Giá Bán Sản Phẩm Và Thị Trường Ti U Thụ Sản Phẩm

111

xuất ngành nông nghiệp Tỉnh Đồng Nai trong giai đoạn 2005-2015. Cụ thể, năm 2015 các trang trại chăn nuôi heo đạt giá trị sản xuất 6.878,4 tỷ đồng, tăng 411,5 tỷ đồng so với năm 2011, tức tăng 6,4%. So với năm 2010, giá trị sản xuất của năm 2015 tăng 2912,1 tỷ đồng, tức tăng 73,4%.

3.2.7. Giá bán sản phẩm và thị trường ti u thụ sản phẩm

3.2.7.1 Giá bán sản phẩm

Giá bán sản phẩm là nhân tố có ảnh hưởng lớn, trực tiếp tới doanh thu, lợi nhuận của các trang trại chăn nuôi. Đối với giá bán sản phẩm thịt heo của các trang trại phụ thuộc vào nhiều yếu tố như chi phí sản xuất, nhu cầu của khách hàng, quan hệ cung cầu trên thị trường, thông tin về thị trường,… Đối với các trang trại chăn nuôi heo của các công ty có vốn đầu tư nước ngoài thì có giá bán sản phẩm tương đối ổn định do sản phẩm đầu ra được bao tiêu vì các công ty này có hệ thống sản xuất khép kín từ sản xuất, chế biến đến tiêu thụ sản phẩm. Đối với các trang trại chăn nuôi heo của các công ty cổ phần và của các hợp tác xã có giá bán cũng tương đối ổn định trong những năm vừa qua vì họ kí kết các hợp đồng tiêu thụ với các công ty chế biến thực phẩm ở các địa phương khác. Riêng giá bán sản phẩm của các trang trại chăn nuôi heo của hộ gia đình luôn có nhiều biến động và còn chịu sự chi phối về giá bởi thương lái. Trong những năm vừa qua giá bán thịt heo trên thị trường thay đổi thường xuyên và có nhiều nguyên nhân có thể kể đến như yếu tố cung cầu thịt heo, chất lượng sản phẩm, thông tin sản phẩm,… Giá bán sản phẩm biến động ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của các trang trại chăn nuôi.

3.2.7.2 Thị trường ti u thụ sản phẩm

Thị trường tiêu thụ sản phẩm là nhân tố có tính quyết định đến sự tồn tại và phát triển của các trang trại chăn nuôi heo. Đồng Nai là tỉnh có thế mạnh về phát triển ngành chăn nuôi heo và có thị trường tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi rộng lớn. Ngoài thị trường tiêu thụ trong tỉnh, sản phẩm chăn nuôi của các trang trại còn được tiêu thụ rộng rãi với số lượng lớn ở các thị trường như thành phố Hồ Chí Minh, Bà Rịa Vũng Tàu, Bình Dương nhưng chủ yếu cung cấp cho thị trường trong nước.

Sản phẩm heo thịt của các trang trại được tiêu thụ trong tỉnh khoảng 29.337 tấn/năm, chiếm 21,7 % tổng sản lượng thịt heo của các trang trại. Còn lại chủ yếu

112

là tiêu thụ ở ngoài tỉnh và sản lượng heo thịt của Đồng Nai xuất khẩu ra nước ngoài hầu như không đáng kể. Do đó, các trang trại chăn nuôi heo còn có nhiều cơ hội mở rộng tiêu thụ sản phẩm ở thị trường các nước trên thế giới nhằm gia tăng giá trị sản phẩm sản xuất của các trang trại.

Bảng 3.17: Sản lượng heo thịt tiêu thụ của các trang trại chăn nuôi heo tỉnh Đồng Nai tính bình quân 1 năm

Thị trường ti u thụ

Sản lượng heo thịt (tấn)

Tỷ lệ (%)

Trong tỉnh

29.337

21,7

Ngoài tỉnh

105.854

78,3

Tổng

135.191

100

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 233 trang tài liệu này.

Phát triển mô hình trang trại chăn nuôi heo theo hướng hội nhập quốc tế ở Đồng Nai - 16

(Nguồn: Sở NN&PTNT Đồng Nai, 2015)

Tình hình tiêu thụ sản phẩm của các trang trại chăn nuôi heo ở Đồng Nai như sau:

Đối với các trang trại chăn nuôi của các công ty FDI: chỉ riêng đối với công ty CP, sản phẩm được sản xuất và được công ty chế biến tiêu thụ theo mô hình sản xuất khép kín. Heo được nuôi từ trang trại của CP và các trang trại gia công được chuyển về cơ sở giết mổ tập trung và nhà máy chế biến của CP, sản phẩm được chế biến dưới dạng thịt tươi hoặc đồ hộp. Sau đó sản phẩm được đem tiêu thụ tại các cửa hàng của CP như hệ thống cửa hàng Fresh Mark, cửa hàng CP shop, thức ăn nhanh. Với quy trình sản xuất khép kín này, trang trại chăn nuôi heo của CP hoàn toàn yên tâm về đầu ra đối với thị trường tiêu thụ. Tuy nhiên, hình thức này đòi hỏi nhà đầu tư phải có vốn lớn nên rất ít đơn vị có khả năng đầu tư theo mô hình sản xuất khép kín này. Các doanh nghiệp chăn nuôi FDI còn lại trên địa bàn tỉnh Đồng Nai cũng chưa đầu tư được hệ thống sản xuất tiêu thụ khép kín như CP, mà sản phẩm heo thịt thương phẩm đều được xuất bán cho công ty CP và một số tiêu thụ trực tiếp tại thị trường thành phố Hồ Chí Minh. Kênh tiêu thụ chủ yếu qua hai kênh sau:

Kênh 1: chiếm 90% là sản phẩm của các trang trại chăn nuôi của các công ty FDI và các trang trại chăn nuôi heo gia công cho các công ty FDI được ký kết hợp đồng bao tiêu toàn bộ sản phẩm. Sau khi xuất chuồng, sản phẩm được đưa

113

vào lò mổ và chế biến của công ty CP. Sau đó sản phẩm được đưa vào hệ thống các cửa hàng của CP để bán cho người tiêu dùng.

Kênh 2: chiếm 10%, là các sản phẩm của các công ty FDI khác ngoài công ty CP, sản phẩm được thương lái thu mua và chuyển đến các công ty chế biến thực phẩm ở thành phố Hồ Chí Minh để đến người tiêu dùng.


Công ty chế biến thực phẩm của CP

(90%)

Hệ thống cửa

hàng của CP

(67,5%)

Người tiêu

dùng

Trang trại

chăn nuôi

heo FDI

Chế phẩm từ

thịt heo

(33,5%)

Người tiêu

dùng

Thương lái

(10%)

Các công ty chế

biến thực phẩm

Tp.HCM

Người tiêu

dùng


(Nguồn: Công ty CP, Nurpark, Evimest và tham khảo thị trường của tác giả, 2015)

Sơ đồ 3.1: Kênh tiêu thụ sản phẩm của các trang trại chăn nuôi heo của các công ty FDI

Đối với các trang trại chăn nuôi heo của các hợp tác xã: Năm 2012 trở về trước, các nhà sản xuất và kinh doanh của TP.Hồ Chí Minh và Đồng Nai đã liên kết với nhau để tạo sự liên kết thành chuỗi cung ứng thực phẩm từ nhà sản xuất đến người tiêu dùng đã được một số đơn vị thực hiện. Nhưng chuỗi liên kết này không bền chặt được bởi các bên đều chưa thực sự chia sẻ lợi ích cho nhau, khi giá heo xuống thấp và người chăn nuôi đang bị lỗ thì không nhận được sự chia sẻ của đơn vị kinh doanh, nên sau đó mối liên kết này phải dừng. Kể từ năm 2012 sản phẩm chăn nuôi của các hợp tác xã được xuất bán cho một số công ty ở thành phố Hồ Chí Minh như công ty Vissan, Phạm Tôn, Sơn Hà với số lượng và giá cả tương đối ổn định. Các hợp tác xã ký kết hợp đồng cung cấp sản phẩm cho các công ty trên theo các hợp đồng trên nguyên tắc các xã viên có quyền thương thảo và quyết định giá trị nông sản của mình làm ra. Qua đây cũng cho thấy vai trò của các hợp tác xã càng trở nên quan trọng, nhất là trong việc tập hợp, liên kết nông dân cùng sản xuất và tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị. Ngoài ra, các

114

trang trại chăn nuôi heo của các hợp tác xã và các đơn vị khác ở Đồng Nai có nhiều cơ hội để tiêu thụ sản phẩm vào thị trường thành phố Hồ Chí Minh vì TP.Hồ Chí Minh hiện có những chính sách hỗ trợ tối đa cho các doanh nghiệp của mình để tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi bằng cách mở rộng các kênh phân phối. Điều này có thể thấy được qua việc tăng nhanh các điểm bán hàng bình ổn giá. Nếu như năm 2008, TP.Hồ Chí Minh chỉ có gần 250 điểm bán hàng bình ổn giá thì đến hết năm 2014 đã có hơn bốn ngàn điểm. Từ năm 2010 trở về trước, hàng bình ổn giá chỉ được bán vào dịp Tết Nguyên đán, nhưng từ năm 2011 đến nay đã thực hiện suốt cả năm. Giá bán ở các điểm bình ổn luôn thấp hơn từ 5-10% nên lựợng hàng tiêu thụ được khá lớn. Ngoài ra, thành phố đang đẩy mạnh bán hàng vào các khu công nghiệp bằng hệ thống cửa hàng tiện ích. Các hệ thống siêu thị cũng đang được tạo điều kiện để phát triển thêm. Về sản phẩm thịt gia súc, gia cầm nói chung năng lực giết mổ của thành phố cũng không thể đáp ứng nhu cầu vì chỉ có 26 cơ sở nên rất cần đến những lò mổ ở các tỉnh lân cận. Như vậy, những sản phẩm chăn nuôi mà Đồng Nai đang có thế mạnh như thịt gia súc có cơ hội để tiêu thụ tốt hơn ở thị trường TP.Hồ Chí Minh.

Đối với các trang trại chăn nuôi heo của công ty cổ phần: sản phẩm heo con được tiêu thụ theo các hợp đồng của Tỉnh, cụ thể là cung cấp sản phẩm phục vụ cho các chương trình hỗ trợ chăn nuôi, hỗ trợ người nghèo của Tỉnh. Đối với các sản phẩm là heo thịt được bán cho thương lái tiêu thụ về các tỉnh như trường hợp của các trang trại hộ gi đình.

Đối với các trang trại chăn nuôi heo của nông hộ: đầu ra của sản phẩm chăn nuôi của các trang trại chăn nuôi heo của hộ gia đình là sản phẩm heo con giống và heo thịt. Heo con giống thường được trang trại sử dụng để chăn nuôi, còn heo thịt các trang trại tự tiêu thụ sản phẩm, chủ yếu thông qua thương lái nên giá cả biến động thường xuyên.

Qua đây cho thấy việc tiêu thụ sản phẩm của các trang trại chăn nuôi heo của hộ gia đình hầu hết thông qua thương lái nên tồn tại nhiều nguy cơ rủi ro và biến động về giá cả, thường bị thương lái ép giá, chưa có đơn vị hay cơ quan nào đứng ra tổ chức tiêu thụ sản phẩm hoặc làm cầu nối tiêu thụ sản phẩm cho họ. Như vậy, việc tiêu thụ sản phẩm của các trang trại chăn nuôi heo của nông hộ có

115

nhiều biến động và rủi ro nhất so với các trang trại chăn nuôi heo của các đơn vị khác nêu trên.


Trang trại

chăn nuôi heo

Thương lái

đường dài

Công ty chế

biến thực phẩm

Thương lái

Lò mổ

Thương lái

Lò mổ

Bán lẻ

Bán lẻ

Người tiêu dùng

ngoài tỉnh

Người tiêu dùng

địa phương

(Nguồn: khảo sát của tác giả,2015)


Sơ đồ 3.2: Kênh tiêu thụ heo thịt của các trang trại chăn nuôi heo hộ gia đình

Bên cạnh đó, cũng cần nhìn nhận những vấn đề đang tồn tại về thị trường tiêu thụ heo thịt tại Đồng Nai như sau:

Đồng Nai phát triển mạnh ngành chăn nuôi nhưng nhìn chung ngành chăn nuôi của tỉnh hiện đang thiếu thông tin về thị trường khi chưa có những nghiên cứu chi tiết, chính xác về nhu cầu thị trường của các cơ quan ban ngành. Đây cũng là một trong những nguyên nhân của tình trạng phát triển ồ ạt các trang trại chăn nuôi heo dẫn tới tình trạng thua lỗ trong thời gian qua. Hiện Tỉnh cũng chưa có đơn vị nào đưa ra số liệu thống kê chính xác về giá cả thị trường, về số lượng, sản lượng heo cung cấp cho thị trường trong và ngoài tỉnh cũng như nhu cầu xuất khẩu về thịt heo v.v, các số liệu thống kê mang tính chung chung và thiếu chi tiết nên các nhà sản xuất, các trang trại chăn nuôi tiếp tục phát triển đàn mà không xuất phát từ nhu cầu của thị trường.

Thị trường xuất khẩu thịt heo của Việt Nam nói chung và Đồng Nai nói riêng hiện nay rất hạn hẹp, khả năng cạnh tranh thấp do chất lượng còn thấp và

116

giá thành chăn nuôi cao, các yếu tố vệ sinh an toàn thực phẩm từ khâu nuôi đến chế biến chưa bảo đảm yêu cầu, nhất là thị trường yêu cầu cao về chất lượng. Do đó, khi Việt Nam hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới sẽ mở ra nhiều cơ hội và mở rộng thị trường tiêu thụ cho sản phẩm chăn nuôi của Đồng Nai như heo thịt qua các quốc gia trong khu vực ASEAN và các khu vực khác.

Sản phẩm tiêu thụ của các trang trại chăn nuôi chủ yếu là sản phẩm thô và được bán trực tiếp là chủ yếu. Điều này chứng tỏ các trang trại vẫn còn rất bị động trong quá trình tiêu thụ sản phẩm, và trong nhiều trường hợp sản phẩm của các trang trại bị bên mua ép giá. Đối với thị trường tiêu thụ sản phẩm, hầu hết các sản phẩm được tiêu thụ trong tỉnh và các tỉnh lân cận, sản phẩm để dành cho xuất khẩu còn rất hạn chế.

Bảng 3.18: Kim ngạch XK công nghiệp chế biến nông sản đến 2015 và 2020



Sản phẩm xuất khẩu

Hiện trạng

Quy hoạch

2008-2015

Quy hoạch

2016-2020


2007

Tăng BQ

(%)

Dự báo tăng BQ

(%)

Giá trị (1000USD)

Dự báo tăng BQ

(%)

Giá trị (1000USD)

Tổng cộng :

228.838

15,20

7,67

413.468

8,50

621.597

Chế biến, bảo quản thịt heo

0


0

200

5

255

(Nguồn: Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp chế biến nông sản thực phẩm Đồng Nai đến năm 2020 – Sở Công Thương Đồng Nai)

Qua bảng 3.18 ta thấy, công tác chế biến, bảo quản thịt heo rất hạn chế. Tỉnh quy hoạch đến năm 2020 giá trị xuất khẩu thịt heo chế biến là rất thấp

255.000 USD. Điều này phản ánh một thực trạng khả năng sản xuất sản phẩm chăn nuôi heo của Đồng Nai đủ về số lượng và chất lượng để xuất khẩu rất nhỏ. Mặt khác vấn đề tổ chức các hoạt động tiêu thụ, hệ thống kênh phân phối và sự trợ giúp của Nhà nước từ trung ương đến địa phương trong việc tổ chức tiêu thụ sản phẩm cho các trang trại còn rất hạn chế. Ngoài ra, Một đặc điểm hết sức quan trọng trong kinh doanh nông nghiệp nosichung đó là chịu nhiều rủi ro cả về tự nhiên và kinh tế. Chính vì vậy mà các trang trại chăn nuôi heo của Tỉnh thường chọn giải pháp an toàn là bán ngay sản phẩm trang trại nên giá trị không cao và giá cả thường biến động thất thường.

117

Đồng Nai chưa xây dựng được chuỗi tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi nói chung và chuỗi tiêu thụ heo nói riêng từ việchình thành vùng nguyên liệu đòi hỏi có sự quy hoạch chăn nuôi, sự vào cuộc của các cơ quan chức năng để cấp giấy chứng nhận cho cơ sở, giấy chứng nhận nhãn hiệu sản phẩm hàng hóa. Bên cạnh đó là khó khăn trong việc thay đổi nhận thức của người tiêu dùng sử dụng những sản phẩm sạch, xử lý những sản phẩm không đúng, hàng kém chất lượng trôi nổi trên thị trường.

Sản phẩm của các trang trại chăn nuôi heo của tỉnh Đồng Nai có tham gia vào sàn giao dịch rau quả & thực phẩm an toàn do Sở Công Thương Đồng Nai tổ chức nhằm tạo chuỗi giá trị đạt hiệu quả hơn, sản phẩm được gia tăng giá trị qua từng khâu trong chuỗi cũng như gia tăng giá trị cho toàn chuỗi và giới thiệu sản phẩm đến các tỉnh lân cận khác. Tuy nhiên, sàn giao dịch này không được tổ chức thường xuyên với số lượng 1-2 lần/năm nên khó góp phần tạo nên chuỗi giá trị sản phẩm chăn nuôi hiệu quả.

Các thương lái, các nhà sản xuất vì những lợi ích trước mắt đã sử dụng chất kích thích, chất tạo nạc hay bơm nước vào heo trước khi tiêu thụ đã làm ảnh hưởng đến uy tín, chất lượng sản phẩm của ngành chăn nuôi Đồng Nai nói chung và tạo nên sự cạnh tranh không lành mạnh với các đơn vị chăn nuôi khác, gây ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng, ảnh hưởng đến việc xuất khẩu sản phẩm heo thịt sang thị trường các nước.

Mặc dù đã được Ủy Ban nhân dân tỉnh và các cơ quan ban ngành có nhiều chính sách quan tâm hỗ trợ sản xuất và tiêu thụ nhưng vẫn tồn tại những vấn đề về bảo quản sản phẩm, vệ sinh an toàn thực phẩm. Hiện ở Đồng Nai cũng đang tồn tại số lượng lớn các lò giết mổ heo lậu với 261 cơ sở giết mổ heo chưa có giấy phép kinh doanh. Bình quân 1 lò giết mổ 10 con heo/ngày thì có khoảng hơn 2600 con heo với hơn 1200 tấn thịt heo không có kiểm dịch đưa ra thị trường. Điều này cho thấy các lò mổ này tiêu thụ lợn lớn heo thịt và cung cấp sản phẩm chưa được kiểm dịch thú y ra thị trường, gây ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng, ảnh hưởng đến uy tín, chất lượng sản phẩm của các đơn vị chăn nuôi heo uy tín.

Nhìn tổng thể chăn nuôi gia súc của Đồng Nai vẫn là nuôi phân tán, chưa phải là một nền chăn nuôi công nghiệp, quy mô lớn để giảm giá thành, tăng sức

118

cạnh tranh trên thị trường. Hiện nay, nguyên liệu chế biến thức ăn chăn nuôi như bắp, đậu nành,… lại rất thiếu, phải nhập khẩu. Hầu hết giá những nguyên liệu này đều cao, nên chi phí đầu vào của chăn nuôi cao hơn so với khu vực từ 10%- 20%, nếu so với thế giới con số này lên đến 20%-25%. Với những bất lợi này và sắp tới, khi mức thuế nhập khẩu thịt gia súc và gia cầm phải giảm theo cam kết gia nhập WTO thì ngay cả thị trường trong nước cũng sẽ bị cạnh tranh gay gắt trước những sản phẩm ngoại nhập, dẫn đến hệ quả mất dần thị phần.

Từ tình hình chung về phát triển các mô hình kinh tế trang trại chăn nuôi heo ở Đồng Nai theo những phân tích trên, có thể rút ra những nhận xét sau:

Kinh tế trang trại chăn nuôi heo của Tỉnh phát triển nhanh về số lượng và đa dạng về loại hình trang trại theo đặc trưng của đơn vị tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh trang trại.

Quy mô trang trại, năng lực sản xuất kinh doanh của các trang trại không đồng đều giữa các nhóm, trong đó các trang trại chăn nuôi heo của các công ty có vốn FDI có quy mô lớn mạnh về vốn, năng lực sản xuất. Trong khi đó, quy mô và năng lực sản xuất kinh doanh của các trang trại chăn nuôi heo của hộ gia đình còn hạn chế.

Trình độ của các chủ trang trại và lao động trong các trang trại còn thấp và có sự chênh lệch lớn giữa các trang trại.

Phương thức sản xuất của các trang trại còn lệ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên, năng suất, sản lượng chăn nuôi còn thấp. Trong những năm vừa qua dịch bệnh trên vật nuôi diễn ra khá phức tạp ảnh hưởng đến quá trình sản xuất của các trang trại.

Chi phí của các yếu tố đầu vào như thức ăn chăn nuôi, con giống, thuốc thú y có xu hướng tăng cao, gây ảnh hưởng đến quá trình sản xuất kinh doanh của các trang trại.

Phần các trang trại chăn nuôi của hộ gia đình thiếu vốn mua thức ăn, con giống trực tiếp với giá thấp và để đầu tư mở rộng quy mô sản xuất. Ngoài nguồn vốn tự có, các trang trại này rất cần những nguồn vốn vay từ các nguồn hỗ trợ của nhà nước.

Chưa có sự liên kết chặt chẽ theo chuỗi giá trị gia tăng của sản phẩm giữa các trang trại chăn nuôi.

Xem tất cả 233 trang.

Ngày đăng: 10/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí