Một Số Kết Quả Kinh Doanh Của Công Ty Thành Công 2005- 2007


Hỗ trợ vốn cho các dự án đầu tư vào các lĩnh vực sản xuất sợi, dệt, in nhuộm hoàn tất, nguyên liệu dệt. Các doanh nghiệp này được vay vốn của Nhà nước với mức lãi suất bằng 50% lãi suất hiện hành cho một nửa số vốn đầu tư.

Hỗ trợ về thuế: Các doanh nghiệp sản xuất vải và phụ liệu may mặc nếu bán cho các doanh nghiệp may mặc xuất khẩu thì được thuế suất thuế giá trị gia tăng như đối với hàng xuất khẩu.

Trong trường hợp cần thiết được Chính phủ bảo lãnh mua thiết bị trả chậm, vay thương mại của các nhà cung cấp hoặc các tổ chức tài chính trong và ngoài nước; được ưu tiên cấp bổ sung một lần đủ 30% vốn lưu động đối với từng doanh nghiệp.

- Các chế độ hỗ trợ từ phí Nhà nước còn gặp nhiều khó khăn trong thủ tục hành chính, trong quá trình xét duyệt còn cứng nhắc. Trước khi gia nhập WTO, các dự án sản xuất vải và phụ liệu may mặc được ưu đãi rất nhiều nhưng việc phát triển sản xuất nguyên phụ liệu may mặc vẫn rất chậm, một trong những lý do là việc thực hiện các chế độ ưu đãi thượng bị khó khăn bởi các thủ tục, xét duyệt, sự “mè nheo, sách nhiễu” của cơ quan hành chính.

- Việc thực hiện quy hoạch các khu công nghiệp dệt may tập trung mang tính đồng bộ còn chậm. Sự phát triển của ngành sợi, sản xuất vải đòi hỏi tính đồng bộ về cơ sở hạ tầng là rất quan trọng, vừa đảm tính liên kết sợi - dệt - may vừa đảm bảo các khâu về nước và xử lý nước thải, vấn đề quyết định của ngành in nhuộm hoàn tất vải.

2.1.4 Thực trạng về mối quan hệ liên kết giữa sản xuất nguyên phụ liệu và các doanh nghiệp may

Đây chính là mối liên kết theo chiều dọc giữa các doanh nghiệp sản xuất nguyên phụ liệu với các doanh nghiệp may mặc. Nội dung phân tích được tập trung vào sự liên kết của các doanh nghiệp sản xuất sợi dệt vải và các doanh nghiệp may mặc.

2.1.4.1 Liên kết trong nội bộ doanh nghiệp

Hoạt động liên kết nội bộ doanh nghiệp được thực hiện trong các doanh nghiệp vừa sản xuất sợi dệt vải và may mặc hoặc dệt vải và may mặc. Hoạt động liên kết này được nhiều doanh nghiệp áp dụng và mang lại hiệu quả khá cao. Một số doanh nghiệp lớn trong Tập đoàn Dệt May Việt Nam đã thực hiện tốt hình thức liên


kết này mang lại hiệu quả kinh doanh khá cao là Tổng công ty dệt may Hà Nội, Công ty dệt may thành công, Công ty dệt may Đông Á, Công Ty dệt may Hòa Thọ, Công ty dệt may Thắng Lợi.

Các công ty này đều thực hiện sản xuất sợi - dệt vải – may mặc hoặc dệt vải – may mặc. Phần lớn sản phẩm sợi và vải dệt của các công ty cung cấp cho sản xuất nội bộ. Hiệu quả của hoạt động liên kết được chứng minh bằng kết quả sản xuất kinh doanh của các công ty. Dưới đây là kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của ba doanh nghiệp có kết quả khá tốt trong liên kết sản xuất nội bộ.

a. Tổng công ty Dệt May Hà Nội (HANOSIMEX)

Tổng công ty Dệt may Hà nội là một trong những doanh nghiệp đầu ngành về dệt may thuộc Tập đoàn dệt may Việt Nam. Các sản phẩm chính mà doanh nghiệp sản xuất là sợi, vải dệt kim, vải denim, sản phẩm may mặc.

- Sản xuất Sợi là lĩnh vực có bề dày truyền thống của Hanosimex, nó được hình thành và phát triển ngay từ những ngày đầu thành lập Công ty. Sản xuất sợi luôn là khu vực có hiệu quả, ổn định cả về lượng và chất, không ngừng đáp ứng được yêu cầu cung cấp sợi cho các đơn vị dệt mà còn đáp ứng được yêu cầu xuất khẩu, góp phần gia tăng nhanh kim ngạch xuất khẩu sợi ra các nước (đứng thứ hai sau xuất khẩu hàng may mặc).

- Dệt vải: Với dây chuyền dệt vải Denim gồm các thiết bị hiện đại, công nghệ tiên tiến được lắp đặt và vận hành từ những năm đầu của thập niên 2000 vải Denim sản xuất ra đã cung cấp cho khu vực may xuất khẩu tại Hanosimex, cung cấp cho các khách hàng trong nước và cung cấp cho mục tiêu xuất khẩu

Sản xuất vải dệt kim trong mấy năm qua chỉ đủ đáp ứng theo yêu cầu của các Nhà máy May trong nội bộ, chưa có đủ năng lực để đáp ứng nhu cầu cung cấp cho các đơn vị may khác.

- May mặc: Trong những năm qua, với sự gia tăng các cơ sở sản xuất may, đã mang lại cho Hanosimex sự gia tăng kim ngạch xuất khẩu đáng kể; lĩnh vực xuất khẩu hàng may mặc từ vải dệt thoi, vải dệt kim là lĩnh vực có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất, lớn hơn kim ngạch xuất khẩu cả 2 khu vực sợi và vải gộp lại.

- Một số kết quả kinh doanh của Công ty từ năm 2004-2006 - bảng 2.21


Bảng 2.21 Một số kết quả kinh doanh của HANOSIMEX 2004-2006


Chỉ tiêu

Đơn vị

2004

2005

2006

Tổng tài sản

Đồng

681341854622

824278832744

939196594820

Doanh thu

Đồng

967523265852

1.35117883703

1579817627004

Lợi nhuận trước thuế

Đồng

14229753422

7736963336

8535496655

Nộp ngân sách

Đồng

6332460204

8343922227

5880707667

Lao động bình quân

Người

5549

4117

4136

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 203 trang tài liệu này.

Phát triển sản xuất nguyên phụ liệu may mặc Việt Nam - 12

Nguồn: [54]

b. Công Ty cổ phần Dệt May Thành Công

Bảng 2.22 Một số kết quả kinh doanh của Công ty Thành Công 2005- 2007

Đơn vị tính: đồng


Chỉ tiêu

Năm 2005

Năm 2006

2007

- Vốn chủ sở hữu

161.046.097.760

160.000.000.000

189.824.970.000

- Doanh Thu Thuần

857.855.625.734

1.031.368.399.330

1057276652812

- LN từ HĐKD

3.088.123.828

41.743.990.010

74410245160

- Lợi nhuận khác

1.733.122.543

(13.997.118.737)


- Tổng LN Trước thuế

4.821.246.371

27.746.871.273

74410245160

- LN sau thuế

3.471.297.387

25.357.118.157

74251350889

Nguồn: [8]

Cũng là một doanh nghiệp sản xuất dệt may, với sự liên kết giữa các khâu sản xuất sợi - dệt vải – may mặc đã mang lại cho công nghiệp nhưng kết quả kinh doanh rất cao. Công ty cổ phần Dệt May Thành Công là công ty dệt hàng đầu tại Việt Nam, đặc biệt trong lĩnh vực dệt kim, nhuộm hoàn tất. Chất lượng sản phẩm vải của công ty đã được khẳng định tại thị trường nội địa và thị trường nước ngoài. Công ty có uy tín trên thương trường xuất khẩu nhiều năm, là doanh nghiệp xuất khẩu mạnh trong ngành dệt may, được nhiều khách hàng nước ngoài biết đến.

c. Công ty Cổ phần Dệt May Đông Á

Công ty cổ phần Dệt may Đông Á là doanh nghiệp sản xuất vải dệt kim, vải dệt thoi và sản phẩm may mặc. Sản phẩm dệt cũng chủ yếu phục vụ sản xuất sản phẩm may mặc nội bộ công ty, một phần được bán ra bên ngoài và xuất khẩu.

- Năng lực sản xuất:


+ Vải dệt thoi: 10 triệu m2/ năm, gồm các loại: Yarn – dyed và nhuộm màu được sản xuất các nguyên liệu 100% cotton, CVC, TC, Visco, Rayon… với các chỉ số 20S/1, CM 30/1, CM 40 S/1, CM 50 S/1…

+ Vải dệt kim: 2000 tấn/năm, gồm: Rib 1x1, 2x1, Pigue, Frenchterry, Interlook, Singlge với nguyên liệu 100% cotton, CVC, TC có thể nhuộm và in bông tùy theo yêu cầu của khách hàng.

+ Sản phẩm may mặc: 12 triệu sản phẩm/năm, trong đó: Áo thun các loại: 7 triệu sản phẩm

Hàng thời trang: 2 triệu sản phẩm Áo sơ mi: 1 triệu sản phẩm

- Một số kết quả kinh doanh của Công ty từ năm 2004-2006

Bảng 2.23 Một số kết quả kinh doanh của Công ty Đông Á 2004-2006


Chỉ tiêu

Đơn vị

2004

2005

2006

1.Vốn kinh doanh

Triệu đồng

174883

144656

150000

4.Doanh thu

Triệu đồng

221377

280054

280000

5.Lợi nhuận trước thuế

Triệu đồng

1596

4044

5000

6.Nộp ngân sách

Triệu đồng

2142

1437

798

9.Lao động bình quân

Người

1312

1373

1742

Nguồn: [9]

Qua số liệu về hoạt động kinh doanh của ba doanh nghiệp trong Tập đoàn Dệt May có hoạt động liên kết sản xuất trong nội bộ doanh nghiệp cho thấy hiệu quả kinh doanh có sản xuất sợi và dệt vải luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng giá trị sản xuất của doanh nghiệp. Điều này chứng minh hiệu quả sản xuất sợi và dệt vải trong điều kiện có liên kết sản xuất với may mặc nội bộ doanh nghiệp là rất cao.

2.1.4.2 Liên kết với các doanh nghiệp khác trong ngành

Hiện nay hầu hết các sản phẩm dệt trong nước chưa đáp ứng được yêu cầu cho may xuất khẩu, kể cả về số lượng cũng như chất lượng. Theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế thì chất lượng vải của Việt nam kém hơn nhiều nhưng giá thành lại cao so với các nước khác. Số lượng vải đạt yêu cầu cho ngành may xuất khẩu chỉ khoảng 10%-15%. Theo tính toán thì giá trị gia tăng trong nước của ngành may xuất khẩu chỉ đạt tối đa là 25% còn lại là vải, phụ liệu nhập từ nước ngoài. Các nhà kinh


tế đều có đánh giá rằng ngành may không chủ động nguyên liệu từ nguồn trong nước là nguyên nhân giảm sức cạnh tranh và khả năng gia tăng giá trị của công nghiệp may mặc. Mối quan hệ giữa nguyên phụ liệu và may mặc còn yếu nguyên nhân chủ yếu là chất lượng không đảm bảo.

Đối với ngành may mặc thì sản phẩm thượng nguồn là dệt, sợi, bông mối quan hệ chiều dọc đều bị lỏng lẻo. Các ngành sản phẩm này không hỗ trợ thúc đẩy được lẫn nhau. Bông và xơ, sợi tổng hợp, thuốc nhuộm và chất phụ trợ Việt nam đều phải nhập từ nước ngoài trên 90%. Với việc nhập khẩu từ nước ngoài nhiều cộng với chất lượng nguyên phụ liệu trong nước kém dẫn đến các mối quan hệ liên trong nước không được thiết lập chặt chẽ hoặc không có liên kết.

Theo số liệu của hiệp hội dệt may Việt nam, Tập đoàn Dệt may giữ vị trí chủ đạo của ngành với sản lượng sợi chiếm trên 80%, vải lụa chiến 45%, sản phẩm may chiếm khoảng 27% tổng sản lượng cả nước. Trong thời gian gần đây, các doanh nghiệp trong Tập đoàn đã quan tâm và thúc đẩy mối quan hệ liên kết kinh tế như các doanh nghiệp kéo sợi mua bông của Công ty Bông Việt nam, các doanh nghiệp dệt thuần tuý mua sợi của các doanh nghiệp kéo sợi, các doanh nghiệp may mua vải của các doanh nghiệp dệt. Tuy nhiên, giá trị mua bán vẫn còn khiêm tốn, chỉ đạt 10-15% giá trị toàn bộ. Qua đây cho thấy hoạt động liên kết giữa các doanh nghiệp bông, sợi, dệt, may vẫn còn rất hạn chế.

Theo [25], số liệu điều tra của nhóm các nhà kinh tế của Trường đại học kinh tế quốc dân năm 2002-2003 đã tiến hành khảo sát 31 doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế cho thấy hầu hết các doanh nghiệp dệt tự sản xuất sợi, đặc biệt là các doanh nghiệp nhà nước trung ương chiếm 11/14 doanh nghiệp. Các doanh nghiệp này cho rằng vải sợi trong nước không đáp ứng được yêu cầu của các doanh nghiệp may. Mặt khác các doanh nghiệp dệt mua sợi trong nước hoặc nước ngoài thì lại cho rằng vải sợi trong nước có thể đáp ứng được yêu cầu may mặc.

Về liên kết dệt-may mặc hầu hết các doanh nghiệp dệt đều thiết lập mối quan hệ với các doanh nghiệp may mặc trong nước, trong đó có 80% các doanh nghiệp có mối quan hệ lâu dài. Tuy vậy, mối quan hệ này cũng vấp phải những trục trặc mà nguyên nhân chính vẫn là chất lượng vải không đáp ứng yêu cầu cho may mặc.

Qua điều tra cho thấy ý kiến các doanh nghiệp may về chất lượng vải, sợi nội địa cho rằng 50% vải nội địa không đáp ứng được yêu cầu của các doanh nghiệp


may, ý kiến này được các doanh nghiệp may khẳng định là chính xác. Các doanh nghiệp may cho rằng chất lượng vải nội địa không đáp ứng được yêu cầu cho các đơn hàng xuất khẩu có chất lượng cao, 80% các doanh nghiệp được điều tra cho rằng mối quan hệ giữa các doanh nghiệp sản xuất nguyên phụ liệu thượng nguồn và may mặc hiện đang khai thác ở mức thấp và không có hiệu quả.

2.2 ĐÁNH GIÁ TỔNG QUÁT THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT NGUYÊN PHỤ LIỆU MAY MẶC VIỆT NAM

2.2.1 Thành tựu đạt được

2.2.1.1 Đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu tiêu dùng trong nước

Cho dù với tốc độ phát triển chậm hơn rất nhiều so với ngành may, chưa đáp ứng yêu cầu của may mặc xuất khẩu, song cũng phải khẳng định ngành dệt nói riêng và sản xuất nguyên phụ liệu may nói chung đã đóng góp rất lớn vào tốc độ phát triển kinh tế chung của đất nước, đáp ứng ngày càng tốt nhu cầu tiêu dùng trong nước. Các sản phẩm ngành dệt và sản xuất phụ liệu đã sản xuất một khối lượng lớn hàng hoá phục vụ đối tượng là người tiêu dùng trong nước có mức thu nhập thấp, tiêu dùng dân cư ở khu vực nông thôn.

Cung cấp một khối lượng lớn nguyên phụ liệu phục vụ sản xuất các sản phẩm quần áo chất lượng vừa phải phục vụ đối tượng người tiêu dùng vùng nông thôn, và các sản phẩm may tiêu dùng thiết yếu như: khăn mặt, áo lót nam, quần áo phông trẻ em, …Về phụ liệu đã sản xuất và cung cấp hầu hết nhu cầu chỉ may, chỉ thêu, các loại chỉ khác phục vụ cho may mặc trong nước. Các doanh nghiệp có khối lượng sản phẩm lớn như: Dệt may Hà Nội, Dệt Thành Công, Dệt Phong Phú, Dệt Đông Á, Dệt Thái Tuấn, Coats Phong Phú…

Các sản phẩm cung cấp ngày càng phong phú hơn, cho ra đời các sản phẩm mà trước kia phải nhập khẩu hoàn toàn như: sản phẩm giả tơ tằm, vải denim, giả len, vải may quần áo thể thao, vải dệt kim,…

Một số doanh nghiệp đã tự sản xuất khối lượng lớn vải cung cấp cho các phân xưởng, các nhà máy may nội bộ doanh nghiệp đã cung cấp cho thị trường những sản phẩm được ưa chuộng như: Dệt may Hà nội, Dệt Thái Tuấn, Dệt kim Đông Xuân…


2.2.1.2 Tăng khả năng đáp ứng nhu cầu nguyên phụ liệu cho may mặc xuất khẩu, góp phần tiết kiệm ngoại tệ

Nguồn nguyên phụ liệu trong nước tuy chưa đáp ứng được nhu cầu và yêu cầu phục vụ tốc độ tăng trưởng nhanh của may mặc xuất khẩu nhưng đã đáp ứng ngày càng nhiều hơn về chủng loại, chất lượng tốt hơn yêu cầu của may mặc xuất khẩu.

Về nguyên liệu, cho ra đời các sản phẩm vải có chất lượng cao phục vụ cho may mặc xuất khẩu. Nhận thức được xu hướng nội địa hoá nguồn nguyên phụ liệu may mặc phục vụ cho may xuất khẩu, lợi ích của việc chủ động nguyên phụ liệu trên sân nhà, chủ trương phát triển sản xuất nguyên phụ liệu của Nhà nước và của Ngành, các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất đã không ngừng đầu tư xây dựng các cơ sở sản xuất nguyên phụ liệu, hiện đại hoá dây truyền công nghệ. Kết quả đã cung cấp khối lượng ngày càng tăng các loại nguyên liệu có chất lượng cao, ngày càng đáp ứng tốt yêu cầu của may mặc xuất khẩu.

Với phương hướng của Chính phủ và của ngành, đặt ra mục tiêu phấn đấu đến 2010 sẽ đáp ứng 50% nguyên phụ liệu cho may xuất khẩu, đạt 1 tỷ m2 vải phục vụ cho may xuất khẩu. Với mục tiêu đó các nhà đầu tư nói chung, các doanh nghiệp dệt may nói riêng đang đầu tư mạnh mẽ vào lĩnh vực dệt, nhuộm, hoàn tất. Theo Vinatex đến cuối năm 2006, năng lực sản xuất vải dệt thoi của Việt Nam đạt 680 triệu m2, trong đó vải phục vụ xuất khẩu đạt 125 triệu m2[71].

Các doanh nghiệp đang cung cấp khối lượng vải lớn phục vụ may xuất khẩu có thể kể đến: các sản phẩm vải may sơ mi, quần âu được sản xuất bởi các công ty Dệt Nam Định, Dệt Việt Thắng, Công ty cổ phần Yên Mỹ,… sản phẩm vải denim của Tổng công ty Dệt Hà Nội, Tổng công ty Dệt Phong Phú .

Về phụ liệu, đã cung cấp khối lượng lớn chỉ may, chỉ thêu; các loại phụ liệu, dây khoá kéo, băng gai dính, dây thun, cúc kim loại, … Riêng chỉ may đã cung cấp hầu hết nhu cầu cho may mặc trong nước mà không phải nhập khẩu từ nước ngoài, các công ty có khối lượng cung cấp lớn là: Coats Phong Phú, với chất lượng rất tốt đã được chứng nhận các hệ thống ISO 9001:2000, ISO 14001: 1996, SA 8000:2001, OHSAS 18001:1999; các Nhà máy sản xuất chỉ may của Tổng công ty Phong Phú.

Mặc dù sản xuất phụ liệu và dệt vải mới đáp ứng được một tỷ lệ không lớn cho ngành may mặc, nhất là may xuất khẩu, song cũng phải thừa nhận là đã góp một phần không nhỏ vào chiến lược nội địa hoá tỷ lệ nguyên phụ liệu phục vụ may mặc,


dần thay thế nhập khẩu. Hàng năm sản xuất phụ liệu và dệt vải đã tiết kiệm một lượng ngoại tệ nhất định cho việc nhập khẩu nguyên phụ liệu may mặc từ nước ngoài.

2.2.1.3 Phát huy hiệu ứng “lan toả” đối với các ngành kinh tế

- Đối với công nghiệp cơ khí, hoá chất

Sản xuất nguyên phụ liệu may mặc phát triển, nhất là phát triển ngành dệt đã kéo theo sự phát triển của ngành cơ khí. Ngành cơ khí sản xuất ra các thiết bị công nghệ, cung cấp các linh kiện, phụ kiện phục vụ cho ngành dệt và sản xuất phụ liệu. Hiện tại đã hình thành một hệ thống các doanh nghiệp chuyên về cơ khí phục vụ cho cả ngành dệt may như: Công ty Cổ phần cơ khí May Gia Lâm, Công ty cổ phần cơ khí may Hưng Yên, Công ty cơ khí Dệt May Nam Định, Công ty cổ phần cơ khí Dệt May Thủ Đức,…Cùng với hệ thống cơ khí ngoài ngành hàng năm đã cung cấp hàng trăm ngàn thiết bị, chi tiết, phụ tùng đáp ứng khoảng 50% nhu cầu thay thế, sửa chữa thường xuyên.

Ngành cơ khí dệt may cùng với Viện kinh tế - Kỹ thuật đã nghiên cứu chế tạo và cải tiến nhiều thiết bị công nghệ phục vụ cho sản xuất nguyên phụ liệu may mặc, như: Chế tạo hoàn chỉnh các thiết bị cho dây chuyền ươm tơ thủ công, cải tiến thành công máy dệt thoi M.1511 của Trung Quốc thành máy dệt khăn bông, thực hiện việc nới rộng khổ cho các máy dệt…

Ngành dệt phát triển, các sản phẩm dệt ngày càng đa dạng và phong phú về kiểu dáng, màu vải, chất lượng vải,… Được quyết định bởi khâu nhuộm và hoàn tất. Để đáp ứng vấn đề này, ngành hoá chất càng ngày càng phát triển. Hiện tại ngành hoá chất phục vụ cho ngành dệt và phụ liệu may mới chỉ dừng lại ở việc cung cấp một số loại axit, xút và các loại chất trợ hồ, trợ nhuộm… Còn lại chủ yếu vẫn phải nhập khẩu từ nước ngoài, theo số liệu thống kê hàng năm ngành dệt Việt Nam phải nhập khẩu từ 90% đến 95% thuốc nhuộm [91]. Trong tương lai với sự đầu tư mạnh vào sản xuất dệt và sản xuất phụ liệu sẽ tạo ra sức kéo kéo theo sản xuất hoá, thuốc nhuộm chất phục vụ cho sản xuất vải phát triển .

- Đối với nông nghiệp

Việt Nam vẫn được biết là một quốc gia có truyền thống về trồng dâu nuôi tằm và trồng bông dệt vải. Với sự thăng trầm của lịch sử ngành nghề này cũng có những lúc phát triển tốt, có lúc phát triển kém. Các sản phẩm nông nghiệp phục vụ may mặc

Xem tất cả 203 trang.

Ngày đăng: 04/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí