Quản lý dạy học môn lịch sử theo hướng trải nghiệm ở các trường trung học cơ sở thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh - 2

DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ


Bảng:

Bảng 2.1: Quy mô mạng lưới trường, lớp, HS cấp THCS 37

Bảng 2.2: Kết quả xếp loại học lực môn Lịch sử của học sinh các trường THCS thị xã Đông Triều trong 3 năm trở lại đây 38

Bảng 2.3: Đội ngũ cán bộ quản lí các trường THCS 3 năm qua 39

Bảng 2.4: Đội ngũ giáo viên dạy môn Lịch sử các trường THCS 3 năm qua 39

Bảng 2.5: Nhận thức của CBQL, GV về mức độ quan trọng của dạy học môn Lịch sử theo hướng trải nghiệm 41

Bảng 2.6: Đánh giá về vai trò của việc tổ chức hoạt động dạy học môn Lịch

sử theo hướng trải nghiệm 42

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 119 trang tài liệu này.

Bảng 2.7: Mức độ thực hiện các nội dung dạy học môn Lịch sử theo hướng

trải nghiệm 45

Quản lý dạy học môn lịch sử theo hướng trải nghiệm ở các trường trung học cơ sở thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh - 2

Bảng 2.8: Đánh giá của CBQL,GV về mức độ thực hiện các hình thức dạy học môn Lịch sử theo hướng trải nghiệm 47

Bảng 2.9: Nhu cầu của học sinh về các hình thức học môn Lịch sử theo hướng

trải nghiệm 49

Bảng 2.10: Đánh giá của CBQL, GV về mức độ thực hiện các phương pháp dạy học môn Lịch sử theo hướng trải nghiệm 50

Bảng 2.11: Thực trạng kỹ năng tổ chức hoạt động trải nghiệm môn Lịch sử cho học sinh của giáo viên các trường THCS thị xã Đông Triều 52

Bảng 2.12: Đánh giá của giáo viên về các điều kiện trong việc tổ chức DH môn Lịch sử theo hướng trải nghiệm 53

Bảng 2.13: Đánh giá của CBQL, GV về việc xây dựng kế hoạch DH môn Lịch sử theo hướng trải nghiệm của hiệu trưởng các trường THCS thị xã

Đông Triều 54

Bảng 2.14: Đánh giá của CBQL,GV về việc tổ chức DH môn Lịch sử theo hướng trải nghiệm 57

Bảng 2.15: Thực trạng chỉ đạo tổ chức DH môn Lịch sử theo hướng trải nghiệm ở các trường THCS Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh 58

Bảng 2.16: Các biện pháp kiểm tra, đánh giá hoạt động DH môn Lịch sử theo hướng

trải nghiệm ở các trường THCS Thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh 60

Bảng 2.17: Mức độ thực hiện các chức năng quản lý dạy học môn Lịch sử theo hướng trải nghiệm của hiệu trưởng các trường THCS thị xã Đông Triều 62

Bảng 3.1: Kết quả khảo nghiệm về mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất 82

Biểu đồ:

Biểu đồ 3.1: Mức độ tương quan của tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp

vi

đề xuất 83


MỞ ĐẦU


1. Lý do chọn đề tài

Giáo dục là một hình thái ý thức xã hội, nó có vị trí đặc biệt quan trọng trong đời sống con người. Giáo dục không chỉ là sản phẩm của xã hội mà đã trở thành nhân tố tích cực, một động lực thúc đẩy sự phát triển của xã hội loài người. Sản phẩm của Giáo dục là con người, con người là nguồn tài nguyên to lớn và vô giá đem lại sự hưng thịnh cho mỗi quốc gia.

Trong giai đoạn đẩy mạnh CNH - HĐH đất nước và hội nhập quốc tế, nguồn lực con người Việt Nam càng trở nên có ý nghĩa quan trọng, quyết định sự thành công của công cuộc phát triển đất nước. Giáo dục có nhiệm vụ quan trọng trong việc xây dựng một thế hệ người Việt Nam mới, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội.

Mục tiêu của giáo dục THCS đã được ghi trong Điều 27 Luật giáo dục 2005:. "Giáo dục trung học cơ sở nhằm giúp học sinh củng cố và phát triển những kết quả của giáo dục tiểu học; có học vấn phổ thông ở trình độ cơ sở và những hiểu biết ban đầu về kỹ thuật và hướng nghiệp để tiếp tục học trung học phổ thông, trung cấp, học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động' [34].

