Đánh Giá Chung Về Kết Quả Hoạt Động Kinh Doanh Du Lịch Việt Nam Giai Đoạn 1995 - 2010 Và Kiến Nghị


Trong “Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030” doanh thu xã hội từ du lịch (thu nhập du lịch xã hội) năm 2015 được dự báo nằm trong khoảng từ 10 đến 11 tỷ USD tương ứng với khoảng từ 200 đến 220 nghìn tỷ đồng. So với kết quả dự đoán trên, mục tiêu này hoàn toàn có thể đạt được thậm chí có thể hơn với độ tin cậy 95%.

Tóm lại, việc phân tích các chỉ tiêu thống kê kết quả hoạt động kinh doanh du lịch ở trên mới phản ánh được phần nào thực trạng kết quả hoạt động kinh doanh du lịch thời gian qua và dự đoán cho thời gian tới. Nếu có đầy đủ số liệu theo hệ thống chỉ tiêu đã trình bày ở chương 1 thì có thể sử dụng nhiều phương pháp phân tích hơn, việc phân tích sẽ đầy đủ và toàn diện hơn. Khi đó công cụ phân tích thống kê mới thực sự là công cụ đắc lực cho quản lý và là căn cứ cho việc ra quyết định trong kinh doanh du lịch

3.5. Đánh giá chung về kết quả hoạt động kinh doanh du lịch Việt Nam giai đoạn 1995 - 2010 và kiến nghị

3.5.1. Đánh giá chung


Trong bối cảnh đất nước ổn định, nước ta có vị thế ngày càng cao trên trường quốc tế, được sự quan tâm lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, sự phối hợp của các cấp, các ngành, đặc biệt là sự chuyển biến nhận thức đã chuyển hoá thành chủ trương và hành động của các cấp lãnh đạo địa phương trong phát triển du lịch, sự hưởng ứng của nhân dân, sự hỗ trợ quốc tế và nỗ lực của toàn ngành, ở tất cả các thời kỳ, du lịch Việt Nam đã hoàn thành tốt nhiệm vụ mà Đảng và Nhà nước giao.

Qua phân tích ở phần trên có thể thấy:


- Về khách du lịch: Lượng khách năm 1994 đạt một triệu, đã về trước kế hoạch 1 năm và vượt dự báo của Tổ chức Du lịch thế giới 6 năm. Từ 1995 đến 2010 lượng khách du lịch luôn duy trì được mức tăng cao, trung bình năm

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 211 trang tài liệu này.


trên 10%, có một số năm đạt tốc độ tăng tới trên 20%. Khách du lịch quốc tế tăng từ 1.35 triệu lượt khách (năm 1995) lên hơn 5 triệu lượt (năm 2010). Khách du lịch nội địa tăng từ 6.2 triệu lượt khách (năm 1995) lên 28 triệu lượt khách (năm 2010). Số lượt người Việt Nam đi du lịch nước ngoài ngày càng tăng, tuy vậy chưa có số liệu chính thức về bộ phận khách này.

Phương pháp thống kê kết quả hoạt động kinh doanh du lịch ở Việt Nam - 23

- Về doanh thu xã hội từ du lịch: Du lịch mang lại thu nhập ngày một lớn cho xã hội. Hoạt động du lịch thu hút sự tham gia của các thành phần kinh tế và mọi tầng lớp nhân dân mang lại thu nhập không chỉ cho những đối tượng trực tiếp kinh doanh du lịch mà gián tiếp đối với các ngành liên quan, thực hiện xuất khẩu tại chỗ và tạo thu nhập cho các cộng đồng dân cư địa phương. Trong đó phần đóng góp của du lịch quốc tế chiếm phần lớn, chi tiêu bình quân của một lượt khách du lịch quốc tế tăng nhanh và nhiều gấp gần 10 lần so với chi tiêu bình quân 1 lượt khách nội địa. Điều này cho thấy để nâng cao kết quả hoạt động kinh doanh du lịch cần phải mở rộng thị trường quốc tế. khai thác các thị trường còn bỏ ngỏ trong khu vực cũng như trên thế giới

Ngoài ra còn dễ dàng nhân thấy hiệu quả kinh tế - xã hội của hoạt động du lịch ngày càng rõ nét, góp phần xóa đói giảm nghèo và làm giàu cho xã hội. Ở đâu du lịch phát triển, ở đó diện mạo đô thị, nông thôn được chỉnh trang sạch đẹp hơn, đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt như Sa Pa (Lào Cai), Hạ Long (Quảng Ninh), Cát Bà (Hải Phòng), Sầm Sơn (Thanh Hóa), Cửa Lò (Nghệ An), Huế (Thừa Thiên-Huế), Hội An (Quảng Nam), Nha Trang (Khánh Hòa), Mũi Né (Phan Thiết), Bình Châu (Xuyên Mộc – Bà Rịa Vũng Tàu), một số địa phương đồng bằng sông Cửu Long…; tạo ra khả năng tiêu thụ tại chỗ cho hàng hóa và dịch vụ, thúc đẩy các ngành khác phát triển; khôi phục nhiều lễ hội và nghề thủ công truyền thống; góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế cả nước và từng địa phương, tăng thu nhập, xóa đói giảm nghèo và vươn lên làm giàu, mở rộng giao lưu giữa các vùng. miền trong


nước và với nước ngoài. Du lịch phát triển đã góp phần tăng tỷ trọng GDP của ngành Du lịch trong khối ngành dịch vụ trong tổng thu nhập quốc dân. Theo ước tính của Tổng cục du lịch, đóng góp của du lịch trong GDP năm 2010 là khoảng 5,8%, dự kiến sẽ là 6% ở năm 2015 và phấn đấu đạt từ 6,5% đến 7% vào năm 2020.

Phát huy những thành tựu đã đạt được, du lịch Việt Nam trong thời gian tới cần tiếp tục phấn đấu về mọi mặt để từng bước hội đủ điều kiện của một ngành kinh tế mũi nhọn, đó là:

- Có tốc độ tăng trưởng cao và tỷ trọng trong GDP tăng nhanh và liên tục;


- Có thị trường rộng lớn;


- Có sức lan toả mạnh, thúc đẩy nhiều ngành và địa phương phát triển. tạo ra sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, góp phần phát triển văn hoá. xã hội;

- Thu hút được ngày càng nhiều lao động, góp phần phát triển yếu tố con người;

- Tăng cường hội nhập kinh tế quốc tế; và đã tạo được tiền đề vững chắc cho du lịch phát triển ở mức cao hơn trong thiên niên kỷ mới

3.5.2. Một số kiến nghị về công tác thống kê và giải pháp nâng cao kết quả hoạt động kinh doanh du lịch Việt Nam

3.5.2.1. Một số kiến nghị về công tác thống kê

Để công tác thống kê du lịch thực sự trở thành công cụ đắc lực cho việc quản lý hoạt động kinh doanh du lịch nói chung kết quả hoạt động kinh doanh du lịch nói riêng cần thực hiện một số công việc sau :

- Tổng cục Du lịch và Tổng cục Thống kê cần kết hợp với nhau để hoàn thiện phương pháp thu thập thông tin và tổng hợp đầy đủ các chỉ tiêu


phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh du lịch, đặc biệt là các chỉ tiêu về khách du lịch như: khách du lịch nội địa, khách du lịch ra nước ngoài.

- Trước mắt cần triển khai điều tra hộ gia đình để xác định số khách và số lượt khách du lịch nội địa, cơ cấu và đặc điểm của bộ phận khách này theo phương án đề xuất ở chương 2. Tiếp đó sẽ mở rộng thêm các chỉ tiêu kết quả khác và các chỉ tiêu có liên quan.

- Thống nhất việc thống kê và lưu giữ thông tin về khách du lịch theo nhiều tiêu thức khác nhau làm cơ sở cho việc phân tích thống kê kết quả chi tiết trên cơ sở đó có định hướng phát triển trong những thời gian tiếp theo.

- Công tác thống kê doanh thu: Cần phân biệt các loại chỉ tiêu doanh thu trên các giác độ khác nhau và quy định thống nhất phương pháp thu thập và tổng hợp chỉ tiêu này trong thời gian dài để đảm bảo tính chất có thể so sánh được trong phân tích thống kê. Cần thực hiện thường xuyên hơn và định kỳ các cuộc điều tra chi tiêu của khách du lịch làm cơ sở cho việc tính doanh thu xã hội từ du lịch. Theo chúng tôi đây là phương pháp tính có cơ sở khoa học nhất, hạn chế tối đa tính trùng và bỏ sót.

