Quá trình hoàn thiện các chính sách thúc đẩy phát triển làng nghề ở tỉnh Bắc Ninh giai đoạn từ 1997 đến 2003 - thực trạng, kinh nghiệm và giải pháp - 3


Mặt khác, việc phát triển các ngành nghề ở các LN ở nông thôn sẽ tận dụng tốt thời gian lao động, khắc phục được tính thời vụ trong sản xuất nông nghiệp, góp phần thực hiện phân bổ hợp lý lực lượng lao động nông thôn. Nhiều hộ ở các LN sẽ kết hợp giữa phát triển sản xuất nông nghiệp với ngành nghề phi nông nghiệp, thậm chí một số hộ chuyển hẳn sang làm nghề phi nông nghiệp. Những cơ sở, những hộ kiêm và hộ chuyên sẽ là những trung tâm thu hút lao động của địa phương và lao động những vùng xung quanh trong phát triển các ngành nghề.

Hiện nay ở nước ta, các vùng nông thôn với 76% dân số và 70% lao động của cả nước, đất đai canh tác lại bị hạn chế bởi giới hạn của tự nhiên - đây là một thách đố lớn đối với sự phát triển nông nghiệp và kinh tế ở nông thôn. Vấn đề đặt ra là phải làm sao giải quyết được công ăn việc làm cho lực lượng lao động này, đồng thời tăng thu nhập cho các hộ gia đình trong điều kiện sản xuất nông nghiệp còn hết sức hạn chế. Theo tính toán của các chuyên gia thì hiện nay thời gian lao động dư thừa trong nông thôn còn khoảng 1/3 chưa sử dụng. Nghĩa là có khoảng trên 10 triệu lao động dư thừa. Do vậy vấn đề giải quyết công ăn việc làm cho lao động nông thôn trở nên hết sức khó khăn, đòi hỏi sự hỗ trợ về nhiều mặt và đồng bộ của các ngành nghề và các lĩnh vực. Sự phát triển của các LNTT đã kéo theo sự phát triển và hình thành của nhiều nghề khác, nhiều hoạt động dịch vụ liên quan xuất hiện, tạo thêm nhiều việc làm mới, thu hút nhiều lao động. Nghề chế biến lương thực, thực phẩm không chỉ có tác dụng thúc đẩy nghề trồng các loại cây phục vụ cho chế biến phát triển, mà còn tạo điều kiện cho chăn nuôi phát triển. Ngoài các hoạt động dịch vụ phục vụ sản xuất trực tiếp còn có một loại dịch vụ khác nữa, đó là dịch vụ tín dụng, ngân hàng. Các loại dịch vụ này cũng được phát triển do yêu cầu sản xuất trong các LN ngày càng tăng.

Vai trò tạo việc làm của các LN còn thể hiện rất rõ ở sự phát triển lan toả sang các làng khác, vùng khác, đã giải quyết việc làm cho nhiều lao


động, tạo ra động lực cho sự phát triển KT-XH ở khu vực nông nghiệp và nông thôn.

LN góp phần làm tăng thu nhập cho người lao động ở nông thôn. Ở nơi nào có ngành nghề phát triển thì ở nơi đó có thu nhập cao và mức sống cao hơn với các vùng thuần nông. Nếu so sánh với mức thu nhập của lao động nông nghiệp thì thu nhập của lao động ngành nghề cao hơn khoảng 2 đến 4 lần, đặc biệt là so với chi phí về lao động và diện tích sử dụng đất thấp hơn nhiều so với sản xuất nông nghiệp. Có những LN có thu nhập cao như làng gốm Bát Tràng: mức bình quân thu nhập của các hộ thấp cũng đạt 10 – 20 triệu đồng/ năm, của các hộ trung bình là 40 – 50 triệu đồng/năm, còn các hộ có thu nhập cao đạt tới hàng trăm triệu đồng/năm. Thu nhập từ nghề sứ của Bát Tràng chiếm tới 86% tổng thu nhập của toàn xã. Vì vậy, thu nhập ở các LN đã tạo ra sự thay đổi khá lớn trong cơ cấu thu nhập của hộ gia đình và của địa phương.

- Các làng nghề đã bảo tồn và phát triển nhiều ngành nghề truyền thống tạo điều kiện phát huy khả năng của đội ngũ nghệ nhân, thợ giỏi.

Các LNTT gắn liền với lịch sử phát triển của nền văn hoá Việt Nam. Các sản phẩm LNTT chứa đựng những phong tục, tập quán, tín ngưỡng... mang sắc thái riêng của dân tộc Việt Nam. Nhiều sản phẩm LN truyền thống có giá trị minh chứng sự thịnh vượng của quốc gia, cũng như thể hiện những thành tựu, phát minh mà con người Việt Nam đạt được. Cho đến nay, nhiều sản phẩm LNTT là hàng thủ công mỹ nghệ tinh xảo, độc đáo, đạt trình độ cao về mỹ thuật còn được lưu giữ, trưng bày tại nhiều viện bảo tàng nước ngoài.

Sản phẩm của nghề thủ công truyền thống là sự kết tinh lao động vật chất và lao động tinh thần, nó được tạo nên bởi bàn tay tài hoa và óc sáng tạo của người thợ thủ công. Nhiều sản phẩm truyền thống có tính nghệ thuật cao, mỗi sản phẩm là một tác phẩm nghệ thuật, trong đó chứa đựng những nét đặc

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 209 trang tài liệu này.


sắc của văn hoá dân tộc, đồng thời thể hiện những sắc thái riêng, đặc tính riêng của mỗi LN. Nghề truyền thống, đặc biệt là nghề thủ công mỹ nghệ là những di sản quý giá mà các thế hệ cha ông đã sáng tạo ra và truyền lại cho các thế hệ sau.

Quá trình hoàn thiện các chính sách thúc đẩy phát triển làng nghề ở tỉnh Bắc Ninh giai đoạn từ 1997 đến 2003 - thực trạng, kinh nghiệm và giải pháp - 3

Ngày nay, nền sản xuất công nghiệp hiện đại phát triển mạnh mẽ, các sản phẩm công nghiệp được sử dụng và tiêu thụ ở khắp nơi. Tuy nhiên, các sản phẩm thủ công truyền thống với tính độc đáo và độ tinh xảo của nó vẫn rất cần thiết và có ý nghĩa đối với nhu cầu đời sống của con người. Những sản phẩm này là sự kết tinh, sự bảo tồn các giá trị văn hoá lâu đời của dân tộc, là sự bảo lưu những tinh hoa nghệ thuật và kỹ thuật truyền từ đời này sang đời khác, tạo nên những thế hệ nghệ nhân tài ba với những sản phẩm độc đáo mang bản sắc riêng. Vì vậy, những công nghệ truyền thống quan trọng cần được bảo lưu và phát triển theo hướng hiện đại trong quá trình CNH, HĐH đất nước.

- Các làng nghề góp phần tạo lập cơ sở vật chất kỹ thuật và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

Trong quá trình vận động và phát triển, các LN đã có vai trò tích cực trong việc góp phần tăng tỉ trọng của công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ, thu hẹp tỉ trọng của nông nghiệp, chuyển lao động từ sản xuất nông nghiệp có thu nhập thấp sang ngành nghề phi nông nghiệp có thu nhập cao hơn. Thực tế trong lịch sử, sự ra đời và phát triển các LN ngay từ đầu đã làm thay đổi cơ cấu kinh tế nông thôn. Sự tác động này đã tạo ra một nền kinh tế đa dạng ở nông thôn, với sự thay đổi về cơ cấu, phong phú, đa dạng về loại hình sản phẩm. LN không chỉ cung cấp tư liệu sản xuất cho khu vực nông nghiệp mà còn có tác dụng chuyển dịch cơ cấu trong nội bộ ngành nông nghiệp. Chẳng hạn khi ngành nghề chế biến phát triển, yêu cầu nguyên liệu từ nông nghiệp phải nhiều hơn, đa dạng hơn và


chất lượng cao hơn. Do vậy, trong nông nghiệp hình thành những khu vực nông nghiệp chuyên môn hoá, tạo ra năng suất lao động cao và nhiều sản phẩm hàng hoá.

