du khách trong và ngoài nước với tiềm năng du lịch to lớn, đây là 2 Di tích có nhiều giá trị kinh tế dù còn ở dạng tiềm năng [Phụ lục 7D; tr.197]. Chính vì vậy, trong bức tranh rộng lớn của di tích Bến Tre, nghiên cứu sinh chọn 2 điểm đến trọng điểm của du lịch di sản Bến Tre để nghiên cứu [Phụ lục 13; tr.222]. Yêu cầu đánh giá các yếu tố liên quan giữa DTLS-VH và du lịch ở 2 trường hợp được khảo sát chính có ý nghĩa quyết định hiệu quả bảo tồn, phát huy giá trị DTLS-VH trong bối cảnh PTDL Bến Tre. Việc sử dụng phương pháp nghiên cứu trường hợp đã tạo điều kiện cho việc đề xuất các giải pháp nhằm gắn lý thuyết với thực tiễn, tích cực hóa hoạt động QLDT gắn với du lịch của chủ thể Di tích và các bên tham gia.

5.2.3. Phương pháp so sánh, tổng hợp: Nghiên cứu, so sánh các luận điểm của các nhà nghiên cứu về QLDT để tổng hợp, đề xuất khung lý thuyết nghiên cứu


của luận án, định hướng, quan điểm, giải pháp QLDT ở tỉnh Bến Tre trong PTDL. Nghiên cứu tổng hợp dữ liệu thu thập được qua 2 nguồn sơ cấp và thứ cấp theo 4 nhóm vấn đề: - Lý thuyết quản lý DTLS-VH; - Lý thuyết PTDL; - Lý thuyết về gắn kết DTLS-VH với du lịch và - Lý thuyết về DTLS-VH Bến Tre ở chương 1; tổng hợp, kiểm kê, thống kê và so sánh ở chương 2 và khi cần đưa ra những nhận định, luận giải những quan điểm, đề xuất định hướng, giải pháp. So sánh các mô hình quản lý DTLS-VH trong và ngoài địa phương, tìm ra những điểm mạnh để phát huy, điểm yếu để khắc phục trong xây dựng, tổ chức bộ máy, mô hình quản lý một cách hợp lý và hiệu quả khi gắn kết với du lịch. Ngoài ra, còn so sánh, đối chiếu nhận diện những thay đổi của di tích khi gắn kết với du lịch. Phương pháp này sử dụng nhiều ở chương 2 khi đưa ra những nhận định, đánh giá.

5.2.4. Phương pháp nghiên cứu thực địa: Với các thao tác chính: điền dã, khảo sát thực địa, quan sát, thu thập tài liệu bằng chụp ảnh, ghi chép, phỏng vấn, tham dự các sự kiện tại DTNĐC, DTĐK để tìm hiểu thực trạng hoạt động QLDT, đánh giá ưu điểm, chỉ ra hạn chế. Phương pháp này được sử dụng ở chương 2 khi nghiên cứu thực trạng hoạt động QLDT Bến Tre tập trung vào 2 DTNĐC, DTĐK. Phương pháp nghiên cứu thực địa là phương pháp nghiên cứu chủ đạo trong thu thập dữ liệu sơ cấp, được thực hiện trong Báo cáo tư vấn cho Tỉnh ủy Bến Tre [Phụ lục 2A; tr.178] và 1 đề tài do Sở Khoa học và Công nghệ Bến Tre chủ quản [Phụ lục 2B; tr.179], nghiên cứu sinh là thành viên chính trực tiếp tham gia qua 36 chuyến điền dã tại Bến Tre, đã tạo điều kiện cho nghiên cứu sinh tiếp cận đối tượng, tổ chức khảo sát thực địa 54 di tích tại các huyện, thành phố trong tỉnh; thu thập thông tin thực trạng quản lý DTLS-VH theo các loại hình khác nhau ở trong và ngoài tỉnh một cách khách quan, khoa học, góp phần quan trọng giải quyết các vấn đề đặt ra trong luận án [Phụ lục 5B; tr.195]

Đối với du khách, khảo sát theo phương pháp ngẫu nhiên đơn lựa chọn đối tượng trả lời bảng hỏi với 4 nhóm quần thể đích: khách đoàn lớn (xe 45 chỗ), khách đoàn vừa (xe 29 chỗ), khách đoàn nhỏ (xe 7 – 16 chỗ), khách phượt/ khách lẻ. Từ 4 nhóm này, lựa chọn quần thể nghiên cứu cho từng điểm khảo sát: 1) Khách đoàn


lớn: chọn 1 đoàn trong nước, 1 đoàn nước ngoài; 2) Khách đoàn vừa: 3 đoàn trong nước và nước ngoài; 3) Khách đoàn nhỏ: 4 đoàn trong nước và nước ngoài; 4) Khách phượt/ khách lẻ: 25 người ở các điểm khảo sát bất kỳ đảm bảo kết quả khảo sát phản ánh một cách khách quan và phân tầng được qui mô khách đến di tích.

Tổng số phiếu phát ra ở 2 di tích là 600, mỗi di tích 300 phiếu, sau khi lọc phiếu không đảm bảo chất lượng; DTNĐC còn 283 phiếu, gồm 246 khách nội địa, 37 khách quốc tế. DTĐK còn 277 phiếu, gồm 255 khách nội địa, 22 khách quốc tế, cơ cấu phiếu khảo sát, mẫu điều tra đảm bảo yêu cầu nghiên cứu [Phụ lục 4; tr.192].

5.2.5. Phương pháp nghiên cứu định lượng: được áp dụng trong quá trình xây dựng các phiếu khảo sát, điều tra, bảng hỏi…[Phụ lục 3; tr.180] nhằm thu thập, xử lý số liệu liên quan nội dung nghiên cứu, làm cơ sở đánh giá hoạt động quản lý DTLS-VH và xây dựng khung câu hỏi phỏng vấn sâu [Phụ lục 6; tr.196] khảo sát 59 nhà quản lý, nhà khoa học, nghệ nhân, chức sắc tôn giáo [Phụ lục 5A; tr.193]; 20 doanh nghiệp du lịch, 400 cán bộ, người dân địa phương… tìm hiểu, xử lý thông tin thu thập, tổng hợp, phân tích số liệu, thống kê và phân loại di tích, mật độ phân bố, xác định giá trị di tích; các nguồn lực bảo tồn, phát huy giá trị DTLS-VH, số lượng khách trong 7 năm. Lượng hóa dữ liệu thu thập bằng thang đo Likert (5 cấp độ: 1 - rất không đồng ý, 2 - không đồng ý, 3 - trung dung, không có ý kiến, 4 - đồng ý và 5

- rất đồng ý) để đánh giá khả năng đáp ứng hoạt động du lịch của di tích Bến Tre.

Kết quả nghiên cứu được thể hiện bằng bảng biểu, sơ đồ; sử dụng phương pháp phân tích SWOT [12; tr.202] theo mô hình TOWS để tiếp cận từ bên ngoài phù hợp với cách tiếp cận từ nhu cầu [62; tr.82] (nhu cầu văn hóa và nhu cầu du lịch như Phillip Kotler [88] khuyến cáo) trong bối cảnh Việt Nam hướng đến nền kinh tế thị trường, nhằm đánh giá đúng thực trạng quản lý DTLS-VH Bến Tre trong PTDL.

6. Đóng góp mới của luận án

6.1. Về mặt lý luận

- Bổ sung cơ sở lý luận cho chuyên ngành Quản lý văn hóa, cơ sở lý luận về QLDT, cụ thể là lý thuyết Kinh tế học văn hóa trong QLDT, từ đó chỉ ra ưu điểm, hạn chế của QLDT ở Bến Tre khi gắn kết với PTDL.


- Xác định vai trò, giá trị đặc biệt của hệ thống DTLS-VH Bến Tre trong bối cảnh PTDL, làm cơ sở đề xuất các giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị DTLS-VH hiệu quả, bền vững gắn với PTDL ở Bến Tre hiện nay.

- Vận dụng lý thuyết QLDT và Kinh tế học văn hóa giải quyết mối quan hệ giữa quản lý DTLS-VH và quản lý du lịch ở Bến Tre, từ đó có những đóng góp trở lại cho kho tàng lý luận chuyên ngành Quản lý văn hóa.

6.2. Về mặt thực tiễn

- Luận án cung cấp thêm các tài liệu tham khảo có tính cập nhật và hệ thống về bảo tồn, phát huy giá trị DTLS-VH trong bối cảnh PTDL cho các nhà quản lý văn hóa và du lịch ở địa phương.

- Đề xuất giải pháp tăng cường hiệu quả QLDT gắn với PTDL ở tỉnh Bến Tre có giá trị tham khảo cho các cơ quan quản lý, chính quyền các cấp, nhà chuyên môn, nhà đầu tư, doanh nghiệp du lịch tiếp cận, định hướng hợp tác, khai thác, phát triển sản phẩm du lịch đảm bảo quan hệ hài hòa và bền vững giữa QLDT với PTDL.

7. Bố cục luận án

Ngoài phần Mở đầu (9 trang); Kết luận (3 trang); Tài liệu tham khảo (13 trang) và Phụ lục (113 trang). Nội dung luận án có bố cục 3 chương:

Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu, cơ sở lý luận và thực tiễn (55

trang);

Chương 2. Thực trạng quản lý di tích lịch sử - văn hoá trong bối cảnh phát

triển du lịch ở tỉnh Bến Tre (50 trang);

Chương 3. Đề xuất giải pháp tăng cường hiệu quả quản lý di tích lịch sử văn hoá gắn với phát triển du lịch ở tỉnh Bến Tre (42 trang).

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 06/01/2024