Phóng sự Việt Nam 1930 - 1945 Qua Tam Lang, Vũ Trọng Phụng và Ngô Tất Tố - 1


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

-------------------


PHẠM THỊ MỴ


PHÓNG SỰ VIỆT NAM 1930 - 1945 (QUA TAM LANG, VŨ TRỌNG PHỤNG VÀ NGÔ TẤT TỐ)


LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 202 trang tài liệu này.


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

Phóng sự Việt Nam 1930 - 1945 Qua Tam Lang, Vũ Trọng Phụng và Ngô Tất Tố - 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

-------------------


PHẠM THỊ MỴ


PHÓNG SỰ VIỆT NAM 1930 - 1945

(QUA TAM LANG, VŨ TRỌNG PHỤNG VÀ NGÔ TẤT TỐ)


Chuyên ngành : Văn học Việt Nam Mã số : 62.22.34.01


LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC


Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. Lê Văn Lân


MỤC LỤC


Trang

PHẦN MỞ ĐẦU 5

1. Lý do, mục đích nghiên cứu 5

2. Phạm vi, đối tượng nghiên cứu 6

3. Lịch sử vấn đề 7

3.1. Những công trình nghiên cứu chung về phóng sự Việt Nam

giai đoạn 1930 - 1945 7

3.2. Những công trình, bài viết riêng về từng cây bút 10

3.2.1. Tam Lang 10

3.2.2. Vũ Trọng Phụng12

3.2.3. Ngô Tất Tố18

4. Phương pháp nghiên cứu 21

5. Đóng góp của luận án 22

6. Cấu trúc của luận án 22

PHẦN NỘI DUNG 23

CHƯƠNG 1: KHÁI NIỆM PHÓNG SỰ - KHÁI LƯỢC VỀ

PHÓNG SỰ VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1930 - 1945 23

1.1. Khái niệm về thể loại phóng sự 23

1.1.1. Sự hình thành của thể loại phóng sự 23

1.1.2. Xung quanh khái niệm thể loại phóng sự 27

1.2. Khái lược về phóng sự Việt Nam giai đoạn 1930 - 1945 42

1.2.1. Những tiền đề văn hóa xã hội dẫn đến sự bùng nổ và phát

triển của thể loại phóng sự 48

1.2.2. Thành tựu của phóng sự Việt Nam 1930 - 1945 67

Tiểu kết chương 1 69

CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG THẨM MỸ CỦA PHÓNG SỰ

TAM LANG, VŨ TRỌNG PHỤNG, NGÔ TẤT TỐ 69

2.1. Phóng sự trong quan niệm của ba cây bút Vũ Trọng Phụng,

Tam Lang, Ngô Tất Tố 69

2.2. Phóng sự phanh phui những “ung nhọt” của xã hội 72

2.2.1. Phơi bày những tệ nạn xã hội 72

2.2.2. Tình trạng bần cùng hóa, tha hóa con người và văn hóa 80

2.3. Khách quan chân thực, phóng sự khơi gạn đến tận cùng sự thật 93

2.3.1. Khách quan, chân thực 93

2.3.2. Truy tìm nguyên nhân, đề xuất giải pháp 104

Tiểu kết chương 2 115

CHƯƠNG 3: ĐẶC ĐIỂM CỦA PHÓNG SỰ TAM LANG,

VŨ TRỌNG PHỤNG, NGÔ TẤT TỐ 117

3.1. Cái tôi - chủ thể sáng tạo 117

3.1.1. Cái tôi bản lĩnh, giàu tâm huyết 118

3.1.2. Cái tôi hiểu biết sâu rộng 125

3.2. Thủ pháp nghệ thuật đa dạng, độc đáo 136

3.2.1. Dựng cảnh 137

3.2.2. Dựng chân dung nhân vật 142

3.2.3. Nghệ thuật tổ chức tình huống dẫn dắt câu chuyện 151

3.2.4. Nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ 158

3.3. Sự dung hợp các thể loại 168

3.3.1. Phóng sự và ký sự 170

3.3.2. Phóng sự và truyện ngắn 172

3.3.3. Phóng sự và tiểu thuyết phóng sự 175

Tiểu kết chương 3 179

PHẦN KẾT LUẬN 181

NHỮNG CÔNG TRÌNH LIÊN QUAN TỚI LUẬN ÁN ĐÃ CÔNG BỐ 184

THƯ MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 185

A. Tác phẩm khảo sát 185

B. Tài liệu tham khảo 186


PHẦN MỞ ĐẦU


1. Lý do, mục đích nghiên cứu:


- Từ những năm 30 của thế kỷ XX, văn học Việt Nam từng bước đi vào quỹ đạo của văn học thế giới. Nhiều thể loại mới ra đời và có những thành công đáng kể, đóng góp cho lịch sử văn học những tác giả và tác phẩm tiêu biểu, trong nhiều thể loại đó không thể không kể đến phóng sự. Nhờ những ưu thế riêng về thể loại: tính xác thực, tính thời sự, tính xã hội - chính trị , cùng với sự “chắp cánh” của báo chí, phóng sự đã nhanh chóng đến với công chúng, tạo môi trường công luận rộng rãi, kịp thời và phát huy được hiệu quả nghệ thuật tích cực trong đời sống. Ngay từ đương thời và càng ngày phóng sự càng được khẳng định là một trong những thể loại quan trọng của văn học và báo chí nước ta trong những thập niên đầu thế kỷ XX.

Với đội ngũ đông đảo hàng trăm cây bút tài năng, có tên tuổi trong làng văn, làng báo Việt Nam; với di sản phóng sự đồ sộ từng được công bố trên các báo đương thời và được ấn bản thành sách; với nội dung và ý nghĩa xã hội, lịch sử, văn học, khoa học…phong phú và giá trị nghệ thuật đặc sắc, phóng sự Việt Nam 1930 - 1945 thực sự là một thành tựu, một bộ phận quan trọng tạo nên diện mạo, thành tựu chung của cả một giai đoạn văn học.

- Tam Lang, Vũ Trọng Phụng, Ngô Tất Tố được đánh giá là ba cây bút phóng sự xuất sắc của giai đoạn này. Tam Lang được vinh danh người mở đầu cho thể loại phóng sự; Vũ Trọng Phụng được mệnh danh là “ông vua phóng sự đất Bắc”, người đưa phóng sự Việt Nam phát triển đến đỉnh cao và Ngô Tất Tố được tôn vinh là “nhà báo có biệt tài”, người tạo nên độ sâu cho thể phóng sự. Sáng tác của các nhà văn này có vị trí và đóng góp lớn cho sự phát triển của thể loại phóng sự và thành tựu của phóng sự Việt Nam giai đoạn 1930 - 1945.


- Việc nghiên cứu đầy đủ, có hệ thống, rút ra những đánh giá về thành tựu và hạn chế của phóng sự trong cả giai đoạn 1930-1945 (qua di sản phóng sự của ba tác giả tiêu biểu Tam Lang, Vũ Trọng Phụng, Ngô Tất Tố), do vậy là việc làm cần thiết, có ý nghĩa khoa học và giá trị thực tiễn, đặc biệt trong nhu cầu tổng kết, đánh giá văn học thế kỷ XX, rút ra những bài học kinh nghiệm thẩm mỹ quý giá cho sự phát triển của thể loại phóng sự nói riêng và văn học Việt Nam đương đại nói chung.

- Bằng cách nhìn tổng quát, đặt trên nền phóng sự giai đoạn này, luận án tập trung khảo sát phóng sự của ba tác giả Tam Lang, Vũ Trọng Phụng và Ngô Tất Tố nhằm hướng tới khẳng định những thành tựu phóng sự của ba cây bút trên cả hai phương diện nội dung phản ánh và hình thức nghệ thuật. Từ đó có cơ sở chắc chắn để khẳng định vị trí, đóng góp của ba cây bút phóng sự này và phóng sự giai đoạn 1930 - 1945 với sự phát triển của văn học Việt Nam đầu thế kỷ XX theo xu hướng hiện đại hóa.

2. Phạm vi, đối tượng nghiên cứu:

- Luận án khảo sát phóng sự của ba tác giả Tam Lang, Vũ Trọng Phụng, Ngô Tất Tố, đặc biệt tập trung vào các tập phóng sự dài:

. Tam Lang: Tôi kéo xe (1932), Đêm sông Hương (1938), Lọng cụt cán (1939), Người…ngợm (1940).

. Vũ Trọng Phụng: Cạm bẫy người (1933), Kỹ nghệ lấy Tây

(1934), Cơm thầy cơm cô (1936), Lục xì (1937), Một huyện ăn Tết (1938).

. Ngô Tất Tố: Dao cầu thuyền tán (1935), Tập án cái đình

(1939), Việc làng (1940), Làm no hay cái ăn trong những ngày nước ngập

- Luận án cũng khảo sát một số tác phẩm phóng sự tiêu biểu giai đoạn 1930 - 1945 (chủ yếu là các tác phẩm được tập hợp trong bộ Phóng sự Việt Nam 1932 -1945, 3 tập, do nhóm tác giả Phan Trọng Thưởng, Nguyễn Cừ, Nguyễn Hữu Sơn sưu tầm, biên soạn, Nxb Văn học, 2000).


3. Lịch sử vấn đề:

Tôi kéo xe (viết xong 6/1932 đăng trên Hà Thành ngọ báo, 1932 và in thành sách 1935) được coi là tác phẩm phóng sự đầu tiên trong làng báo Việt Nam. Ngay khi ra đời Tôi kéo xe đã được dư luận hoan nghênh và từ đó phóng sự cũng là thể loại được công luận chú ý. Từ đó đến nay, đã trên bảy thập niên, trải qua nhiều biến động xã hội, nhiều bước thăng trầm của đời sống văn học dân tộc, cùng với các thể loại khác, phóng sự giai đoạn này vẫn tiếp tục được nghiên cứu, đánh giá và dường như giá trị của nó ngày càng được khẳng định vững vàng hơn. Đến nay, đã có hàng trăm công trình lớn nhỏ (từ chuyên khảo đến các bài viết riêng về các tác giả, tác phẩm…) dành nghiên cứu về phóng sự giai đoạn này. Ở đây chúng tôi tạm chia làm hai khu vực: Những công trình, bài viết chung về phóng sự Việt Nam 1930 - 1945 và những công trình, bài viết riêng về từng cây bút phóng sự Tam Lang, Vũ Trọng Phụng, Ngô Tất Tố.

3.1. Những công trình nghiên cứu chung về phóng sự Việt Nam giai đoạn 1930 - 1945:

Ở giai đoạn đầu, những công trình đề cập đến phóng sự 1930 - 1945 chủ yếu tập trung vào những tác giả, tác phẩm tiêu biểu. Sau Cách mạng tháng Tám (1945), đất nước bước vào cuộc kháng chiến chống Pháp, những vấn đề của văn học quá khứ trong đó có phóng sự 1930 - 1945 hầu như không được quan tâm, nghiên cứu. Đáng quan tâm là năm 1950, trong bài giảng về thể phóng sự cho các khóa đào tạo đội ngũ văn nghệ kháng chiến, Nguyễn Đình Lạp - một trong những cây bút phóng sự đặc sắc giai đoạn 1930-1945 đã đề cao thành công và đóng góp của ba cây bút phóng sự họ Vũ (Vũ Trọng Phụng, Vũ Đình Chí - Tam Lang và Vũ Bằng). Trong đó, ông khẳng định “Vũ Trọng Phụng là nhà phóng sự phong phú nhất, sâu sắc nhất. Cạm bẫy người, Kỹ nghệ lấy Tây, Cơm thầy cơm cô, Lục xì đã làm cho độc giả say mê, sôi nổi” [115, 792].


Sau hòa bình (1954), đất nước chia cắt làm hai miền, ở miền Bắc, tuy không xuất hiện nhiều công trình nghiên cứu chung về phóng sự 1930 - 1945, nhưng giới nghiên cứu cũng đã quan tâm tới những hiện tượng, những cây bút phóng sự nổi trội, đặc biệt là Vũ Trọng Phụng. Cùng với đó, một số công trình nghiên cứu văn học sử và giáo trình giảng dạy trong các trường đại học, đã đề cập đến phóng sự 1930 - 1945. Trong bộ: Sơ thảo lịch sử văn học Việt Nam 1930 -1945 (NXB Văn học, H., 1964) nhóm tác giả đã dành gần 3 trang cho phóng sự giai đoạn này. Tuy nhiên việc đánh giá lại có phần khe khắt, chưa thỏa đáng: “Phóng sự 1930 - 1945, xét về cơ bản không thuộc trào lưu hiện thực. Nó có nhiều yếu tố tự nhiên chủ nghĩa…đối tượng miêu tả…thường là sinh hoạt của bọn lưu manh…các nhà viết phóng sự không chú ý đến những vấn đề lớn do mâu thuẫn trong xã hội làm nảy sinh ra…nhiều tập phóng sự thực ra chỉ là những chuyện nghe lỏm” [tr.104,105]. Tách riêng ra, nhóm tác giả này chỉ đề cao Việc làng của Ngô Tất Tố, Ngục Kon Tum của Lê Văn Hiến và Vượt ngục của Cựu Kim Sơn, trong khi đó kịch liệt bài bác phóng sự của các cây bút Tam Lang, Trọng Lang và Vũ Trọng Phụng. Trong giáo trình Lịch sử văn học Việt Nam 1930 - 1945 (tập 5, NXB Giáo dục, H.1978), Nguyễn Trác đã có cách nhìn nhận khách quan, công bằng hơn về phóng sự giai đoạn 1930 - 1945. Ông đề cao ý thức nhập cuộc của các nhà phóng sự và nội dung xã hội của phóng sự “Họ đã đi vào bóng tối của những thành phố lớn đến các nhà chứa, nhà lục xì, tiệm hút…để tâm theo dõi quá trình trụy lạc của thanh niên, cuộc sống khốn khổ của những gái đĩ me Tây, cảnh sát phạt lừa bịp nhau của những người sống bằng nghề đỏ đen” [tr.137]. Sau khi phân tích, giới thiệu bốn thiên phóng sự đặc sắc của Vũ Trọng Phụng, tác giả khẳng định: những tác phẩm trên đã đưa Vũ Trọng Phụng lên hàng “Ông Vua phóng sự đất Bắc”. Có thể nói trong bài khái quát về văn học hiện thực phê phán 1930 - 1945 đó Nguyễn Trác đã phác họa tương đối cụ thể, chuẩn xác diện mạo cùng một số cây bút tiêu biểu

Xem tất cả 202 trang.

Ngày đăng: 19/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí