Các Nghiên Cứu Ở Chdcnd Lào Về Quản Lý Chi Ngân Sách


bàn tỉnh Bình Định”, Tạp chí Nghiên cứu Tài chính - Kế toán [13]: Công trình khoa học của tác giả đã làm rõ vai trò của quản lý chi ngân sách trong đầu tư XDCB và đưa ra các chỉ tiêu đánh giá quản lý chi NSNN cho đầu tư XDCB; trong đó nhấn mạnh các chỉ tiêu như kết quả, hiệu quả chi NSNN. Kết quả cũng trình khảo sát chu trình quản lý chi NSNN trong đầu tư XDCB từ khâu lập kế hoạch, lập dự toán, chấp hành dự toán, quyết toán cho đến khâu kiểm tra, thanh tra, đánh giá chương trình đầu tư XDCB trên địa bàn tỉnh Bình Định; đề xuất các giải pháp tăng cường quản lý chi NSNN trong đầu tư XDCB trên địa bàn tỉnh Bình Định.

Ngân hàng Phát triển châu Á (2013), Tài chính công và cải cách quản lý tài chính ở Trung Quốc [58]: Quản lý đặc thù với KBNN và thị trường trái phiếu ở Trung Quốc, tất cả các dự án đầu tư công đều phải nằm trong quy hoạch đã được duyệt mới được chuẩn bị đầu tư. Trung Quốc có luật riêng về quy hoạch. Uỷ ban Phát triển và Cải cách nhà nước Trung Quốc là cơ quan đầu mối tổ chức thẩm định, tổng hợp, lập báo cáo thẩm định về các quy hoạch phát triển, trình Chính phủ phê duyệt, kiểm tra, tổng hợp kết quả thực hiện các quy hoạch đã được duyệt. Các bộ, ngành, địa phương căn cứ vào các quy hoạch phát triển đã được duyệt để đề xuất, xây dựng kế hoạch đầu tư và danh mục các dự án đầu tư bằng vốn của NSNN và vốn đầu tư của xã hội. Tất cả các dự án đầu tư công đều phải lập báo cáo đề xuất dự án, kể cả các dự án đã có trong quy hoạch đã được phê duyệt. Việc điều chỉnh dự án (mục tiêu, quy mô, tổng mức đầu tư) nằm trong quy hoạch đã được phê duyệt phải được sự chấp thuận của cơ quan phê duyệt quy hoạch. Quản lý đầu tư công ở Trung Quốc được phân quyền theo 04 cấp ngân sách: cấp trung ương, cấp tỉnh, cấp thành phố và cấp huyện, trấn. Cấp có thẩm quyền của từng cấp ngân sách có toàn quyền quyết định đầu tư các dự án sử dụng vốn từ ngân sách của cấp mình. Đối với các dự án đầu tư sử dụng vốn hỗ trợ từ ngân sách cấp trên, chính quyền địa phương phải lấy ý kiến thẩm định của các cơ quan liên quan đến quản lý ngân sách của cấp trên trước khi phê duyệt chủ trương đầu tư dự án. Việc thẩm định các dự án đầu tư ở tất cả các bước (chủ trương đầu tư, báo cáo khả thi, thiết kế kỹ thuật và tổng khái toán, thiết kế thi công và tổng dự toán, đấu thầu…) đều phải thông qua Hội đồng thẩm định của từng cấp và lấy ý kiến thẩm định của các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan cùng cấp, cấp trên nếu có sử dụng vốn hỗ trợ của ngân sách cấp trên.

Ngoài ra, còn một số nghiên cứu khác như: Bùi Đường Nghiêu (2000), Đổi


mới chính sách tài khóa đáp ứng yêu cầu chiến lược phát triển KTXH 2001 - 2010, Sách chuyên khảo, Nxb Tài chính, Hà Nội [26]; Bùi Đường Nghiêu, (2003), Đổi mới cơ cấu chi NSNN góp phần thực hiện công nghiệp hóa - hiện đại hóa ở Việt Nam, Luận án tiến sỹ Học viện Tài chính [25]; Trần Quốc Vinh (2009), Đổi mới quản lý chi NSĐP các tỉnh đồng bằng Sông Hồng, Luận án tiến sỹ kinh tế, Trường Đại học kinh tế Quốc dân, Hà Nội [48]. Các công trình này bàn luận một số vấn đề về chi và quản lý chi NSNN, NSĐP như nội dung, cơ cấu chi ngân sách, quy trình quản lý chi NSĐP…

2.2. Các nghiên cứu ở CHDCND Lào về quản lý chi ngân sách

Tương tự như các quốc gia trên thế giới, ở Lào quản lý chi NSNN cũng là chủ đề được các nhà kinh tế học và các nhà quản lý kinh tế quan tâm nghiên cứu. Những năm gần đây có một số nghiên cứu về quản lý chi NSNN ở nước CHDCND Lào.

PhongXay Phongsavanh (2010), Giải pháp tăng cường quản lý chi NSNN tại Lào, Tạp chí Nghiên cứu Tài chính Kế toán, Học viện Tài chính [31]: Bài báo đề xuất giải pháp đẩy mạnh triển khai phương thức quản lý NSNN theo kết quả đầu ra với những điều kiện và khả năng áp dụng là cần thiết và phù hợp với việc đổi mới công tác quản lý chi NSNN tại nước CHDCND Lào.

Pangthong Luangvanxay (2011), Quản lý chi NSNN tại Lào, Tạp chí Nghiên cứu Tài chính Kế toán, Học viện Tài chính [30]: Bài báo của tác giả đã đề xuất cách thúc đẩy đổi mới quản lý NSNN ở CHDCND Lào theo hướng gắn kết với đổi mới về thể chế dựa trên kết quả nghiên cứu từ hệ thống hóa những vấn đề lý luận về phân cấp quản lý NSNN nhất thiết phải gắn liền và bị chi phối bởi các yêu cầu của phân cấp quản lý về KTXH; phân tích làm rõ mô hình phân cấp quản lý NSNN ở CHDCND Lào từ 1986 - 2009 qua bốn giai đoạn gắn liền với những thay đổi về cơ chế quản lý phân cấp KTXH qua mỗi giai đoạn. Trên cơ sở đánh giá thực trạng của phân cấp quản lý NSNN qua 4 giai đoạn trên, kết hợp với chủ trương, đường lối về phân cấp quản lý KTXH, bài báo đề xuất 06 nhóm giải pháp tăng cường phân cấp quản lý NSNN ở CHDCND Lào giai đoạn 2010 - 2015.

Souvankham Soumphonphakdy (2014), Đổi mới cơ cấu chi NSNN nhằm thúc đẩy phát triển KTXH ở CHDCND Lào, Luận án tiến sỹ, Học viện Tài chính [47]: Kết quả nghiên cứu của tác giả đã hệ thống hóa và làm rõ thêm được các vấn đề lý luận về phát triển KTXH, cơ cấu chi NSNN nhằm thúc đẩy phát triển KTXH; phân


tích, đánh giá tác động của cơ cấu chi ngân sách và đưa ra các giải pháp đổi mới cơ cấu chi NSNN. Cơ cấu chi NSNN của nước CHDCND Lào đã cơ bản đảm bảo được các nhu cầu chi tiêu của bộ máy nhà nước từng bước gắn với các mục đích phát triển cơ sở hạ tầng KTXH.

Thongvon Luongphimma (2016), Hoàn thiện quản lý chi NSNN tỉnh Hủa Phăn, CHDCND Lào, Luận án tiến sỹ, Học viện Tài chính [44]: Luận án hệ thống hóa và làm rõ thêm được các vấn đề lý luận quản lý chi NSNN, các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý chi NSNN và vai trò của chi NSNN; tổng hợp, phân tích và rút ra một số nhận xét, kết luận về kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân của thực trạng quản lý chi NSNN ở tỉnh Hủa Phăn; đề ra một số giải pháp nhằm tăng cường quản lý chi ngân sách tỉnh Hủa Phăn như bảo đảm kỷ luật tài chính tổng thể để lành mạnh hóa tài chính địa phương, phân bổ nguồn lực tài chính phù hợp với những ưu tiên chiến lược về tăng trưởng kinh tế và giảm nghèo, đảm bảo công bằng và nâng cao trách nhiệm giải trình, mịnh bạch, dân chủ trong quản lý chi NSNN.

2.3. Khoảng trống trong các nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án

Nhìn chung, các nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án đã đặt nền móng cho các lý thuyết về chi NSNN, trong đó cơ bản là quản lý chi NSNN; cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc phân tích và đánh giá quản lý chi NSNN.

Tổng quan các nghiên cứu ngoài nước và các nghiên cứu về quản lý chi NSNN ở nước CHDCND Lào cho thấy khoảng trống của các nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án cụ thể như sau:

- Một số vấn đề lý luận và thực tiễn cụ thể về chi và quản lý chi NSNN các nghiên cứu đã trình bày không còn phù hợp với điều kiện hiện nay, khi mà tiến trình cải cách tài chính công và quản lý NSNN ở các quốc gia đã và đang diễn ra tích cực.

- Một số nội dung lý luận về khả năng vận dụng các lý thuyết quản lý chi ngân sách theo đầu ra, kết quả ở một nước đang phát triển như CHDCND Lào chưa được phân tích đầy đủ.

- Các tiêu chí đánh giá quản lý chi NSNN ở địa phương và các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý chi NSNN ở từng địa phương có những quan điểm khác biệt.

- Chưa có nghiên cứu nào nghiên cứu về quản lý ngân sách địa phương tỉnh Viêng Chăn, nước CHDCND Lào trong những năm gần đây.

Tổng quan các nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án cho thấy luận án của


NCS có sự kế thừa và phát triển kết quả của các nghiên cứu đã công bố; đồng thời có mục đích, phạm vi nghiên cứu riêng và không trùng lắp với các nghiên cứu đã công bố.

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài luận án

3.1. Mục đích nghiên cứu

Xây dựng các quan điểm và giải pháp hoàn thiện quản lý chi NSĐP tỉnh Viêng Chăn phù hợp với những thông lệ tốt trên thế giới và tiến trình cải cách tài chính công ở nước CHDCND Lào.

3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

Hệ thống hóa, phân tích làm rõ thêm một số vấn đề lý luận có bản về chi và quản lý chi NSĐP.

Tổng kết kinh nghiệm về quản lý chi ngân sách của một số địa phương ở Việt Nam và ở Lào; từ đó rút ra một số bài học tham chiếu cho tỉnh Viêng Chăn.

Tổng hợp, phân tích, rút ra các nhận xét, kết luận về kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân dẫn đến các hạn chế của thực trạng quản lý chi NSĐP tỉnh Viêng Chăn.

Xây dựng quan điểm và các giải pháp hoàn thiện quản lý chi NSĐP tỉnh Viêng Chăn có cơ sở khoa học về lý luận và thực tiễn, phù hợp với thông lệ tốt trên thế giới và tiến trình cải cách tài chính công ở nước CHDCND Lào.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài luận án

4.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài luận án là những vấn đề lý luận và thực tiễn về quản lý chi NSĐP.

4.2. Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi về nội dung: Tiếp cận theo quy trình quản lý ngân sách, luận án tập trung nghiên cứu các nội dung quản lý chi NSĐP gồm: Lập, chấp hành, quyết toán chi NSĐP; những vấn đề đan xen trong tất cả các khâu của quy trình quản lý chi NSĐP gồm: tổ chức bộ máy quản lý và phân cấp quản lý chi NSĐP, kiểm tra và thanh tra chi NSĐP. Tiếp cận theo nội dung kinh tế của các khoản chi ngân sách, luận án tập trung nghiên cứu quản lý chi đầu tư phát triển (ĐTPT) và chi thường xuyên (CTX) của NSĐP.

Phạm vi về không gian và thời gian: Luận án nghiên cứu quản lý chi NSĐP


tỉnh Viêng Chăn, thực trạng trong giai đoạn 2016 - 2020 và quan điểm, giải pháp đề xuất cho giai đoạn đến năm 2025, tầm nhìn 2030. Kinh nghiệm của một số địa phương ở Việt Nam và Lào nghiên cứu trong khoảng 15 năm gần đây.

5. Câu hỏi nghiên cứu

Để đạt được các mục tiêu nghiên cứu, luận án cần trả lời các câu hỏi sau:

- Những vấn đề lý luận cốt lõi về quản lý chi NSĐP là gì? Những vấn đề lý luận gì về quản lý chi NSĐP cần làm rõ thêm, cần bổ sung phát triển thêm làm cơ sở đánh giá thực trạng quản lý chi NSĐP tỉnh Viêng Chăn?

- Thực trạng quản lý chi NSĐP tỉnh Viêng Chăn như thế nào? Kết quả đạt được như thế nào? Có những hạn chế gì và nguyên nhân của hạn chế?

- Cần làm gì để hoàn thiện quản lý chi NSĐP tỉnh Viêng Chăn trong thời gian

tới?


6. Phương pháp nghiên cứu đề tài luận án

Luận án sử dụng phương pháp luận nghiên cứu khoa học duy vật biện chứng

và duy vật lịch sử Mác - Lênin, các phương pháp nghiên cứu khoa học cụ thể như tổng hợp, thống kê, phân tích, so sánh, hệ thống hóa, khái quát hóa, khảo sát… để giải quyết các vấn đề lý luận và thực tiễn theo mục tiêu nghiên cứu của đề tài đặt ra.

Phương pháp tổng hợp, thống kê, phân tích, so sánh, hệ thống hóa, khái quát hóa được sử dụng để: (i) Giải quyết các vấn đề lý luận theo mục tiêu nghiên cứu của đề tài luận án như khái niệm, đặc điểm, phân loại và vai trò chi NSĐP; khái niệm, đặc điểm, nguyên tắc, phương thức, nội dung, các nhân tố ảnh hưởng và các tiêu chí đánh giá quản lý chi NSĐP; (ii) Làm rõ kinh nghiệm về quản lý chi ngân sách của một số địa phương ở Việt Nam và Lào; từ đó rút ra một số bài học kinh nghiệm tham chiếu cho tỉnh Viêng Chăn; (iii) Giải quyết các vấn đề thực trạng chi và quản lý chi NSĐP tỉnh Viêng Chăn như tổ chức bộ máy và phân cấp quản lý; tổ chức lập, chấp hành và quyết toán ngân sách; thanh tra và kiểm tra ngân sách; (iv) Xây dựng quan điểm và các giải pháp hoàn thiện quản lý chi NSĐP tỉnh Viêng Chăn phù hợp với thông lệ tốt trên thế giới và tiến trình cải cách tài chính công và quản lý chi NSNN ở nước CHDCND Lào.

Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi được sử dụng để cung cấp dữ liệu sơ cấp bổ sung cho các nhận định, đánh giá thực trạng quản lý chi NSĐP tỉnh Viêng Chăn.


- Thời điểm điều tra: Tháng 8 đến tháng 12 năm 2020.

- Quy mô mẫu điều tra 200 đối tượng điều tra, bao gồm: (i) 50 phiếu dành cho cán bộ quản lý tài chính thuộc Uỷ ban nhân dân (UBND), Hội đồng nhân dân (HĐND) tỉnh, Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT), Kho bạc Nhà nước (KBNN) tỉnh Viêng Chăn và Thanh tra nhà nước của tỉnh, một số cán bộ quản lý ngân sách cấp huyện như lãnh đạo UBND huyện, cán bộ thuộc phòng tài chính và KBNN huyện. Dữ liệu điều tra này cung cấp các dữ liệu đánh giá của người trong cuộc về những nội dung hợp lý hay không hợp lý trong cơ chế, chính sách, định mức chi NSĐP tỉnh Viêng Chăn. (ii) 150 phiếu cho đối tượng là cán bộ ở đơn vị thụ hưởng ngân sách gồm: Sở Giáo dục và Thể thao; Sở Y tế; Sở Nông Lâm nghiệp; Sở Công thương; Sở Giao thông - Vận tải; Sở Xây dựng; Sở Khoa học - Công nghệ; Các trường Cao đẳng chuyên nghiệp, Bệnh viện tỉnh Viêng Chăn. Dữ liệu thu được từ các phiếu điều tra này cung cấp bằng chứng đánh giá về kết quả quản lý chi NSĐP từ phía đơn vị sử dụng NSNN.

- Nội dung bảng hỏi được thiết kế theo các tiêu chí đánh giá quản lý chi NSĐP của tỉnh Viêng Chăn. Hệ thống bảng câu hỏi dạng cho điểm theo mức độ tăng dần của thang đo Likert 5 mức độ (Phụ lục).

- Phương pháp xử lý số liệu: Các dữ liệu điều tra được xử lý bằng phần mềm Excel để chiết xuất ra các kết quả theo yêu cầu đánh giá quản lý chi NSĐP.

7. Khung lý thuyết nghiên cứu đề tài luận án

Bám sát mục tiêu, đối tượng và phạm vi nội dung nghiên cứu của luận án; khung lý thuyết nghiên cứu luận án được khái quát cụ thể như sau:


Nghiên cứu lý luận Nghiên cứu thực tiễn


Khái niệm, đặc điểm, phân loại chi NSĐP.

Khái niệm, đặc điểm, nguyên tắc và phương thức quản lý chi NSĐP.

Thực trạng chi NSĐP tỉnh Viêng Chăn.



Nội dung quản lý chi NSĐP:

Tổ chức bộ máy quản lý chi NSĐP.

Phân cấp quản lý chi NSĐP.


Lập dự chi NSĐP.

Chấp NSĐP.

hành

dự

toán

chi

Quyết toán chi NSĐP.

Kiểm tra, thanh tra chi NSĐP.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 197 trang tài liệu này.

Quản lý chi ngân sách nhà nước tỉnh Viêng Chăn, nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào - 3

Thực trạng quản lý chi NSĐP tỉnh Viêng Chăn:

Tổ chức bộ máy quản lý chi NSĐP.

Phân cấp quản lý chi NSĐP.

Lập dự chi NSĐP.

Chấp NSĐP.

hành

dự

toán

chi

Quyết toán chi NSĐP.

Kiểm tra, thanh tra chi NSĐP.


Đánh giá thực trạng quản lý chi NSĐP tỉnh Viêng Chăn:



Kết quả đạt được.

Hạn chế.

Nguyên nhân.

Các tiêu chí đánh giá quản lý chi NSĐP.


Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý chi NSĐP.



Kinh nghiệm quản lý chi ngân sách của một số địa phương.


Quan điểm, giải pháp hoàn thiện quản lý chi NSĐP tỉnh Viêng Chăn


8. Giá trị khoa học về lý luận và thực tiễn của luận án


8.1. Về lý luận

Luận án hệ thống hoá, phân tích góp phần làm phong phú và rõ thêm những vấn đề lý luận cơ bản về quản lý chi NSĐP như khái niệm, đặc điểm, phân loại chi NSNN; khái niệm, đặc điểm, nguyên tắc, phương thức, nội dung, các tiêu chí đánh giá và các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý chi NSĐP cấp tỉnh.

8.2. Về thực tiễn

Luận án tổng hợp kinh nghiệm quản lý chi ngân sách của một số địa phương ở Việt Nam và của một số địa phương ở nước CHDCND Lào, từ đó rút ra một số bài học kinh nghiệm có giá trị thực tiễn tham khảo cho tỉnh Viêng Chăn; tổng hợp, phân tích, rút ra các nhận xét, kết luận về kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân của thực trạng quản lý chi NSĐP tỉnh Viêng Chăn; xây dựng một số quan điểm và giải pháp hoàn thiện quản lý chi NSĐP tỉnh Viêng Chăn, nước CHDCND Lào có cơ sở lý luận và thực tiễn, có tính khả thi, phù hợp với bối cảnh cải cách tài chính công ở nước CHDCND Lào và thông lệ quốc tế tốt.

9. Kết cấu của luận án

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung chính của luận án được kết cấu bao gồm 3 chương:

Chương 1: Lý luận cơ bản và kinh nghiệm về quản lý chi ngân sách địa phương.

Chương 2: Thực trạng quản lý chi ngân sách địa phương tỉnh Viêng Chăn, nước CHDCND Lào.

Chương 3: Hoàn thiện quản lý chi ngân sách địa phương tỉnh Viêng Chăn, nước CHDCND Lào.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 23/02/2023