Mặt khác, có thể thấy kết quả sản xuất ở các LN cho thu nhập và giá trị sản lượng cao hơn hẳn so với sản xuất nông nghiệp. Do từng bước tiếp cận với nền kinh tế thị trường, năng lực thị trường được nâng lên, người lao động nhanh chóng chuyển sang đầu tư cho các ngành nghề phi nông nghiệp, đặc biệt là những ngành mà sản phẩm có khả năng tiêu thụ mạnh ở thị trường trong nước và thế giới. Khi đó khu vực sản xuất nông nghiệp sẽ bị thu hẹp lại, sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp được tăng lên. Sự phát triển này đã khẳng định một hướng đi đúng, nó tạo ra cơ sở kinh tế ngoài nông nghiệp cho nhiều vùng thuần nông trước đây.

LN phát triển đã tạo cơ hội cho hoạt động dịch vụ ở nông thôn mở rộng quy mô và địa bàn hoạt động, thu hút nhiều lao động. Khác với sản xuất nông nghiệp, sản xuất trong các LN là một quá trình liên tục, đòi hỏi thường xuyên hoạt động dịch vụ trong việc cung ứng vật liệu và tiêu thụ sản phẩm. Do đó dịch vụ nông thôn phát triển mạnh mẽ với nhiều hình thức đa dạng và phong phú, đem lại thu nhập cao cho người lao động.

Để tồn tại và phát triển, các cơ sở, các hộ SXKD ở các LN đã đầu tư mua sắm trang thiết bị, xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật để từng bước giảm bớt lao động ở những khâu công việc nặng nhọc hoặc lao động độc hại. Từ đó, các công cụ sản xuất được tăng cường, đổi mới, kết cấu hạ tầng KT-XH ở các LN cũng được nâng cấp hoàn thiện… góp phần làm tăng năng suất lao động, cải thiện điều kiện sống của dân cư trong làng, trong vùng.

Các ngành nghề phi nông nghiệp ở các LN, nhất là các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp đã sử dụng các công nghệ truyền thống hoặc tiên tiến để chế biến nông sản phẩm, tận dụng các nguồn tài nguyên, các phế phẩm phụ, phế


liệu để tạo ra nhiều sản phẩm hàng hoá, đáp ứng tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Thông qua quá trình đó làm tăng giá trị hàng hoá, tăng giá trị hàng xuất khẩu. Từ đó, cơ cấu kinh tế được chuyển dịch từ nông nghiệp là chủ yếu sang cơ cấu kinh tế mới có công nghiệp và dịch vụ cùng phát triển và chiếm tỉ trọng ngày càng cao ở các LN; tỷ trọng lao động nông nghiệp ngày càng giảm xuống, tăng tương ứng lao động làm ngành nghề phi nông nghiệp. Mặt khác, cũng trên cơ sở giá trị sản lượng từ hoạt động phi nông nghiệp của các LN tăng lên, tạo điều kiện tăng tích luỹ và nguồn vốn đầu tư tại chỗ, nâng cấp và xây dựng mới kết cấu hạ tầng, cải thiện đời sống dân cư trong làng, trong vùng. Trong tương lai, nhiều cơ sở sản xuất ở các LN còn là vệ tinh cho các doanh nghiệp lớn, hiện đại trong và ngoài nước ở nông thôn Việt Nam.

- Các làng nghề góp phần sử dụng hiệu quả nguồn lực lao động, tiền vốn, nguyên liệu… và gia tăng giá trị sản phẩm hàng hoá của nền kinh tế.

Các LN thông thường không đòi hỏi một số vốn đầu tư quá lớn, bởi nhiều nghề chỉ cần công cụ thủ công, thô sơ mà những người thợ trong các LN có thể tự sản xuất hoặc chế tạo được. Mặt khác, sản xuất trong các LN là quy mô nhỏ, cơ cấu vốn và lao động ít nên rất phù hợp với khả năng huy động vốn và các nguồn lực vật chất khác của các hộ gia đình. Cũng từ đặc điểm của LN là các nguyên liệu sẵn có kể cả việc tận dụng các loại phế liệu, phế thải… nên chúng được sử dụng hiệu quả nhất. Các LN nơi sản xuất cũng là nơi ở của họ nên lực lượng lao động được tận dụng và thu hút tối đa nhiều loại lao động trong, trên, dưới độ tuổi lao động, tận dụng lao động thời vụ này nhàn, tranh thủ các thời gian nhàn rỗi. Các yếu tố khác của quá trình sản xuất ở các LN cũng được huy động phục vụ hiệu quả nhất như việc tận dụng đất đai, cơ sở vật chất kỹ thuật, những kỹ năng, kỹ sảo của người lao động.

Ngày nay sản xuất của LN phát triển theo chiều hướng chuyên môn hoá, đa dạng sản phẩm đã góp phần đáng kể vào thúc đẩy kinh tế hàng hoá ở nông


thôn. Với quy mô không lớn nhưng được phân bổ rộng khắp ở các vùng nông thôn, hàng năm các LN sản xuất ra một khối lượng hàng hoá khá lớn đóng góp đáng kể cho nền kinh tế quốc dân nói chung và từng địa phương nói riêng.

- Làng nghề đã tạo ra đội ngũ lao động có khả năng thích ứng với quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn và tạo cơ sở vệ tinh cho phát triển các doanh nghiệp hiện đại.

LN phát triển sẽ thu hút lực lượng lao động lớn và đồng thời cũng sẽ tạo ra một đội ngũ lao động có tay nghề cao và lớp nghệ nhân mới. Chính thông qua các lực lượng này để tiếp thu những tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ vào sản xuất, tăng chất lượng sản phẩm, giảm giá thành nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường. Và khi đó tác phong công nghiệp, tính tổ chức, tính kỷ luật… của đội ngũ lao động cũng được cải thiện thích ứng với điều kiện và kỹ thuật mới.

Ngày nay với xu thế hội nhập, thị trường cạnh tranh, các hình thức liên kết liên doanh, hợp tác… trở lên hết sức cần thiết đối với các LN. Sự liên kết này có tác dụng và hiệu quả rõ rệt nhất là các LN làm gia công, sản xuất phụ với tư cách là vệ tinh cho các doanh nghiệp lớn. Các LN sản xuất các loại phụ tùng, chi tiết sản phẩm, chế biến nông sản thực phẩm ở giai đoạn thô… cung cấp cho các doanh nghiệp lớn lắp ráp, hoàn thiện, tinh chế các loại sản phẩm bán ra thị trường trong nước và nước ngoài. Các LN sẽ được các doanh nghiệp lớn này đảm bảo về thị trường đầu ra, đầu vào, cung cấp thiết bị công nghệ, thậm chí cả vốn để tiến hành SXKD ổn định. Mặt khác bản thân các hộ gia đình, các tổ hợp, doanh nghiệp nhỏ ở các LN do nhu cầu của sản phẩm ngày một cao cả về số lượng, chất lượng và tính cạnh tranh, thị hiếu của sản phẩm nên cũng phải tự đổi mới công nghệ, quản lý, đầu tư trang thiết bị hiện đại, liên doanh, liên kết, chuyên môn hoá..v.v… để phát triển và sẽ hình thành các doanh nghiệp lớn hiện đại. 28, tr.47-54.


Tuy nhiên, trong trong giai đoạn hiện nay, trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế và tình trạng cạnh tranh ngày càng gay gắt, đặc biệt là khi Việt Nam gia nhập tổ chức Thương mại thế giới (WTO) đã tác động không nhỏ đối với sự phát triển của LN cũng như ảnh hưởng đến vai trò của nó đối với sự phát triển kinh tế - xã hội nông thôn nói chung. Việc tự do hoá thương mại, tự do hoá đầu tư đã khiến thị trường trong nước gắn chặt với thị trường thế giới. Điều đó cho thấy LN và vai trò của nó đang đứng trước những cơ hội và thách thức lớn khi chế độ bảo hộ thuế quan phải tiến tới xoá bỏ, khi cơ chế chính sách ngoại thương và các chính sách kinh tế khác liên quan phải có những thay đổi cho phù hợp với thông lệ quốc tế. Trong xu thế ấy, hàng hoá nhiều nước sẽ có mặt ở nước ta, vì vậy những sản phẩm của những LN nào độc đáo, phù hợp sẽ tiếp tục phát triển, trong khi không ít LN sẽ gặp khó khăn và mai một. Để LN tiếp tục phát triển và giữ được vai trò của nó trong nền kinh tế thị trường, cạnh tranh và hội nhập cần phải chú trọng đa dạng hoá sản phẩm, đổi mới công nghệ, hạ giá thành sản phẩm, sản phẩm gắn với nhãn hiệu hàng hoá; công tác marketing, tăng cường xúc tiến thương mại, tạo lập môi trường thuận lợi cho các LN phát triển và hội nhập cần có sự quan tâm hỗ trợ từ phía nhà nước và chính quyền địa phương

1.1.2. Những nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của các làng nghề

Thực tế, có nhiều nhân tố tác động đến sự phát triển các LN và các

nhân tố này tác động, ảnh hưởng lẫn nhau. Khái quát các nhân tố này theo 3 nhóm là các nhân tố về kinh tế, nhân tố về chính sách và nhóm các nhân tố về điều kiện tự nhiên, văn hoá xã hội.

1.1.2.1. Các nhân tố về kinh tế

- Sự tồn tại và phát triển các LN phụ thuộc rất lớn vào sự biến đổi của thị trường, những LN có khả năng đáp ứng và thích ứng với sự thay đổi nhu


cầu của thị trường thì có sự phát triển nhanh chóng. Chính thị trường đã tạo định hướng cho phát triển của các LN. Các hộ, cơ sở SXKD của các LN phải hướng ra thị trường, xuất phát từ quan hệ cung cầu của hàng hoá dịch vụ, xuất phát từ nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng trên thị trường để hoạch định, cải tiến SXKD phù hợp. Ngày nay thị trường không còn bó hẹp là thị trường hàng hoá dịch vụ mà các loại thị trường khác như: thị trường tài chính, thị trường lao động, thị trường bất động sản, thị trường khoa học - công nghệ… đều có ảnh hưởng đến sự phát triển của các LN.

- Trình độ kỹ thuật và công nghệ: Nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu ngày càng cao, sự cạnh tranh của cơ chế thị trường đòi hỏi phải đa dạng hoá các sản phẩm, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm. Do vậy các LN cũng phải không ngừng đổi mới trang thiết bị, công nghệ tiên tiến vào quá trình SXKD. Trình độ kỹ thuật và công nghệ ảnh hưởng trực tiếp tới năng suất, chất lượng, giá thành sản phẩm và do đó ảnh hưởng lớn đến năng lực cạnh tranh của sản phẩm. Nó có thể quyết định sự tồn tại hay suy vong của cơ sở sản xuất sản phẩm đó.

- Kết cấu hạ tầng: Các LN chỉ có thể phát triển mạnh ở những nơi có hệ thống kết cấu hạ tầng đảm bảo và đồng bộ. Trong điều kiện hội nhập kinh tế, cạnh tranh khốc liệt, thị trường tiêu thụ sản phẩm rộng khắp, nguồn nguyên liệu cũng phải vận chuyển nơi xa về thì nhu cầu về hệ thống giao thông vận tải phát triển thuận lợi cho các LN giảm chi phí vận chuyển tạo điều kiện giao lưu phát triển thị trường, ký kết hợp đồng, liên doanh liên kết v.v… Hệ thống cung cấp điện, nước, thoát nước, bưu chính viễn thông v.v… cũng có ảnh hưởng rất lớn tới phát triển của các LN, đặc biệt là quá trình CNH, HĐH nông nghiệp và nông thôn, những hạ tầng này tạo điều kiện cho áp dụng các tiến bộ khoa học công nghệ, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, bảo vệ sức khoẻ người lao động, góp phần phát triển KT-XH bền vững.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 08/01/2023