Phát triển làng nghề truyền thống gắn với du lịch ở Hà Nội - 1


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRUNG TÂM ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG GIẢNG VIÊN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ


ĐỖ VIỆT HÙNG


PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG GẮN VỚI DU LỊCH Ở HÀ NỘI

(QUA KHẢO CỨU HAI LÀNG NGHỀ: LÀNG LỤA VẠN PHÚC VÀ LÀNG GỐM BÁT TRÀNG)


CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ CHÍNH TRỊ Mã số: 60 31 01

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 150 trang tài liệu này.


LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ CHÍNH TRỊ

Phát triển làng nghề truyền thống gắn với du lịch ở Hà Nội - 1


Người hướng dẫn khoa học: TS. VŨ VĂN YÊN


HÀ NỘI - 2012


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN‌


CNH, HĐH: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa GDP Gross Dometic Product

GNP Gross National Product

XHCN Xã hội chủ nghĩa

WTO World Trade Oganization

TW Trung ương

UBND Ủy ban nhân dân

WTTC World Travel and Tourism Council


DANH MỤC

CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ TRONG LUẬN VĂN

Bảng 1.1. Nhóm nghề thủ công mỹ nghệ 22

Bảng: 2.1. Một số chỉ tiêu tính bình quân đầu người của Hà Nội 55

Bảng 2.2. Tỷ lệ lao động sản xuất, kinh doanh nghề truyền thống 70

Bảng 2.3. Tình hình thu nhập và lao động tại một số LN truyền thống 71


MỤC LỤC


MỞ ĐẦU 3

1. Tính cấp thiết của đề tài 3

2. Tình hình nghiên cứu của đề tài 5

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 9

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn 9

5. Phương pháp nghiên cứu 10

6. Đóng góp mới của luận văn 10

7. Kết cấu của luận văn 10

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC PHÁT

TRIỂN LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG GẮN VỚI DU LỊCH 11

1.1. Cơ sở lí luận về phát triển làng nghề truyền thống gắn với du lịch 11

1.1.1. Một số khái niệm liên quan 11

1.1.2. Phát triển làng nghề truyền thống gắn với du lịch 30

1.2. Thực tiễn phát triển làng nghề truyền thống gắn với du lịch của một số địa phương ở Việt Nam 40

1.2.1. Thực tiễn việc phát triển làng nghề truyền thống gắn với du lịch

của một số địa phương ở Việt Nam 40

1.2.2. Kinh nghiệm rút ra đối với Hà Nội 48

Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ TRUYỀN

THỐNG GẮN VỚI DU LỊCH Ở HÀ NỘI 50

2.1. Điều kiện, chính sách, đặc điểm làng nghề của Hà Nội trong việc phát triển làng nghề truyền thống gắn du lịch 50

2.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và chính sách của Hà Nội trong việc phát triển làng nghề truyền thống gắn với du lịch 50

2.1.2. Khái quát làng nghề truyền thống của Hà Nội 61

2.2. Thực trạng phát triển làng nghề truyền thống gắn với du lịch ở Hà Nội hiện nay 67


2.2.1. Thực trạng phát triển làng nghề truyền thống gắn với du lịch ở làng lụa Vạn Phúc 67

2.2.2. Thực trạng phát triển làng nghề truyền thống gắn với du lịch ở làng gốm Bát Tràng 78

2.3. Những vấn đề đặt ra trong việc phát triển làng nghề truyền thống gắn với du lịch ở Hà Nội 85

Chương 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG GẮN VỚI DU LỊCH

Ở HÀ NỘI 92

3.1. Quan điểm, phương hướng phát triển làng nghề truyền thống gắn với du lịch ở Hà Nội 92

3.2.1. Quan điểm phát triển làng nghề truyền thống gắn với du lịch 92

3.2.2. Phương hướng kết hợp phát triển làng nghề truyền thống gắn với du lịch 94

3.2. Một số giải pháp phát triển làng nghề truyền thống gắn với du lịch

ở Hà Nội 96

3.2.1. Nhóm các giải pháp ở tầm vĩ mô 96

3.2.2. Nhóm các giải pháp về kết hợp phát triển làng nghề truyền thống gắn với du lịch 107

KẾT LUẬN 117

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 120

PHỤ LỤC 128


MỞ ĐẦU


1. Tính cấp thiết của đề tài

Phát triển đa dạng và kết hợp các ngành nghề phù hợp với điều kiện của từng địa phương là một trong những định hướng quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế, xã hội ở nước ta. Điều này đã được xác định trong Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ XI: "Quy hoạch phát triển nông thôn và phát triển đô thị và bố trí các điểm dân cư. Phát triển mạnh công nghiệp, dịch vụ và làng nghề... Triển khai chương trình xây dựng nông thôn mới phù hợp với đặc điểm từng vùng theo các bước đi cụ thể, vững chắc trong từng giai đoạn". { 26, tr. 101}.

Trong những năm gần đây, phát triển làng nghề đang được nhiều địa phương quan tâm, phát triển. Đây là một trong những giải pháp quan trọng thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế, ổn định tình hình chính trị - xã hội, bảo tồn các giá trị văn hóa của mỗi địa phương. Các làng nghề phát triển có khả năng kết hợp với các ngành kinh tế, trong đó có du lịch nhằm thu hút nhiều lao động, tạo việc làm, tăng thu nhập ở nông thôn, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực: giảm tỷ trọng GDP của nông nghiệp, tăng tỷ trọng GDP của công nghiệp và dịch vụ. Mặt khác, đây là ngành dựa vào lợi thế so sánh của từng địa phương, dựa vào tài nguyên thiên nhiên, bảo tồn tự nhiên, bảo tồn văn hóa bản địa, đặc biệt có khả năng nhanh chóng cải thiện cuộc sống của cộng đồng địa phương góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển.

Trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, làng nghề ở Việt Nam, trong đó một bộ phận quan trọng là làng nghề truyền thống với các sản phẩm là các mặt hàng thủ công mỹ nghệ tinh xảo, chế biến nông sản... đang có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển, tạo chỗ đứng trên thị trường trong nước và thế


giới. Làng nghề truyền thống đang dần lấy lại vị trí quan trọng của mình trong đời sống kinh tế, văn hoá, xã hội của mỗi dân tộc, mỗi quốc gia. Những làng nghề như một hình ảnh đầy bản sắc, khẳng định nét riêng biệt, độc đáo không thể thay thế. Một cách giới thiệu sinh động về đất, nước và con người của mỗi vùng, miền, địa phương. Phát triển làng nghề kết hợp với du lịch chính là một hướng đi đúng đắn và phù hợp, được nhiều quốc gia ưu tiên trong chính sách quảng bá và phát triển. Những lợi ích to lớn của việc phát triển làng nghề gắn với du lịch không chỉ thể hiện ở những con số tăng trưởng lợi nhuận kinh tế, ở việc giải quyết nguồn lao động địa phương mà hơn thế nữa, còn là một cách thức gìn giữ và bảo tồn những giá trị văn hoá của dân tộc. Cùng với đó, làng nghề truyền thống được khẳng định là một dạng tài nguyên du lịch nhân văn có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Bởi các sản phẩm du lịch làng nghề luôn bao gồm trong đó cả nội dung giá trị vật thể và phi vật thể. Vừa là hình thức để phát triển thương hiệu, vừa là “cánh cửa” để phát huy những tiềm năng cũng như phát huy “nội lực” của làng nghề, đồng thời nhằm góp phần giữ gìn, quảng bá bản sắc văn hóa dân tộc, là điểm du lịch hấp dẫn, đặc biệt với những du khách muốn tìm hiểu về văn hóa, về con người và đất nước Việt Nam.

Hà Nội được mệnh danh là đất "trăm nghề", từ khi mở rộng về phía tây, Hà Nội hiện có 1.350 làng có nghề, trong đó có 244 làng nghề truyền thống và 272 làng được công nhận với 116 nghệ nhân và hàng ngàn thợ giỏi. Hàng năm, làng nghề tạo việc làm và thu nhập ổn định cho gần một triệu lao động khu vực nông thôn. Sản phẩm làng nghề Hà Nội không chỉ đáp ứng nhu cầu trong nước "xuất khẩu tại chỗ" mà còn phục vụ xuất khẩu ra nước ngoài. Thị trường xuất khẩu chính của các sản phẩm thủ công mỹ nghệ Hà Nội là Mỹ, EU, Nhật Bản, Đài Loan, Nga, các nước ASEAN và đang tiếp tục mở rộng sang các thị trường khác. Hàng năm, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của các làng nghề ước đạt gần 100 triệu USD, giá trị sản xuất làng nghề


chiếm khoảng 8,5 - 9% tổng giá trị sản xuất công nghiệp toàn thành phố. Hiện nay, sự phát triển của các làng nghề truyền thống ở Hà Nội đang ngày càng thu hút du khách, đặc biệt là du khách nước ngoài bởi những giá trị văn hóa lâu đời và cách sáng tạo sản phẩm thủ công đặc trưng. Thế mạnh của phần lớn các làng nghề ở Hà Nội là nằm trên trục giao thông thuận lợi cả đường bộ lẫn đường sông nên rất có lợi thế trong việc kết hợp với phát triển du lịch.

Tuy nhiên, ở Hà Nội cùng với những thế mạnh vốn có về phát triển các làng nghề truyền thống, về gắn kết với các loại hình dịch vụ du lịch và thực tế đã thu hút được một số lượng khách đáng kể nhưng vẫn là những nỗ lực tự phát, chưa có quy hoạch, việc khai thác vẫn còn nhỏ lẻ, chưa tương xứng với tiềm năng, chưa hình thành được cách làm chuyên nghiệp, còn gặp nhiều khó khăn, bất cập trong việc liên kết phát triển. Chưa phát huy tối đa vai trò, thế mạnh trong phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của địa phương, chưa phát huy lợi thế so sánh trong phát triển bền vững, chưa phù hợp với tình hình thực tế, với yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế và với xu hướng vận động, phát triển của nền kinh tế. Bởi vậy, vấn đề đi tìm các biện pháp để việc phát triển làng nghề truyền thống gắn với du lịch, phát huy được tiềm năng và hiệu quả, đóng góp ngày một lớn, bền vững hơn cho mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội, bảo tồn các giá trị văn hóa của Hà Nội.. được coi là nhiệm vụ cấp thiết, nhất là trong giai đoạn Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng đang từng bước hội nhập toàn diện với châu lục và thế giới. Do đó, tác giả chọn đề tài "Phát triển làng nghề truyền thống gắn với du lịch ở Hà Nội" (Qua khảo sát thực tiễn 2hai làng nghề : làng Lụa Vạn Phúc và làng Gốm Bát Trang) làm đề tài luận văn thạc sĩ của mình.

2. Tình hình nghiên cứu của đề tài

Từ nhiều năm nay vấn đề phát triển làng nghề, phát triển du lịch đã được nhiều học giả, các nhà khoa học và những nhà hoạch định chính sách

Xem tất cả 150 trang.

Ngày đăng: 12/08/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí