Phụ lục 2.2.
TVHN CHO HS THPT
Chủ đề: HẠNH PHÚC LÀ ĐƯỢC HỌC VÀ LÀM CÔNG VIỆC MÀ MÌNH YÊU THÍCH
A. Thực trạng vấn đề việc làm hiện nay ở Việt Nam:
Có thể bạn quan tâm!
- Quản lí hoạt động tư vấn hướng nghiệp cho học sinh THPT ở các tỉnh miền Đông Nam Bộ - 28
- Quản lí hoạt động tư vấn hướng nghiệp cho học sinh THPT ở các tỉnh miền Đông Nam Bộ - 29
- Quản lí hoạt động tư vấn hướng nghiệp cho học sinh THPT ở các tỉnh miền Đông Nam Bộ - 30
- Quản lí hoạt động tư vấn hướng nghiệp cho học sinh THPT ở các tỉnh miền Đông Nam Bộ - 32
- Quản lí hoạt động tư vấn hướng nghiệp cho học sinh THPT ở các tỉnh miền Đông Nam Bộ - 33
Xem toàn bộ 264 trang tài liệu này.
- Thừa thầy - thiếu thợ, thừa lao động và thiếu việc làm, năng suất lao động và tiền lương thấp (cơ cấu đào tạo lao động ở VN là 1 ĐH /3 CĐ, TC nghề, ở các nước tiên tiến tỉ lệ này là 1 ĐH/10 CĐ, TC nghề) => Trong khi các doanh nghiệp trên phạm vi cả nước chỉ tuyển dụng khoảng 10% nhân lực có trình độ từ ĐH trở lên, 90% nhân lực còn lại là lao động phổ thông, TC và CĐ nghề.
- Hiện tại ở Việt Nam đang có khoảng trên 200.000 lao động có trình độ ĐH và trên ĐH bị thất nghiệp hoặc phải làm những công việc trái với ngành nghề được đào tạo => lãng phí rất lớn nguồn lực của gia đình và xã hội => tạo sự bất ổn cho xã hội.
- Mô hình đào tạo nguồn nhân lực ở Việt Nam không phù hợp với nhu cầu sử dụng của thị trường lao động => Lao động Việt Nam sẽ khó cạnh tranh ở thị trường lao động trong nước và thị trường lao động thế giới (đông nhưng không mạnh).
B. Điều kiện để trở thành người lao động:
1- Sức khỏe, tâm sinh lí. 2- Học vấn.
3- Kĩ năng nghề nghiệp.
4- Kĩ năng mềm (tin học, ngoại ngữ, giao tiếp, ứng xử, làm việc nhóm, thái độ - đạo đức nghề nghiệp …)
* Chú ý các chống chỉ định khi chọn nghề:
- Dị tật hình thể, nói ngọng, nói lặp, bệnh tim mạch và huyết áp, dị ứng, mù màu, khiếm thị, nhược thị, khiếm thính, sợ độ cao, say sóng hoặc say tàu xe, sợ máu hoặc xác chết, thần kinh không ổn định, dễ nổi nóng, khả năng kiềm chế cảm xúc thấp …
C. Những yếu tố chi phối HS khi chọn nghề: 1- Sở thích cá nhân, năng khiếu của bản thân. 2- Truyền thống gia đình:
Mỗi người chỉ có 1 cuộc đời để sống, đừng để cha mẹ “thích và yêu” giùm bạn, từ đó thay mình quyết định lựa chọn nghề nghiệp tương lai, hãy tự chọn nghề và tự chịu trách nhiệm với quyết định của bản thân => chỉ có bản thân mới biết mình thực sự yêu thích và phù hợp với nghề nào.
3- Tác động của bạn bè và xã hội:
D. Kĩ thuật chọn nghề:
1- Những yếu tố cần chú ý khi lựa chọn nghề nghiệp:
- Đặc điểm giới tính, tính cách, quan điểm sống.
- Năng lực cá nhân (có nghề đòi hỏi cả năng khiếu).
- Sở thích, sức khỏe của bản thân.
- Nhu cầu tuyển dụng của xã hội và tương lai của nghề.
