Phát triển làng nghề truyền thống gắn với du lịch ở Hà Nội - 4


theo cổ phần. Vốn đóng góp có thể là hiện vật hoặc tiền, nếu là hiện vật sẽ được quy đổi theo giá cả thị trường lúc đó. Hình thức phân phối theo lao động và vốn cổ phần theo các chủ thể kinh tế đóng góp.

Công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần: Đây là hình thức mới xuất hiện ở làng nghề truyền thống và phát triển sau khi luật doanh nghiệp ra đời. Được xuất hiện từ những chủ thể kinh tế có số vốn lớn và năng động trong cơ chế thị trường. Mặc dù mới xuất hiện và chiếm tỷ trọng nhỏ nhưng các mô hình kinh tế này đã khẳng định được vai trò của mình trong xu thế hội nhập của các làng nghề truyền thống.

* Phân loại làng nghề truyền thống.

Việc phân loại các nhóm nghề truyền thống không phải là dễ vì một số nghề có thể được coi là ở nhóm này, song cũng có thể vừa thuộc cả nhóm khác. Có nhiều cách phân loại khác nhau nhưng chúng chỉ mang tính chất tương đối. Theo nhiều công trình nghiên cứu, nghề thủ công truyền thống ở nước ta được chia thành năm nhóm sau:

1. Mặt hàng thủ công mỹ nghệ như: sơn mài, khảm trai.

2. Mặt hàng công cuản xuất như: cuốc, liềm, hái..

3. Mặt hàng phục vụ tiêu dùng thông thường như: dao, kéo

4. Mặt hàng phục vụ cho sản xuất và đời sống như: nề, mộc, vật liệu xây dựng.

5. Mặt hàng được chế biến từ lương thực, thực phẩm như: bánh cuốn, rượu.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 150 trang tài liệu này.

Theo như tài liệu nghiên cứu của Tiến sĩ Bạch Thị Lan Anh đã chia các nhóm nghề truyền thống ở nước ta thành 52 nhóm nghề như sau:

Bảng 1.1. Nhóm nghề thủ công mỹ nghệ

Phát triển làng nghề truyền thống gắn với du lịch ở Hà Nội - 4


* Nhóm nghề thủ công, mỹ nghệ:

1. Nghề gốm

28. Nghề làm đàn, sáo, nhị

29. Nghề làm trang phục sân khấu


2. Nghề chạm khắc đá 30. Nghề mộc

3. Nghề đúc đồng 31. Nghề kiến trúc

4. Nghề rèn 32. Nghề tiện (gỗ)

5. Nghề dệt (vải, lụa) 33. Nghề làm lược

6. Nghề đóng thuyền 34. Nghề làm hương nến

7. Nghề kim hoàn * Nhóm nghề công cụ sản xuất:

8. Nghề dệt chiếu 35. Nghề làm cày, bừa

9. Nghề may mặc 36. Nghề làm súng, cung, nỏ

10. Nghề thêu, ren * Nhóm nghề làm thuốc, chế biến thực phẩm:

11. Nghề chạm khắc gỗ 37. Nghề đông y

12. Nghề làm nón 38. Nghề thuốc nam

13. Nghề làm giầy, dép 39. Nghề nấu rượu

14. Nghề dệt thảm 40. Nghề làm tương

15. Nghề làm giấy 41. Nghề làm nước mắm

16. Nghề in (mộc bản) 42. Nghề làm muối

17. Nghề khảm trai 43. Nghề muối dưa cà

18. Nghề làm tranh dân gian 44. Nghề làm nha, mật đường

19. Nghề sơn, sơn mài 45. Nghề làm bánh mứt kẹo

20. Nghề thủy tinh 46. Nghề làm cốm

21. Nghề ngọc (trai, đá quý) 47. Nghề làm bún

22. Nghề làm quạt giấy 48. Nghề làm giò, chả, nem

23. Nghề làm trống 49. Nghề làm đậu phụ

24. Nghề làm đồ chơi 50. Nghề chưng cất dầu thực vật

25. Nghề làm con rối, múa rối 51. Nghề yến sào

26. Nghề làm ô, dù, lọng 52. Nghề nấu ăn.

27. Nghề mây tre đan


Nguồn: [5, tr. 99]

Mặt khác, căn cứ vào giá trị sử dụng của sản phẩm, có thể phân loại các ngành nghề truyền thống theo các nhóm sau:

- Các ngành nghề sản xuất các mặt hàng thủ công, mỹ nghệ như: khảm gỗ, vàng bạc, thêu thùa.