- Trong thời gian tới cần nghiên cứu và sử dụng các chỉ tiêu thuộc tài khoản vệ tinh du lịch. Đây là vấn đề mới đang được các nước trên thế giới triển khai nghiên cứu thực hiện. Cần nghiên cứu và tính bổ sung một số chỉ tiêu giá trị khác để biểu hiện kết quả hoạt động kinh doanh du lịch như giá trị sản xuất. giá trị tăng thêm…

- Xây dựng và phổ biến các phương pháp phân tích thống kê kết quả hoạt động kinh doanh du lịch và coi đó là nhiệm vụ thường xuyên, cần làm của cán bộ thống kê không chỉ ở ngành thống kê mà cả ở ngành du lịch và các tổ chức, đơn vị kinh doanh du lịch.


3.5.2.2. Một số giải pháp nâng cao kết quả hoạt động kinh doanh du lịch Việt Nam

Theo mục tiêu đặt ra trong chiến lược phát triển du lịch Việt Nam giai đoạn 2001 – 2010 đã được Thủ tướng chính phủ phê duyệt trong quyết định số 97/2002/QĐ-TTg ngày 22 tháng 7 năm 2002 là đến năm 2010 khách quốc tế vào Việt Nam du lịch từ 5.5 đến 6 triệu lượt người. Và theo Chương trình hành động quốc gia về du lịch giai đoạn 2006 – 2010 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 29/5/2006, phấn đấu từ năm 2010 Việt Nam trở thành một trong các quốc gia có ngành phát triển trong du lịch; giai đoạn 2006 - 2010 tỷ lệ tăng trưởng khách du lịch quốc tế từ 10 – 20%/năm, tỷ lệ tăng trưởng khách du lịch nội địa tăng từ 15 – 20%/năm. Qua kết quả phân tích ở phần trên, có thể nói rằng các mục tiêu đặt ra hầu như đã đạt được, thậm chí có chỉ tiêu còn vượt mức.

Gần đây nhất, ngày 30/12/2011 Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định số 2473/QĐ-TTg phê duyệt “Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”. Theo đó, một số mục tiêu kinh tế cụ thể như sau:

- Về khách du lịch: năm 2015 thu hút 7 – 7,5 triệu lượt khách du lịch quốc tế, phục vụ 35 - 37 triệu lượt khách nội địa; đạt mức tăng trưởng khách quốc tế 7,6%/năm và nội địa 5,7%/năm. Năm 2020 thu hút 10 – 10,5 triệu lượt khách quốc tế, phục vụ 47 - 48 triệu lượt khách nội địa. Tăng trưởng khách quốc tế là 7,2%/năm, nội địa là 5,3%/năm.

- Về tổng thu từ khách du lịch (mục tiêu tăng trưởng chính trong giai đoạn 2011-2020 của Du lịch Việt Nam) là: Năm 2015 đạt 10 - 11 tỷ USD, tăng 13,8%/năm; năm 2020 đạt 18 - 19 tỷ USD, giai đoạn này tăng trung bình 12%/năm.

- Tỷ trọng GDP: Năm 2015, du lịch đóng góp 5,5 - 6% tổng GDP cả nước, tăng trưởng trung bình giai đoạn này đạt 13%/năm; năm 2020, du lịch đóng góp 6,5 - 7% GDP cả nước, tăng trung bình 11-11,5%/năm.


Để thực hiện được mục tiêu trên, trong thời gian tới chúng tôi có một số kiến nghị nhằm nâng cao kết quả hoạt động kinh doanh du lịch Việt Nam như sau:

- Cần có chiến lược phát triển thị trường khách còn đang bỏ ngỏ và những thị trường đang có dấu hiệu tăng, nhất là đối với các thị trường quốc tế thông qua việc nghiên cứu chi tiết đặc điểm, nhu cầu của từng loại khách.

- Phát triển sản phẩm du lịch đa dạng, phong phú, tăng cường hoạt động tuyên truyền quảng cáo và xúc tiến du lịch; thúc đẩy hội nhập quốc tế; nâng cao nhận thức của toàn dân về phát triển du lịch, nâng cao hình ảnh Việt Nam trên trường quốc tế.

- Cần có các biện pháp thu hút các nguồn lực trong và ngoài nước đầu tư phát triển du lịch, xây dựng các sản phẩm du lịch độc đáo có sức cạnh tranh với các nước trong khu vực và thế giới.

- Nâng cao doanh thu xã hội từ du lịch bằng cách tìm biện pháp tác động tổng hợp đến tất cả yếu tố cấu thành doanh thu như: thu hút ngày càng nhiều du khách trong và ngoài nước nhất là đối với những bộ phận khách có mức chi tiêu cao; thiết kế các tour du lịch hấp dẫn, hợp lý để giữ khách ở lại lâu hơn, làm tăng độ dài của một chuyến đi; phát triển nhiều hoạt động phục vụ nhu cầu đa dạng của khách nhằm có doanh thu nhiều hơn ...

