Bảng 2.2. Tỷ lệ lao động sản xuất, kinh doanh nghề truyền thống
Nghề truyền thống | Tỷ lệ lao động | |
Đông Phương Yên, Chương Mỹ | Mây tre, giang đan | 90% |
Vạn Phúc, Hà Đông | Lụa tơ tằm | 58.3% |
Đa Sĩ, Hà Đông | Dao kéo | 61% |
Thụy Ứng, Thường Tín | Đồ sừng | 70% |
Duyên Thái, Thường Tín | Sơn mài | 80% |
Sơn Đồng, Hoài Đức | Đồ gỗ | 80% |
Có thể bạn quan tâm!
- Phát Triển Làng Nghề Gắn Với Du Lịch Ở Quảng Nam.
- Chính Sách Phát Triển Làng Nghề Truyền Thống Với Phát Triển Du Lịch.
- Tình Hình Sản Xuất, Kinh Doanh Của Làng Nghề Ở Hà Nội
- Thực Trạng Phát Triển Làng Nghề Truyền Thống Gắn Với Du Lịch Ở Làng Gốm Bát Tràng.
- Quan Điểm, Phương Hướng Phát Triển Làng Nghề Truyền Thống Gắn Với Du Lịch Ở Hà Nội
- Phương Hướng Kết Hợp Phát Triển Làng Nghề Truyền Thống Gắn Với Du Lịch.
Xem toàn bộ 150 trang tài liệu này.
Nguồn: [5, tr.99]
Cùng với việc thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế hợp lý, giá trị sản xuất của làng nghề Vạn Phúc gia tăng đáng kể, năm 2007 ( hơn 30 tỷ đồng), 2008 (27 tỷ đồng), 2010 (khoảng 35 tỷ đồng). Cùng với đó, cơ cấu sản phẩm cũng có sự đa dạng về chủng loại, mẫu mã, chất lượng sản phẩm. Qua khảo sát tại làng nghề Vạn Phúc cho thấy, vào những năm 90 các mặt hàng tơ bóng, tơ tằm, sa tanh, đũi, the, vân chỉ có ba mẫu hoa là hoa hướng dương, hoa sao và hoa đồng tiền thì hiện nay có khoảng hơn 100 mẫu. Làng nghề còn có thể đáp ứng bất kỳ mẫu nào theo đơn đặt hàng của khách.
Với chính sách phát triển ngành nghề nông thôn của điạ phương đã làm tăng các cơ sở nghề truyền thống, qua đó tạo việc làm ổn định cho hàng ngàn lao động. Ngoài lao động thường xuyên, các hộ, cơ sở ngành nghề còn thu hút lao động nhàn rỗi trong nông thôn. Theo báo cáo Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội, năm 2008 lao động nông nghiệp có thu nhập bình quân là 5,4 triệu đồng/người. Trong khi đó, thu nhập của lao động trong các làng nghề truyền thống cao hơn rất nhiều lần lao động nông nghiệp. Số liệu sau cho thấy:
Bảng 2.3. Tình hình thu nhập và lao động tại một số LN truyền
thống
Nghề truyền thống | Lao động làm nghề (người) | Thu nhập bình quân (nghìn đồng) | |
Vạn Phúc | Dệt lụa tơ tằm | 1.450 | 9.000.000 |
Chuôn Ngọ | Đồ gỗ, chạm khảm | 350 | 12.000.000 |
Sơn Đồng | Điêu khắc, tạc tượng | 4.500 | 8.400.000 |
Bát Tràng | Gốm sứ | 3.500 - 4.000 | 10.800.000 |
Nguồn: Tổng hợp báo cáo các làng nghề đăng ký tham gia xét duyệt danh hiệu làng nghề tiêu biểu 2008
Thực tiễn ở Vạn Phúc cho thấy, việc phát triển mạnh mẽ làng nghề truyền thống đã góp phần tích cực, từng bước làm thay đổi bộ mặt nông thôn; kết cấu hạ tầng cơ sở ở nông thôn được xây dựng và hoàn thiện hơn, ngày càng khang trang, hiện đại hơn, tập quán sinh hoạt có sự thay đổi; đời sống kinh tế - xã hội của người dân được cải thiện và nâng lên rõ rệt, đời sống văn hóa tinh thần cũng được nâng lên, an ninh trật tự được đảm bảo, nhiều tập quán, truyền thống tốt đẹp của nhân dân được khôi phuc, thúc đẩy mạnh mẽ quá trình đô thị hóa và hiện đại hóa nông thôn.
2.2.1.2. Thực trạng việc phát triển làng nghề truyền thống gắn với du lịch ở làng lụa Vạn Phúc.
* Tiềm năng
Làng nghề dệt lụa Vạn Phúc đã có cả nghìn năm. Trong quá khứ, trong sách báo và trong những câu ca dao, thì tên lụa Vạn Phúc đã có một sức hút đặc biệt. Nằm bên bờ sông Nhuệ, làng lụa Vạn Phúc vẫn còn giữ được ít nhiều nét cổ kính quê ngày xưa như hình ảnh cây đa cổ thụ, giếng nước, sân đình, buổi chiều vẫn họp chợ dưới gốc đa trước đình.
Lụa Vạn Phúc có nền văn hoá lâu đời, con người ở đó thật thà hiền lành, dễ mến. Các nếp sống và văn hoá vẫn còn lưu lại chút hình ảnh cổ xưa. Do nằm cách trung tâm Hà Nội không xa, lại nằm trên trục đường chính cạnh quốc lộ 6A và nằm trên đường đi tới một số địa điểm du lịch nổi tiếng khác của Hà Nội như Chùa Thầy, Chùa Hương, Đường Lâm (Ba Vì)…nên làng lụa Vạn Phúc rất thuận lợi khi tạo các tour du lịch dài ngày cũng như ngắn ngày.
Làng có chùa Tiên Linh, tên Nôm là chùa Trắng hay chùa Bụt Mọc. Trên phố Lụa còn có đình làng Vạn Phúc - một công trình có giá trị về kiến trúc - cũng là di tích cách mạng. Đình được xây dựng lại cách đây trên 10 năm gồm Hậu cung, Phương đình tám mái và 10 gian tả mạc, thờ bà Ả Lã Thị Nương - tổ nghề dệt lụa làng Vạn Phúc. Hàng năm, từ ngày 11 - 13 tháng Giêng, làng Vạn Phúc đều tổ chức ngày hội long trọng để tưởng nhớ Tổ nghề. Lễ hội đã trở thành sinh hoạt cộng đồng, mang đậm tính văn hóa vùng Bắc Bộ Khi đi vào làng, âm thanh những khung cửi, tiếng thoi đưa rộn ràng.
Nhiều khi, cả ngày lẫn đêm đều không dứt tiếng dệt lụa. Lụa tơ tằm Vạn Phúc đã vượt qua không gian, thời gian, vượt qua giá trị hàng hóa kinh tế đơn thuần để trở thành biểu tượng của cái đẹp, mang tính văn hóa, truyền thống dân tộc. Đã có những ca từ ngợi ca lụa Vạn Phúc, Hà Đông:
Nắng Sài Gòn anh đi mà chợt mát Bởi vì em mặc áo lụa Hà Đông.
Nhắc tới Vạn Phúc không thể không nhắc tới những mẫu lụa nổi tiếng xa gần với nhiều chủng loại: Lụa, là, gấm, vóc, vân, the, lĩnh, bằng, quế, đoạn, sa, kỳ, cầu, đũi. Theo ca dao truyền miệng, nổi tiếng nhất trong các loại lụa Vạn Phúc có lẽ là lụa vân - loại lụa mà hoa văn nổi vân trên mặt lụa mượt.
The La, lĩnh Bởi, chồi Phùng
Lụa vân Vạn Phúc, nhiễu vùng Mỗ Bôn.
Lụa vân nói riêng và lụa Vạn Phúc nói chung có đặc điểm ấm áp vào mùa đông và mát mẻ vào mùa hè. Hoa văn trang trí trên vải lụa rất đa dạng như mẫu Song hạc, mẫu Thọ Đỉnh, mẫu Tứ Quý ... những mẫu lụa này đã trở thành nét đặc trưng rất đáng tự hào của người dân nơi đây. Lụa Vạn Phúc bền, đẹp, khoác lên người có cảm giác mát mẻ, nhẹ nhàng mà mềm mại, thêm vào đó là dáng vẻ thanh tao, sang trọng, quý phái, tôn thêm vẻ đẹp của người mặc. Chính vì lẽ đó nên dù trên thị trường có khá nhiều loại lụa khác nhau với mẫu mã phong phú nhưng rất nhiều người, đặc biệt là du khách nước ngoài vẫn chọn Vạn Phúc là điểm đến để tìm mua quà cho người thân và bạn bè. Ðó chính là thương hiệu riêng mà lụa Hà Ðông đã tạo dựng được trong lòng du khách.
* Những khó khăn trong phát triển làng nghề truyền thống gắn với du lịch ở làng lụa Vạn Phúc.
Về cơ sở hạ tầng và công tác quy hoạch: Quận Hà Đông nằm ở cửa ngõ phía tây nam, cách trung tâm Thủ đô 11 km, với diện tích gần 5.000 ha. Các dự án đầu tư ồ ạt đổ về, nhiều công trình được xây dựng, mạng lưới giao thông xuyên suốt…đã thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Làng Vạn Phúc nằm ngay sát con sông Nhuệ, vốn là trung tâm đô thị hoá của quận. Làng lụa Vạn Phúc vốn nổi danh, vốn là làng cổ giờ đã như đô thị với những khu phố bán hàng sầm uất, đường sá chật hẹp, khi đông khách, ôtô đỗ dọc đường làng kín cả lối đi. Nhà cửa mọc lên san sát, các tiểu thương buôn bán tập trung ở con đường tiến vào làng. Dù vẫn còn giữ được nét cổ xưa, như đình làng, ao làng, nhưng cả làng đã bị bao bọc bởi những toà nhà cao tầng, giữa những công trình hiện đại.
Mô hình làng nghề kết hợp với du lịch cũng đã có từ nhiều năm nay nhưng cơ sở vật chất phục vụ còn hạn chế, đường chật hẹp, nhà nghỉ, khách sạn, các công trình phụ trợ như bãi đỗ xe, cửa hàng kinh doanh ẩm thực hỗ trợ
việc đón tiếp du khách còn rất thiếu… Theo đánh giá của nhiều chuyên gia trong lĩnh vực du lịch, việc phát triển làng nghề gắn với du lịch ở Vạn Phúc chưa phát triển được theo hướng chuyên nghiệp được một phần là do tâm lý cách làm theo kiểu “ăn xổi”, chỉ nặng tâm lý khai thác các điểm di tích sẵn có. Mặt khác, người dân ở các làng nghề rất muốn được làm du lịch, nhưng họ lại không biết làm thế nào, không có các kiến thức về du lịch, từ việc giao tiếp đến sáng tạo các sản phẩm thủ công. Chính vì thế nên chưa làm hài lòng được du khách - nhân tố quyết định việc kết hợp phát triển làng nghề với du lịch.
Theo quy hoạch, tới năm 2015, Vạn Phúc sẽ phát triển du lịch làng nghề bằng cách hoàn thiện ba công trình lớn gồm khu sản xuất rộng 13 ha, trung tâm giới thiệu sản phẩm và nhà truyền thống gắn liền với đền thờ tổ nghề dệt lụa. Tổng số vốn đầu tư cho cơ sở hạ tầng vào khoảng 60 -70 tỉ đồng. Song việc triển khai quy hoạch còn chậm tiến độ dẫn đến việc gắn kết phát triển làng nghề với du lịch còn nhiều hạn chế.
Về phát triển sản xuất: Sản xuất giảm sút do thiếu nguyên liệu, diện tích trồng dâu ngày càng bị thu hẹp do tơ rớt giá, người dân trốc gốc trồng những loại cây khác. Chất lượng trứng tằm thấp cũng là một vấn đề khiến nguyên liệu dệt lụa suy giảm. Qua khảo sát cho thấy: Giá tơ nguyên liệu tăng từ 420.000 đồng/kg lên gần 700.000 đồng/kg đã khiến cho nhiều máy dệt ngừng đang hoạt động. Trong khi giá tơ tăng mạnh, nhưng giá vải lụa dệt thô lại chỉ tăng từ 17.000 đồng/mét tăng lên khoảng 20.000 đồng/mét. Vải satanh cũng chỉ có giá khoảng 50.000 đồng/mét dù lượng tơ và thời gian dệt loại này nhiều hơn hẳn so với vải lụa.
Khi còn hoạt động mạnh và sôi nổi nhất, cả làng có tới hơn 1000 máy dệt. Thế nhưng hiện tại, số máy dệt không quá 300 máy đang hoạt động. Một phần ba trong đó là các máy dệt lụa thường. Tính ra thì không quá 200 hộ còn dệt lụa. Trong các hộ dệt lụa từ xưa, một số giờ chuyển sang làm những công
việc khác mang lại nhiều lợi nhuận hơn so với dệt lụa truyền thống. Họ buôn bán, kinh doanh quán xá, kinh doanh các mặt hàng đời sống. Đất đai dùng cho dệt lụa ngày càng thu hẹp. Thiếu người dệt lụa, thiếu đất để phát triển, khiến làng lụa đang chơi vơi giữa dòng đô thị hoá ngày càng lớn.
Vấn đề thương hiệu và thị trường tiêu thụ sản phẩm: Trong xu thế phát triển các làng nghề thành điểm du lịch, Vạn Phúc cũng đã có dự án phát triển làng nghề theo hướng gắn với du lịch, trong đó tập trung xây dựng, chỉnh trang và phát triển làng nghề đáp ứng nhu cầu khép kín của du khách. Song, việc bảo vệ thương hiệu, bảo vệ hình ảnh chưa được quan tâm đúng mức. Vẫn để xảy ra tình trạng hàng nhái, hàng kém chất lượng, từ đó làm mất uy tín làng nghề.
Mặc dù, từ năm 2008, làng nghề đã đăng ký với Cục Sở hữu trí tuệ sản phẩm lụa Vạn Phúc mang tên "Lụa Hà Đông". Nhưng hiện nay, ngay tại làng lụa không ít người vì lợi ích cá nhân có thể "bán rẻ" thương hiệu của làng nghề. Có hộ còn lạm dụng thương hiệu của làng nghề để trà trộn hàng giả, hàng kém chất lượng bán cho khách. Điều này khiến nhiều khách hàng hiểu lầm về chất lượng lụa Hà Đông, qua đó tính cạnh tranh của sản phẩm lụa Vạn Phúc không cao. Hiệp hội làng nghề kêu gọi các chủ cửa hàng có tâm huyết xây dựng hệ thống cửa hàng chỉ bán sản phẩm do chính thợ Vạn Phúc làm ra. Nhưng không phải chủ cửa hàng nào cũng ý thức về điều này, nên giấc mơ có được làng lụa "100% Vạn Phúc" vẫn còn chưa trọn.
Việc sản xuất ra nhiều loại lụa từ bình dân đến cao cấp hay đa dạng các mẫu mã sản phẩm chính là hướng đi giúp làng nghề vượt qua những thời điểm khó khăn để tồn tại và phát triển đến ngày nay. Tại các cửa hàng của làng Vạn Phúc, khách hàng có thể mua được các loại lụa với các mức giá khác nhau đều là lụa "made in Hà Đông". Song do một số nhân viên bán hàng tại làng nghề chưa trung thực với khách. Bên cạnh đó, khách hàng cũng thiếu
thông tin về làng nghề nên dẫn tới hiểu lầm. Làng lụa Vạn Phúc hiện nay có thể sản xuất ra nhiều loại sản phẩm, đáp ứng mọi nhu cầu của khách hành từ bình dân đến cao cấp, không phải hàng kém chất lượng. Tuy nhiên, đại diện các hộ kinh doanh lụa Vạn Phúc cho biết, trong số các hộ kinh doanh, không phải hộ nào cũng có điều kiện về mặt bằng; nhiều hộ phải đi thuê cửa hàng trong điều kiện giá cả đắt đỏ đã khiến việc kinh doanh trở nên khó khăn. Để đảm bảo thu nhập, nhiều hộ kinh doanh đã khai thác thêm các sản phẩm từ nơi khác nhưng không nói rõ cho khách hàng biết, dẫn tới có sự hiểu lầm. Bên cạnh đó, các cửa hàng nhiều khi bị hướng dẫn viên du lịch "ép" mức phí hoa hồng quá cao nên buộc phải tăng giá bán sản phẩm.
Cạnh tranh sản phẩm và liên kết kinh tế trong làng nghề còn hạn chế. Do làng nghề Vạn Phúc chưa thành lập bộ phận quản lý chất lượng làng nghề, kiểm tra các hộ sản xuất, kinh doanh. Vì vậy, các hộ sản xuất chưa hướng tới được sự chuyên môn hóa các khâu từ dệt, nhuộm và liên kết với các làng nghề làm chăn, đệm, may mặc, thêu… nhằm đa dạng hóa các sản phẩm.
Vấn đề về môi trường: Cùng với sự đi lên của đời sống đó là sự đi xuống của môi trường, song song với sự ra đời của những thước vải mềm mại là hàng khối chất thải được thải ra môi trường hàng ngày hàng giờ. Làng Vạn Phúc hiện có hơn 700 cơ sở tham gia sản xuất lụa, trong đó hơn 22 cơ sở làm công việc nhuộm và tẩy rửa lụa, chịu trách nhiệm tẩy, nhuộm cho toàn bộ số lụa của làng Vạn Phúc sản xuất ra mỗi ngày. Trước kia, các nghệ nhân của làng nghề thường dùng thuốc nhuộm màu hay tẩy trắng cho lụa là những nguồn nguyên liệu dân gian được lấy từ thực vật, lá cây hay các loại hoa, quả. Giờ đây người ta đã sử dụng hóa chất vào việc này, các chất thải độc hại này đang được xả ra môi trường một cách trực tiếp và không qua bất cứ một biện pháp xử lý nào, kể cả việc dùng các bể lắng lọc thô sơ. Mỗi ngày các cơ sở sản xuất của Vạn Phúc cho ra đời từ 4.000 - 5.000m lụa, tương đương với
400kg lụa. Mỗi năm, làng lụa Vạn Phúc sản xuất ra hơn 1 triệu mét lụa thành phẩm. Trong khi đó cứ mỗi kilôgam lụa thành phẩm phải mất tới 30 lít nước tẩy rửa, số hóa chất được đưa vào phục vụ cho quá trình nhuộm tạo màu cho lụa chiếm một tỷ lệ cao, cứ 10kg lụa phải mất tới 300g hóa chất nhuộm. Tính ra, để tẩy và làm màu cho toàn bộ số lụa này thì phải dùng tới hàng trăm kilôgam hóa chất. Tất cả khi sử dụng xong đều được thải trực tiếp ra môi trường không qua khâu xử lý chất thải
Trong năm 2011, phường Vạn Phúc có 463 người mắc bệnh viêm hô hấp trên, 36 người viên phế quản, 87 người mắc bệnh viêm phổi, 82 người mắc bệnh tiêu chảy... và đã xảy ra 15/42 ca tử vong do mắc phải căn bệnh ung thư. Phần lớn những người chết vì ung thư (chủ yếu là ung thư gan, ung thư vòng họng) ở độ tuổi trung bình từ 40 - 60, chiếm tới gần 40% số ca tử vong của Vạn Phúc.
Về nguồn nhân lực: Trong thời gian qua, làng nghề Vạn Phúc thiếu người phát triển sản phẩm, đặc biệt là những người giỏi, có tâm huyết. Địa phương chưa tập trung nâng cao chất lượng đội ngũ thợ sản xuất và nhân viên bán hàng. Trong đó, chưa làm tốt công tác đào tạo đội ngũ nhân viên bán hàng có trình độ ngoại ngữ tốt để giới thiệu với du khách về giá trị, lịch sử làng nghề và có tác phong chuyên nghiệp khi giao tiếp với du khách. Bên cạnh đó, mỗi người dân, hộ sản xuất cũng chưa có thái độ lịch sự, niềm nở để tạo thiện cảm cho du khách đến với làng nghề.
Về hoạt động quảng bá để hút khách du lịch: Việc thiếu kiến thức về du lịch là tình trạng chung của người dân ở các làng nghề. Người dân không có hiểu biết về tiếp thị, không được học cách tiếp khách du lịch, không được hướng dẫn cách làm ra những sản phẩm hấp dẫn giá rẻ để “mua chuộc” khách, Đặc biệt, chưa biết sử dụng luôn sản phẩm làng nghề làm trang phục để quảng bá thương hiệu cũng như chưa có đội ngũ hướng dẫn viên du lịch tại