- Ngành nghề phục sản xuất và đời sống như: nghề mộc, đúc đồng, sản xuất vật liệu xây dựng.

- Ngành nghề sản xuất các mặt hàng tiêu dùng thông thường như: khâu nón, dệt chiếu.

- Ngành nghề chế biến lương thực, thực phẩm như: xay xát, nấu rượu, làm bánh.

1.1.1.3. Du lịch.

* Khái niệm du lịch, kinh tế du lịch.

Khái niệm “Du lịch”:

Ngày nay du lịch đã trở thành một hiện tượng kinh tế - xã hội phổ biến. Hội đồng Lữ hành và Du lịch quốc tế (World Travel and Tourism Council - WTTC) đã công nhận du lịch là một ngành kinh tế lớn nhất thế giới, vượt lên trên cả ngành sản xuất ô tô, thép, điện tử và nông nghiệp. Đối với một số quốc gia, du lịch là nguồn thu ngoại tệ quan trọng nhất trong ngoại thương và nhanh chóng trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn của nhiều quốc gia trên thế giới.

Du lịch là hiện tượng kinh tế - xã hội, trong quá trình phát triển nội dung không ngừng mở rộng và ngày càng phong phú. Định nghĩa về du lịch được Viện hàn lâm khoa học quốc tế về du lịch xuất bản như sau: Du lịch là tập hợp các hoạt động tích cực của con người nhằm thực hiện một dạng hành trình, là một công nghiệp liên kết nhằm thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch… Du lịch là một cuộc hành trình mà một bên là người khởi hành với mục đích


đã được chọn trước và một bên là những công cụ làm thỏa mãn nhu cầu của họ.

Ở Việt Nam, khái niệm du lịch cũng được hiểu theo nhiều quan niệm khác nhau. Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đưa ra định nghĩa trên cơ sở tổng hợp những lý luận và thực tiễn của hoạt động du lịch thế giới và Việt Nam: Du lịch là một ngành kinh doanh bao gồm các hoạt động tổ chức hướng dẫn du lịch, sản xuất, trao đổi hàng hóa và dịch vụ của những doanh nghiệp, nhằm đáp ứng nhu cầu đi lại, lưu trú, ăn uống, thăm quan, giải trí, tìm hiểu và các nhu cầu khác của khách du lịch. Các hoạt động đó phải đem lại lợi ích kinh tế chính trị - xã hội thiết thực cho nước làm du lịch và cho bản thân doanh nghiệp.

Trong Pháp lệnh du lịch của Việt Nam, tại điều 10, thuật ngữ “du lịch” được hiểu như sau: “Du lịch là hoạt động của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm thỏa mãn nhu cầu thăm quan, giải trí, nghĩ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định”.

Vậy du lịch là một hoạt động có nhiều đặc thù, gồm nhiều thành phần tham gia, tạo thành một tổng thể hết sức phức tạp. Hoạt động du lịch vừa có đặc điểm của ngành kinh tế, lại có đặc điểm của ngành văn hóa - xã hội. Hoạt động du lịch không những mang lại lợi ích chính trị, văn hóa, xã hội mà còn mang lại lợi ích kinh tế cao, du lịch là cầu nối để các nước liên kết với nhau trong quá trình hội nhập, cùng phát triển kinh tế.

Kinh tế du lịch:

Ngay từ khi du lịch trở thành nhân tố quan trọng trong phát triển kinh tế thì khái niệm kinh tế du lịch cũng được quan tâm hơn bao giờ hết. Theo cách hiểu thông dụng nhất, kinh tế du lịch là hiệu quả kinh tế do du lịch mang lại. Kinh tế du lịch thể hiện mức độ sử dụng các yếu tố sản xuất và tài nguyên du lịch nhằm tạo ra và tiêu thụ một khối lượng lớn nhất các dịch vụ và hàng hóa


có chất lượng cao trong một khoảng thời gian nhất định nhằm đáp ứng nhu cầu của khách du lịch với chi phí nhỏ nhất, đạt doanh thu cao nhất và thu lợi nhuận tối đa. Kinh tế du lịch phản ánh trình độ sử dụng nguồn lực sẵn có để đạt được kết quả sản xuất kinh doanh cao với chi phí thấp nhất.

Kinh tế du lịch là một bộ phận của kinh tế, kinh tế du lịch giúp cho con người hiểu về cách thức vận hành của du lịch nói chung và cách thức ứng xử của từng tác nhân tham gia vào du lịch nói riêng. Kinh tế du lịch tập trung vào việc sử dụng và quản lý các nguồn lực du lịch hạn chế để đạt được thỏa mãn tối đa nhu cầu vật chất, tinh thần của con người.

* Một số loại hình du lịch.

Dựa vào các tiêu thức phân loại khách nhau có thể phân loại du lịch thành các loại hình du lịch khác nhau.

Thứ nhất, căn cứ vào phạm vi lãnh thổ của chuyến đi du lịch, du lịch được phân thành du lịch quốc tế và du lịch nội địa.

Thứ hai, căn cứ vào nhu cầu làm nảy sinh hoạt động du lịch

Theo tiêu thức này du lịch được phân chia thành những loại hình như du lịch chữa bệnh, du lịch nghỉ ngơi, giải trí, du lịch thể thao, du lịch văn hóa,…

Đối với du lịch chữa bệnh, khách du lịch do nhu cầu điều trị các bệnh tật về thể xác và tinh thần của họ. Du lịch chữa bệnh có nhiều loại như chữa bệnh bằng khí hậu, bằng nước khoáng (tắm nước khoáng, uống nước khoáng…), chữa bệnh bằng bùn. Loại hình này phụ thuộc điều kiện địa lý tự nhiên ở từng vùng miền tuy nhiên phát hiện và phát triển lợi thế tự nhiên ấy là điều kiện quan trong phát triển kinh tế du lịch.

Với du lịch nghỉ ngơi, giải trí - loại hình du lịch nảy sinh từ nhu cầu nghỉ ngơi để phục hồi thể lực và tinh thần cho con người, trong điều kiện đời sống xã hội ngày một nâng cao, loại hình du lịch nghỉ ngơi, giải trí càng có cơ


hội phát triển. Người ta sẵn sàng chi tiêu cho sức khỏe, du lịch có thể coi là “đầu tư” cho sức khỏe, vì sự phát triển của con người. Cũng nhờ đó mà kinh tế du lịch có điều kiện thuận lợi để lớn mạnh theo sự phát triển của xã hội.

Ngoài ra còn nhiều loại hình du lịch với các mục đích khác nhau như nhằm thực hiện nhiệm vụ công tác hoặc nghề nghiệp nào đó khi khách đi tham dự các cuộc hội nghị, hội thảo, các cuộc triển lãm hàng hóa (du lịch công vụ); nhằm mục đích tìm hiểu thị trường, nghiên cứu dự án đầu tư, kí kết hợp đồng (du lịch thương gia) hay nhằm thỏa mãn nhu cầu tín ngưỡng đặc biệt của những người theo các đạo khác nhau (du lịch tôn giáo)…

Thứ ba, căn cứ vào hình thức tổ chức chuyến đi

Theo tiêu thức này du lịch được phân thành du lịch theo đoàn và du lịch cá nhân. Dù là loại hình nào trong hình thức tổ chức du lịch theo chuyến đi thì các điều kiện ăn ở, sinh hoạt… nơi lưu trú giữ vai trò quan trọng trong việc thu hút lượng khách du lịch ở các vùng miền du lịch.

Các loại hình du lịch còn rất phong phú và đa dạng, căn cứ vào nhiều tiêu thức. Ngoài các căn cứ nêu trên, loại hình du lịch còn căn cứ vào phương tiện giao thông được sử dụng, phương tiện lưu trú. Thường một người đi du lịch với nhiều nhu cầu nảy sinh khác nhau nên ta thường gặp sự kết hợp của một vài loại hình cùng một lúc. Ví dụ như du lịch nghỉ ngơi, giải trí với du lịch văn hóa; du lịch công vụ với du lịch văn hóa…v.v…

* Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của du lịch.

Điều kiện tự nhiên:

Trong quá trình phát triển kinh tế du lịch, vị trí địa lý được coi là một trong những nguồn lực quan trọng. Vị trí địa lý bao gồm vị trí địa lí về mặt tự nhiên (phạm vi lãnh thổ có giới hạn và tọa độ địa lý), vị trí về kinh tế - xã hội và chính trị. Vị trí địa lý có ý nghĩa về mặt giao thông, giao lưu trao đổi. Khi phân tích và đánh giá vị trí địa lý quy định tài nguyên du lịch tự nhiên như địa


hình, khí hậu, nguồn nước, sinh vật… góp phần thu hút khách du lịch. Như vậy không thể phủ nhận vị trí địa lý tự nhiên hay do chính con người tạo nên là một trong những yếu tố góp phần phát triển kinh tế du lịch, hay địa phương nào, vùng miền nào có vị trí địa lý thuận lợi cho du lịch sẽ phát triển kinh tế du lịch.

Các nhân tố nhân văn:

Tài nguyên du lịch nhân văn là các đối tượng do con người tạo ra có giá trị văn hóa, tinh thần và phục vụ nhu cầu du lịch. Tài nguyên du lịch nhân văn bao gồm nhiều yếu tố, trong đó có yếu tố Dân tộc, di tích lịch sử văn hóa, lễ hội…

Mỗi dân tộc có nhiều điều kiện sinh sống, đặc điểm văn hóa, phong tục tập quán, hoạt động sản xuất… mang sắc thái riêng của mình và có địa bàn cư trú nhất định. Có thể nói du lịch dân tộc học vẫn còn là những bí ẩn mà mỗi khách du lịch đều muốn khám phá. Những đặc thù của từng dân tộc, đó chính là những tập tục lạ về cư trú, thói quen ăn uống, kiến trúc cổ…v.v.. luôn có sức hấp dẫn riêng đối với khách du lịch. Các di tích lịch sử - văn hóa phục vụ khách du lịch là một trong những yếu tố thu hút họ với mục đích khám phá, tìm hiểu, nghiên cứu khoa học. Bên cạnh đó những nghề thủ công truyền thống đã trở thành một tài nguyên du lịch nhân văn được khai thác, phuc vụ đắc lực cho hoạt động phát triển kinh tế du lịch. Du lịch là một ngành kinh tế có định hướng tài nguyên rõ rệt. Tài nguyên du lịch ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của kinh tế du lịch, đến việc hình thành chuyên môn hóa các vùng du lịch và hiệu quả kinh tế của hoạt động du lịch.

Cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch:

Cơ sở hạ tầng là tiền đề, là đòn bẩy của mọi hoạt động kinh tế, trong đó có kinh tế du lịch. Trong cơ sở hạ tầng, mạng lưới và phương tiện giao thông là những nhân tố quan trọng hàng đầu, đồng thời hệ thống thông tin liên lạc là


những nhân tố quan trọng hàng đầu, đồng thời hệ thống thông tin liên lạc, mạng lưới cung cấp điện, nước sạch cũng là những thành phần phục vụ trực tiếp cho hoạt động du lịch.

Du lịch gắn với sự di chuyển của con người trên một khoảng cách nhất định. Chính vì thế, du lịch phụ thuộc vào giao thông (mạng lưới đường xá và phương tiện giao thông). Một đối tượng có thể có sức hấp dẫn đối với khách du lịch nhưng vẫn không thể khai thác được khi thiếu nhân tố giao thông. Việc phát triển giao thông cho phép mau chóng khai thác nguồn tài nguyên du lịch.

Hệ thống thông tin liên lạc là một phần quan trọng trong cơ sở hạ tầng của các hoạt động du lịch. Nó là điều kiện cần thiết để đảm bảo giao lưu cho khách du lịch trong nước và quốc tế. Trong hoạt động du lịch, thông tin liên lạc đảm nhiệm việc vận chuyển các tin tức một cách nhanh chóng và kịp thời, góp phần thực hiện các mối giao lưu giữa các vùng, các nước. Đặc biệt trong đời sống kinh tế - xã hội hiện đại nói chung cũng như ngành du lịch không thể thiếu được thông tin liên lạc. Mạng lưới thông tin liên lạc ngày càng trở nên phong phú và hiện đại hơn trước đã tạo những điều kiện tiện ích, rút ngắn khoảng cách về không gian và thời gian, giảm giá thành sản phẩm cho du khách. Đây là những điều kiện thuận lợi hấp dẫn khách du lịch và triển khai các hoạt động kinh doanh của các công ty du lịch.

Hệ thống các công trình cung cấp điện và nước sạch là điều kiện cần thiết đảm bảo nhu cầu tối thiểu của khách du lịch tại các điểm đến. Hệ thống điện đảm bảo cho các hoạt động du lịch diễn ra thường xuyên, liên tục. Hệ thống thiết bị xử lý cấp thoát nước, giảm lượng chất thải và xử lý chất thải đúng tiêu chuẩn, kĩ thuật quy định vừa tạo ra những điều kiện đáp ứng nhu cầu về nước sạch cho khách du lịch và các hoạt động về du lịch, vừa tạo ra môi trường trong sạch hấp dẫn du khách. Đồng thời đó cũng là một trong

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 12/08/2022