Giá Trị, Cơ Cấu Và Tốc Độ Tăng Trưởng Rgdp Của Đồng Nai Thời Kỳ 2005– 2015(Theo Giá Hiện Hành)

87

các ngành nông lâm ngư nghiệp chiếm 37,61%, cho thấy lực lượng lao động trong ngành nông nghiệp khá cao, lực lượng lao động dồi dào là điều kiện thuận lợi để đa dạng hóa các hình thức sản xuất nông nghiệp.

Cơ sở hạ tầng: Cơ sở hạ tầng ở Đồng Nai khá tốt do có vị trí thuận lợi so với nhiều địa phương khác, cách thành phố Hồ ChíMinh 25 km, một cửa ngõ giao lưu đồng thời là một trung tâm kinh tế và thị trường tiêu thụ lớn nên từ lâu Đồng Nai được xem là tỉnh có nhiều lợi thế phát triển.

Trong nhiều năm qua Đồng Nai đã thu hút mạnh nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước vào lĩnh vực nông nghiệp đặc biệt là lĩnh vực chăn nuôi, góp phần thúc đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn theo tinh thần nghị quyết V của Trung ương (khóa VII) và nghị quyết 25 của tỉnh ủy Đồng Nai.

Giao thông: Tỉnh có vị trí giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy quốc gia, trong đó có hệ thống đường quốc lộ 1A dài 244,5 km, quốc lộ 20, quốc lộ 51 nên thuận tiện liên lạc với các địa phương khác. Hệ thống đường giao thông được nâng cấp, mở rộng, tạo thành mạng lưới liên hoàn đến các cơ sở, là điều kiện thuận lợi cho việc đẩy mạnh hiện đại hóa nông nghiệp.

Hệ thống thông tin liên lạc: đang được đầu tư và có sự phát triển mạnh, 100% xã phường, thị trấn có điện thoại. Ngoài ra, hệ thống mạng internet phát triển mạnh tạo cơ hội cho người nông dân nâng cao trình độ sản xuất, nắm bắt thông tin thị trường và tiến bộ khoa học kỹ thuật,...

Chính sách phát triển nông nghiệp của Tỉnh: giai đoạn 1991-1995 thực hiện chính sách mở cửa của Đảng, mở rộng quan hệ hợp tác trong và ngoài nước. Trong lĩnh vực nông nghiệp Tỉnh đã ban hành nghị quyết số 25/TU ngày 10 tháng 7 năm 1993 về cải tạo giống cây trồng, vật nuôi, là cơ sở để khai thác tốt lợi thế của từng vùng, tiến đến hình thành các vùng sản xuất chuyên môn hóa nông nghiệp. Các chương trình cơ giới hóa nông nghiệp, điện khí hóa nông thôn, hủy lợi hóa, chương trình 135, đã đưa nông nghiệp từ tự túc tự cấp chuyển sang sản xuất hàng hóa toàn diện ổn định trong cả lĩnh vực trồng trọt và chăn nuôi.

Những đóng góp của các nhân tố kinh tế xã hội (dân cư, kết cấu hạ tầng, giao thông, thông tin liên lạc, chính sách phát triển nông nghiệp) vào phát triển nông nghiệp là rất đáng kể, đặc biệt là đối với loại hình kinh tế trang trại. Nhiều

88

vấn đề cơ bản trong sản xuất nông nghiệp đã được giải quyết như hệ thống thủy lợi, nguồn thức ăn chăn nuôi, vấn đề phòng trừ dịch bệnh được triển khai, nhiều giống mới cho năng suất cao, nền nông nghiệp đang dần được hiện đại hóa, đáp ứng kịp thời cho sự phát triển của một nền nông nghiệp hàng hóa; các chính sách nông nghiệp được cởi mở và mang tính hội nhập đang thu hút được nhiều tầng lớp dân cư đầu tư vào nông nghiệp.

Trong quá trình thực hiện công cuộc đổi mới, cùng với sự phát triển chung của cả nước, Đồng Nai cũng đã đạt được những thành tựu quan trọng trên nhiều lĩnh vực. Cơ cấu kinh tế của tỉnh theo hướng công nghiệp&xây dựng - dịch vụ - nông nghiệp. Giá trị tổng sản phẩm trong tỉnh tăng bình quân 11%/năm. Trong đó, các ngành công nghiệp và xây dựng tăng bình quân 18,6%/năm, dịch vụ tăng 22,7%/năm, nông nghiệp tăng 11,15%/năm. GDP bình quân đầu người năm 2015đạt 59,18 triệu đồng, tương đương 2.785,49 USD, tăng 12,9% so với năm 2014 và tăng gấp 2 lần so với năm 2010. So với cả nước (GDP bình quân đầu người của Việt Nam là 45,7 triệu đồng tương đương2.109 USD năm 2015, Tổng cục thống kê) GDP bình quân đầu người của Đồng Nai cao hơn 676,49 USD/người/năm.

Bảng 3.3: Giá trị, Cơ cấu và Tốc độ tăng trưởng RGDP của Đồng Nai thời kỳ 2005– 2015(theo giá hiện hành)



Chỉ ti u

2005

2010

2015

Giá trị (tỷ VNĐ)

Cơ cấu (%)

Tốc độ tăng (%)

Giá trị (tỷ VNĐ)

Cơ cấu (%)

Tốc độ tăng (%)


Giá trị (tỷ VNĐ)

Cơ cấu (%)

Tốc độ tăng (%)

Tổng GRDP

30.897,2

100

14,07

76.024,7

100

13,06

191.942,0

100

11,51

1. CN & XD

17.612,5

57,00

16,98

43.488,3

57,20

13,15

109.234,2

56,91

11,47

2. Dịch vụ

8.661,2

28,03

13,33

25.999,3

34,20

16,67

71.248,9

37,12

13,03

3. Nông nghiệp

4.623,5

14,96

4,93

6.537,1

8,60

4,22

11.458,9

5,97

3,26

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 233 trang tài liệu này.

Phát triển mô hình trang trại chăn nuôi heo theo hướng hội nhập quốc tế ở Đồng Nai - 13

(Nguồn: Niên giám thống kê Đồng Nai , 2015)

89

Qua bảng 3.3, ta thấy sản xuất nông nghiệp của Tỉnh phát triển nhanh với tốc độ tăng cao, bình quân giai đoạn 2005-2015 đạt 11,15%, tăng cao hơn so với tốc độ tăng bình quân của cả nước trong nông nghiệp (3,46%/năm). Mặc dù chiếm tỷ lệ thấp, 5,97% vào năm 2015 nhưng giá trị của ngành nông nghiệp đóng góp ngày càng tăng trong tổng GRDP của Tỉnh và đạt giá trị 11.458,9 tỷ VNĐ. Sản xuất nông nghiệp phát triển nhờ Đồng Nai có vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên thuận lợi, có nền sản xuất nông nghiệp truyền thống và lâu đời, có nguồn nguyên liệu dồi dào,… Đây cũng chính là những điều kiện thuận lợi cho nông nghiệp tỉnh Đồng Nai chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hóa và tăng giá trị thu nhập.

Tóm lại, với lợi thế về điều kiện tự nhiên, nguồn tài nguyên, điều kiện kinh tế xã hội và thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía nam. Đồng Nai có điều kiện và tiềm lực phát triển ngành chăn nuôi heo theo mô hình trang trại mang lại hiệu quả kinh tế xã hội cao trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế.

3.1.3. Lợi thế của Đồng Nai đối với việc phát triển các mô hình trang trại chăn nuôi heo

Thông qua việc nghiên cứu các văn bản, chính sách của Nhà nước và địa phương, theo dõi tình hình phát triển của các trang trại chăn nuôi heo trên địa bàn tỉnh trong thời gian vừa qua, cùng với việc tham khảo ý kiến của các gia trong lĩnh vực chăn nuôi nhằm nêu lên những lợi thế của tỉnh Đồng Nai về phát triển các mô hình trang trại chăn nuôi heo như sau:

Các nghị quyết của Đại hội Đảng bộ tỉnh Đồng Nai luôn coi trọng việc đầu tư cho phát triển nông nghiệp tiên tiến hiện đại, công nghệ cao. Đặc biệt là phát triển các loại hình trang trại, trong đó có nhấn mạnh đến trang trại chăn nuôi heo. Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Đồng Nai lần thứ 10 đã tiếp tục khẳng định mục tiêu trên. Nghị quyết đã đề ra kế hoạch cụ thể trong năm 2016 tỉnh Đồng Nai sẽ đầu tư khoảng 1,6 nghìn tỷ đồng cho chương trình phát triển kinh tế trang trại của tỉnh cụ thể triển khai nhiều chương trình khuyến khích phát triển kinh tế trang trại như hỗ trợ mô hình cơ giới hóa, bảo bảo chế biến nông sản, tập huấn nâng cao trình độ quản lý, kỹ thuật cho chủ trang trại. Ngoài ra, Ủy ban tỉnh luôn quan tâm tạo mọi điều kiện ưu đãi về chính sách phát triển kinh tế trang trại

90

thông qua ưu đãi về thủ tục hành chính, đất đai, tín dụng, qui hoạch phát triển kinh tế trang trại,...

Đồng Nai có lợi thế về điều kiện tự nhiên, nguồn tài nguyên, điều kiện kinh tế xã hội và thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía nam thuận lợi cho phát triển các mô hình trang trại chăn nuôi heo. Trong đó, Đồng Nai có thế mạnh về đất đai, lao động, cơ sở hạ tầng, vị trí địa lý,… đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả kinh tế trang trại trong địa bàn tỉnh.

Tỉnh Đồng Nai đã qui hoạch và triển khai xây dựng 139 vùng chăn nuôi tập trung thuộc 8 huyện, thị xã với tổng diện tích trên 15.674ha. Tỉnh cũng đang triển khai thực hiện đề án “ Quản lý, phát triển giống cây nông lâm nghiệp, giống vật nuôi và thủy sản đến năm 2020”. Trong đó, tỉnh Đồng Nai đã có chủ chương thành lập trung tâm ứng dụng công nghệ sinh học Đồng Nai với diện tích 208ha. Riêng năm 2015 Đồng Nai và Nhật Bản đã kỹ kết xây dựng chuỗi nông nghiệp từ khâu sản xuất, sơ chế, chế biến đến lưu thông phân phối nhằm tạo điều kiện cho nông nghiệp Đồng Nai phát triển theo chiều sâu, năng suất chất lượng.

Đồng Nai với lợi thế về đất đai, thổ nhưỡng, khí hậu,… tạo điều kiện thuận lợi cho việc sản xuất nông sản, cung cấp nguồn nguyên liệu đầu vào cho chăn nuôi với các loại nông sản chủ yếu như sau:

Bảng 3.4: Sản lượng nông sản chủ yếu của tỉnh Đồng Nai qua các năm

(ĐVT:1.000tấn)


Loại nông sản

2011

2012

2013

2014

2015

1. Lúa

336,22

342,74

334,63

337,29

337,15

2. Bắp

305,39

328,09

340,15

354,31

369,90

3. Khoai mì

243,40

246,04

245,10

249,76

252,74

4. Rau, đậu các loại

192,78

198,11

197,80

218,69

215,18

5. Khoai loang

2,71

3,01

3,06

2,91

2,78

(Nguồn: Niên giám Thống kê Đồng Nai, 2015)

Các trang trại chăn nuôi heo trên địa bàn tỉnh trong những năm qua luôn mạnh dạn đầu tư vốn, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, giống mới và cách thức tổ chức quản lý mới vào qui trình sản xuất nhằm mở rộng qui mô sản xuất, nâng cao năng suất, hiệu quả của mô hình kinh tế trang trại. Trong tổng số 1.423 trang trại chăn nuôi heo của tỉnh năm 2015 đã có 131 trang trại áp dụng mô hình

91

chăn nuôi công nghiệp hiện đại chiếm 9,2% trong tổng số các trang trại chăn nuôi heo ở tỉnh.

Đồng Nai là vùng kinh tế trọng điểm phía Nam có vị trí thuận lợi cho việc tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi. Bên cạnh đó, Đồng Nai còn tiếp giáp với tỉnh Bình Dương, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu và Thành Phố Hồ Chí Minh nên có thị trường tiêu thụ rộng lớn, tạo điều kiện cho ngành chăn nuôi của tỉnh phát triển.

3.1.4. Vị trí và vai trò của các trang trại nuôi heo đối với sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Đồng Nai

Đồng Nai là tỉnh có ngành chăn phát triển mạnh với số lượng đàn gia súc, gia cầm và giá trị ngành chăn nuôi cao nhất cả nước. Trong đó, các trang trại chăn nuôi heo chiếm gần 70% so với vùng Đông Nam Bộ và chiếm gần 15% so với cả nước. Trong tổng số các loại hình trang trại của Tỉnh, trang trại chăn nuôi heo đạt 1.023 trang trại vào năm 2005, chiếm 36,06% trong tổng số trang trại của Tỉnh. Đến năm 2010, các trang trại chăn nuôi heo tăng lên 1.581 trang trại và chiếm 46,32% trong tổng số các trang trại của tỉnh.

Bảng 3.5: Tình hình trang trại tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2005-2015



Loại trang trại

2005

2010

2012

2015

S.lượng (T. trại)

Cơ cấu (%)

S.lượng (T. trại)

Cơ cấu (%)

S.lượng (T. trại)

Cơ cấu (%)

S.lượng (T. trại)

Cơ cấu (%)

1. Cây hàng năm

188

6,63

222

6,50

68

4,19

83

3,20

2. Cây lâu năm

1.225

43,18

1.175

34,43

338

20,85

311

12,00

3. Chăn nuôi

1.206

42,51

1.865

54,64

1.172

72,30

2.145

82,79

Trong đó T.trại chăn nuôi heo


1.023


36,06


1.581


46,32


1.118


68,97


1.423


54,92

4. Nuôi trồng thủy sản

218

7,68

151

4,42

43

2,65

52

2,01

Tổng số

2.837

100

3.413

100

1.621

100

2.591

100

(Nguồn: Niên giám thống kê Đồng Nai và Sở NN&PTNT Đồng Nai, 2005-2015)

92

Ghi chú: từ năm 2010 trở về trước trang trại được xác định theo tiêu chí cũ nên số trang trại toàn tỉnh cao, từ 2011 về sau trang trại của Tỉnh được xác định theo tiêu chí mới

Đến năm 2011, tiêu chí xác định qui mô trang trại thay đổi, số lượng trang trại chăn nuôi heo của tỉnh theo tiêu chí mới toàn tỉnh còn 1.046 trang trại. Năm 2012, tiếp tục sắp xếp lại theo tiêu chí mới thì tổng số trang trại là 1.118 trang trại, chiếm 68,97% trong tổng số trang trại của tỉnh. Năm 2015, tổng số trang trại chăn nuôi heo đạt 1.423 trang trại, tăng 2,52% so với năm 2014 và chiếm 54,92% trong tổng số trang trại của Tỉnh.

Trong những năm vừa qua trang trại chăn nuôi heo giữ vai trò quan trọng trong sản xuất nông nghiệp của Tỉnh, đang trở thành một hình thức tổ chức sản xuất chủ yếu, một mô hình kinh tế nông nghiệp phổ biến, có hiệu quả và đang dần trở thành một bộ phận kinh tế quan trọng của Tỉnh.

Bảng 3.6:Tổng giá trị sản xuất và cơ cấu giá trị chăn nuôi heo trong Tổng giá trị sản xuất tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2005-2015


Năm

Tổng giá trị SX (tỷ VNĐ)

Cơ cấu trong Tổng giá trị SX (%)


Tổng số


Ngành CN


Dịch Vụ


Nông nghiệp

Ngành chăn nuôi

heo


Tổng số


Ngành CN


Dịch Vụ


Nông nghiệp

Ngành chăn nuôi

heo

2005

136.595

110.183

17.364

9.048

2.835

100

80,66

12,71

6,62

2,08

2006

173.734

142.571

21.158

10.005

3.096

100

82,06

12,18

5,76

1,78

2007

216.504

177.240

27.049

12.215

4.384

100

81,86

12,49

5,64

2,02

2008

289.693

234.866

37.721

17.106

6.664

100

81,07

13,02

5,90

2,30

2009

339.300

275.018

45.320

18.962

7.596

100

81,05

13,36

5,59

2,24

2010

394.384

325.690

47.174

21.520

8.190

100

82,58

11,96

5,46

2,08

2011

530.998

442.538

58.129

30.331

11.538

100

83,34

10,95

5,71

2,17

2012

619.242

519.982

68.047

31.213

12.177

100

83,97

10,99

5,04

1,97

2013

709.717

602.220

75.251

32.246

12.550

100

84,85

10,60

4,54

1,77

2014

820.056

700.878

84.789

34.389

14.361

100

85,47

10,34

4,19

1,75

2015

892.573

760.943

95.006

36.624

15.386

100

85,25

10,64

4,10

1,72

(Nguồn: Niên giám thống kê Đồng Nai và Sở NN&PTNT Đồng Nai, 2005-2015)

93

Trong tổng số các loại hình trang trại của tỉnh thì trang trại chăn nuôi heo luôn chiếm tỷ lệ cao, đạt 54,92% vào năm 2015. Giá trị của trang trại chăn nuôi heo chiếm hơn 70 % trong tổng giá trị ngành chăn nuôi toàn tỉnh và chiếm 1,72

% giá trị sản xuất so với giá trị sản xuất của toàn tỉnh. Trang trại chăn nuôi heo của Tỉnh đang là một bộ phận của nền nông nghiệp sản xuất hàng hoá nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của nhà nước và các cơ quan ban ngành có liên quan như Sở NN&PTNT, Chi cục Thú y, Hiệp hội Chăn nuôi tỉnh. Trang trại chăn nuôi heo mang nhiều yếu tố sản xuất hàng hoá lớn, thực hiện sự phân công sâu sắc hơn và hợp tác rộng hơn, cùng với các thành phần, lĩnh vực kinh tế khác trong phát triển sản xuất nông- lâm- ngư nghiệp, chế biến nông sản thực phẩm, mở mang ngành nghề, dịch vụ ở nông thôn theo cơ cấu hợp lý, góp phần đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hoá, hiện đaị hoá nông nghiệp nông thôn.

Các trang trại chăn nuôi heo của Tỉnh đã và đang góp phần đáng kể vào việc phát huy nội lực, khơi dậy tiềm năng lao động, đất đai, vốn trong dân vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp - nông thôn. Trang trại chăn nuôi heo hiện là tế bào kinh tế quan trọng để phát triển nông nghiệp nông thôn, thực hiện sự phân công lao động xã hội trong toàn Tỉnh. Trong điều kiện nền kinh tế nước ta hiện nay nói chung và điều kiện của Đồng Nai nói riêng, sự hình thành và phát triển các trang trại chăn nuôi heo có vai trò cực kỳ quan trọng được thể hiện qua một số nội dung sau:

Trong quá trình sản xuất, các trang trại chăn nuôi heo lấy việc khai thác tiềm năng và lợi thế so sánh phục vụ nhu cầu xã hội làm phương thức sản xuất chủ yếu. Vì vậy, nó huy động, khai thác đất đai, sức lao động và các nguồn lực khác một cách đầy đủ, hợp lý và có hiệu quả. Nhờ vậy, các trang trại chăn nuôi heo đã và đang góp phần tích cực thúc đẩy sự tăng trưởng, phát triển của nông nghiệp và kinh tế nông thôn của Tỉnh Đồng Nai.

Các trang trại chăn nuôi heo chiếm tỷ trọng lớn trong giá trị ngành chăn nuôi, chiếm trên 70%, cung cấp lượng thịt lớn đáp ứng cho nhu cầu tiêu dùng thực phẩm của người dân trong tỉnh, các tỉnh lân cận như thành phố Hồ Chí Minh, Bà Rịa Vũng Tàu, Bình Dương và xuất khẩu.

94

Các trang trại chăn nuôi heo có giá trị sản xuất cao góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo vùng sản xuất chuyên môn hóa tập trung hóa cao, đẩy nhanh nông nghiệp sang sản xuất hàng hóa. Qua thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế trang trại chăn nuôi heo tạo ra nhiều nông sản làm nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, vì vậy trang trại chăn nuôi heo góp phần thúc đẩy công nghiệp, nhất là công nghiệp chế biến và dịch vụ sản xuất ở nông thôn phát triển.

Trang trại chăn nuôi heo là đơn vị sản xuất và quản lý kinh doanh tiên tiến, là nơi tiếp nhận và truyền tải các tiến bộ khoa học và công nghệ đến hộ thông qua chính hoạt động sản xuất của mình.

Về mặt xã hội, phát triển kinh tế trang trại chăn nuôi heo làm tăng hộ giàu trong nông thôn, tăng tính an ninh cho các hộ gia đình nông dân trong các hoạt động xã hội và chi tiêu trong gia đình, tạo thêm việc làm và tăng thu nhập góp phần thúc đẩy phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn, là tấm gương cao cho các hộ nông dân về cách thức tổ chức kinh doanh tiên tiến và có hiệu quả,… Tất cả những điều đó góp phần quan trọng giải quyết các vấn đề kinh tế, xã hội nông thôn.

Ngoài ra, ở Đồng Nai trong số các trang trại chăn nuôi heo có loại hình trang trại của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Điều này góp phần vào việc thu hút vốn cho đầu tư phát triển kinh tế xã hội của Tỉnh và đưa Đồng Nai trở thành tỉnh có thế mạnh về phát triển ngành chăn nuôi mạnh nhất vùng Đông Nam Bộ và cả nước (về con giống, thuốc thú y, thức ăn gia súc, sản lượng thịt heo, kỹ thuật chăn nuôi,…)

3.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của các trang trại chăn nuôi heo ở Đồng Nai.

3.2.1. Số lượng, qui mô của các trang trại chăn nuôi heo tỉnh Đồng Nai

Kể từ năm 1986, thực hiện đường lối đổi mới theo tinh thần nghị quyết đại hội đại biểu lần thứ VI của Đảng, Đồng Nai là một trong những tỉnh đi đầu trong việc chuyển đổi nhanh qua nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần. Các loại hình kinh tế trang trại được bắt đầu phát triển nhanh từ năm 1990, đặc biệt từ năm 1993 khi luật đất đai được quốc hội ban hành và Tỉnh đã ban hành nghị quyết 25/TU ngày 10-7-1993 về cải tạo cơ cấu cây trồng vật nuôi, là cơ sở để khai thác tốt hơn lợi thế của tỉnh, tiến đến hình thành các vùng sản xuất chuyên môn hóa

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 10/02/2023