Tiêu Chí Đánh Giá Sự Phát Triển Kinh Tế Tư Nhân

- Từng bước liên kết, hợp tác hình thành các tập đoàn kinh tế tư nhân đa sở hữu và tư nhân góp vốn vào các tập đoàn kinh tế nhà nước, có tiềm lực để có thể tham gia mạng sản xuất và chuỗi giá trị thị trường khu vực, toàn cầu.

1.1.5.5. Xu hướng hình thành các tập đoàn KTTN lớn

Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng đã khẳng định về doanh nghiệp tư nhân: "Tạo mọi điều kiện thuận lợi phát triển mạnh doanh nghiệp tư nhân để tạo động lực nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế" [10]. "Khuyến khích hình thành doanh nghiệp lớn, thương hiệu mạnh" [10].

Ở Việt Nam hiện nay đã hình thành nhiều tập đoàn KTTN lớn, tuy nhiên, xu hướng liên kết giữa các tập đoàn là mới bắt đầu. Ngày 08/8/2018, tại thành phố Hồ Chí Minh, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã dự Lễ công bố hợp tác chiến lược của Công ty Cổ phần Hoàng Anh Gia Lai và Công ty Cổ phần Ô tô Trường Hải. Thủ tướng đã đánh giá cao sự hợp tác này, bởi với tiềm lực tài chính, năng lực và công nghệ, đặc biệt công nghiệp 4.0 mà Công ty Cổ phần Ô tô Trường Hải là một trong những đơn vị tiên phong sẽ góp phần bù đắp vào những khoảng trống hiện nay của nông nghiệp Việt Nam. Đây là hình thức hợp tác mới mà KTTN ở Việt Nam cần phải phát triển mạnh mẽ để nâng cao năng lực khu vực KTTN ở Việt Nam, từng bước mở rộng, phát triển, vươn mạnh ra các nước trong khu vực và thế giới.

1.1.6. Tiêu chí đánh giá sự phát triển kinh tế tư nhân

1.1.6.1. Nhóm tiêu chí đánh giá sự phát triển về lượng

- Sự tăng trưởng về số lượng các cơ sở sản xuất kinh doanh thuộc khu vực KTTN được cấp phép cũng như gia tăng số doanh nghiệp, hộ kinh doanh đang thực chất hoạt động.

- Sự gia tăng về vốn đăng ký hoạt động sản xuất kinh doanh qua các năm.

- Tỷ lệ tài sản cố định so với tổng tài sản sẽ đánh giá được tình hình vốn lưu động phục vụ cho sản xuất của các cơ sở sản xuất kinh doanh thuộc khu vực KTTN.

- Tiêu chí mở rộng mặt bằng sản xuất, tăng lên về quy mô cơ sở vật chất cũng thể hiện sự phát triển của các cơ sở sản xuất kinh doanh thuộc khu vực KTTN.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 118 trang tài liệu này.

- Tiêu chí về lao động: Tổng số lao động được sử dụng trong các cơ sở kinh tế tư nhân thuộc kinh tế tư nhân.

1.1.6.2. Nhóm tiêu chí đánh giá sự phát triển về chất

Phát triển kinh tế tư nhân ở thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế - 5

- Số lượng máy móc và công nghệ hiện đại được áp dụng trong sản xuất kinh

doanh tăng lên hằng năm.

- Trình độ của chủ doanh nghiệp và đội ngũ lao động được đào tạo và nâng cao qua các năm thể hiện chỉ tiêu: số lao động phổ thông giảm xuống, lao động có tay nghề và bằng cấp tăng nhanh, trình độ quản lý của chủ doanh nghiệp có bằng cấp tăng lên qua các năm.

- Thị trường tiêu thụ sản phẩm mở rộng qua các năm.

- Nâng cao năng suất lao động; giá trị gia tăng; trình độ quản trị doanh nghiệp; khả năng hòa nhập khu vực và thế giới và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.

- Chỉ tiêu đóng góp vào phát triển kinh tế xã hội.

+ Thu ngân sách từ thuế thu nhập doanh nghiệp = Thuế của CTCP + Thuế của CTTNHH + Thuế của DNTN.

+ Tỉ lệ đóng góp vào ngân sách địa phương = (Thu từ thuế thu nhập các cơ sở

kinh tế tư nhân thuộc kinh tế tư nhân/Tổng thu ngân sách địa phương) *100%.

+ Tỉ lệ đóng góp vào phát triển chung của địa phương = (Tăng trưởng khu vực KTTN/Tăng trưởng chung của địa phương)*100%.

+ Doanh thu bình quân và lợi nhận bình quân của các cơ sở sản xuất kinh doanh thuộc khu vực KTTN tăng lên qua các năm.

1.1.6.3. Hệ thống các chỉ tiêu phân tích

* Số lượng và quy mô doanh nghiệp

Tổng số các cơ sở KTTN = ∑ (CTTNHH + CTCP + DNTN)



Tỉ lệ % so với tổng số =

Số lượng DN từng loại hình Tổng số DN


x 100%

* Lượng tăng, giảm tuyệt đối = Số lượng kỳ báo cáo - Số lượng kỳ trước



* Tốc độ phát triển liên hoàn (%, lần) =

Số lượng năm báo cáo

Số lượng năm liền trước

* Quy mô vốn:

Vốn của các cơ sở KTTN = ∑Vốn (CTTNHH + CTCP + DNTN)

Số vốn của DN từng loại hình

Tỉ lệ % so với tổng số =

Tổng số DN


x 100%

* Doanh thu thuần: Doanh thu thuần của doanh nghiệp là tổng thu nhập của doanh nghiệp do tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa, cung cấp dịch vụ ra bên ngoài sau khi trừ các khoản thuế (thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp phải nộp).

- Doanh thu bình quân 1 doanh nghiệp:


Doanh thu bình quân/DN =

∑ Doanh thu

∑ DN

* Lợi nhuận: Lợi nhuận của doanh nghiệp là số chênh lệch giữa doanh thu với giá trị vốn của hàng bán, chi phí lưu thông, chi phí quản lý. Lợi nhuận là chỉ tiêu chất lượng tổng hợp phản ánh kết quả tài chính cuối cùng của hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

- Lợi nhuận bình quân 1 doanh nghiệp:


Lợi nhuận bình quân/DN =

∑ Lợi nhuận

∑ DN

* Nộp ngân sách nhà nước: Là số tiền nộp của khu vực KTTN vào ngân sách nhà

nước.

* Chỉ tiêu phân tích tăng trưởng:


Tốc độ tăng trưởng Doanh thu =

DT năm sau - DT năm trước DT năm trước



Tốc độ tăng trưởng Vốn=


* Tốc độ phát triển bình quân:

T.vốn năm sau - T.vốn năm trước DT năm trước

Tốc độ PTBQ = (Yn/Y1)^(1/n)-1

Trong đó Yn là giá trị năm cuối, Y1 là giá trị năm gốc, n là khoảng cách thời gian của thời kỳ tính toán.

1.1.7. Các nhân tố tác động đến phát triển kinh tế tư nhân

1.1.7.1. Thể chế chính sách

Đây là nhân tố rất quan trọng tạo ra hành lang pháp lý cho quá trình phát triển kinh tế tư nhân, khi môi trường pháp lý được đảm bảo sẽ tạo ra được một sân chơi bình đẳng, xoá bỏ mọi sự phân biệt đối xử giữa các thành phần kinh tế trong quá trình thực hiện sản xuất kinh doanh, đảm bảo công bằng trong xử lý các trường hợp vi phạm của doanh nghiệp, tạo ra sự cạnh tranh lành mạnh và là động lực thúc đẩy các thành phần kinh tế phát triển trong khuôn khổ của pháp luật.

Như vậy, hoàn thiện hệ thống pháp luật không chỉ có lợi trong các quan hệ kinh tế, mà còn góp phần lành mạnh hoá các quan hệ xã hội. Ở nước ta từ khi kinh tế tư nhân được ghi nhận là một bộ phận cấu thành quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, nhà nước đã ban hành hàng loạt các văn bản pháp luật và văn bản dưới luật, tạo cơ sở cho kinh tế tư nhân phát triển. Nhìn chung hệ thống pháp luật của chúng ta còn yếu vừa thiếu lại vừa thừa, nhiều văn bản pháp luật còn chồng chéo, bất cập, tạo kẻ hở cho kẻ xấu lợi dụng, đã gây khó khăn cho các thành phần kinh tế nhất là các đơn vị thuộc thành phần kinh tế tư nhân. Vì vậy, cần hoàn thiện hệ thống pháp luật, tạo điều kiện hơn nữa để các hộ kinh doanh cá thể, các doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân phát triển.

1.1.7.2. Vốn đầu tư

Vốn là yếu tố rất quan trọng đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của các cơ sở kinh tế tư nhân. Vốn chủ sở hữu càng cao thì khả năng chủ động trong sản xuất kinh doanh cũng như khả năng mở rộng, phát triển các cơ sở kinh tế tư nhân càng lớn. Bên cạnh đó, khả năng huy động vốn cũng vô cùng quan trọng. Bởi lẽ, hầu hết vốn chủ sở hữu của các của các cơ sở KTTN không đủ cung cấp cho hoạt động sản xuất - kinh doanh, khiến cho các cơ sở kinh tế tư nhân phải tìm cách huy động nguồn vốn từ bên ngoài để duy trì và phát triển sản xuất. Tuy nhiên, khả năng huy động vốn, đặc biệt là vốn vay ngân hàng phụ thuộc đòi hỏi các cơ sở KTTN phải đáp ứng được nhiều yêu cầu như: tài sản thế chấp, chứng minh hiệu quả sản xuất kinh doanh… do đó, không phải cơ sở kinh doanh nào cũng có thể dễ dàng huy động vốn.

Nguyên nhân chủ yếu của việc tiếp cận vốn tín dụng trở thành rào cản cho việc phát triển, mở rộng sản xuất, kinh doanh chủ yếu là quá trình xin vay vốn đòi hỏi nhiều văn bản giấy tờ; thủ tục công chứng gây mất thời gian và chi phí; các yêu cầu xây dựng phương án, dự án sản xuất kinh doanh và chứng minh hiệu quả của phương án, dự án vượt quá khả năng của nhiều doanh nghiệp [23].

1.1.7.3. Mặt bằng, đất đai sản xuất kinh doanh

Khả năng tiếp cận đất đai là một trong những rào cản lớn đối với sự phát triển KTTN. Nhiều quy định về sở hữu và quyền sở hữu đất đai còn thiếu rõ ràng, ảnh hưởng đến sự phát triển khu vực KTTN. Việc xác lập quyền sở hữu của doanh nghiệp còn phức tạp và tốn kém; việc chuyển nhượng đất đai khó thực hiện; việc nhà nước thu hồi quyền sử đất của doanh nghiệp lại thường thiếu minh bạch; trong khi đó, thị trường sơ cấp về quyền sử dụng đất lại chưa có; việc cấp đất, cho thuê đất, giao đất vẫn thực hiện bằng biện pháp hành chính.

Cơ chế giao đất, cho thuê đất chưa được tổ chức thực hiện nghiêm theo hình thức đấu giá quyền sử dụng đất do thiếu vốn để giải phóng mặt bằng, tạo quỹ đất sạch, ảnh hưởng đến việc phát triển của doanh nghiệp đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh. Trong khi đó, đất đai, hộ gia đình, cá nhân chưa thể kết nối trực tiếp với các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp có yếu tố nước ngoài, do cần thiết phải kiểm soát chặt chẽ việc nhận quyền sử dụng đất trên thị trường tự do để nhằm hạn chế tác động đến vấn đề an ninh, chủ quyền quốc gia.

Các chính sách liên quan đến đất đai chưa thực hiện được vai trò điều tiết thị trường bất động sản phát triển lành mạnh. Còn thiếu những chế tài liên quan trong việc xử lý để tháo gỡ những khó khăn liên quan việc thỏa thuận nhận chuyển nhượng, thuê quyền sử dụng đất, nhận góp vốn.

1.1.7.4. Nguồn nhân lực

Chủ kinh doanh là người quyết định hướng đi cũng như chiến lược phát triển cho cơ sở kinh doanh của mình. Do đó, hướng đi sai hay tầm nhìn không dài hạn của người chủ kinh doanh có thể khiến cho cơ sở kinh doanh khó phát triển, thậm chí còn bị phá sản. Trình độ quản lý các cơ sở kinh tế tư nhân của người đứng đầu được thể hiện không chỉ thông qua bằng cấp, chứng chỉ hành nghề được các tổ chức

có chức năng đào tạo công nhận mà còn được thể hiện thông qua kinh nghiệm thực tế, xử lý các thông tin, điều hành công việc, xây dựng các phương án, đề ra các kế hoạch, xây dựng các chiến lược kinh doanh một cách phù hợp với điều kiện thị trường và phù hợp với nội lực của doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, số lượng và chất lượng lao động trong các cơ sở kinh tế tư nhân quyết định đến khả năng chuyên môn hóa trong sản xuất. Với các cơ sở KTTN có quá ít lao động thì một lao động phải đảm đương nhiều công việc khác nhau, do đó tính chuyên môn hóa trong công việc thấp, dẫn đến năng suất lao động (NSLĐ) không cao. Chất lượng nguồn lao động quyết định trực tiếp tới NSLĐ, do đó quyết định đến hiệu quả sản xuất - kinh doanh của các cơ sở kinh tế tư nhân.

1.1.7.5. Khoa học, công nghệ

Trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh, công nghệ đang ngày càng đóng vai trò như là một trong những nguồn lực tạo ra lợi thế cạnh tranh quan trọng nhất. Công nghệ hiện đại sẽ giúp cho doanh nghiệp chuyên nghiệp hơn trong hoạt động và có nhiều sản phẩm chất lượng cao, tiện ích hơn, thoả mãn nhu cầu phong phú, đa dạng của khách hàng. Điều đó đòi hỏi doanh nghiệp phải không ngừng cải tiến, hiện đại và nâng cấp cơ sở vật chất kỷ thuật, công nghệ.

Máy móc, thiết bị, ứng dụng khoa học công nghệ là yếu tố quan trọng trong việc tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng của sản phẩm, giúp doanh nghiệp tăng cường khả năng cạnh tranh trên thị trường. Bên cạnh đó, điều quan trọng đối với các cơ sở KTTN có quy mô sản xuất kinh doanh nhỏ, tiềm lực tài chính có hạn là việc lựa chọn và ứng dụng công nghệ thích hợp với khả năng về vốn, trình độ công nhân cũng như trình độ quản lý của chủ các cơ sở kinh tế tư nhân.

Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng đổi mới công nghệ của doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam chủ yếu là: khả năng tiếp cận tín dụng; quy mô lao động; quy mô tài sản; đặc biểm của chủ doanh nghiệp, độ tuổi của chủ doanh nghiệp [23].

1.1.7.6. Vấn đề thị trường

Thị trường là môi trường kinh doanh rất quan trọng đối với doanh nghiệp. Sự ổn định của thị trường có ý nghĩa rất quan trọng đối với hoạt động của doanh nghiệp và khả năng tiêu thụ, cạnh tranh hàng hóa. Đối với các doanh nghiệp, điều kiện thu

thập thông tin thị trường còn yếu kém và không đủ nguồn lực, kỹ năng thực hiện nghiên cứu thị trường hiệu quả, làm ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất, kinh doanh. Vì vậy, nghiên cứu thị trường, mở rộng thị trường trở thành vấn đề hạn chế, làm cho sức cạnh tranh của doanh nghiệp không cao, mất nhiều cơ hội trong kinh doanh.

Đã số, các doanh nghiệp tư nhân hoạt động trong các lĩnh vực dịch vụ, thương mại với nhiều sản phẩm có khả năng cạnh tranh thấp trên thị trường, chủ yếu là phục vụ thị trường trong nước; nhiều công ty chưa coi trọng việc thu thập thông tin thị trường, chỉ sản xuất những sản phẩm của công ty mình mà ít chú trọng đến việc thị trường cần những sản phẩm gì. Nguồn kinh phí dành cho công tác nghiên cứu, phát triển thị trường thường hạn chế, đã phần nào giới hạn phát triển năng lực sản xuất của doanh nghiệp.

Trong bối cảnh hiện nay, để mở rộng thị trường, đáp ứng yêu cầu cạnh tranh, doanh nghiệp cần thiết lập hệ thống thông tin thị trường đầy đủ; tăng cường đầu tư nguồn lực để phát triển thị trường bằng các phương pháp và biện pháp và kênh khác nhau. Có như vậy, hoạt động sản xuất kinh doanh mới phát triển, năng lực cạnh tranh ngày màng mạnh và hiệu quả ngày càng cao.

Cùng với xu thế phát triển, thị trường cũng ngày càng xuất hiện những hiện tượng tiêu cực; vai trò quản lý nếu không được tăng cường, siết chặt, sẽ ảnh hưởng đến uy tín và hoạt động sản xuất của doanh nghiệp, tính cạnh tranh lành mạnh sẽ bị triệt tiêu, làm mất lòng tin và động lực phát triển của doanh nghiệp, nhất là tình trạng hàng nhái, hàng giả, vi phạm bảo hộ sở hữu… làm cho hoạt động sản xuất ngày càng yếu kém, dẫn đến doanh nghiệp phá sản, ngừng hoạt động.

1.1.8. Vai trò của kinh tế tư nhân

Phát triển khu vực kinh tế tư nhân là sự cần thiết khách quan, có vai trò to lớn trên nhiều mặt:

- Kinh tế tư nhân duy trì tốc độ tăng trưởng GDP cao và có tỷ trọng đóng góp lớn so với các khu vực kinh tế khác, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế và đóng góp ngày càng lớn vào ngân sách Nhà nước.

Kinh tế tư nhân tạo ra một khối lượng của cải vật chất to lớn, đóng góp đáng kể vào giá trị thu nhập của toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Trong nền kinh tế thị trường hiện đại, ở các nước có nền kinh tế phát triển cao và hiệu quả, tỷ lệ đóng góp vào tổng sản phẩm quốc dân của khu vực kinh tế tư nhân bao giờ cũng cao hơn khu vực kinh tế Nhà nước. Khu vực KTTN chiếm tỷ trọng cao trong GDP cả nước, năm 2002 chiếm 27%, năm 2010 chiếm 42,96%, năm 2015 chiếm 43,22% [1].

Bên cạnh đó, sự phát triển của khu vực KTTN góp phần giải quyết nhiều việc làm cho người lao động ở khu vực nông thôn vào các ngành phi nông nghiệp, nhất là công nghiệp đã giúp chuyển đổi cơ cấu kinh tế từng địa phương, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế đất nước.

- Kinh tế tư nhân góp phần thúc đẩy việc hình thành các chủ thể kinh tế và đổi mới cơ chế quản lý kinh tế - xã hội theo hướng kinh tế thị trường, tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh trong nền kinh tế.

Phát triển khu vực kinh tế tư nhân có tác dụng thúc đẩy phân công lao động, giải phóng lực lượng sản xuất hình thành lao động, chủ thể kinh tế mới. Sự phát triển phong phú đa dạng của khu vực KTTN không những đã tác động mạnh đến các doanh nghiệp nhà nước, buộc khu vực KTNN phải tái cơ cấu để tồn tại và đứng vững trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN mà còn thúc đẩy sự cạnh tranh giữa các khu vực kinh tế, làm cho nền kinh tế trở nên năng động. Phát triển khu vực kinh tế tư nhân đòi hỏi cấp bách phải có sự thay đổi luật pháp, đặc biệt là luật pháp về kinh tế cho phù hợp với điều kiện mới. Đồng thời, cũng đòi hỏi sự quản lý của nhà nước về kinh tế phải có sự chuyển đổi, thích nghi và ngày càng có hiệu lực, hiệu quả hơn.

- Kinh tế tư nhân góp phần khai thác, tận dụng và phát huy có hiệu quả các nguồn nội lực đa dạng: tài năng kinh doanh, vốn, tài nguyên, lao động, lợi thế so sánh.

Kinh tế tư nhân góp phần tích cực vào phát triển kinh tế theo hướng tận dụng, phát huy tiềm năng, lợi thế so sánh của từng vùng. Nguồn tiềm năng này là trí tuệ, kinh nghiệm, khả năng kinh doanh, quan hệ xã hội, tiền vốn, sức lao động của con người, tài nguyên, thông tin... Đồng thời, KTTN còn góp phần tạo ra một đội ngũ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 20/09/2023