Cụ thể, những khảo tả, đề cập của các tác giả sẽ là gợi ý cho các giải pháp phát huy hiệu quả QLDT trong PTDL ở một số trường hợp cụ thể như DTNĐC và DTĐK.
1.1.3.2. Giai đoạn từ năm 1975 đến nay
a) Các công trình nghiên cứu di tích lịch sử - văn hoá Bến Tre
Sau năm 1975 Bến Tre là tỉnh đầu tiên ở miền Nam có địa chí - Địa chí Bến Tre, Thạch Phương - Đoàn Tứ (đồng chủ biên) [90] xuất bản năm 1990, tái bản năm 2001. Công trình này khái quát khá toàn diện tỉnh Bến Tre từ đặc điểm địa lý, tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, con người, đặc điểm KTXH, văn hóa, lịch sử phát triển… bên cạnh giới thiệu tên gọi, địa điểm và sơ lược thực trạng kiến trúc, di vật hiện có của một số di tích tiêu biểu. Tóm tắt những nét chính về cuộc đời nhà thơ yêu nước Nguyễn Đình Chiểu và giới thiệu sơ nét một số tác phẩm tiêu biểu: Dương Từ - Hà Mậu, Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, Lục Vân Tiên, Văn tế nghĩa sĩ trận vong Lục tỉnh, Ngư tiều y thuật vấn đáp [90; tr.1156-1158]. Cũng ở công trình này, DTĐK được đề cập một cách khái quát qua những cột mốc và những nét chính diễn biến Đồng Khởi năm 1960 ở Bến Tre, phát biểu của các đồng chí Lê Duẩn, Võ Văn Kiệt, đại tướng Hoàng Văn Thái về “Đồng Khởi” ở Bến Tre [90; tr.1090-1094]. Song do yêu cầu về nội dung thể hiện nên Địa chí Bến Tre chỉ mới khái quát một số đặc trưng về văn hóa, chưa đi sâu nghiên cứu các đặc điểm của từng DTLS-VH cụ thể trong mối liên hệ với du lịch.
Với Đồng Khởi ở Bến Tre năm 1960 của Trần Quỳnh Cư (1994) lần đầu tiên Bến Tre mới có công trình liên quan đến DTĐK, nhưng do là 1 luận án Phó Tiến sĩ Khoa học Lịch sử [17], nên chỉ tập trung vào phong trào lịch sử Đồng Khởi là chính, không liên hệ hay bàn luận gì về DTĐK do khi đó chưa có di tích này.
Ở công trình Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa vùng Tây Nam Bộ trong thời kỳ hội nhập quốc tế [48], Võ Thành Hùng (2017) đề cập đến bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa thời kỳ hội nhập quốc tế chung của vùng, trong đó có Bến Tre đã chỉ ra vấn đề “liên kết vùng” Đồng bằng sông Cửu Long để có được những sản phẩm văn hóa mang tính chất riêng của từng tỉnh, thành nhưng vẫn có cái chung nằm trong sự thống nhất của văn hóa vùng Đồng bằng sông Cửu Long, tạo ra
thương hiệu văn hóa và qua đó quảng bá thương hiệu văn hóa mang tính chất đặc trưng vùng Đồng bằng sông Cửu Long với bạn bè trong và ngoài nước [48].
Nguyễn Chí Bền trong Văn hóa dân gian Bến Tre [7] với cách tiếp cận từ tầm nhìn “Địa - Văn hóa” và “Địa - Lịch sử”, nhận diện bao quát tình hình sưu tầm, nghiên cứu văn hóa dân gian Bến Tre, đây là công trình chuyên sâu và công phu, có tính hệ thống đầu tiên về văn hóa dân gian Bến Tre với vai trò khai mở, có ý nghĩa quan trọng không chỉ đối với Bến Tre mà cả các tỉnh, thành Nam Bộ. Điều này có ý nghĩa quan trọng cho công tác bảo tồn, phát huy giá trị DTLS-VH Bến Tre. Công trình đưa ra căn cứ khoa học và thực tiễn để xây dựng chính sách, cơ chế ứng xử với di tích một cách phù hợp, bảo tồn, phát huy giá trị DTLS-VH theo sự vận động của quy luật văn hóa bản địa phục vụ PTDL hiện tại và lâu dài.
Có thể bạn quan tâm!