Trong những năm gần đây, giáo dục phổ thông nước ta nói chung và giáo dục THCS nói riêng đã không ngừng phát triển. Chất lượng giáo dục đã có chuyển biến. Trình độ hiểu biết, năng lực tiếp cận tri thức mới của một bộ phận HS được nâng cao. Bên cạnh những thành tựu trên, giáo dục ở các trường THCS còn gặp một số vấn đề bất cập, trong đó có vấn đề quản lý hoạt động dạy học (HĐDH) bộ môn.

Mỗi môn học trong nhà trường phổ thông với đặc trưng của từng bộ môn nhưng đều phải góp phần đào tạo học sinh một cách toàn diện. Trong đó môn Lịch sử có vị trí rất quan trọng, là môn học cung cấp cho học sinh tri thức của khoa học lịch sử, về Lịch sử thế giới và Lịch sử dân tộc. Đối tượng của của môn học là quá khứ đã diễn ra, không thể tái hiện và không thể trực quan sinh động. Dạy học lịch sử là giáo dục truyền thống văn hóa, giáo dục tư tưởng, tình cảm, ý thức đạo đức để hình thành nhân cách học sinh. Giáo dục lịch sử có vai trò đặc biệt đến sự trường tồn, hưng vượng của quốc gia dân tộc.

Trong những năm chuẩn bị cho Cách mạng tháng Tám, Bác Hồ căn dặn:

“Dân ta phải biết sử ta,

Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam” [26].

Lời dạy trên của Chủ tịch Hồ Chí Minh hàm chứa một ý nghĩa vô cùng sâu sắc về ý nghĩa, vai trò của lịch sử. Nhờ lịch sử chúng ta mới biết nguồn gốc của dân tộc, biết được quá trình dựng nước và giữ nước với những chiến công oanh liệt, những trang sử vàng chói lọi của các thế hệ đi trước. Học lịch sử, biết lịch sử cũng sẽ bồi đắp trong mỗi chúng ta lòng yêu quê hương đất nước, tinh thần tự hào dân tộc, từ đó củng cố ý chí, bản lĩnh, rèn luyện, phấn đấu vươn lên trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Tuy nhiên, trong thời gian qua chất lượng dạy học môn Lịch sử tại các nhà trường phổ thông chưa đạt kết quả như mong muốn, do lối dạy truyền thụ một chiều, áp đặt tạo cho người học cách học bị động, hạn chế việc phát triển các phẩm chất linh hoạt, độc lập sáng tạo của tư duy, khả năng ứng dụng những kiến thức và kỹ năng thu nhận được áp dụng vào thực hiện của người học còn yếu. Với điều kiện phát triển của các phương tiện truyền thông, trong bối cảnh hội nhập, mở rộng giao lưu, đặc biệt là Internet, học sinh được tiếp thu nhiều nguồn thông tin đa dạng, phong phú từ nhiều nguồn sử liệu khác nhau. Các em hiểu biết nhiều hơn, linh hoạt và thực tế hơn so với các thế hệ cùng lứa tuổi trước đây, đặc biệt là học sinh Trung học cơ sở thì những phương pháp dạy học truyền thống càng tỏ ra không còn phù hợp. Trong học tập, học sinh không thỏa mãn với vai trò của người tiếp thu thụ động, không chấp nhận những hoạt động dạy học một chiều. Vì lẽ đó, đổi mới quản lý hoạt động dạy học môn Lịch sử là điều hết sức cần thiết cùng với đổi mới mục tiêu, nội dung chương trình sách giáo khoa, đặc biệt là đổi mới quản lý hoạt động dạy học môn Lịch sử theo hướng trải nghiệm đang được các nhà trường triển khai thực hiện.

Thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh là một địa bàn có nhiều di tích lịch sử gắn liền với lịch sử dân tộc và văn hóa địa phương. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, trong những năm gần đây, công tác quản lý hoạt động dạy học môn Lịch sử ở các trường THCS Thị xã Đông Triều, đặc biệt là vấn đề quản lý nội dung, chương trình DH môn Lịch sử theo hướng trải nghiệm thực tế tại địa phương còn có những hạn chế, bất cập, chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục THCS hiện nay.

Xuất phát từ những điều nêu trên, chúng tôi lựa chọn vấn đề "Quản lý dạy học môn Lịch sử theo hướng trải nghiệm ở các trường THCS thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh" làm đề tài luận văn để nghiên cứu với mong muốn góp phần vào việc nâng cao chất lượng dạy học môn Lịch sử ở các trường THCS trên địa bàn thị xã.

2. Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn quản lý dạy học môn Lịch sử theo hướng trải nghiệm ở các trường THCS, luận văn đề xuất một số biện pháp quản lý dạy học môn môn Lịch sử theo hướng trải nghiệm ở các trường THCS thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục trong giai đoạn hiện nay.

3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu

- Khách thể nghiên cứu: Hoạt động dạy học môn Lịch sử theo hướng trải nghiệm ở trường THCS thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh.

- Đối tượng nghiên cứu: Quản lý dạy học môn Lịch sử theo hướng trải nghiệm của Hiệu trưởng các trường THCS thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh.

4. Giới hạn nghiên cứu của đề tài

- Về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu và đề xuất một số biện pháp quản lý dạy học môn Lịch sử theo hướng trải nghiệm ở các trường THCS thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh.

- Về khách thể điều tra: Gồm 185 người, trong đó có: 10 CBQL, 75 GV và 100 HS.

- Về địa bàn khảo sát: Tiến hành khảo sát tại 5 trường THCS thuộc thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh: Trường THCS Nguyễn Du, THCS Hưng Đạo, THCS Lê Hồng Phong, THCS Bình Khê, THCS Đức Chính trong 3 năm học gần đây (2015- 2016, 2016-2017, 2017-2018).

5. Giả thuyết khoa học

Hoạt động dạy học môn Lịch sử theo hướng trải nghiệm ở các trường THCS thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh còn có những hạn chế, bất cập như: Chưa có tính thực tiễn cao, chưa tạo được hứng thú học tập cho học sinh. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên, trong đó có nguyên nhân thuộc về phía nhà quản lý, do đó, nếu đề xuất và thực hiện một cách đồng bộ các biện pháp quản lý dạy học môn Lịch sử theo hướng trải nghiệm phù hợp với tình hình thực tiễn thì chất lượng dạy học môn Lịch sử ở các trường THCS thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh sẽ được nâng cao.

6. Nhiệm vụ nghiên cứu

6.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý dạy học môn Lịch sử theo hướng trải nghiệm ở trường THCS.

6.2. Khảo sát và đánh giá thực trạng về dạy học môn Lịch sử, quản lý dạy học môn Lịch sử theo hướng trải nghiệm ở các trường THCS thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh.

6.3. Đề xuất một số biện pháp quản lý dạy học môn Lịch sử theo hướng trải nghiệm ở các trường THCS thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh.

7. Phương pháp nghiên cứu

Đề tài sử dụng phối hợp các nhóm phương pháp nghiên cứu sau đây:

7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận

Phân tích, tổng hợp và hệ thống hoá các tài liệu, văn bản có liên quan đến dạy học môn LS và Quản lí dạy học môn Lịch sử theo hướng trải nghiệm sáng tạo ở trường THCS nhằm xây dựng khung lí thuyết cho đề tài.

7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn

a) Phương pháp quan sát: Quan sát các biện pháp quản lý dạy học môn Lịch sử theo hướng trải nghiệm của Hiệu trưởng các trường THCS thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh.

b) Phương pháp phỏng vấn: Tiến hành phỏng vấn, tham khảo ý kiến của một số chuyên viên cán bộ quản lý phòng Giáo dục và Đào tạo thị xã Đông Triều, phỏng vấn cán bộ quản lý, giáo viên các trường THCS về hoạt động dạy học và quản lý dạy học môn Lịch sử theo hướng trải nghiệm nhằm bổ sung các thông tin thực tiễn cho luận văn.

c) Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi: Thiết kế các bảng hỏi dành cho cán bộ quản lý, giáo viên các trường THCS. Nhằm tìm hiểu thực trạng của quản lý dạy học môn Lịch sử theo hướng trải nghiệm ở các trường THCS thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh.

d) Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động: Nghiên cứu các quyết định quản lý, các tài liệu văn bản, các kế hoạch hoạt động, báo cáo tổng kết công tác quản lý hoạt động dạy học môn Lịch sử theo hướng trải nghiệm của Hiệu trưởng các trường THCS thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh.

e) Phương pháp chuyên gia: Tham khảo các ý kiến của chuyên gia, trao đổi với nhà các nhà quản lý thu thập thông tin cần thiết liên quan đến đề tài.

g) Phương pháp thăm dò: Khảo sát thăm dò một số biện pháp để khẳng định tính cấp thiết và khả thi của các biện pháp đề xuất.

7.3. Các phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học

Sử dụng một số công thức toán học như tính phần trăm, tính trung bình cộng để xử lý các kết quả khảo sát thực tiễn.

8. Cấu trúc luận văn

Ngoài phần Mở đầu; Kết luận, Khuyến nghị; Tài liệu tham khảo và Phụ lục, nội dung luận văn được trình bày trong 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý dạy học môn Lịch sử theo hướng trải nghiệm ở trường THCS.

Chương 2: Thực trạng quản lý dạy học môn Lịch sử theo hướng trải nghiệm ở các trường THCS thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh.

Chương 3: Biện pháp quản lý dạy học môn Lịch sử theo hướng trải nghiệm ở các trường THCS thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh.

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ DẠY HỌC MÔN LỊCH SỬ

THEO HƯỚNG TRẢI NGHIỆM Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ


1.1. Tổng quan về lịch sử nghiên cứu vấn đề

1.1.1. Trên thế giới

Ngay từ khi mới xuất hiện trên trái đất, để tồn tại con người phải lao động. Trong lao động và cuộc sống hàng ngày con người nhận thức thế giới xung quanh, dần dần tích luỹ được kinh nghiệm sống, kinh nghiệm lao động và chinh phục thiên nhiên, từ đó nảy sinh ra nhu cầu truyền đạt những hiểu biết ấy cho nhau, đó chính là nguồn gốc phát sinh của hiện tượng GD.

Giáo dục được thực hiện bằng nhiều con đường khác nhau, trong đó con đường quan trọng nhất là tổ chức dạy học (DH) trong nhà trường nhằm giúp cho HS nắm vững tri thức khoa học và kinh nghiệm xã hội, hình thành phương pháp tư duy năng động sáng tạo và kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tế cuộc sống.

Lịch sử giáo dục thế giới đã ghi nhận J.A. Cômenxki người Tiệp Khắc (1592 - 1670) là “Ông Tổ của nền giáo dục cận đại”. Ông đã nêu lên hệ thống lý luận giáo dục, những nguyên tắc sư phạm. Ông yêu cầu giáo dục phải hệ thống, phải toàn diện. “dạy hết thẩy mọi điều cho hết thẩy mọi người”, phải “thích ứng với tự nhiên”, phải xuất phát từ đặc điểm nhận thức của trẻ, phải xuất phát từ tính thống nhất của thế giới… Ông là người sáng lập ra hệ thống trường, lớp; học tập theo niên học, bài học phù hợp với lứa tuổi, phù hợp với trình độ… Ngay sau khi lý luận GD, dạy học của Cômenxki ra đời đã được ứng dụng vào quá trình phát triển giáo dục ở các nước châu Âu và nó đang tồn tại cho đến ngày nay [11].

J.A. Cômenxki đã đưa ra những quan điểm về HĐDH mà chúng ta có thể vận dụng trong HĐDH môn Lịch sử. Theo ông, quá trình dạy học để truyền thụ và tiếp nhận tri thức là phải dựa vào sự vật hiện tượng do HS tự quan sát, tự suy nghĩ mà hiểu biết, không nên áp đặt, gò ép người ta chấp nhận bất kỳ một điều gì và ông đã nêu ra một số nguyên tắc dạy học có giá trị rất lớn: nguyên tắc trực quan; nguyên tắc phát huy tính tự giác tích cực của HS; nguyên tắc hệ thống và liên tục; nguyên tắc củng cố kiến thức; nguyên tắc dạy học theo khả năng tiếp thu của HS (vừa sức); dạy học phải thiết thực và dạy học theo nguyên tắc cá biệt [11].

Xem tất cả 119 trang.

Ngày đăng: 19/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí