Phát triển làng nghề truyền thống gắn với du lịch ở Hà Nội - 2


quan tâm nghiên cứu rộng rãi ở nhiều góc độ khác nhau. Căn cứ trên cơ sở hướng nghiên cứu của đề tài có thể chia hệ thống các công trình nghiên cứu liên quan thành các nhóm sau:

Nhóm các đề tài khoa học công nghệ liên quan đến đề tài:

- Tác giả Trần Minh Yến (2004), có công trình "Làng nghề truyền thống trong quá trình CNH, HĐH". Nghiên cứu này đề cấp đến một số lý luận cơ bản của làng nghề truyền thống, tác giả tập trung phân tích thực trạng cũng như xu hướng vận động của làng nghề truyền thống ở nông thôn nước ta, trên cơ sở đó đề xuất quan điểm, giải pháp phát triển làng nghề truyền thống ở nông thôn nhằm đẩy mạnh quá trình CNH, HĐH đất nước đến năm 2010.

- “Nghiên cứu quy hoạch phát triển ngành nghề thủ công theo hướng CNH nông thôn Việt Nam” của cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) – Bộ NN và PTNT Việt Nam, năm 2003. Đây là sản phẩm nghiên cứu hợp tác của JICA và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, nghiên cứu về quy hoạch phát triển ngành nghề thủ công theo hướng công nghiệp ở Việt Nam. Nghiên cứu này mới chỉ dừng lại ở việc điều tra và lập bản đồ ngành nghề trên phạm vi cả nước.

- “Những giải pháp nhằm phát triển làng nghề ở một số tỉnh đồng bằng sông Hồng”, Đề tài KH cấp Bộ của chủ nhiệm GS.TS Nguyễn Trí Dĩnh, Liên hiệp các Hội KHKT Việt Nam năm 2005.

- “Xây dựng và phát triển mô hình làng nghề du lịch sinh thái tại một số tỉnh đồng bằng Bắc Bộ”, Đề tài KH cấp Bộ của chủ nhiệm GS.TS Hoàng Văn Châu, Bộ GD và ĐT năm 2006.

- “Làng nghề truyền thống đồng bằng sông Hồng sau khi Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới”, Đề tài KH cấp Viện của chủ nhiệm TS Vũ Thị Thoa, Viện Kinh tế, Học viện CTQG HCM năm 2009.


- “Nghiên cứu khả thi phát triển du lịch gắn với sản xuất tiểu thủ công nghiệp dọc hành lang Đông - Tây”, Dự án của Tổng cục Du lịch.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 150 trang tài liệu này.

- Chiến lược phát triển Du lịch Việt Nam thời kỳ 2001 - 2010 và tầm nhìn đến năm 2020, Tổng Cục Du lịch năm 2001.

- Đề án chiến lược phát triển du lịch Hà Nội đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, UBND Thành phố Hà Nội năm 2011.

Phát triển làng nghề truyền thống gắn với du lịch ở Hà Nội - 2

- Đề án "Bảo tồn và phát triển nghề, làng nghề Hà Nội giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2020", UBND Thành phố Hà Nội năm 2011.

Nhóm các tác phẩm được in thành sách đã phát hành:

- “Nghề cổ truyền nước Việt”, Tác giả Vũ Từ Trang, NXB Văn hóa dân tộc, Hà Nội 2001.

- “Bảo tồn và phát triển các làng nghề trong quá trình CNH”, Tác giả Dương Bá Phượng, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội 2001.

- “Làng nghề thủ công truyền thống Việt Nam”, Tác giả Bùi Văn Vượng, NXB Văn hóa thông tin, Hà Nội, 2002.

- “Phát triển làng nghề truyền thống trong quá trình CNH, HĐH”, Đồng tác giả Mai Thế Hởn, Hoàng Ngọc Hòa, Vũ Văn Phúc, NXB Chính trị QG, Hà Nội 2002.

- "Quy hoạch du lịch" Bùi Thị Hải Yến (2006), Nxb. Giáo dục.

- "Tài nguyên du lịch" Bùi Thị Hải Yến và Phạm Hồng Long (2007), Nxb. Giáo dục.

Nhóm các luận văn cao học, luận án Tiến sĩ:

- Mai Thế Hởn (2000), Phát triển làng nghề truyền thống trong quá trình CNH, HĐH ở vùng ven Thủ đô Hà Nội;

- Nguyễn Vĩnh Thanh (2006), Nghiên cứu vấn đề thương hiệu cho các làng nghề truyền thống;


- Đinh Thị Hương (2007), Nghiên cứu chất lượng sản phẩm du lịch phục vụ khách quốc tế đến Hà Nội;

- Hồng Thị Minh (2008), Phát triển du lịch theo hướng bền vững ở khu vực tỉnh Hà Tây cũ (nay thuộc Hà Nội);

- Bạch Thị Lan Anh (2010), Phát triển bền vững làng nghề truyền thống vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ;

- Nguyễn Thị Bích Huyền (2011), Phát triển du lịch nông thôn tại Ninh

Bình.

Ngoài ra, cũng có nhiều bài báo và bài viết cho các hội thảo đề cập tới

các khía cạnh, các góc độ khác nhau của phát triển làng nghề, phát triển du lịch như:

- PGS.TS. Phạm Trung Lương (2011), Một số giải pháp phát triển du lịch đặc thù ở Việt Nam.

- Nguyễn Lê (2010), phát triển du lịch làng nghề ở Hà Nội. www.laodong.com.vn

- Lưu Quốc Thắng, (2009) Xu hướng phát triển làng nghề ở đồng bằng Sông Hồng

- Xu hướng phát triển làng nghề ở khu vực đồng bằng Sông Hồng, Tập chí Nông thôn mới số 249/2009

- Phát triển làng nghề gắn với du lịch. www.baomoi.com (2011)

- Phát triển làng nghề truyền thống kết hợp với du lịch, {Báo công thương} (2011)

- Giới thiệu du lịch làng nghề ở Việt Nam. www.cinet.gov.vn (2011)

Các công trình nghiên cứu, các bài viêt trên đã trình bày ở trên đề cập các góc độ và những nội dung của làng nghề, du lịch với các cách tiếp cận khác nhau. Tuy nhiên, mỗi nghiên cứu trên đây chỉ đề cập một hoặc một vài vấn đề của làng nghề, của du lịch ở các cấp độ vùng hoặc ở góc độ của cả tỉnh


mà chưa có một nghiên cứu nào đi sâu nghiên cứu phát triển làng nghề truyền thống gắn với du lịch ở Hà Nội trong giai đoạn hiện nay.

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1. Mục đích của luận văn

Trên cơ sở khái quát những vấn đề lý luận về phát triển làng nghề truyền thống gắn với du lịch, đánh giá thực trạng (khảo cứu qua hai làng nghề làng lụa Vạn Phúc và làng gốm Bát Tràng) luận văn đề xuất phương hướng và giải pháp phát triển làng nghề truyền thống gắn với du lịch ở Hà Nội một cách có hiệu quả.

3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

- Làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển làng nghề truyền thống gắn với du lịch.

- Phân tích thực trạng phát triển làng nghề truyền thống gắn với du lịch ở Hà Nội hiện nay. (khảo cứu qua hai làng nghề làng lụa Vạn Phúc và làng gốm Bát Tràng)

- Đề xuất phương hướng và một số giải pháp nhằm phát triển làng nghề truyền thống gắn với du lịch ở Hà Nội.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn

4.1. Đối tượng nghiên cứu

Phát triển làng nghề truyền thống gắn với du lịch.

4.2. Phạm vi nghiên cứu

- Về phạm vi: Đây là vấn đề rộng, luận văn tập trung nghiên cứu việc phát triển làng nghề truyền thống có tính chất điển hình, có tiềm năng phát triển gắn với du lịch ở Hà Nội.

- Về thời gian: Trong giai đoạn từ năm 2006 đến nay.

- Về không gian: Khảo cứu trong hai làng nghề tiêu biểu của Hà Nội là làng lụa Vạn Phúc và làng gốm Bát Tràng.


5. Phương pháp nghiên cứu

5.1. Phương pháp chung:

Phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử; phương pháp nghiên cứu lý thuyết.

5.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể:

Phương pháp phân tích - tổng hợp, phương pháp so sánh, đối chiếu; phương pháp thống kê; phương pháp điều tra, khảo sát; phương pháp thu thập tài liệu.

6. Đóng góp mới của luận văn

- Xác định rõ cơ sở lý luận và thực tiễn của việc phát triển làng nghề truyền thống kết hợp với du lịch.

- Làm rõ thực trạng phát triển làng nghề truyền thống gắn với du lịch, (khảo cứu qua hai làng nghề làng lụa Vạn Phúc và làng gốm Bát Tràng), qua đó chỉ ra những vấn đề cần giải quyết để kết hợp một cách có hiệu quả việc phát triển làng nghề truyền thống gắn với du lịch ở Hà Nội trong giai đoạn hiện nay.

- Đề xuất được một số định hướng và giải pháp để phát triển làng nghề truyền thống gắn với du lịch ở Hà Nội một cách hiệu quả.

7. Kết cấu của luận văn:

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo luận văn gồm 3 chương, 7 tiết:

Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của phát triển làng nghề truyền thống gắn với du lịch.

Chương 2: Thực trạng phát triển làng nghề truyền thống gắn với du lịch ở Hà Nội trong giai đoạn hiện nay. (khảo cứu qua hai làng nghề làng lụa Vạn Phúc và làng gốm Bát Tràng)

Chương 3: Phương hướng và giải pháp chủ yếu phát triển làng nghề truyền thống gắn với du lịch ở Hà Nội.


Chương 1‌‌

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG GẮN VỚI DU LỊCH


1.1. Cơ sở lí luận về phát triển làng nghề truyền thống gắn với du lịch

1.1.1. Một số khái niệm liên quan

1.1.1.1. Phát triển, phát triển bền vững.

* Quan niệm phát triển:

Phát triển nói chung theo quan điểm của Chủ nghĩa duy vật biện chứng là một quá trình tiến lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn. Quá trình đó diễn ra vừa dẫn dần, vừa nhảy vọt, đưa tới sự ra đời của cái mới, thay thế cái cũ. {8, tr. 99}

Phát triển kinh tế, dưới góc độ kinh tế chính trị là sự tăng trưởng kinh tế gắn liền với sự hoàn thiện cơ cấu, thể chế kinh tế và việc nâng cao chất lượng cuộc sống. Phát triển kinh tế gắn với 3 nội dung cơ bản:

Một là, sự tăng lên của tổng sản phẩm quốc dân (GNP), tổng sản phẩm quốc nội (GDP) và tổng sản phẩm quốc dân tính theo đầu người. Phản ánh mức độ tăng trưởng kinh tế của một quốc gia trong một thời kỳ nhất định.

Hai là, sự biến đổi cơ cấu kinh tế theo hướng tiến bộ, thể hiện tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ tăng trong GDP còn tỷ trọng nông nghiệp giảm xuống. Phản ánh chất lượng tăng trưởng, trình độ kỹ thuật của nền sản xuất đảm bảo cho sự tăng trưởng kinh tế bền vững.

Ba là, mức độ thỏa mãn các nhu cầu cơ bản của xã hội thể hiện bằng sự tăng lên của thu nhập thực tế, của chất lượng y tế, giáo dục. Phản ánh mặt công bằng của tăng trưởng kinh tế.

Như vậy, phát triển kinh tế bao hàm tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội. Tăng trưởng và phát triển kinh tế là điều kiện cơ bản, đầu tiên để giải


quyết công bằng xã hội, là mục tiêu phấn đấu của nhân loại và là động lực quan trọng của sự phát triển.

* Quan niệm về phát triển bền vững:

Thuật ngữ "phát triển bền vững" lần đầu tiên xuất hiện vào năm 1890 do Hiệp hội bảo tồn thiên nhiên và tài nguyên quốc tế (IUCN) công bố. Năm 1987, trong báo cáo "Tương lai của chúng ta" do ủy ban môi trường và phát triển thế giới (WCED) nay còn gọi là ủy ban Brundtland đã công bố phát triển bền vững: "Phát triển bền vững là sự phát triển nhằm đáp ứng những nhu cầu hiện tại mà không tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai" và được thế giới công nhận là khái niệm chính thức.

Tiếp tục được bổ sung, hoàn chỉnh tại các Hội nghị quốc tế về phát triển bền vững, các hội nghị đều khẳng định" Phát triển bền vững là quá trình phát triển có sự kết hợp chặt chẽ, hợp lý và hài hòa giữa 3 mặt của sự phát triển. Đó là: phát triển kinh tế, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường và một trong những nội dung quan trọng, cơ bản nhất là con người, trung tâm của sự phát triển.

Quan niệm về phát triển bền vững về kinh tế được hiểu là sự tiến bộ mọi mặt về kinh tế, thể hiện ở quá trình tăng trưởng kinh tế cao, ổn định và sự thay đổi về chất của nền kinh tế, gắn với quá trình tăng năng suất lao động. Mục tiêu của phát triển bền vững về kinh tế là đạt được sự tăng trưởng ổn định, với cơ cấu hợp lý, đáp ứng được yêu cầu nâng cao đời sống của người dân, tránh được sự suy thoái trong tương lai, tránh gây nợ nần cho thế hệ mai sau.

Ở Việt Nam, quan điểm phát triển bền vững đã được khẳng định trong Chỉ thị số 36-CT/TW ngày 25/6/1998 của Bộ Chính trị về tăng cường công tác bảo vệ môi trường trong thời kỳ CNH, HĐH đất nước, trong đó nhấn mạnh: "Bảo vệ môi trưởng là một nội dung cơ bản không thể tách rời trong


đường lối, chủ trương và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tất cả các cấp, các ngành, là cơ sở quan trọng bảo đảm phát triển bền vững, thực hiện thắng lợi sự nghiệp CNH, HĐH đất nước".

Kết quả nghiên cứu về phát triển bền vững trên thế giới cũng như ở Việt Nam giúp rút ra kết luận chung rằng: "phát triển bền vững là sụ phát triển nhằm thỏa mãn những nhu cầu hiện tại mà không làm tổn hại tới khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai".

Cũng như vậy, phát triển bền vững làng nghề là quá trình phát triển lâu dài, có sự kết hợp chặt chẽ, hợp lý, hài hòa trong việc sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, duy trì được năng suất lao động, đảm bảo liên tục tạo ra những sản phẩm và dịch vụ mang tính văn hóa, truyền thống, đáp ứng nhu cầu hiện tại mà không gây ra những nguy hại đến các thế hệ mai sau. Phát triển bền vững làng nghề cũng phải dựa trên 3 trụ cột của phát triển bền vững:

+ Phát triển bền vững về kinh tế là: Bảo đảm hoạt động sản xuất kinh doanh của các đơn vị kinh tế trong làng nghề phát triển lâu dài với năng suất và hiệu quả cao.

+ Bền vững về mặt xã hội là: bảo đảm sản xuất, kinh doanh phải tuân thủ các quy định của pháp luật, giữ gìn và phát triển bản sắc và giá trị văn hóa của ngành nghề, đồng thời thực hiện tốt các nghĩa vụ đóng góp với xã hội, đảm bảo quyền hạn và quyền lợi, nâng cao đời sống và năng lực cho những đối tượng tham gia hoạt động sản xuất trong làng nghề và quan hệ với cộng đồng địa phương.

+ Bền vững về môi trường là: bảo đảm sản xuất, kinh doanh phải đi đôi với duy trì sự cần bằng sinh thái và môi trường tự nhiên không bị suy thoái, đồng thời không gây tác hại đối với sức khỏe con người và ảnh hưởng xấu đối với các hoạt động kinh tế khác trong làng nghề.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 12/08/2022