- Mức học phí phải đóng, điều kiện kinh tế và hoàn cảnh của gia đình.
- Môi trường làm việc, thu nhập và khả năng thăng tiến của nghề.
- Các chống chỉ định của nghề.
* Trong thực tế có “người chọn nghề và nghề chọn người”, vì vậy phải bắt đầu từ sở thích, đặc điểm tính cách, năng lực, quan điểm và nguyên tắc sống của bạn.
2- Thực hiện:
+ Bước 1:Chọn 1 nghề cụ thể trước.
+ Bước 2: Chọn bậc đào tạo (Sẽ học sơ cấp, trung cấp, cao đẳng hay đại học căn cứ vào năng lực của bản thân).
+ Bước 3: Chọn trường đào tạo.
- Nên chọn trường có uy tín, thương hiệu, đào tạo mang tính chuyên ngành (ví dụ muốn học nghề điều dưỡng thì nên chọn các trường cao đẳng y hoặc các đại học y dược có đào tạo nghề điều dưỡng).
- Tìm hiểu những nơi đào tạo ngành nghề đó từ bậc TC, CĐ, ĐH.
- Tìm hiểu phương thức tuyển sinh của trường đó.
- Tìm hiểu về địa điểm, cơ sở vật chất và đội ngũ giảng viên của trường đó.
- Tìm hiểu mức học phí và chế độ học bổng của trường đó.
- Tìm hiểu địa điểm nơi nhà trường đóng chân, vì nó có ảnh hưởng đến việc thuê chỗ ở, chi phí đi lại và các khoản sinh hoạt phí mà gia đình phải cân nhắc điều kiện kinh tế.
* Chú ý:
- Hiện nay nhiều bạn trẻ thường chọn trường trước, sau đó mới chọn nghề dễ đậu để đăng kí, như vậy là các bạn đang giải toán theo công thức ngược. Vì vậy sau khi vào được ngôi trường mình yêu thích, học chẳng bao lâu thì … vỡ mộng !
Bạn phải xác định ngay từ đầu là mình sẽ làm nghề gì, tính chất công việc của nghề đó là gì, mình có đam mê, vượt qua những khó khăn của công việc này được không? Triển vọng của nghề này có tốt không, thu nhập, điều kiện làm việc? sức khỏe của bản thân có đáp ứng được yêu của công việc không ?
Sau khi giải đáp được tương đối các câu hỏi ở trên là bạn đã có lựa chọn nghề phù
hợp, lúc đó bạn bước sang rà soát những trường có đào tạo ngành nghề này để có lựa chọn trường đào tạo và bậc đào tạo cho phù hợp năng lực bản thân.
Nếu bị cha mẹ bắt ép đăng kí tuyển sinh vào ngành nghề mà mình không mong muốn thì bản thân phải bình tĩnh cân nhắc vì cha mẹ luôn muốn tốt cho con và có kinh nghiệm sống. Khi thực sự đủ tự tin để đưa ra lựa chọn riên của mình thì cần:
+ Thuyết phục cha mẹ bằng tình cảm.
+ Thuyết phục cha mẹ bằng lí.
+ Tìm kiếm đồng minh giúp mình thuyết phục cha mẹ (nhờ thầy cô, ông bà, người thân khác có hiểu biết trong gia đình …).
E. Những ngành nghề cần nhiều nhân lực ở Việt Nam.
1/ Kĩ thuật ô tô
2/ Kĩ thuật cơ điện tử - Điện tử công nghiệp 3/ Kĩ thuật điều khiển và tự động hóa
4/ Công nghệ thông tin – Kĩ thuật viễn thông
5/ Cơ khí chế tạo – Cơ khí lắp đặt máy – Cơ khí cắt gọt kim loại CNC 6/ Kĩ thuật hàn công nghệ cao
7/ Xây dựng – Kiến trúc – Giao thông vận tải 8/ Kĩ thuật chế biến (Nông – Lâm – Thủy sản) 9/ Y – Dược
10 / Dệt may – Da giày – Mĩ phẩm
11/ Maketing (nghiên cứu thị trường, xây dựng và quảng bá thương hiệu, tổ chức sự kiện) – Kinh doanh – bán hàng
11/ Dịch vụ du lịch – nhà hàng – khách sạn 12/ Dịch vụ chăm sóc sức khỏe – Thẩm mĩ 13/ Dịch vụ tư vấn pháp luật
14/ Ngành nghề liên quan đến ngôn ngữ: Ngôn ngữ Anh, Hoa, Nhật, Hàn …
Chú ý: Khối ngành nghề Quản trị kinh doanh, kinh tế - tài chính – ngân hàng đang dư thừa lao động nhiều và học phí sẽ tăng nhanh trong thời gian tới các cơ sở đào tạo phải tự đảm bảo tới 90% chi phí đào tạo.
G. Những lĩnh vực nghề nghiệp mà phụ nữ không nên làm:
1/ Nghề nặng nhọc và có môi trường độc hại (Khai khoáng, luyện kim, hóa chất, xây dựng, xử lí chất thải…)
2/ Nghề thường xuyên phải di chuyển và thay đổi địa điểm làm việc. 3/ Nghề thường xuyên phải thay đổi thời gian làm việc.
H. Những lĩnh vực nghề nghiệp phù hợp với phụ nữ:
- Kinh doanh, bán hàng.
- Quản trị du lịch, nhà hàng, khách sạn.
- Thiết kế tua du lịch, hướng dẫn viên, lễ tân, nhân viên buồng phòng, nhân viên bếp, nhân viên tư vấn chăm sóc khách hàng…
- Dịch vụ chăm sóc sắc đẹp (Nail, Spa, trang điểm, tư vấn mĩ phẩm…)
- Dịch vụ thực phẩm: pha chế đồ uống, làm bánh, cung ứng đồ ăn…
- Môi giới bất động sản, dịch vụ bảo hiểm.
- Truyền thông – báo chí – Maketing.
- Thiết kế thời trang – tạo mẫu – kĩ thuật đồ họa.
- Ngân hàng, bưu chính viễn thông, kế toán, thư kí văn phòng.
- Nhân viên y tế (bác sỹ, điều dưỡng, kĩ thuật viên, chuyên viên công tác xã hội
– chăm sóc khách hàng)
- Tư vấn pháp luật – Tư vấn tâm lí.
- GV (hiện nay nhu cầu tuyển dụng rất ít)
- Nhân viên ngành dược phẩm (dược sĩ, dược tá)
- KTV ngành điện tử.
- KTV ngành chế biến thủy sản, rau – củ - quả
Những việc sau đây cần phải tránh khi lựa chọn nghề nghiệp:
- Chọn nghề theo sự rủ rê của nhóm bạn hoặc người yêu.
- Chọn nghề theo sự mong muốn và áp đặt của cha mẹ và người thân.
- Chọn nghề không phù hợp với năng lực, tính cách, sở thích, sức khỏe của mình
- Chọn nghề theo kiểu may rủi, chọn đại cho xong chuyện.
- Chọn những nghề chỉ đào tạo ở bậc đại học.
- Chọn nghề theo phong trào thời thượng (như: kinh tế, tài chính, ngân hàng, quản trị kinh doanh…)
- Chọn những nghề nổi tiếng, dễ kiếm tiền mà không cần biết nghề đó có phù hợp với mình không (chú ý: Làm điều nhân nghĩa thì khó giàu, muốn giàu thì khó làm điều nhân nghĩa!)
- Chọn nghề mà không quan tâm đến nhu cầu sử dụng lao động của xã hội thì sẽ “bán thứ mình có chứ không có thứ xã hội cần”.
- Chọn nghề mà không quan tâm đến điều kiện kinh tế của bản thân và gia đình có đáp ứng cho việc học được hay không.
- Chọn nghề dựa vào những phương pháp thần bí: nhờ người coi chỉ tay, chữ viết, coi tướng…vv
Phụ lục 2.3.
KẾ HOẠCH TỔ CHỨC GIỚI THIỆU THẾ GIỚI NGHỀ NGHIỆP VÀ TỔ CHỨC DIỄN ĐÀN TVHN
CHO HS LỚP 12
(Dành cho lớp thực nghiệm)