- Phát triển nguồn nhân lực đảm bảo chất lượng, số lượng với cơ cấu hợp lý theo ngành nghề và trình độ đào tạo. Đặc biệt chú trọng nhân lực quản lý kinh doanh du lịch và lao động có tây nghề cao

- Xây dựng hệ thống thông tin thống kê đồng bộ ở các cấp nhằm cung cấp kịp thời những phân tích làm căn cứ cho việc điều hành, quản lý hoạt động kinh doanh du lịch.

*

* *


TÓM TẮT CHƯƠNG 3


Tóm lại, nội dung chương 3 đã tổng hợp và phân tích một số chỉ tiêu có khả năng thu thập được để phân tích và minh họa tính khả thi của các phương pháp đã lựa chọn, bước đầu đưa ra bức tranh chung về kết quả hoạt động kinh doanh du lịch trong những năm qua và dự đoán đến năm 2015. Các phương pháp phân tích và dự đoán thống kê được sử dụng phù hợp với điều kiện tài liệu đã có để khai thác tốt nhất những dữ liệu này. Cụ thể:

Sau khi đã trình bày các yêu cầu có tính nguyên tắc khi lựa chọn các phương pháp thống kê phân tích và dự đoán kết quả hoạt động kinh doanh du lịch, luận án đã lựa chọn và trình bày nội dung cơ bản, đặc điểm vận dụng của một số pháp sau: phương pháp phân tổ thống kê, bảng và đồ thị thống kê; phương pháp phân tích hồi qui và tương quan; phương pháp phân tích dãy số thời gian; phương pháp chỉ số; phương pháp dự đoán thống kê.

Với nguồn dữ liệu hiện có nội dung chương 3 đã phân tích và dự đoán một số nội dung sau :

- Phân tích thống kê các chỉ tiêu về khách du lịch Việt Nam giai đoạn 1995 - 2010 và dự đoán đến năm 2015

- Phân tích biến động kết cấu khách du lịch quốc tế

- Phân tích biến động số ngày khách du lịch

- Phân tích biến động doanh thu

- Dự đoán số lượt khách du lịch (quốc tế, nội địa), doanh thu du lịch Cuối cùng là các kiến nghị về công tác thống kê và giải pháp nâng cao

kết quả hoạt động kinh doanh du lịch.


KẾT LUẬN


Ngành Du lịch được Đảng và Nhà nước xác định là “Một ngành kinh tế quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước” với mục tiêu: “Phát triển mạnh du lịch, từng bước đưa nước ta trở thành trung tâm du lịch có tầm cỡ trong khu vực”. Quan điểm đó được kiểm nghiệm trong thực tiễn phát triển du lịch Việt Nam suốt thời gian qua. Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 đã xác định: “Đến năm 2020, du lịch cơ bản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, có tính chuyên nghiệp, có hệ thống cơ sở vật chất - kỹ thuật tương đối đồng bộ, hiện đại; sản phẩm du lịch có chất lượng cao, đa dạng, có thương hiệu, mang đậm bản sắc văn hoá dân tộc, cạnh tranh được với các nước trong khu vực và thế giới. Phấn đấu đến năm 2030, Việt Nam trở thành quốc gia có ngành du lịch phát triển.

Việc nâng cao nhận thức về du lịch và phát triển du lịch đã chuyển hoá thành hành động cụ thể, để huy động ngày càng nhiều hơn các nguồn lực, khai thác tiềm năng và lợi thế du lịch của đất nước cho sự nghiệp phát triển du lịch nước nhà theo hướng bền vững. Trong đó việc xác định đúng và đủ kết quả hoạt động kinh doanh du lịch và phân tích sự biến động của các chỉ tiêu đó là hết sức cần thiết nhằm làm căn cứ đưa ra những giải pháp nâng cao kết quả hoạt động kinh doanh du lịch. Nhằm góp phần thực hiện vấn đề đó luận án đã giải quyết một số vấn đề cơ bản sau:

- Tổng quan chung khái niệm, đặc điểm của hoạt động kinh doanh du lịch và kết quả hoạt động kinh doanh du lịch. Nội dung phần này là cơ sở lý luận cho việc xây dựng hệ thống chỉ tiêu thống kê phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh du lịch

Xem tất cả 211 trang.

Ngày đăng: 17/08/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí