Phát triển thị trường dịch vụ ngân hàng trong điều kiện Việt Nam gia nhập WTO - 2


Dựa trên cơ sở đó, tôi đã chọn đề tài: “Phát triển thị trường dịch vụ ngân hàng trong điều kiện Việt Nam gia nhập WTO” làm đề tài cho nghiên cứu khóa luận của mình.

Mục đích nghiên cứu

- Nêu rõ thực trạng phát triển của hệ thống ngành ngân hàng Việt Nam hiện nay, dùng làm cơ sở để phân tích năng lực cạnh tranh của các ngân hàng Việt Nam – dưới góc độ mô hình SWOT trong quá trình mở cửa hội nhập thị trường dịch vụ tài chính khi Việt Nam gia nhập WTO.

- Đề xuất một số giải pháp để phát triển thị trường dịch vụ ngân hàng trong điều kiện Việt Nam gia nhập WTO.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: là hệ thống các ngân hàng tại Việt Nam

- Pham vi nghiên cứu: do khuôn khổ của khóa luận nên chỉ tập trung nghiên cứu thực trạng phát triển, những điểm mạnh, điểm yếu của hệ thống các ngân hàng Việt Nam có ảnh hưởng tới quá trình mở cửa hội nhập thị trường dịch vụ tài chính, và các cơ hội, thách thức mà ngành ngân hàng Việt Nam phải đối mặt trong quá trình hội nhập kinh tế.

Phương pháp nghiên cứu:

Vận dụng tổng hợp các phương pháp phi thực nghiệm, phương pháp thống kê và một số phương pháp khác để làm rõ kết quả nghiên cứu.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 119 trang tài liệu này.

Kết cấu khóa luận

Ngoài phần mở đầu và kết luận, khóa luận được kết cấu làm 3 chương: Chương I : TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ỞVIỆT NAM

Phát triển thị trường dịch vụ ngân hàng trong điều kiện Việt Nam gia nhập WTO - 2

Chương II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG, QUÁ TRÌNH CẢI CÁCH VÀ MỞ CỬA CỦA THỊ TRƯỜNG DỊCH VỤ NGÂN HÀNG Ở VIỆT NAM

Chương III: ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỘT SỐ ĐỀ XUẤT ĐỂ PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG DỊCH VỤ NGÂN HÀNG Ở VIỆT NAM TRONG ĐIỀU KIỆN VIỆT NAM GIA NHẬP WTO


Do thời gian nghiên cứu và hạn chế về năng lực nghiên cứu nên khóa luận không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong có được sự ủng hộ và góp ý của các thầy cô trong trường, các bạn độc giả để khóa luận được hoàn thiện hơn.

Tôi xin chân thành cảm ơn!



CHƯƠNG I‌‌

TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG DỊCH VỤ NGÂN HÀNG Ở VIỆT NAM


1.1.MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ THỊ TRƯỜNG DỊCH VỤ TÀI CHÍNH

1.1.1. Khái niệm thị trường dịch vụ tài chính

Theo Phillip Cotler: Dịch vụ là mọi hoạt động và kết quả mà một bên có thể cung cấp cho bên kia và chủ yếu là vô hình, và không dẫn đến quyền sở hữu một cái gì đó. Sản phẩm của nó có thể có hay không gắn liền với một sản phẩm vật chất.

Dịch vụ tài chính gắn liền với nền kinh tế thị trường. Đó là các loại hình dịch vụ theo cách hiểu chung bao gồm: dịch vụ ngân hàng; dịch vụ trên thị trường vốn; dịch vụ bảo hiểm; dịch vụ kế toán, kiểm toán, tư vấn tài chínhDịch vụ tài chính đóng vai trò quan trọng trong quá trình chuyển đổi cơ cấu nền kinh tế: nó giúp cho việc tăng cường chuyên môn hóa trong nền kinh tế, đồng thời tạo ra sự thay đổi lớn trong việc xóa dần và chuyển từ độc quyền cung cấp dịch vụ của Nhà nước sang các thành phần kinh tế khác; là quá trình làm gia tăng giá trị của sản phẩm phục vụ cho tiêu dùng và xuất khẩu, góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp.

Khái niệm dịch vụ tài chính tuy là một khái niệm mới nhưng khái niệm này đã được nghiên cứu khá nhiều và được nhìn nhận dưới nhiều góc độ khác nhau. Tuy nhiên, do tính chất quan trọng của nó đối với sự phát triển của nền kinh tế, nhất là trong bối cảnh mở cửa và hội nhập như hiện nay thì cần phải có một cách hiểu chung và thống nhất để thuận lợi cho việc phát triển lĩnh vực này tại mỗi nước và trên toàn thế giới. Thị trường dịch vụ tài chính là một khái niệm mới do Tổ chức thương mại thế giới (WTO) đưa ra nhằm hình thành các quy tắc ứng xử giữa các nước thành viên WTO trong hoạt động thương mại dịch vụ. Theo WTO: “Một dịch vụ tài chính là bất kỳ dịch vụ nào có tính chất tài chính, được một nhà cung cấp dịch vụ tài chính cung


cấp. Dịch vụ tài chính bao gồm mọi dịch vụ bảo hiểm và dịch vụ liên quan tới bảo hiểm, mọi dịch vụ ngân hàng và dịch vụ tài chính khác (ngoại trừ bảo hiểm)”.

Theo quan niệm trên của WTO, các loại dịch vụ tài chính được chia thành các loại cơ bản sau:

Dịch vụ ngân hàng và dịch vụ tài chính khác, bao gồm: Dịch vụ tiết kiệm (tiền gửi tiết kiệm, tài khoản tiết kiệm, tín phiếu, trái phiếu); Cho vay (tín dụng, thuê mua tài chính, cầm cố thế chấp, cho vay ký quỹ, bảo lãnh thanh toán, chiết khấu giấy tờ có giá); Thanh toán (thanh toán, chuyển tiền, thẻ tín dụng, thẻ thanh toán, séc du lịch và hối phiếu); Giao dịch (thị trường tiền tệ, ngoại hối); Môi giới đầu tư (môi giới đầu tư chứng khoán); Tư vấn tài chính.

Dịch vụ bảo hiểm và các dịch vụ liên quan đến bảo hiểm bao gồm Các loại hình bảo hiểm trực tiếp (bao gồm cả đồng bảo hiểm và tái bảo hiểm) về trách nhiệm dân sự, tài sản, con người; Sử dụng quỹ bảo hiểm (đầu tư nguồn vốn bảo hiểm vào các hình thức khác nhau như đầu tư chứng khoán, góp vốn) và Các dịch vụ phụ trợ liên quan đến bảo hiểm như dịch vụ tư vấn, dịch vụ đánh giá sắc xuất rủi ro, khiếu nại, đại lý bảo hiểm

Bên cạnh các loại hình dịch vụ tài chính nêu trên, có một số loại dịch vụ kinh doanh có liên quan chặt chẽ và mật thiết đến dịch vụ tài chính, đó là dịch vụ kế toán. Dịch vụ kế toán bao gồm các loại hình dịch vụ cơ bản là tư vấn thuế, tư vấn kế toán và kiểm toánQuá trình hoạt động của các dịch vụ kế toán, kiểm toán diễn ra song song và có mối quan hệ chặt chẽ với các dịch vụ tài chính khác. Do vậy, trên khía cạnh nghiên cứu và quản lý, chúng ta có thể xếp các loại hình dịch vụ này vào loại hình dịch vụ tài chính.

Thị trường dịch vụ tài chính là nơi diễn ra các hoạt động giao dịch các loại hình dịch vụ tài chính nêu trên. Nói cách khác, thị trường dịch vụ tài chính là tổng hợp các mối quan hệ về tổ chức, quản lý và vận hành các hoạt động giao dịch các loại dịch vụ ngân hàng, dịch vụ bảo hiểm, dịch vụ kế toán, kiểm toán và dịch vụ tài chính khác.


Trên cơ sở phân tích trên, có thể phân chia các loại hình dịch vụ tài chính thành 4 nhóm cơ bản sau:

Dịch vụ ngân hàng

Dịch vụ trên thị trường vốn

Dịch vụ bảo hiểm và liên quan đến bảo hiểm

Dịch vụ kế toán, kiểm toán và tư vấn tài chính


1.1.2. Khái quát chung về thị trường dịch vụ Ngân hàng Dịch vụ ngân hàng

1.1.2.1.Dịch vụ trên thị trường ngân hàng

Các loại hình dịch vụ ngân hàng bao gồm:

a) Nhận tiền gửi: Các ngân hàng nhận các khoản tiết kiệm của khách hàng, dưới dạng quỹ sinh lời được gửi tại ngân hàng với những thời hạn và lãi suất khác nhau.

b) Cung cấp các tải khoản giao dịch: Ngân hàng cung cấp cho khách hàng dịch vụ mở tài khoản tiền gửi giao dịch, cho phép người mở tài khoản viết séc thanh toán cho việc mua hàng hóa và dịch vụ.

c) Quản lý tiền mặt: Ngân hàng cung ứng dịch vụ cho các công ty kinh doanh trong việc quản lý các khoản thu và chi, tiến hành việc đầu tư phần thặng dư tiền mựt tạm thời vào các chứng khoán sinh lời và tín dụng ngắn hạn đến khi khách hàng cần tiền mặt để thanh toán.

d) Trao đổi ngoại tệ (dịch vụ ngoại hối): Theo yêu cầu của khách hàng, ngân hàng sẽ đứng ra mua, bán một đồng tiền lấy đồng tiền khác và hưởng phí dịch vụ. Hiện nay, do sự phát triển của thị trường ngoại hối, dịch vụ ngân hàng về ngoại hối rất đa dạng và có nhiều dịch vụ cao cấp như: hoán đổi, quyền chọn, kỳ hạn, giao saucung cấp cho khách hàng, đặc biệt là các doanh nghiệp tham gia các hoạt động kinh tế đối ngoại những công cụ hiệu quả phòng ngừa rủi ro hối đoái.

đ) Dịch vụ về tín dung: Đây là loại hình dịch vụ rất đa dạng, bao gồm các loại hình cơ bản sau:


Chiết khấu thương phiếu và cho vay thương mại: Ngân hàng nhận chiết khấu thương phiếu của các doanh nghiệp, theo đó, các doanh nhân bán các khoản nợ (phải thu) của các khách hàng của họ cho ngân hàng để lấy tiền mặt. Thực chất, việc ngân hàng thực hiện chiết khấu thương phiếu là bước tiếp chuyển tiếp sang việc ngân hàng cho vay trực tiếp đối với khách hàng để họ có vốn mua hàng dự trữ, mua thiết bị…

Cho vay tài trợ dự án: Các ngân hàng ngày càng trở nên năng động trong việc tài trợ cho chi phí xây dựng các dự án mới, đặc biệt là trong lĩnh vực công nghệ cao. Do rủi ro của loại hình tín dụng này cao nên chúng thường được thực hiện qua một công ty đầu tư thành viên của công ty sở hữu ngân hàng.

Cho vay tiêu dùng: Ngân hàng cho cá nhân và hộ gia đình vay. Ở các nước phát triển, cho vay tiêu dùng chiếm một tỷ trọng đáng để trong cơ cấu tín dụng ngân hàng.

e) Dịch vụ ủy thác: Các ngân hàng thực hiện việc quản lý tài sản và quản lý hoạt động tài chính cho các cá nhân và doanh nghiệp. Theo đó, ngân hàng sẽ thu phí trên cơ sở giá trị của tài sản hay quy mô vốn được ủy thác. Đối với các cá nhân, thông qua phòng ủy thác của ngân hàng, khách hàng có thể tiết kiệm tiền cho con đi học. Ngân hàng sẽ quản lý và đầu tư khoản tiền đó đến khi khách hàng cần sử dụng. Ngoài ra, các ngân hàng đóng vai trò là người được ủy thác thực hiện di chúc, quản lý tài sản cho các khách hàng đã qua đời thông qua việc công bố tài sản, bảo quản tài sản có giá, đầu tư có hiệu quả, và đảm bảo cho người thừa kế hợp pháp nhận được khoản thừa kế. Đối với các doanh nghiệp, ngân hàng cung cấp dịch vụ quản lý danh mục đầu tư chứng khoán và quản lý kế hoạch tiền lương. Ngân hàng đóng vai trò như những người đại lý cho các công ty trong hoạt động phát hành cổ phiếu, trái phiếu và trả lãi hoặc cổ tức cho các chứng khoán của công ty, thu hồi các chứng khón khi đến hạn bằng cách thanh toán toàn bộ cho những người nắm giữ chứng khoán.


g) Cho thuê tài chính: Đây là dịch vụ khá phổ biến, ngân hàng cho khách hàng là doanh nghiệp lựa chọn mua các thiết bị, máy móc cần thiết thông qua hợp đồng thuê mua, trong đó, ngân hàng mua thiết bị và cho khách hàng thuê. Khách hàng phải trả tiền thuê thiết bị, chịu chi phí sửa chữa và thuế.

h) Tư vấn tài chính: Ngân hàng cung cấp cho khách hàng dịch vụ tư vấn về tiết kiệm và đầu tư. Hiện nay, dịch vụ tư vấn tài chính của các ngân hàng rất đa dạng và phong phú: từ chuẩn bị về thuế và kế hoạch tài chính cho các cá nhân, doanh nghiệp đến tư vấn cơ hội kinh doanh, tư vấn thị trường trong và ngoài nước cho các doanh nghiệp là khách hàng của ngân hàng.

i) Bán các dịch vụ bảo hiểm: Các ngân hàng thực hiện việc bán bảo hiểm tín dụng cho khách hàng nhằm đảm bảo việc hoàn trả của khách hàng khi họ rơi vào tình trạng không thể trả được nợ.

k) Môi giới đầu tư chứng khoán: Ngân hàng cung cấp cho khách hàng của họ cơ hội mua cổ phiếu, trái phiếu và các loại chứng khoán khác mà không cần phải thông qua các nhà môi giới chứng khoán khác.

l) Dịch vụ quỹ tương hỗ và trợ cấp: Hợp đồng trợ cấp là kế hoạch tiết kiệm dài hạn cam kết thanh toán một khoản tiền mặt hàng năm cho khách hàng bắt đầu từ một ngày nhất định trong tương lai (ví dụ ngày nghỉ hưu). Dịch vụ quỹ tương hỗ chính là việc cung cấp các chương trình đầu tư một cách chuyên nghiệp nhằm vào việc mua cổ phiếu, trái phiếu hay chứng khoán phù hợp với mục tiêu của quỹ (tối đa hóa thu nhập hoặc tăng giá trị của vốn).

1.1.2.2.Các nhà cung cấp dịch vụ ngân hàng

a) Các tổ chức nhận tiền gửi: Dịch vụ tài chính cơ bản mà các trung gian tài chính loại này cung cấp ra thị trường là dịch vụ ngân hàng và các dịch vụ liên quan đến ngân hàng, trong đó quan trọng nhất là dịch vụ tiền gửi và cho vay tín dụng. Các tổ chức nhận tiền gửi được tổ chức dưới các hình thức: Ngân hàng thương mại, Hiệp hội tiết kiệm và cho vay, Ngân hàng tiết kiệm tương trợ và Liên hiệp tín dụng.


b) Các tổ chức tiết kiệm theo hợp đồng: Đó là các loại công ty bảo hiểm, công ty tái bảo hiểm và các quỹ trợ cấp các dịch vụ bảo hiểm và dịch vụ liên quan đến bảo hiểm nhằm mục đích chính là phân tán và chia sẻ rủi ro trong nền kinh tế, bên cạnh đó là huy động vốn qua phí bảo hiểm, hoặc là tiền đống góp của người làm công và các ông chủ, sau đó đầu tư lại số vốn này cho nền kinh tế thông qua thị trường tài chính hoặc đầu tư trực tiếp dưới hình thức góp vốn.


1.1.3.Các yếu tố cấu thành thị trường dịch vụ ngân hàng

1.1.3.1.Các đối tượng có nhu cầu sử dụng dịch vụ ngân hàng

a) Chính phủ

Chính phủ tham gia vào thị trường dịch vụ ngân hàng với tư cách là người cần dịch vụ ngân hàng trong trường hợp Chính phủ tiến hành huy động các nguồn tài chính phục vụ mục tiêu đầu tư phát triển nền kinh tế – xã hội như phát hành trái phiếu Chính phủ, trái phiếu chính quyền địa phương.

b) Các tổ chức kinh tế – xã hội

Các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế – xã hội là những khách hàng quan trọng nhất của dịch vụ ngân hàng trên cả hai phương diện cung và cầu các nguồn tài chính.

c) Dân cư

Khách hàng thứ ba của thị trường dịch vụ tài chính là các tầng lớp dân cơ, họ chủ yếu là khách hàng của thị trường dịch vụ ngân hàng khi tham gia vào các dịch vụ gửi tiết kiệm,vay vốnBên cạnh đó, các tần lớp dân cư cũng tham gia tích cực hơn vào thị trường dịch vụ ngân hàng thông qua việc sử dụng hiệu quả hơn lợi ích từ sự phát triển của thị trường này thông qua các hình thức tín dụng tiêu dùng, tín dụng trả góp, vay vốn lập doanh nghiệp tư nhân.

1.1.3.2.Giá cả các dịch vụ tài chính

a) Khái niệm về giá cả dịch vụ tài chính – dịch vụ ngân hàng

Giá cả dịch vụ tài chính được hiểu một cách chung nhất là khoản chi phí mà tổ chức, cá nhân sử dụng dịch vụ tài chính phải trả cho các nhà cung cấp loại hình dịch vụ

Xem tất cả 119 trang.

Ngày đăng: 21/08/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí