+ Số lượng khách Việt Nam đi du lịch ra nước ngoài hiện nay chỉ có Tổng cục thống kê công bố chính thức ở Niên giám thống kê (gần đây nhất là Niên giám thống kê năm 2010). Đây là chỉ tiêu 1810 trong hệ thống chỉ tiêu quốc gia (2010) do Bộ Công an và Bộ Quốc phòng chủ trì thu thập và tổng hợp. Tuy nhiên chỉ tiêu này chưa thật chính xác vì tính tất cả những người Việt Nam ra nước ngoài chứ chưa bóc tách hết được những đối tượng không phải là khách du lịch.
+ Chỉ tiêu số ngày khách du lịch do Tổng cục Du lịch tổng hợp từ các báo cáo của các Sở Văn hóa, thể thao và du lịch có đến năm 2010.
+ Tổng cục Thống kê công bố số khách du lịch (cả quốc tế và nội địa) do các cơ sở lưu trú phục vụ và khách do các cơ sở lữ hành phục vụ. Số liệu này được tổng hợp từ các báo cáo điều tra hàng năm đối với các doanh nghiệp và hộ cá thể có kinh doanh lưu trú và du lịch lữ hành và có sự tính trùng rất lớn. Hai con số này không thể cộng được với nhau vì bản thân từng chỉ tiêu đó có tính trùng, hơn nữa một bộ phận khách không nhỏ được cả hai loại cơ sở trên cùng thống kê.
- Để phán ánh kết quả hoạt động kinh doanh du lịch bằng giá trị, hiện có tài liệu về các chỉ tiêu:
+ Doanh thu du lịch lữ hành, cơ cấu theo thành phần kinh tế và doanh thu của các cơ sở lưu trú (theo niên giám thống kê). Thực ra đây chỉ là một bộ phận trong tổng doanh thu từ hoạt động kinh doanh du lịch nếu tách đi phần doanh thu của các cơ sở lưu trú từ bộ phận khách không phải là khách du lịch.
+ Tổng doanh thu du lịch do Tổng cục du lịch tổng hợp từ các đơn vị kinh doanh du lịch.
+ Tổng doanh thu xã hội từ du lịch (thu nhập du lịch) do Tổng cục du lịch ước tính. Chỉ tiêu này cũng chỉ là ước tính do nó được tổng hợp và tính toán từ mức chi tiêu bình quân của khách và số khách, trong đó mức chi tiêu
bình quân của khách đến được ước lượng qua điều tra chọn mẫu, chưa có tài liệu về mức chi tiêu của khách đi du lịch ra nước ngoài, số lượt khách nội địa cũng ước tính, số khách du lịch quốc tế chưa được thống kê thật chính xác…
+ Các chỉ tiêu về chi tiêu bình quân một lượt khách của khách du lịch quốc tế đến Việt nam và của khách du lịch nội địa qua các cuộc điều tra chi tiêu của khách du lịch (khách quốc tế đến và khách nội địa) năm 2003, 2005, 2007, 2009 do Tổng cục Thống kê tiến hành. Tổng cục Du lịch tiến hành điều tra chi tiêu khách du lịch quốc tế năm 2004, 2005 và điều tra khách nội địa 2006, 2007. Các cuộc điều tra này cung cấp các số liệu về các chỉ tiêu liên quan đến hành vi của khách, cơ cấu khách, cơ cấu chi tiêu của khách…
3.2.2. Định hướng phân tích kết quả hoạt động kinh doanh du lịch giai đoạn (1995 -2010)
Về nguyên tắc, tất cả các chỉ tiêu như đã trình bày ở chương 1 và các phương pháp phân tích thống kê đều có thể vận dụng để phân tích kết quả hoạt động kinh doanh du lịch Việt Nam. Với thực tế số liệu thống kê kết quả hoạt động kinh doanh du lịch chưa đầy đủ, có được từ nhiều nguồn và còn nhiều hạn chế như trên đã trình bày, nội dung phần này chỉ tập trung phân tích một số chỉ tiêu cơ bản phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh du lịch nhằm minh họa tính khả thi của một số trong các phương pháp phân tích, dự đoán thống kê đã lựa chọn và đưa ra những đánh giá chung về kết quả hoạt động kinh doanh du lịch trong thời gian qua. Ngoài ra, các kết quả dự đoán sẽ làm cơ sở để xây dựng chiến lược phát triển kinh doanh du lịch trong thời gian tới.
Trên cơ sở nguồn tài liệu hiện có, hướng phân tích cụ thể như sau:
*) Phân tích thống kê biến động khách du lịch, gồm
+ Biến động số lượng khách du lịch quốc tế:
- Phân tích đặc điểm biến động chung của số lượng khách quốc tế giai đoạn 1995 - 2010,
- Phân tích kết cấu và biến động kết cấu của lượng khách du lịch quốc tê qua thời gian,
- Phân tích xu hướng biến động và tính thời vụ của lượng khách du lịch quốc tế.
- Cuối cùng là dự doán số lượng khách du lịch quốc tế đến năm 2010.
+ Biến động số lượng khách du lịch nội địa:
- Phân tích đặc điểm biến động chung giai đoạn 1995 - 2010,
- Phân tích xu hướng biến động qua thời gian nói trên
- Dự đoán số lượng khách du lịch nội địa đến năm 2015
+ Biến động số lượng khách du lịch ra nước ngoài:
- Phân tích đặc điểm biến động chung giai đoạn 1995 - 2010,
- Phân tích xu hướng biến động qua thời gian nói trên
- Dự đoán số lượng khách du lịch ra nước ngoài đến năm 2015
*) Phân tích thống kê biến động ngày - khách du lịch
- Phân tích biến động chung của số ngày - khách qua thời gian
- Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới biến động số ngày - khách
*) Phân tích thống kê biến động doanh thu du lịch
- Phân tích biến động của các chỉ tiêu doanh thu giai đoạn 1995 – 2009.
- Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến biến động doanh thu du lịch
- Phân tích xu thế biến động doanh thu và dự đoán đến năm 2012.
Từ hướng phân tích và thực tế số liệu như đã nêu trên thì các phương pháp được lựa chọn vận dụng phân tích kết quả hoạt động kinh doanh du lịch Việt Nam giai đoạn (1995 – 2010) có thể là: phương pháp phân tổ, phương pháp phân tích dãy số thời gian, phương pháp chỉ số và một số phương pháp dự đoán thống kê.
3.3. Phân tích thống kê các chỉ tiêu về khách du lịch Việt Nam giai đoạn 1995 – 2010 và dự đoán đến năm 2015
Theo số liệu công bố của Tổng cục du lịch Tổng cục Thống kê trên các trang web của hai cơ quan này thì số lượng khách các loại được thể hiện ở bảng 3.1. Cho đến thời điểm này đã có số liệu chính thức về số khách du lịch trong nước và quốc tế đến năm 2010, nhưng số khách du lịch ra nước ngoài thì chưa có cơ quan nào công bố chính thức, cụ thể ở bảng 3.1 như sau :
Bảng 3.1. Số lượt khách du lịch giai đoạn 1995 - 2010
Đơn vị : Nghìn lượt người
Khách quốc tế | Khách nội địa | Khách ra nước ngoài (*) | |
1995 | 1351.3 | 6200 | - |
1996 | 1607.2 | 7500 | - |
1997 | 1715.6 | 8500 | - |
1998 | 1520.1 | 9800 | - |
1999 | 1781.8 | 10600 | - |
2000 | 2140.1 | 12000 | - |
2001 | 2330.8 | 11700 | - |
2002 | 2628.2 | 13000 | - |
2003 | 2429.6 | 13500 | - |
2004 | 2927.9 | 14500 | - |
2005 | 3477.5 | 16100 | - |
2006 | 3583.5 | 17500 | - |
2007 | 4229.3 | 19200 | 1862 |
2008 | 4235.7 | 20500 | 2054 |
2009 | 3747.4 | 23000 | 2322 |
2010 | 5049.8 | 28000 | 2557 |
Có thể bạn quan tâm!
- Mối Quan Hệ Của Các Phiếu Điều Tra Và Các Bảng Biểu Tổng Hợp
- Phương Pháp Phân Tích Hồi Qui Và Tương Quan
- Thực Trạng Và Định Hướng Phân Tích Một Số Chỉ Tiêu Phản Ánh Kết Quả Hoạt Động Kinh Doanh Du Lịch Việt Nam Giai Đoạn 1995 - 2010
- Số Lượng Khách Du Lịch Quốc Tế Theo Tháng Giai Đoạn 2000 - 2010
- Cơ Cấu Số Lượng Khách Du Lịch Quốc Tế Theo Mục Đích Chuyến Đi Giai Đoạn 2000 - 2010
- Nghiên Cứu Xu Thế Biến Động Và Dự Đoán Lượng Khách Du Lịch Nội Địa Đến Năm 2015
Xem toàn bộ 211 trang tài liệu này.
(*) Nguồn : Tổ chức du lịch thế giới (Theo Báo cáo về du lịch Việt nam quý II/2010 và dự báo đến năm 2014 của Business Moniter International)
Qua bảng 3.1 cho thấy, trong giai đoạn này số lượng khách các loại có xu hướng tăng rõ rệt thể hiện du lịch Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ. Đặc biệt số người Việt Nam đi du lịch ra nước ngoài đã tăng nhanh tuy về số lượng thì vẫn còn ít. Mỗi loại khách có đặc điểm và xu hướng biến động khác nhau do có những nhân tố khác nhau ảnh hưởng. Sau đây sẽ phân tích sự biến động của từng loại khách.
3.3.1. Phân tích biến động số lượt khách du lịch quốc tế
Du lịch quốc tế đã và đang mang lại nguồn thu ngoại tệ lớn cho ngành du lịch Việt Nam nói riêng và đóng góp phần đáng kể vào GDP của đất nước nói chung. Một trong những mục tiêu chủ yếu để phát triển du lịch trong thời gian tới là thu hút ngày càng nhiều khách du lịch quốc tế vào Việt Nam. Để đánh giá toàn diện sự biến động của lượng khách du lịch quốc tế, cần phân tích theo các giác độ khác nhau: Phân tích đặc điểm của sự biến động qua thời gian bằng các chỉ tiêu phân tích dãy số thời gian; phân tích xu thế biến động qua thời gian và phân tích tính thời vụ của lượng khách du lịch quốc tế.
3.3.1.1. Phân tích đặc điểm biến động số lượng khách du lịch quốc tế qua thời gian
Với tài liệu ở bảng 3.1, có thể tính được các chỉ tiêu phân tích đặc điểm biến động của lượng khách du lịch quốc tế giai đoạn 1995 đến 2010 và thể hiện ở bảng 3.2 như sau:
Năm | Khách Quốc tế (nghìn lượt người) | Lượng tăng (giảm) tuyệt đối (nghìn lượt người) | Tốc độ phát triển (%) | Tốc độ tăng (giảm) (%) | Giá trị tuyệt đối của 1% tăng (giảm) liên hoàn (nghìn l/người | |||
Liên hoàn | Định gốc | Liên hoàn | Định gốc | Liên hoàn | Định gốc | |||
1995 | 1351.3 | - | - | - | - | - | - | - |
1996 | 1607.2 | 255.9 | 255.9 | 118.94 | 118.94 | 18.94 | 18.94 | 13.513 |
1997 | 1715.6 | 108.4 | 364.3 | 106.74 | 126.96 | 6.74 | 26.96 | 16.072 |
1998 | 1520.1 | -195.5 | 168.8 | 88.60 | 112.49 | -11.40 | 12.49 | 17.156 |
1999 | 1781.8 | 261.7 | 430.5 | 117.22 | 131.86 | 17.22 | 31.86 | 15.201 |
2000 | 2140.1 | 358.3 | 788.8 | 120.11 | 158.37 | 20.11 | 58.37 | 17.818 |
2001 | 2330.8 | 190.7 | 979.5 | 108.91 | 172.49 | 8.91 | 72.49 | 21.401 |
2002 | 2628.2 | 297.4 | 1276.9 | 112.76 | 194.49 | 12.76 | 94.49 | 23.308 |
2003 | 2429.6 | -198.6 | 1078.3 | 92.44 | 179.80 | -7.56 | 79.80 | 26.282 |
2004 | 2927.9 | 498.3 | 1576.6 | 120.51 | 216.67 | 20.51 | 116.67 | 24.296 |
2005 | 3477.5 | 549.6 | 2126.2 | 118.77 | 257.34 | 18.77 | 157.34 | 29.279 |
2006 | 3583.5 | 106.0 | 2232.2 | 103.05 | 265.19 | 3.05 | 165.19 | 34.775 |
2007 | 4229.3 | 645.8 | 2878 | 118.02 | 312.98 | 18.02 | 212.98 | 35.835 |
2008 | 4235.7 | 6.4 | 2884.4 | 100.15 | 313.45 | 0.15 | 213.45 | 42.293 |
2009 | 3747.4 | -488.3 | 2396.1 | 88.47 | 277.31 | -11.53 | 177.31 | 42.357 |
2010 | 5049.8 | 1302.4 | 3698.5 | 134.75 | 373.70 | 34.75 | 273.70 | 37.474 |
Bquân | x | 246.6 | x | 109.19 | x | 9.19 | x | x |
Bảng 3.2. Các chỉ tiêu phân tích biến động khách du lịch quốc tế giai đoạn 1995 - 2010
Trong giai đoạn 16 năm qua, nói chung số lượng khách du lịch quốc tế luôn có xu hướng tăng. Riêng ba năm 1998, 2003 và 2009 số lượng khách đã giảm so với năm trước. Năm 1998 và 2003 số lượng khách giảm do tình hình thời tiết đột biến và dịch bệnh SARS. Năm 2008 tăng không đáng kể và năm 2009 số lượng khách giảm đi tới 11,53% là do khủng hoảng kinh tế toàn cầu,
tuy vậy ngay năm sau lại tăng trở lại cao hơn so với năm trước khi giảm với tốc độ tăng đột biến 34,75%. Tốc độ tăng bình quân trong giai đoạn này là 9,19%, cao hơn các nước có ngành du lịch phát triển trong khu vực như Thái Lan hay Ma-lai-xia (chưa đến 8% năm). Tuy nhiên vì xuất phát điểm của chúng ta thấp nên thực tế số khách tăng thêm hàng năm ở Việt Nam còn ít hơn nhiều, tăng bình quân 9,19% hàng năm chỉ tương ứng với 246.6 nghìn lượt khách tăng thêm.
3.3.1.2. Nghiên cứu xu thế biến động lượng khách du lịch quốc tế qua thời gian
Để nghiên cứu xu thế biến động của lượng khách quốc tế qua thời gian có thể sử dụng phương pháp hồi quy theo thời gian để lựa chọn dạng hàm xu thế phản ánh tốt nhất xu hướng biến động đó. Với số liệu khách quốc tế ở bảng 3.2, sử dụng phần mềm SPSS với 4 mô hình : hàm tuyến tính, hàm Parabol, hàm cubic (hàm bậc 3), hàm mũ cho kết quả như phụ lục 1. Qua đó cho thấy hai dạng hàm parabol và cubic mặc dù có tỷ số tương quan lớn hơn 2 dạng còn lại nhưng kết quả kiểm định các tham số của mô hình lại cho thấy mô hình không được chấp nhận. Vì vậy chỉ còn hai dạng hàm để lựa chọn với các thông số ở bảng 3.3 như sau:
Bảng 3.3. Các dạng hàm phản ánh xu thế biến động khách quốc tế giai đoạn 1995 – 2010
Hàm tuyến tính | Hàm mũ | |
Dạng hàm | Yt 843,54 + 229,85.t | Yt 1254, 268 1,089t |
Tỷ số tương quan | 0,964 | 0,979 |
Sai số của mô hình | 314,54 | 227,4 |
Qua bảng trên dễ dàng nhận thấy hàm mũ là dạng hàm phản ánh tốt nhất xu thế biến động của lượng khách du lịch quốc tế vì nó có tỷ số tương
quan lớn nhất và sai số của mô hình nhỏ nhất. So với thực tế là phù hợp vì khách du lịch quốc tế vào Việt Nam hiện nay đang tăng nhanh. Như vậy, hàm mô tả tốt nhất xu thế biến động khách du lịch quốc tế đến Việt Nam giai đoạn
1995 – 2010 có dạng :
Yt 1254, 268 1,089t
Các dạng hàm trên được biểu diễn bằng đồ thị 1 dưới đây:
Đồ thị 3.1. Xu thế biến động khách du lịch quốc tế giai đoạn 1995 - 2010
3.3.1.3. Phân tích tính thời vụ của số lượt khách du lịch quốc tế
Nghiên cứu biến động thời vụ nhằm đánh giá tổng quan về tình hình hoạt động kinh doanh du lịch theo tháng, quý. Sự biến động mang tính lặp đi lặp lại của số lượt khách du lịch quốc tế theo thời gian là cơ sở để dự đoán và chuẩn bị các nguồn lực trong quá trình kinh doanh, tránh lãng phí và rủi ro trong kinh doanh. Du lịch là ngành có tính thời vụ rất rõ nét, tuy nhiên mỗi loại khách du lịch và mỗi loại sản phẩm du lịch có tính thời vụ khác nhau. Tính thời vụ của lượng khách du lịch quốc tế vào Việt nam được biểu hiện ở bảng 3.4 như sau: