Quản lý bồi dưỡng cán bộ, công chức khối Đảng, đoàn tỉnh Bắc Kạn - 2

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1. Phân loại ngạch công chức khối Đảng, đoàn thể giai đoạn 2013 - 2017 46

Bảng 2.2. Tổng hợp kết quả đào tạo cán bộ, công chức, viên chức tỉnh

Bắc Kạn, giai đoạn 2013 - 2017 52

Bảng 2.3. Tổng hợp số lượng các lớp đã thực hiện bồi dưỡng từ năm 2013 đến năm 2017 53

Bảng 2.4. Đánh giá của cán bộ, công chức (học viên) về quản lý công

tác lập kế hoạch bồi dưỡng 56

Bảng 2.5. Đánh giá của lãnh đạo tỉnh về quản lý hoạt động lập kế hoạch

bồi dưỡng của giảng viên, báo cáo viên 59

Bảng 2.6. Ý kiến đánh giá của cán bộ, công chức (học viên) về công tác quản lý việc thực hiện nội dung, chương trình bồi dưỡng 64

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 125 trang tài liệu này.

Bảng 2.7. Ý kiến đánh giá của giảng viên, báo cáo viên về mức độ phù hợp và hiệu quả của công tác quản lý phương pháp và hình

thức bồi dưỡng ở tỉnh 66

Quản lý bồi dưỡng cán bộ, công chức khối Đảng, đoàn tỉnh Bắc Kạn - 2

Bảng 2.8. Ý kiến đánh giá của học viên về mức độ phù hợp và hiệu quả

của công tác quản lý phương pháp và hình thức bồi dưỡng 67

Bảng 2.9. Kết quả khảo sát chất lượng giờ giảng của giảng viên, báo

cáo viên 68

Bảng 2.10. Kết quả học tập của học viên các lớp bồi dưỡng cho cán bộ, công chức từ năm 2013 đến năm 2017 71

Bảng 2.11. Đánh giá hiệu quả sau bồi dưỡng cán bộ, công chức 72

MỞ ĐẦU


1. Lý do chọn đề tài

Cán bộ và công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ có vị trí rất quan trọng trong việc xây dựng và phát triển của hệ thống chính trị mỗi quốc gia, dân tộc. Trong lịch sử, bất cứ giai cấp nào muốn trở thành giai cấp lãnh đạo xã hội cũng phải đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ tiêu biểu cho giai cấp mình. Có thể nói cán bộ là hội tụ của tri thức khoa học, phẩm chất trí tuệ của nhân loại.

Với cách mạng Việt Nam, đội ngũ cán bộ là nhân tố quyết định sự thành công hay thất bại trong thực hiện các Nghị quyết, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước vào cuộc sống. Bởi vậy, trong các văn kiện của Đảng và Nhà nước ta, công tác cán bộ được xác định là vấn đề mang tính chiến lược. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói “Cán bộ là gốc của mọi công việc”[10], vấn đề đào tạo, quản lý và sử dụng cán bộ, công chức có ý nghĩa quyết định đối với sự nghiệp phát triển đất nước.

Đất nước ta đang bước vào thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá- hiện đại hoá, bối cảnh trong nước và quốc tế có những thời cơ, thuận lợi mới nhưng cũng có nhiều khó khăn thách thức, nhiệm vụ chính trị rất nặng nề, khó khăn, phức tạp trong khi đó đội ngũ cán bộ, công chức của chúng ta lại được rèn luyện và trưởng thành từ nhiều nguồn, nhiều lĩnh vực hoạt động khác nhau. Phần đông được đào tạo, bồi dưỡng trong thời kỳ thực hiện cơ chế quản lý kinh tế kế hoạch hoá tập trung. Do vậy, khi chuyển sang cơ chế quản lý kinh tế mới (quản lý nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa), đội ngũ cán bộ, công chức của chúng ta bộc lộ những nhược điểm, yếu kém trong quá trình quản lý điều hành, đặc biệt là yếu kém trong hoạt động quản lý nhà nước về kinh tế. Từ đó đặt ra nhiều vấn đề cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ ngang tầm với yêu cầu nhiệm vụ, từ đó thực hiện thắng lợi mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII chỉ rõ “Tăng cường xây dựng chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị,

đạo đức lối sống, biểu hiện “tự diễn biến, “tự chuyển hóa” trong nội bộ. Tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ, nhất là cán bộ cấp chiến lược đủ năng lực, phẩm chất và u tín, ngang tầm nhiệm vụ... tập trung xây dựng con người về đạo đức, nhân cách, lối sống, trí tuệ và năng lực làm việc” [23].

Xác định tầm quan trọng của công tác cán bộ, những năm qua Đảng bộ và các cấp chính quyền tỉnh Bắc Kạn đã đặc biệt quan tâm đến công tác đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng đội ngũ cán bộ. Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XI xác định rõ, phải: “Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu, tạo bước chuyển cơ bản trong công tác cán bộ”[24]. Đồng thời, xác định đổi mới, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức là một trong những nội dung của chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2001- 2010. Tại thời điểm cuối của giai đoạn nhìn về chặng đường đã qua, có thể nói, công tác đào tạo, bồi dưỡng đã có những bước tiến rõ rệt, góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức. Đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức đóng góp vai trò quan trọng trong việc nâng cao trình độ, năng lực thực thi công việc của công chức, viên chức đáp ứng ngày càng cao yêu cầu của công tác lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện hoàn thành thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

Trong những năm qua, Tỉnh ủy, Ủy ban Nhân dân tỉnh đã chỉ đạo các cơ quan chức năng: Sở Nội vụ, Ban Tổ chức Tỉnh ủy, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Trường Chính trị tỉnh không ngừng cố gắng, nỗ lực để nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ của cả tỉnh nói chung, đội ngũ cán bộ, công chức khối Đảng, đoàn thể nói riêng. Bằng nhiều biện pháp đổi mới, công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức khối Đảng, đoàn thể của tỉnh đã từng bước đi vào chiều sâu và hiệu quả. Đa dạng cả về nội dung và hình thức; đảm bảo về số lượng và chất lượng; đội ngũ cán bộ khối Đảng, đoàn thể đang từng bước đáp ứng nhu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức của tỉnh nói chung còn bộc lộ nhiều hạn chế, chưa đảm bảo cân đối giữa các ngành, lĩnh vực. Trong chương trình đào tạo, bồi dưỡng mới chỉ chú trọng đào tạo, bồi dưỡng về lý luận chính trị, nặng về lý thuyết, còn ít bố trí nội dung về kỹ năng lãnh đạo, quản lý, điều hành và xử lý tình huống thực tế. Sự phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị có liên quan đến công tác xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ tỉnh chưa thật hiệu quả. Tính tiền phong, gương mẫu của một bộ phận cán bộ chưa cao, ngại việc khó, thích nhận việc dễ, có lợi ích. Một số cán bộ thích làm công tác ở các ngành chuyên môn, chính quyền Nhà nước, không thích làm công tác Đảng, công tác đoàn thể, gây tâm lý tự ti cho một số cán bộ, công chức làm công tác Đảng, đoàn thể...

Xuất phát từ những lý do trên, tôi chọn đề tài “Quản lý bồi dưỡng cán bộ, công chức khối Đảng, Đoàn tỉnh Bắc Kạn” làm luận văn tốt nghiệp Thạc sỹ chuyên ngành Quản lý giáo dục. Hy vọng qua đề tài này sẽ vận dụng những tri thức lý luận đã tiếp thu được ở nhà trường vào giải quyết một số vấn đề thuộc lĩnh vực ở cơ quan tôi đang công tác, đồng thời đề ra những biện pháp nhằm tạo sự chuyển biến về chất, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao của cả tỉnh, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp CNH, HĐH.

2. Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở đánh giá thực trạng bồi dưỡng cán bộ, công chức hiện nay, đề xuất một số biện pháp về quản lý bồi dưỡng cán bộ khối Đảng, đoàn thể của tỉnh Bắc Kạn nhằm tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả bồi dưỡng cán bộ, công chức trong thời gian tới.

3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu

- Khách thể nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng bồi dưỡng và quản lý bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức khối Đảng, Đoàn thể cấp tỉnh.

- Đối tượng nghiên cứu: Biện pháp quản lý bồi dưỡng cán bộ, công chức khối Đảng, đoàn thể tỉnh Bắc Kạn.

4. Giả thuyết khoa học

Quản lý bồi dưỡng cán bộ, công chức khối Đảng, đoàn thể tỉnh Bắc Kạn thời gian qua đã đạt được kết quả nhất định nhưng vẫn còn bộc lộ một số hạn chế do nguyên nhân chủ quan và khách quan: sự phối hợp công tác quản lý bồi dưỡng của các cơ quan chuyên môn đôi khi chưa thực sự nhịp nhàng, phương pháp đánh giá học viên chưa có nhiều đổi mới, một số giảng viên, báo cáo viên chuyên đề thiếu phương pháp sư phạm… Nếu đề xuất được các biện pháp quản lý bồi dưỡng phù hợp, đảm bảo tính khoa học, tính khả thi thì sẽ nâng cao chất lượng bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn nói chung, đội ngũ cán bộ, công chức khối Đảng, đoàn thể tỉnh nói riêng đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.

5. Nhiệm vụ nghiên cứu

5.1. Hệ thống hoá cơ sở lý luận về quản lý bồi dưỡng cán bộ, công chức khối Đảng, đoàn thể tỉnh Bắc Kạn.

5.2. Đánh giá, khảo sát thực trạng quản lý bồi dưỡng cán bộ, công chức khối Đảng, đoàn thể tỉnh Bắc Kạn và nguyên nhân của thực trạng.

5.3. Đề xuất một số biện pháp quản lý bồi dưỡng nhằm nâng cao hiệu quả bồi dưỡng cán bộ, công chức khối Đảng, đoàn thể tỉnh Bắc Kạn.

6. Phạm vi nghiên cứu

6.1. Giới hạn về nội dung nghiên cứu

Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng và hiệu quả bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức khối Đảng, đoàn thể tỉnh Bắc Kạn.

6.2. Giới hạn về địa bàn và khách thể khảo sát

Nguồn số liệu của luận văn chủ yếu sử dụng số liệu thứ cấp từ các báo cáo liên quan đến hoạt động đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn trong giai đoạn 2013- 2017.

- Địa bàn khảo sát: Các cơ quan khối Đảng, đoàn thể ở tỉnh, huyện và thành phố.

- Khách thể khảo sát: 70 khách thể, bao gồm:

+ Cán bộ lãnh đạo, quản lý của tỉnh (từ phó, Trưởng phòng trở lên của các cơ quan chuyên môn làm công tác tổ chức, cán bộ và giảng viên): 10 người.

+ Cán bộ, công chức khối Đảng, Đoàn thể trong tỉnh: 60 người.

7. Phương pháp nghiên cứu

- Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận: Đề tài nghiên cứu dựa trên cơ sở các quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng, các Chỉ thị, nghị quyết của Trung ương, của Tỉnh ủy Bắc Kạn về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ; nghiên cứu các công trình đi trước, các tài liệu có liên quan để xây dựng khung lý luận về vấn đề nghiên cứu.

- Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn và tổng kết kinh nghiệm: khảo sát, điều tra xã hội học bằng bảng hỏi, trao đổi phỏng vấn, tổng hợp các báo cáo thống kê số liệu, báo cáo đánh giá của cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp tỉnh, phân tích thực trạng quản lý bồi dưỡng cán bộ ở tỉnh Bắc Kạn hiện nay.

- Nhóm phương pháp bổ trợ: tổng hợp, thống kê, điều tra.

8. Cấu trúc của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung luận văn gồm 3 chương.

Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý bồi dưỡng cán bộ, công chức khối Đảng, Đoàn trong giai đoạn hiện nay.

Chương 2: Thực trạng bồi dưỡng và quản lý bồi dưỡng cán bộ, công chức khối Đảng, Đoàn tỉnh Bắc Kạn trong giai đoạn hiện nay.

Chương 3. Biện pháp quản lý bồi dưỡng cán bộ khối Đảng, đoàn thể tỉnh Bắc Kạn trong giai đoạn hiện nay.

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC KHỐI ĐẢNG, ĐOÀN TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề

Tìm hiểu tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài: “Quản lý bồi dưỡng cán bộ, công chức khối Đảng, Đoàn tỉnh Bắc Kạn” cho thấy các nhà khoa học và các tác giả tiếp cận theo nhiều cách, nhiều cấp độ khác nhau. Có thể khái lược thông qua những công trình tiêu biểu như sau: Theo PGS Nguyễn Phú Trọng- Trần Xuân Sầm (2003), “Luận cứ khoa học cho việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa- hiện đại hóa đất nước”, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội [22]. Tác giả cuốn sách đã phân tích những vấn đề lý luận và phương pháp luận về nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; nghiên cứu kinh nghiệm xây dựng đội ngũ CBCC trong lịch sử nước ta và một số nước trên thế giới; đánh giá về thực trạng đội ngũ cán bộ và công tác cán bộ hiện nay; đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ trong thời kỳ CNH- HĐH.

Tháng 11/1998 Hội thảo khoa học “Chiến lược xây dựng đội ngũ CBQL phục vụ sự nghiệp CNH- HĐH” đã mở ra bước ngoặt quan trọng trong việc nghiên cứu, quy hoạch, xây dựng phát triển đào tạo xây dựng đội ngũ CBQL giáo dục có phẩm chất, có tầm nhìn, có khả năng dự báo, phân tích, có kỹ năng, có phong cách đáp ứng yêu cầu đổi mới của sự nghiệp giáo dục và đào tạo.

Có thể kể tên các công trình nghiên cứu khác liên quan đến hoạt động ĐTBD CBCC như: Tác giả Lưu Kiếm Thanh với bài: “Đào tạo bồi dưỡng cán bộ công chức, viên chức một hình thức giáo dục- đào tạo đặc thù và chuyên biệt”; Tác giả Đinh Văn Tiến, Thái Vân Hà với bài “Đổi mới công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức trong tình hình mới”; Tác giả Ngô Thành Can với bài “Những yêu cầu cải cách công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức”; Lại Đức Vượng, Vụ Đào tạo- Bộ Nội vụ khi “Bàn về chức năng của đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức”. Th.S Phạm Hữu Kha (2000)

với đề tài “Thực trạng công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý của Đảng, Nhà nước và các đoàn thể chính trị- xã hội ở Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh trong thời kỳ đổi mới”. TS Nguyễn Hữu Cát (2000), “Một số biện pháp nhằm nâng cao công tác quản lý đào tạo đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý trong giai đoạn hiện nay”…[2]

Luận án tiến sĩ “Quản lý nhà nước về đào tạo, bồi dưỡng công chức hành chính trong giai đoạn hiện nay" [25] của tác giả Lại Đức Vượng đã phân tích, hệ thống hóa cơ sở lý luận về QLNN về ĐTBD công chức hành chính trong giai đoạn hiện nay; đánh giá, đưa ra kết luận về thực trạng ĐTBD công chức hành chính trong giai đoạn hiện nay; từ đó xác định mục tiêu, phương hướng và giải pháp hoàn thiện quản lý nước về ĐTBD công chức hành chính Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.

Luận văn thạc sỹ Quản lý giáo dục “Quản lý hoạt động bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý trường tiểu học tại Trung tâm GDTX tỉnh Thái Nguyên" của tác giả Nguyễn Thị Nga đã đi sâu phân tích thực trạng quản lý hoạt động bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; chỉ ra những ưu điểm, hạn chế trong công tác quản lý hoạt động này và đề xuất các biện pháp phù hợp, đảm bảo tính khoa học để nâng cao chất lượng quản lý các hoạt động bồi dưỡng của loại hình Trung tâm[15].

Đã có nhiều công trình nghiên cứu về lý luận và thực tiễn tập trung vào vị trí, vai trò, chức năng, tâm lý của người cán bộ quản lý, mô hình quản lý trường học, quản lý sự thay đổi như: “Hệ thống giáo dục hiện đại trong những năm đầu thế kỷ XXI” của tác giả Vũ Ngọc Hải và Trần Khánh Đức, ngoài những nghiên cứu chung về quản lý giáo dục, nhiều tác giả đã có những nghiên cứu chuyên sâu về từng lĩnh vực quản lý giáo dục như: Đặng Quốc Bảo “Quản lý nhà nước về giáo dục, đào tạo” nghiên cứu về quy trình quản lý của hiệu trưởng trường trung học, tài chính trong giáo dục; Nguyễn Thị Mỹ Lộc nghiên cứu về văn hóa giao tiếp của cán bộ quản lý giáo dục xây dựng cơ quan thành tổ chức biết học hỏi; Lê Quang Sơn nghiên cứu về tâm lý người lãnh đạo, quản lý; Phùng Đình Mẫn nghiên cứu về tâm lý học lứa tuổi.

Xem tất cả 125 trang.

Ngày đăng: 19/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí