Phát triển loại hình du lịch Homestay theo hướng bền vững tại làng chài Việt Hải, Cát Bà, Hải Phòng - 2


Trong quá trình phát triển chung của du lịch homestay trên thế giới, du lịch homestay ở Việt Nam tuy mới được quan tâm phát triển nhưng đã báo hiệu một triển vọng to lớn. Trong đó phải kể đến các địa phương như Suối Voi - Lộc Tiên ( Thừa Thiên Huế), thôn Sín Chải - Sapa, Mai Châu (Hòa Bình), Ba Bể (Bắc Cạn), Huế, Hội An, Đồng bằng sông Cửu Long.Trong xu thế phát triển chung Hải Phòng là một trong những điểm có tiềm năng to lớn về du lịch homestay.

Trong số các địa phương phát triển du lịch homestay, thì những năm gần đây tại làng chài Việt Hải - Cát Bà cũng đã bước đầu xây dựng, phát triển du lịch homestay trở thành một sản phẩm du lịch của địa phương. Việt Hải có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch với tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn phong phú, đa dạng, là một trong những vùng có lịch sử truyền thống lâu đời, người dân địa phương hiếu khách thân thiện. Tuy nhiên đây là loại hình du lịch còn khá mới lại cần thu hút sự tham gia của cộng đồng địa phương nên việc phát triển du lịch homestay ở Việt Hải vẫn chưa thực sự hiệu quả so với tiềm năng. Thể hiện rõ nhất ở số lượng khách và số hộ gia đình tham gia loại hình du lịch này vẫn còn khá ít. Vì vậy việc phân tích thực trạng phát triển loại hình du lịch homestay ở Việt Hải, từ đó đề ra những giải pháp nhằm khai thác hợp lý, hiệu quả loại hình du lịch homestay theo hướng bền vững ở Việt Hải là một nhiệm vụ cấp thiết.

Do đó em đã lựa chọn đề tài “ Phát triển du lịch homestay theo hướng bền vững tại làng chài Việt Hải - Cát Bà”,cho bài khóa luận tốt nghiêp của mình, đề tài của em sẽ góp một phần nhỏ cho sự phát triển của mô hình du lịch homestay tại xã Việt Hải - Cát Bà, hướng đến sự phát triển bền vững tại đảo Ngọc của thành phố Hoa phượng đỏ thân yêu .


2. Mục đích nhiệm vụ của khóa luận


2.1. Mục đích


Với mong muốn tìm hiểu các điều kiện và thực trạng phát triển loại hình du lịch homestay tại làng chài Việt Hải - Cát Bà, trên cơ sở đó em muốn vận dụng những kiến thức đã học trong nhà trường về chuyên ngành du lịch để đánh giá thực trạng phát triển từ đó khai thác được các thế mạnh du lịch trên cơ sở đó đề ra một số giải pháp nhằm phát triển loại hình du lịch homestay tại làng chài Việt Hải - Cát Bà.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 85 trang tài liệu này.

2.2. Nhiệm vụ


Phát triển loại hình du lịch Homestay theo hướng bền vững tại làng chài Việt Hải, Cát Bà, Hải Phòng - 2

Nghiên cứu các vấn đề chung về loại hình du lịch homestay, bên cạnh đó đưa ra những ví dụ thực tiễn bằng việc tìm hiểu các loại hình du lịch này ở các nước đã phát triển loại hình này.

Nghiên cứu tổng thể các điều kiện kinh tế - xã hội, các điều kiện cho phát triển du lịch homestay. Đánh giá thực trạng loại hình phát triển loại hình du lịch homestay tại làng chài Việt Hải - Cát Bà.

Đề ra những giải góp phần phát triển loại hình du lịch homestay tại làng chài Việt Hải - Cát Bà.

3. Đối tượng và nghiên cứu phạm vi


3.1 Đối tượng nghiên cứu


- Các loại hình homestay.


- Điều kiện thực tế để phát triển du lịch homestay Việt Hải - Cát Bà.


- Cộng đồng địa phương làm du lịch homestay tại Việt Hải - Cát Bà, Hải Phòng.

3.2. Phạm vi nghiên cứu


- Về không gian: chủ yếu tập trung nghiên cứu trên làng chài Việt Hải nơi có các điều kiện thuận lợi để phát triển loại hình du lịch homestay.

- Về thời gian: đề tài được nghiên cứu trong vòng 3 tháng từ ngày 12 tháng 3 đến ngày 31 tháng 5 năm 2018.

4. Ý nghĩa của việc nghiên cứu đề tài


Đề tài nêu lên những khái niệm lý luận và thực tiễn các loại hình du lịch homestay phát triển trên thế giới và ở Việt Nam, là nguồn tài liệu phong phú để tham khảo cho việc giảng dạy của giảng viên và sinh viên ngành văn hóa du lịch.

Đề tài đánh giá và nghiên cứu thực tiễn tình hình phát triển du lịch homestay tại làng chài Việt Hải - Cát Bà, từ đó đưa ra những giải pháp ý kiến đưa du lịch homestay phát triển ở đây, góp phần đưa Việt Hải - Cát Bà thành một điểm du lịch có ấn tượng sâu sắc với khách du lịch. Và cũng là điểm nhấn thêm cho du lịch Hải Phòng nâng tầm và đa dạng hơn. Hy vọng đề tài này sẽ là một trong những sự gợi ý cho những nhà quản lý và doanh nghiệp trên địa bàn thành phố nói chung và Việt Hải nói riêng có hướng đầu tư phát triển loại hình du lịch này, góp phần thu hút khách du lịch đến với Việt Hải - Cát Bà ngày càng nhiều và mang lại lợi ích kinh tế lớn giúp nhân dân Việt Hải - Cát Bà thoát khỏi cái nghèo bao lâu nay.

5. Phương pháp nghiên cứu


5.1. Phương pháp khảo sát thực địa


Trong quá trình đi khảo sát thực địa tại làng chài Việt Hải - Cát Bà đã giúp em tiếp cận được vấn đề một cách trực tiếp chân thật, kiểm tra đánh giá một cách khách quan nhất để có được góc nhìn toàn diện về các đối tượng nghiên cứu. Các hoạt động khi nghiên cứu bao gồm:

+ Quan sát


+ Mô tả


+ Điều tra


+ Ghi chép


+ Quay phim chụp ảnh tại các điểm nghiên cứu


+ Gặp gỡ trực tiếp với chính quyền địa phương, các cơ quan quản lý tài nguyên, các cơ quan quản lý chuyên ngành ở địa phương và cộng đồng sở tại.

Trong quá trình thực địa tại làng chài Việt Hải - Cát Bà em đã thu được rất nhiều nguồn thông tin bổ ích phục vụ cho việc viết khóa luận.

5.2. Phương pháp thu thập số liệu và sử lý số liệu, tài liệu


Phương pháp này được sử dụng để thu thập các nguồn thông tin, tài liệu sẵn có từ các sở, ban ngành liên quan như: Tài liệu thống kê của Sở văn hóa, thể thao và Du lịch Hải Phòng, Tổng cục thống kê, giáo trình và các đề tài nghiên cứu từ trước, từ cộng đồng địa phương, từ các tổ chức kinh doanh du lịch trên thành phố Hải Phòng và các huyện, các bài viết trên sách báo internet..... Trên cơ sở những tài liệu thu thập được và các kết quả phân tích, việc tổng hợp sẽ giúp định hình một tài liệu toàn diện và khái quát nhất về chủ đề của khóa luận.

5.3. Phương pháp dự báo


Phương pháp này để xác định, đánh giá các vấn đề trong nội dung có liên quan dựa trên các nguyên nhân hệ quả và tính hệ thống.

Đồng thời cũng dự báo số lượng, quy mô và chất lượng dịch vụ du lịch của làng chài Việt Hải - Cát Bà.

5.4. Phương pháp thống kê


Những số liệu cụ thể của hoạt động du lịch có liên quan đến những lĩnh vực như doanh thu số lượng khách.. là những số liệu mang tính định lượng. Trên cơ sở điều tra từ nhiều nguồn thuộc: Sở du lịch TP Hải Phòng UBND xã Việt Hải.. các số liệu được đưa vào phân tích để từ đó rút ra những đánh giá kết luận, có tính khách quan cao.

6. Kết cấu đề tài khóa luận:


Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, Phụ lục, khóa luận còn bao gồm 3 chương như sau:

Chương 1: Khái quát về loại hình du lịch homestay


Chương 2: Thực trạng phát triển du lịch homestay tại làng chài Việt Hải - Cát Bà.

Chương 3: Giải pháp phát triển loại hình du lịch homestay tại làng chài Việt Hải - Cát Bà theo hướng bền vững.


CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT LOẠI HÌNH DU LỊCH HOMESTAY VÀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG

1.1. Khái niệm.


1.1.1 Khái niệm loại hình du lịch homestay.


Thuật ngữ “Homestay” xuất hiện lần tiên trong lĩnh vực giáo dục

.“Homestay” chỉ người từ nơi khác, vùng khác đến ở tại nhà của cư dân bản địa nơi mình đến tìm hiểu học tập những nét văn hóa đặc sắc và cách sống của vùng đất mới. Từ những năm 1970 khách du lịch tham quan làng bản tìm hiểu về phong tục tập quán, cuộc sống hoang dã, lễ hội, cũng có thể một vài khách muốn tham quan hệ động thực vật sinh thái, núi non mà thường gọi là du lịch sinh thái. Thường thì những chuyến du lịch này còn mang tính tự nhiên hoang dã, hệ sinh thái đa dạng phong phú, địa hình hiểm trở, nhiều núi cao vực sâu nhưng lại thưa thớt, đi lại rất khó khăn, nhất là đối với khách tham quan, những lúc như vậy khách cần phải có sự giúp đỡ như chỉ đường để khỏi bị lạc,cần nơi lưu trú qua đêm, và đồ ăn, có được sự hỗ trợ giúp đỡ của cư dân địa phương, cung ứng dịch vụ, lúc đó, khách du lịch có được sự hỗ trợ của người dân bản xứ, đây là tiền đề cho việc phát triển du lịch homestay hiện nay.

Ngày nay du lịch homestay đã được quan tâm nhiều hơn. Chính vì vậy nó đã trở thành một lĩnh vực mới trong ngành công nghiệp xanh du lịch. Bên cạnh đó chính phủ tạo điều kiện giúp đỡ và tham gia vào lĩnh vực này nên từ đó các vấn đề xã hội, văn hóa chính trị, kinh tế xã hội, sinh thái trong khuôn viên của cư dân bản địa, (làng, bản)trở thành các tác nhân cung ứng dịch vụ cho khách và thu hút nhiều khách du lịch đến tham quan. Người dân bản xứ cũng đã có một nguồn thu lớn từ việc cung ứng và dịch vụ cho khách du lịch loại hình du lịch homestay


ngày càng phổ biến và có ý nghĩa vô cùng to lớn không chỉ với khách du lịch mà còn cho cả cư dân địa phương và chính quyền địa phương.

Homestay là một thuật ngữ trong du lịch cộng đồng để chỉ hình thức du lịch cư trú tại nhà của nhà dân địa phương. Du lịch homestay thường được hình thành ở những vùng mà không đủ điều kiện để xây dựng khách sạn, nhà nghỉ hay hàng quán ăn phục nhu cầu của khách du lịch”.[8]


Hiện nay đề cập đến du lịch homestay, có nhiều khía cạnh khác nhau như: “ du lịch dựa vào cộng đồng”, “du lịch ở nhà dân”, “ du lịch nghỉ tại gia”. Ở một số nước mà có du lịch homestay tương đối phát triể như Thái Lan, du lịch homestay được hiểu là “Homestay ở nước ngoài được hiểu như một loại hình du lịch, du khách sẽ sống trong căn nhà của người bản địa, có thể là ăn chung, ở chung và sinh hoạt như những thành viên trong một gia đình. Du khách ngoài việc tận hưởng kỳ nghỉ của mình còn được “chủ nhà” nhiệt tình chào đón vào các buổi sinh hoạt đời thường như ăn cơm, trò chuyện, trao đổi và giao lưu về văn hóa giữa các quốc gia với nhau hay náo nhiệt hơn là tiệc ẩm thực ngoài trời cùng với gia chủ và khách cư trú khác tại homestay. [8]

Theo ông Haji Sahariman Hamdan – chủ tịch Hiệp hội homestay Malaysia: “ homestay là loại hình du lịch mà du khach sẽ được ở và sinh hoạt chung với người dân bản xứ như những thành viên trong gia đình để khám phá phong cách sống của người dân, trải nghiệm cuộc sống hàng ngày của họ để biết được văn hóa của người dân ở đó”.[7]

Bên cạnh đó ở Việt Nam loại hình du lịch này đang ngày càng được quan tâm hơn và cũng có một số nhà nghiên cứu đề xuất khái niệm về du lịch homestay. Theo tác giả Vũ Thanh Minh (HDV chuyên tổ chức tour kiểu


homestay) “ Homestay là hình thức du lịch bền vững quảng bá văn hóa, con người và cảnh đẹp một cách chân thật, rút ngắn khoảng cách giữa khách du lịch và cư dân bản địa. Du lịch homestay đặc biệt phù hợp với quốc gia đa văn hóa như Việt Nam”. [6]


1.1.2. Khái niệm du lịch bền vững:


Tổ chức Du lịch Thế giới UNWTO đưa ra quan điểm về du lịch bền vững tại Hội nghị về môi trường và phát triển của Liên hợp quốc tại Rio de Janeiro năm 1992:

Du lịch bền vững là việc phát triển các hoạt động du lịch nhằm đáp ứng nhu cầu hiện tại của khách du lịch và người dân bản địa trong khi vẫn quan tâm đến việc bảo tồn và tôn tạo các nguồn tài nguyên cho việc phát triển hoạt động du lịch trong tương lai”.

(Tổ chức bảo tồn thiên nhiên quốc tế - IUCN, 1996)


“ Du lịch bền vững là việc đáp ứng nhu cầu hiện tại của khách và vùng du lịch mà vẫn đảm bảo những khả năng đáp ứng nhu cầu cho các thế hệ du lịch tương lai”.

(Hội đồng Du lịch và lữ hành quốc tế - WTTC, 1996)


1.2. Đặc điểm, ý nghĩa, loại hình du lịch homestay


1.2.1. Đặc điểm


Du lịch homestay là loại hình mà khách du lịch được ăn cùng, ngủ cùng, cùng sinh hoạt với người dân địa phương. Khách du lịch theo dạng homestay sẽ được phân bố tới nhà dân bản địa, được ăn, ngủ, nghỉ và tham gia hoạt động của

Xem tất cả 85 trang.

Ngày đăng: 05/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí