khả thi trong hoàn cảnh thực tế của nước ta - Hệ thống tài chính tiền tệ được quản lý tập trung thống nhất bởi Ngân hàng Nhà nước. Phương pháp tính giá trị sản xuất dịch vụ ngầm trong dịch vụ trung gian tài chính theo giá hiện hành đE được áp dụng khi lập bảng cân đối liên ngành năm 2000 của TCTK.
8. Trên cơ sở trình bày phương pháp luận dùng để tính giá trị sản xuất theo giá so sánh cho 19 ngành sản phẩm cấp I, tác giả của luận án đE đề xuất hướng hoàn thiện về phương pháp tính giá trị sản xuất theo giá hiện hành và giá so sánh cho các nhóm ngành sản phẩm cấp I, qua đó đE chỉ ra khả năng áp dụng kết quả nghiên cứu của luận
án vào thực tiễn công tác của TCTK. Tác giả cũng đề xuất hướng hoàn thiện công cụ tính toán bằng cách sửa đổi, nâng cao chất lượng và tính phù hợp của những công cụ hiện có, TCTK cần tính thêm một số “công cụ mới” như: chỉ số tiền lương, chỉ số khối lượng của ba loại dịch vụ: chỉ số khối lượng về số giờ công thực hiện hoạt động nghiên cứu và triển khai; chỉ số khối lượng về số lần khám chữa bệnh chia theo loại bệnh; và chỉ số khối lượng về số giờ công thực hiện hoạt động tư vấn theo các loại trong nhóm dịch vụ kinh doanh khác.
Trên cơ sở nghiên cứu và các kết quả đạt được của luận án, kết hợp với thực tế phương pháp tính GO theo giá so sánh và giá hiện hành hiện nay của TCTK, tác giả kiến nghị một số điểm cần tiếp tục nghiên cứu để đưa kết quả của luận án vào áp dụng trong thực tế tính GO các ngành sản phẩm theo giá so sánh trong thời gian tới nhằm nâng cao chất lượng tính tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế, tạo niềm tin cho các nhà quản lý, lập chính sách kinh tế, các tổ chức quốc tế có nhu cầu sử dụng số liệu về GDP và tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế:
1. Nghiên cứu thực tế hạch toán hiện nay, tìm ra giải pháp áp dụng đơn vị cơ sở làm đơn vị thống kê trong thu thập số liệu dùng cho tính GO, có như vậy mới loại trừ sự chênh lệch số liệu giữa trung ương và địa phương. Đồng thời nghiên cứu đổi mới nguồn
thông tin, quy trình tính để áp dụng giá cơ bản trong tính toán GO của các ngành thay cho giá sản xuất như TCTK đang áp dụng.
2. TCTK nên sử dụng đúng khái niệm sản xuất trong SNA vì khái niện này được
áp dụng rộng rEi ở tất cả các nước, bao gồm cả hoạt động bất hợp pháp tạo ra sản phẩm hợp pháp và hoạt động hợp pháp tạo ra sản phẩm bất hợp pháp. Tổ chức nghiên cứu phương thức thu thập thông tin và đánh giá kết quả sản xuất của các hoạt động còn thiếu trong khái niệm sản xuất, đảm bảo tính đầy đủ tất cả các hoạt động thuộc khái niệm sản xuất của nền kinh tế.
3. Đổi mới Hệ thống phân loại sản phẩm để áp dụng thống nhất trong các lĩnh vực thống kê của nước ta. Nghiên cứu phương pháp tính GO các ngành sản phẩm theo giá hiện hành, tạo cơ sở để áp dụng phương pháp tính GO các ngành sản phẩm theo giá so sánh.
4. Xây dựng kế hoạch nghiên cứu nội dung, phương pháp tính và nguồn thông tin để tính chỉ số giá sản xuất của các nhóm dịch vụ chi tiết theo danh mục ngành sản phẩm áp dụng thống nhất trong lĩnh vực thống kê. Nghiên cứu nguồn thông tin và phương pháp tính chỉ số khối lượng để hoàn thiện phương pháp tính giá trị sản xuất theo giá so sánh bằng phương pháp chỉ số khối lượng của các ngành: nghiên cứu và triển khai; dịch vụ y tế; và dịch vụ kinh doanh khác.