- Quản lý di tích lịch sử - văn hóa trong phát triển du lịch ở tỉnh Bến Tre - 2
- Các Công Trình Nghiên Cứu Về Quản Lý Di Tích Lịch Sử - Văn Hóa Trong Mối Liên Hệ Với Kinh Tế Và Du Lịch
- Quản Lý Di Tích Lịch Sử - Văn Hóa Nhìn Từ Góc Độ Pháp Luật
- Lý Thuyết Về Quản Lý Di Tích Lịch Sử - Văn Hóa
- Nhóm Khái Niệm Về Di Tích Lịch Sử - Văn Hóa
- Mối Quan Hệ Giữa Di Tích Lịch Sử - Văn Hóa Và Du Lịch
Xem toàn bộ 298 trang tài liệu này.
Ngoài ra còn có Lư Nhất Vũ-Lê Giang, Dân ca Bến Tre [119], Lễ hội dân gian ở Nam Bộ, Huỳnh Quốc Thắng [103], Phạm Lan Oanh (Chủ biên) Tập 7 Di sản văn hóa biển đảo Tây Nam bộ [87], Bến Tre được chọn là một 6 tỉnh giáp biển của Tây Nam Bộ có di tích quốc gia thuộc hệ thống di tích Đường Hồ Chí Minh trên biển để nghiên cứu. Rất tiếc các nghiên cứu này chủ yếu vẫn chỉ miêu thuật hiện tượng văn hóa có liên quan DTLS-VH Bến Tre, đây chỉ mới là một trong số những việc của QLDT yêu cầu, vì vậy chưa đủ và chưa chỉ rõ QLDT Bến Tre hiện nay nên như thế nào để đáp ứng các yêu cầu của du lịch cũng như nhu cầu PTDL.
Lịch sử Đảng bộ tỉnh Bến Tre (2018) [5] giới thiệu tổng quan về vùng đất, con người và truyền thống lịch sử của tỉnh trong đó nổi bật là phong trào Đồng Khởi Bến Tre. Ngành VHTTDL Bến Tre cũng đã xuất bản một số công trình có tính chất miêu thuật di tích như: Nhiều tác giả, Di tích lịch sử văn hoá Bến Tre [83], là các công trình của nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Lư Hội với Đình làng Bến Tre, các giá trị văn hoá [46]; Các hình thức diễn xướng dân gian ở Bến Tre [45]… các tác giả bước đầu nhìn nhận DTLS-VH Bến Tre như một điểm đến để khai thác du lịch. Những công trình nghiên cứu trên có ý nghĩa rất lớn đối với giới nghiên cứu sau này, là nền móng để các nhà nghiên cứu phát hiện thêm những nội dung mới xung quanh DTLS-VH Bến Tre. Trong số này, “Di tích lịch sử văn hóa Bến Tre” đã
chọn giới thiệu 16 di tích, khu lưu niệm, di sản phi vật thể tiêu biểu của Bến Tre bằng song ngữ Việt – Anh đầu tiên. Nội dung công trình này tuy chưa chuyên sâu, nhưng đã thể hiện được lịch sử hình thành, quá trình tồn tại, hiện trạng và giá trị một số di tích ở Bến Tre. Đặc biệt Ban QLDT tỉnh Bến Tre khi xây dựng hồ sơ khoa học di tích đã cung cấp nguồn tư liệu quý và phong phú phục vụ nghiên cứu DTLS-VH, xác định hiện trạng di tích, giúp tìm hiểu các sự kiện lịch sử văn hóa, ảnh hưởng của di tích Bến Tre trong suốt tiến trình lịch sử.
Bên cạnh các nghiên cứu trên, còn có một số hội thảo có liên quan đến di tích và du lịch ở Bến Tre, đáng kể có Hội thảo về kết quả khai quật các di chỉ khảo cổ ở Bến Tre năm 2006 cho thấy các di chỉ khảo cổ học trên đất Bến Tre dù mới xuất lộ gần đây nhưng đã được các nhà nghiên cứu quan tâm. Bến Tre có nhiều di chỉ khảo cổ có giá trị như Giồng Nổi – Tp. Bến Tre, An Phong - huyện Mỏ Cày Nam, Cảng thị Ba Vát - huyện Mỏ Cày Bắc là các dấu vết chứng tỏ con người đã từng cư trú ở vùng đất Bến Tre từ mấy ngàn năm trước. Kết quả khai quật này đã làm thay đổi nhận thức về cổ sử và văn hóa Bến Tre. Theo Nguyễn Kim Dung: “Những kết quả khai quật ở Giồng Nổi có thể xem là một trong những thành tựu khảo cổ học quan trọng nhất của ngành khảo cổ học Việt Nam trong mấy năm trở lại đây” [4; tr.1].
Ở một số hội thảo, DTNĐC được đề cập xoay quanh các nghiên cứu về Nguyễn Đình Chiểu từ những năm 1980 hướng đến kỷ niệm 160 năm sinh Nguyễn Đình Chiểu vào năm 1982 tổ chức ở Bến Tre, Long An và Tp Hồ Chí Minh; Hội thảo khoa học về xây dựng hồ sơ trình UNESCO nhân kỷ niệm 200 năm sinh Nguyễn Đình Chiểu (Bến Tre, tháng 9/2020) [146]; DTĐK cũng được đề cập ở Hội thảo khoa học cấp quốc gia về phong trào Đồng khởi 1960 do tỉnh ủy Bến Tre, Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức tháng 12/2019. Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Đề án Quy hoạch tổng thể PTDL tỉnh Bến Tre đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2020, xây dựng Chiến lược PTDL Bến Tre đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2040, do UBND tỉnh Bến Tre tổ chức tháng 3/2019
[114] đã đề cập nhiều vấn đề liên quan đến di tích Bến Tre trong PTDL. Mãi đến gần đây có một số hội thảo DTLS-VH Bến Tre được đưa ra bàn thảo chính thức:
Hội thảo Tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đối với lĩnh vực văn hóa nghệ thuật, Huế tháng 6/2018 có bài “Tiếp cận phương pháp SWOT đánh giá tác động của cách mạng công nghiệp 4.0 đến công cuộc bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa tỉnh Bến Tre” [12; tr 226]. Hội thảo khoa học quốc tế International Conference on Business - ICB 2019 có bài nghiên cứu “Giải pháp quản lý di sản văn hóa vùng biển từ mô hình Đồng quản lý nghề cá Bến Tre để PTDL” [60; tr.134- 149]. Hội thảo Khoa học xã hội năm 2020 có bài “Di sản văn hóa Bến Tre trước ngưỡng cửa cách mạng công nghiệp lần thứ tư – góc nhìn từ phân tích SWOT” [62; tr.82-96]… từ đây DTLS-VH Bến Tre đã tạo ra hiệu ứng và là tiêu điểm được giới nghiên cứu trong và ngoài nước quan tâm tiếp cận, trao đổi.
Ngoài ra, đề cập đến DTLS-VH Bến Tre còn có các đề tài, báo cáo tốt nghiệp của sinh viên trường CĐ Bến Tre, luận văn, luận án sau ĐH các trường ĐH Văn hóa Tp. Hồ Chí Minh, ĐH Văn hóa Hà Nội, ĐH KHXH&NV, ĐH Quốc gia Hà Nội, ĐH Cần Thơ, ĐH KHXH&NV, ĐH An Giang, ĐH Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh, ĐH Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh, ĐH Mở Tp. Hồ Chí Minh,… tập trung tìm hiểu một số hiện tượng văn hóa Bến Tre với các giá trị tiêu biểu thông qua hệ thống di vật, kiến trúc, nghệ thuật điêu khắc và lễ hội… Nghiên cứu đáng kể nhất về DTNĐC và DTĐK có luận văn ThS. Văn hóa học của Uông Thị Cẩm Vân (2019), Quản lý di tích quốc gia đặc biệt trên địa bàn tỉnh Bến Tre [118] đã bổ sung, phát triển một số nội dung lý luận quản lý nhà nước về di tích quốc gia đặc biệt. Tuy chỉ giới hạn trong khuôn khổ luận văn nhưng đây là nghiên cứu riêng biệt đầu tiên và tập trung vào hai di tích quốc gia đặc biệt ở Bến Tre từ thực trạng QLDT đến đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý 2 di tích này.
Những công trình trên là nguồn tư liệu, cơ sở để nghiên cứu sinh tham khảo trong quá trình thực hiện luận án. Cụ thể, những định hướng, giải pháp phát huy giá trị DTLS-VH của các nghiên cứu này là cơ sở để đưa ra giải pháp phát huy giá trị của DTNĐC và DTĐK nói riêng, từ đó tạo điểm nhấn, xác lập mô hình để nhân rộng trong công tác QLDT ở Bến Tre nói chung.
b) Công trình nghiên cứu di tích lịch sử - văn hóa có liên quan với du lịch Bến Tre
Các công trình nghiên cứu về lĩnh vực có tính liên ngành này chưa nhiều, đáng kể nhất có Du lịch xứ dừa Bến Tre của Hà Thanh Niên, Nguyễn Phương Thảo, Lê Quang Trắc, Lê Minh Trí xuất bản từ năm 1988 [85], đề cập đến di tích Bến Tre từ góc nhìn du lịch. Tuy nhiên, do viết dưới dạng giới thiệu Bến Tre cho du khách cách nay hơn 30 năm, nên công trình này chưa nhìn nhận vấn đề bảo tồn, phát huy giá trị di tích Bến Tre trong PTDL ở góc nhìn lý luận và thực tiễn.
Khảo cứu về hồ sơ di tích cho thấy: hồ sơ khoa học hoàn chỉnh của hai Di tích quốc gia đặc biệt trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt bao gồm nhiều văn bản có những thông tin và qui định bảo vệ di tích như: lý lịch di tích, biên bản và khu vực bảo vệ di tích. Trong lý lịch di tích có nhiều thông tin về lịch sử, diện mạo, giá trị di tích (ở cả hai phương diện vật thể và phi vật thể). Hồ sơ khoa học DTNĐC do Sở VHTTDL Bến Tre xây dựng năm 2016, trong lý lịch di tích đã cung cấp những thông tin cơ bản về di tích, thân thế và sự nghiệp Nguyễn Đình Chiểu, khảo tả những kiến trúc, đánh giá những giá trị cơ bản của di tích. Ngoài lý lịch di tích trong hồ sơ có bản vẽ, bản ảnh; bản vẽ được các cơ quan liên quan thống nhất qui hoạch, khoanh vùng bảo vệ di tích với hai khu vực bảo vệ theo Luật Di sản văn hóa.
Trong hồ sơ khoa học DTĐK năm 2016, lý lịch di tích thể hiện khá rõ tư liệu về những tiền đề cũng như diễn biến cuộc Đồng Khởi năm 1960, khảo tả những kiến trúc, đánh giá những giá trị cơ bản của di tích. Ngoài lý lịch di tích trong hồ sơ còn có bản vẽ, bản ảnh, bảng thống kê di vật, bản vẽ được các cơ quan liên quan đã thống nhất qui hoạch, khoanh vùng bảo vệ di tích với hai khu vực bảo vệ theo Luật Di sản văn hóa. Cả 2 hồ sơ trên chỉ mới tập trung thể hiện các nội dung theo yêu cầu cho việc xếp hạng di tích, chưa thể hiện được thực trạng QLDT cũng như việc gắn kết với PTDL nhưng đã cho thấy tiềm năng gắn kết với du lịch như một giải pháp bảo tồn, phát huy đối với hai di tích này.
Luận văn Định hướng chiến lược phát triển ngành du lịch tỉnh Bến Tre đến năm 2015 và tầm nhìn năm 2020, Trương Văn Quốc [92] phân tích, đánh giá tiềm
năng, hiện trạng, cơ hội và thách thức đối với du lịch một số tỉnh, thành trong nước nói chung và Bến Tre nói riêng; qua đó, đề xuất các chiến lược, giải pháp, khuyến nghị định hướng PTDL Bến Tre. Luận văn Tiềm năng và định hướng PTDL tỉnh Bến Tre, Trần Thị Thạy [101] ở góc độ địa lý học nghiên cứu tiềm năng tài nguyên du lịch chung của Bến Tre, chưa đi sâu nghiên cứu hiện trạng du lịch và chưa đưa ra các giải pháp cụ thể cho du lịch Bến Tre. Luận văn Nghiên cứu PTDL văn hóa Bến Tre, Nguyễn Thị Thanh Lâm [63] khẳng định bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa gắn liền với du lịch nhất là du lịch văn hóa rất quan trọng vì tạo ra sản phẩm du lịch văn hóa. Luận văn chỉ rõ gắn du lịch với văn hóa là cần thiết, đưa ra một số tuyến du lịch văn hóa kết hợp có tính đặc trưng của địa phương. Luận văn PTDL làng nghề tại Bến Tre, Võ Thị Ngọc Giàu [35] khẳng định làng nghề ở Bến Tre có nhiều tiềm năng du lịch nói chung và du lịch văn hóa nói riêng. Luận văn chỉ ra sự cần thiết của PTDL làng nghề Bến Tre và đưa ra một số tuyến du lịch làng nghề, du lịch nông nghiệp bản địa. Luận văn đề cập đến di sản văn hóa phi vật thể liên quan đến du lịch và ẩm thực Bến Tre có Nghề làm kẹo dừa ở Bến Tre truyền thống và biến đổi, Thái Thị Ngọc Hân [42]; Đề tài nghiên cứu khoa học của Trường CĐ Bến Tre Kết nối PTDL xanh từ làng nghề của huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre [84]...
c) Các quy hoạnh, đề án, dự án, đề tài liên quan di tích và du lịch Bến Tre Quy hoạch tổng thể PTDL đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2020 do Viện
Nghiên cứu PTDL xây dựng, Hội đồng Nhân dân tỉnh Bến Tre ra Nghị quyết thông qua [79] và UBND tỉnh Bến Tre triển khai thực hiện qua Đề án Quy hoạch tổng thể PTDL đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2020 ban hành theo Quyết định số 123/QĐ-UBND ngày 18/01/2008 UBND tỉnh Bến Tre đã đề cập rõ vai trò của DTLS-VH khi xác định mục tiêu: “PTDL tỉnh dựa trên các loại hình du lịch chính là du lịch sinh thái, du lịch văn hoá – lịch sử và du lịch vui chơi giải trí” [112]. Tuy nhiên, Đề án này chỉ được thực hiện đến năm 2014 có sự điều chỉnh Quy hoạch. Năm 2017 UBND tỉnh Bến Tre ban hành kế hoạch thực hiện Nghị quyết 08 của Bộ Chính trị về PTDL thành ngành kinh tế mũi nhọn [113]. Từ đây du lịch Bến Tre đã nỗ lực tăng tốc “Bứt phá về đích” để năm 2025 thành ngành kinh tế quan trọng và
đến năm 2030 trở thành kinh tế mũi nhọn. Ngoài ra, tháng 3/2019 còn có dự án Thành lập thí điểm Khu bảo tồn đa dạng sinh học phục vụ phát triển bền vững du lịch sinh thái và Trung tâm tri thức về PTDL sinh thái tại đồng bằng sông MeKong, những hoạt động này tạo ra cơ hội tốt gắn kết QLDT Bến Tre với PTDL.
Đề cập đến du lịch Bến Tre ở cấp huyện có Báo cáo tổng kết dự án Nâng cao năng lực tổ chức, PTDL sinh thái bền vững huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre, (2008) [22] Lê Huy Bá chỉ rõ: Dù có nhiều tiềm năng thuận lợi PTDL sinh thái, nhưng hiện trạng du lịch sinh thái Châu Thành còn yếu, phần lớn là tự phát, các cơ sở du lịch chưa có kế hoạch thu hút du khách, không có chiến lược quảng bá sản phẩm du lịch trong và ngoài nước. Nguồn nhân lực du lịch không ổn định và thiếu chuyên nghiệp, quản lý và hoạt động theo kiểu “gia đình”. Hạ tầng giao thông tương đối đầy đủ nhưng chưa kết nối được với cơ sở kinh doanh du lịch… đây chính là tình trạng chung của du lịch Bến Tre cần được quan tâm khi gắn với di tích. Báo cáo tổng kết dự án Nâng cao chất lượng điểm du lịch tỉnh Bến Tre [27],
Trần Duy Phương (2014) cho biết dự án đã hỗ trợ nâng cao chất lượng phục vụ du khách ở DTNĐC, DTĐK qua đó quảng bá các tuyến du lịch văn hóa – lịch sử.
Theo Báo cáo Tổng kết Đề án Quy hoạch tổng thể PTDL tỉnh Bến Tre đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2020 [114]: giai đoạn 2008 - 2018 đã đạt các mục tiêu: “Du lịch Bến Tre phát triển dựa trên các loại hình du lịch chính: du lịch sinh thái, sông nước miệt vườn; du lịch cộng đồng (homestay) kết hợp tham quan làng nghề truyền thống, du lịch giáo dục truyền thống qua các DTLS-VH” [114; tr.3-4].
Công trình đề cập đến di tích Bến Tre từ góc nhìn du lịch nhiều nhất là Đề tài Marketing địa phương tỉnh Bến Tre do Hà Nam Khánh Giao chủ nhiệm (2013). Đề tài chỉ ra điểm yếu của du lịch Bến Tre là chưa khai thác tốt tiềm năng du lịch sinh thái và văn hóa lịch sử, sản phẩm du lịch chưa hấp dẫn, qui mô nhỏ. Giải pháp đề tài đưa ra là Tôn tạo di tích lịch sử văn hóa để PTDL Bến Tre đồng thời với đầu tư, bảo vệ di tích, thắng cảnh, lễ hội, văn hóa dân gian, làng nghề truyền thống [26; tr.216].
Đề tài Nghiên cứu giải pháp xây dựng thương hiệu làm công cụ Marketing các sản phẩm chủ lực và du lịch tỉnh Bến Tre [28] Lê Quốc Hùng chủ nhiệm (2017
– 2018) đã đánh giá tiềm năng sản phẩm xuất khẩu chủ lực và du lịch Bến Tre; chỉ rõ cơ hội và thách thức đối với các sản phẩm du lịch chủ lực của Bến Tre giai đoạn 2015 - 2020; Phân tích điểm mạnh - điểm yếu, cơ hội - thách thức và đưa ra kế hoạch thúc đẩy xây dựng thương hiệu và PTDL tỉnh Bến Tre.
Đề tài Xây dựng mô hình du lịch cộng đồng với loại hình homestay kiểu mới tại Bến Tre [29] Trương Quốc Phong chủ nhiệm (2018) đã xây dựng và ban hành bộ quy chuẩn và áp dụng cho dịch vụ Homestay kiểu mới tại Bến Tre. Xây dựng bản đồ tuyến du lịch bằng xe đạp, mô tô phục vụ du khách tự trải nghiệm, khai thác tiềm năng của du lịch tại chỗ thu hút du khách và giữ chân khách lâu dài.
Đề tài Nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch huyện Châu Thành, [30] Thái Hoàng Thi chủ nhiệm (2020) đã chỉ ra khả năng kết nối du lịch di sản của sông Ba Lai huyền thoại và điểm du lịch tâm linh từ Tòa thánh Cao Đài Tiên Thiên (cùng ở huyện Châu Thành) với DTNĐC cũng như tiềm năng điều phối khách du lịch từ huyện Châu Thành - cửa ngõ Bến Tre đến DTĐK và các di tích khác trong tỉnh.
Điểm qua các công trình trên cho thấy: đến nay chưa có công trình nào nghiên cứu tập trung, có hệ thống từ góc độ lý luận và thực tiễn QLDT lẫn du lịch với phương thức tiếp cận phù hợp đặc điểm, điều kiện và hoàn cảnh của vùng, miền, địa phương như Bến Tre. Tuy QLDT Bến Tre đã được đề cập trong một số bài viết, báo cáo tham luận khoa học, đề tài, luận văn, luận án về một hoặc một số vấn đề có liên quan đến di tích đã xếp hạng và du lịch, nhưng các nghiên cứu này mới dừng lại chỉ ra sự phong phú, đa dạng và giá trị của DTLS-VH ở Bến Tre trong bối cảnh PTDL, hoặc đề cập đến du lịch thuần túy không gắn với di tích. Chưa có công trình đi sâu nghiên cứu QLDT Bến Tre trong PTDL một cách hệ thống, đáp ứng yêu cầu bảo tồn gắn với du lịch theo tiêu chí đặc thù của quản lý văn hóa ở góc nhìn du lịch.
Gần đây, một số công trình nghiên cứu trong nước chú ý đến giá trị DTLS- VH ở Bến Tre nhưng đa phần vẫn coi di tích là đối tượng chính trong nghiên cứu để bảo tồn, một số ít đề cập đến vai trò của cộng đồng tham gia bảo tồn di tích ở Bến Tre. Nhìn từ góc độ PTDL, dựa vào du lịch để phát huy giá trị di tích là hướng đi còn mới mẻ, mở ra tiền đề để luận án có cơ hội đóng góp cho thực tiễn và lý luận