5. Xây dựng cơ chế phối hợp hiệu quả giữa thống kê tài khoản quốc gia và thống kê chuyên ngành để có đủ điều kiện áp dụng đúng phương pháp luận dùng trong tính GO các ngành sản phẩm theo giá so sánh.
6. Bảng nguồn và sử dụng không chỉ là công cụ hữu hiệu dùng để tính GO và GDP theo giá hiện hành và giá so sánh mà còn cho phép kiểm tra chéo độ tin cậy của thông tin thống kê, từ đó nâng cao chất lượng tính toán. Vì vậy cần nghiên cứu quy trình biên soạn, cập nhật bảng nguồn và sử dụng, để có thể sử dụng bảng này trong công tác thống kê hàng năm.
Danh mục công trình của tác giả
Tên tạp chí, tên sách, mã đề tài | Số tạp chí | Ngày, tháng, năm xuất bản, nghiệm thu | Nơi xuất bản | |
1. Nghiên cứu khả năng tính toán chỉ tiêu giá trị sản xuất, giá trị tăng thêm của các ngành kinh tế theo giá cơ bản. | 2006- 98 -040/ KQNC | Đề tài KH | 2/2006 | Trung tâm thông tin Khoa học Quốc gia - Bộ KH&CN |
2. Nghiên cứu vận dụng Hệ thống chỉ số giá thay cho bảng giá cố định (Đồng tác giả). | Đề tài KH | 4/2004 | Trung tâm thông tin KH QG - Bộ KH&CN | |
3. Một số chỉ tiêu chủ yếu trong thống kê tài khoản quốc gia | Một số vấn đề về phương pháp luận thống kê | Sách nghiên cứu | Nxb Thống kê, Hà Nội - 2005 | |
4. Các giải pháp nhằm quản lý và nâng cao chất lượng thông tin thống kê (Đồng tác giả). | Đề tài KH | 1/2007 | ||
5. Nguyên lý và những vấn đề cơ bản của kinh tế vĩ mô (tham gia viết) | Tài liệu học của Khoa sau đại học, Trung tâm đào tạo từ xa, Đại học KTQD | Nxb Thống kê, Hà Nội - 2000. | ||
6. Đánh giá lạm phát | Thông tin Khoa học thống kê; | Sè 3 | 2001 | |
7. Một số nguyên tắc cơ bản tính giá trị tăng thêm theo giá so sánh bằng phương pháp sản xuất. | Thông tin Khoa học thống kê | Sè 5 | 2001 | |
8. Giới thiệu nguyên nhân gây nên lạm phát theo quan điểm của một số trường phái kinh tế. | Thông tin Khoa học thống kê | Sè 5 | 2002 | |
9. Bảng Nguồn và Sử dụng trong đánh giá tổng sản phẩm trong nước theo giá so sánh. | Thông tin Khoa học thống kê | Sè 6 | 2003 |
Có thể bạn quan tâm!
- Dịch Vụ Của Các Đoàn Thể Và Hiệp Hội. Phương Pháp Chỉ Số Khối Lượng
- Phương pháp luận tính chỉ tiêu giá trị sản xuất các ngành sản phẩm theo giá so sánh - 22
- Phương pháp luận tính chỉ tiêu giá trị sản xuất các ngành sản phẩm theo giá so sánh - 23
- Phương pháp luận tính chỉ tiêu giá trị sản xuất các ngành sản phẩm theo giá so sánh - 25
- Phương pháp luận tính chỉ tiêu giá trị sản xuất các ngành sản phẩm theo giá so sánh - 26
Xem toàn bộ 216 trang tài liệu này.
Thông tin Khoa học thống kê | Sè 1 | 2005 | ||
11. Một số suy nghĩ về phương pháp tính chỉ tiêu giá trị sản xuất trong chế độ báo cáo tài khoản quốc gia. | Thông tin Khoa học thống kê | Sè 2 | 2005 | |
12. Giới thiệu về tỷ giá thương mại | Thông tin Khoa học thống kê | Sè 4 | 2005 | |
13. Các tiêu thức phản ánh chất lượng số liệu thống kê và mối liên hệ với nguyên tắc cơ bản của thống kê chính thức. | Thông tin Khoa học thống kê | Sè 1 | 2006 | |
14. Khả năng áp dụng giá cơ bản trong tính toán chỉ tiêu giá trị sản xuất. | Thông tin Khoa học thống kê | Sè 2 | 2006 | |
15. Thay đổi chất lượng sản phẩm trong đánh giá tăng trưởng của thống kê tài khoản quốc gia. | Tạp chí Kinh tế & Phát triển; | Sè 9 | 2006 | |
16. Khái niệm sản xuất trong thống kê tài khoản quốc gia. | Thông tin Khoa học thống kê | Sè 1 | 2007 | |
17. Giá trị sản xuất và các nguyên tắc tính giá trị sản xuất theo giá thực tế và giá so sánh. | Thông tin Khoa học thống kê | Sè 2 | 2007 |
Tài liệu tham khảo
Tiếng Việt
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (1993), Triết học (tập 3), Nxb Chính trị quốc gia.
2. Bộ Tài chính (2000), “Hệ thống tài khoản kế toán”, Nxb Tài chính.
3. Lê Mạnh Hùng (2003), “Nghiên cứu vận dụng Hệ thống chỉ số giá thay cho bảng giá cố định”, Đề tài khoa học, Viện Khoa học thống kê, Hà Nội.
4. Nguyễn Bích Lâm (2001), “Một số nguyên tắc cơ bản tính giá trị tăng thêm theo giá so sánh bằng phương pháp sản xuất”, Thông tin Khoa học Thống kê, (5), tr. 11-17.
5. Nguyễn Bích Lâm (2003), “Bảng nguồn và sử dụng trong đánh giá tổng sản phẩm trong nước theo giá so sánh”, Thông tin Khoa học Thống kê, (6), tr. 6-10.
6. Nguyễn Bích Lâm (2005), “Một số suy nghĩ về phương pháp tính chỉ tiêu giá trị sản xuất trong chế độ báo cáo tài khoản quốc gia”, Thông tin Khoa học Thống kê, (2), tr. 16-21.
7. Nguyễn Bích Lâm (2006), “Khả năng áp dụng giá cơ bản trong tính toán chỉ tiêu giá trị sản xuất”, Thông tin Khoa học Thống kê, (2), tr. 7-11 &32.
8. Tổng cục Thống kê (2003), Phương pháp biên soạn Hệ thống tài khoản quốc gia Việt Nam, Nhà xuất bản Thống kê.
9. Tổng cục Thống kê (1998), Phương pháp biên soạn Hệ thống tài khoản quốc gia Việt Nam , Nhà xuất bản Thống kê.
10. Tổng cục Thống kê (2004), Một số thuật ngữ thống kê thông dụng, Nhà xuất bản Thống kê.
11. Tổng cục Thống kê (1997), Hệ thống phân loại sản phẩm chủ yếu, Nhà xuất bản Thống kê.
12. Tổng cục Thống kê (2003), Chế độ báo cáo thống kê định kỳ tài khoản quốc gia. ¸p dụng đối với Cục Thống kê tỉnh, thành phố trực thuộc trung
ương, Ban hành theo Pháp lệnh Kế toán và Thống kê (Quyết định số 75/2003/QĐ-TCTK ngày 15 tháng 01 năm 2003 của Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê, Nxb Thống kê.
13. Tổng cục Thống kê (2004), Phương án điều tra và báo cáo thống kê giá bán sản phẩm của người sản xuất hàng công nghiệp, Nhà xuất bản Thống kê.
14. Tổng cục Thống kê (2004), Phương án điều tra và báo cáo thống kê giá bán sản phẩm của người sản xuất hàng nông, lâm nghiệp, thủy sản, Nhà xuất bản Thống kê.
15. Tổng cục Thống kê (1995), Tài liệu hướng dẫn nghiệp vụ thống kê giá cả, Ban hành theo Quyết định số 302/TCTK-QĐ ngày 30 tháng 10 năm 1995 của Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê.
16. Tổng cục Thống kê (2004), Phương án điều tra giá tiêu dùng theo chương trình so sánh quốc tế (ICP) của khu vực châu ¸ - Thái Bình Dương.
17. Tổng cục Thống kê (2004), Số liệu thống kê Việt Nam thế kỷ XX, Nhà xuất bản Thống kê.
18. Tổng cục Thống kê (2000), Kinh tế Việt Nam trong những năm đổi mới qua các chỉ tiêu kinh tế tổng hợp của hệ thống tài khoản quốc gia, Nhà xuất bản Thống kê.
19. Tổng cục Thống kê (2004), Niên giám Thống kê, Nhà xuất bản Thống kê.
20. Từ điển triết học (1975), Nxb Tiến bộ Mát - Xcơ -va.
Tiếng Anh
21. Australian Bureau of Statistics (2000), Australian System of National Accounts, Concepts, Sources and Methods.
22. Brussels/Luxembourg, New York, Paris, Washington, D.C. (1993), System of National Accounts 1993.
23. Commission of the European Communities, Current classification: Statistical Classification of product by Activity in the European Economic Community, 2002 version, CPA 2002.
24. European Commission, Eurostat (2001), Handbook on price and volume measures in national accounts.
25. Eurostat (2000), Manual on the economic accounts for agriculture and forestry EAA/EAF (Rev.1.1).
26. Statistics New Zealand, Producers Price Index, Concepts, Sources and Methods.
27. United Nations (1968), System of National Accounts.
28. United Nations (1999), Handbook of Input – Output Table Compilation and Analysis
29. United Nations (2003), National Accounts: A Practical introduction.
30. Vũ Quang Việt (2003), Review of Statistical units in survey of enterprises and establishments.
Phụ lục 1. Cấu trúc và ưu điểm của bảng nguồn và sử dụng
Hiện nay, các nước có trình độ thống kê khá phát triển đE dùng bảng nguồn và sử dụng như một công cụ rất hữu hiệu để tính chỉ tiêu GO và GDP theo giá hiện hành và giá so sánh. Trong phần này, tác giả trình bày tóm tắt cấu trúc của SUT và những ưu
điểm của bảng này trong thống kê kinh tế.
1. Cấu trúc của bảng nguồn và sử dụng. Qua phân tích luồng chu chuyển thu nhập và chi tiêu của nền kinh tế, các nhà kinh tế vĩ mô đE chứng minh đồng nhất thức mô tả mối liên hệ giữa tổng thu nhập từ sản xuất, tổng chi tiêu và GDP. Đây là cơ sở hình thành nên ba phương pháp tính và cho cùng một kết quả của chỉ tiêu GDP theo giá hiện hành. Dưới dạng đồng nhất thức, ba phương pháp tính GDP theo giá hiện hành
được viết như sau:
GDP = GO - I + T = C + G + K + X - M = COE + CFC +TP + OS (1)
Trong đó:
GO : tính theo giá cơ bản X : xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ I : chi phí trung gian M : nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ T : thuế trừ trợ cấp sản phẩm; COE : thu nhập của người lao động; C : chi tiêu dùng của hộ gia đình; CFC : khấu hao tài sản cố định;
G : chi tiêu dùng của Nhà nước; TP : thuế trừ đi trợ cấp sản xuÊt; K : tích lũy tài sản; OS : thặng d−.
Trong đồng nhất thức (1), GO tính theo giá cơ bản, chi phí trung gian tính theo giá sử dụng và hiệu số của hai chỉ tiêu này (GO- I) mô tả giá trị tăng thêm theo giá cơ bản. Giá trị tăng thêm theo giá cơ bản cộng với tất cả các loại thuế sản phẩm và trừ đi trợ cấp sản phẩm biểu thị GDP theo giá sử dụng. Tiêu dùng cuối cùng và tích lũy tính theo giá sử dụng; xuất và nhập khẩu hàng hoá tính theo giá FOB; xuất và nhập khẩu dịch vụ tính theo giá giao dịch, khi đó GDP bên sử dụng tính theo giá sử dụng.