Phát triển hợp tác xã nông nghiệp ở tỉnh Đắk Lắk - 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

HUỲNH CHIẾN THẮNG

PHÁT TRIỂN HỢP TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP Ở TỈNH ĐẮK LẮK

Chuyên ngành : Kinh tế phát triển Mã số : 60.31.05

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Đà Nẵng, Năm 2015

Công trình được hoàn thành tại

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Bùi Quang Bình

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 18 trang tài liệu này.

Phản biện 1: PGS.TS. Nguyễn Thị Như Liêm

Phản biện 2: TS. Đỗ Thị Nga

Phát triển hợp tác xã nông nghiệp ở tỉnh Đắk Lắk - 1

Luận văn được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ Kinh tế họp tại Đại học Đà Nẵng vào ngày 07 tháng 02 năm 2015

Có thể tìm hiểu luận văn tại:

- Trung tâm Thông tin - Học liệu, Đại học Đà Nẵng

- Thư viện trường Đại học Kinh Tế, Đại học Đà Nẵng

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Kinh tế hợp tác, mà phổ biến là hình thức HTX đã và đang đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế của nhiều quốc gia trên thế giới. Ở Việt Nam, HTX là một trong những mô hình phù hợp để phát triển nông nghiệp, cải thiện cuộc sống nông dân và giải quyết các vấn đề xã hội ở nông thôn. Phong trào HTX được hình thành và phát triển từ năm 1955, song đến nay hoạt động của HTX, đặc biệt là HTXNN, còn nhiều mặt yếu kém, chưa thật sự phát huy các giá trị của kinh tế tập thể trong nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường.

Trong thời gian qua, HTXNN ở tỉnh Đắk Lắk tuy có sự phát triển về số lượng, thu hút một lượng khá lớn hộ nông dân và lao động tham gia, nhưng nhiều HTX còn rất yếu kém, tồn tại hình thức; thu nhập của thành viên và người lao động trong HTX vẫn ở mức thấp. Do vậy, việc tìm ra các giải pháp để phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của các HTXNN đối với tỉnh Đắk Lắk là rất cần thiết.

Từ yêu cầu thực tế đó, chúng tôi chọn vấn đề “Phát triển hợp tác xã nông nghiệp ở tỉnh Đắk Lắk” làm đề tài nghiên cứu của mình.

2. Mục tiêu nghiên cứu

- Hệ thống hóa lý luận về phát triển HTX và kinh nghiệm thực tiễn phát triển HTX nói chung, HTXNN nói riêng.

- Đánh giá thực trạng phát triển HTXNN ở tỉnh Đắk Lắk;

- Đề xuất các giải pháp để phát triển HTXNN ở tỉnh Đắk Lắk.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1. Đối tượng nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Các giải pháp phát triển HTXNN.

- Khách thể nghiên cứu: Các HTXNN.

- Đối tượng khảo sát: Các HTXNN trên địa bàn Đắk Lắk.

3.2. Phạm vi nghiên cứu

- Không gian nghiên cứu: Chủ yếu là địa bàn tỉnh Đắk Lắk.

- Thời gian nghiên cứu: Nghiên cứu sự phát triển HTXNN ở tỉnh Đắk Lắk thời kỳ 2003-2013, tập trung là giai đoạn 2009-2013 và đề xuất các giải pháp phát triển HTXNN đến năm 2020.

4. Phương pháp nghiên cứu

Luận văn dựa trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của Chủ nghĩa Mác - Lênin để nghiên cứu HTX trong mối quan hệ luôn vận động, phát triển với các đối tượng khác trong nền KT-XH.

Trên cơ sở đó, luận văn còn sử dụng một số phương pháp cụ thể như: Phương pháp kế thừa; phương pháp thống kê mô tả, phân tích; phương pháp chuyên gia; phương pháp SWOT, nhân - quả; phương pháp tư duy logic...

5. Bố cục luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, luận văn gồm 3 Chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về phát triển HTX

Chương 2: Thực trạng phát triển HTXNN ở tỉnh Đắk Lắk.

Chương 3: Các giải pháp phát triển HTXNN ở Đắk Lắk.

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

Phát triển HTX nói chung, HTXNN nói riêng đã được các tác giả, cơ quan, tổ chức nghiên cứu, xem xét dưới nhiều góc độ với các không gian, thời gian khác nhau. Qua đó, các tác giả đã tổng kết lịch sử hình thành, phát triển tư tưởng, các nguyên tắc cơ bản của HTX; đúc rút kinh nghiệm thực tiễn phát triển HTX và khuyến nghị các giải pháp cơ bản để phát triển HTX... Đó là những cơ sở lý luận và thực tiễn quan trọng giúp chúng tôi kết thừa, tham khảo trong quá trình nghiên cứu, thực hiện luận văn này.

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN HỢP TÁC XÃ

1.1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ HTX

1.1.1. Khái niệm HTX

Hợp tác trong quá trình sản xuất là một quy luật khách quan của xã hội loài người. Người ta không thể sản xuất được nếu không kết hợp với nhau theo một cách nào đó để hoạt động chung và để trao đổi hoạt động với nhau.

Trên thế giới, HTX đã có lịch sử gần 200 năm phát triển liên tục. Ở mỗi nước, khái niệm HTX được diễn đạt khác nhau, song tựu chung đều mang các nội hàm: HTX là một tổ chức tự chủ của những người tình nguyện liên kết lại với nhau nhằm thỏa mãn những nhu cầu và mong muốn về kinh tế, văn hóa và xã hội thông qua việc thành lập một doanh nghiệp sở hữu tập thể, góp vốn bình đẳng, chấp nhận việc chia sẻ lợi ích và rủi ro, với sự tham gia tích cực của các thành viên trong điều hành và quản lý dân chủ.

Ở Việt Nam, theo Luật HTX năm 2012: “HTX là tổ chức kinh tế tập thể, đồng sở hữu, có tư cách pháp nhân, do ít nhất 07 thành viên tự nguyện thành lập và hợp tác tương trợ lẫn nhau trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm nhằm đáp ứng nhu cầu chung của thành viên, trên cơ sở tự chủ, tự chịu trách nhiệm, bình đẳng và dân chủ trong quản lý HTX...”.

1.1.2. Bản chất HTX: Bản chất của HTX là sự hợp tác của các thành viên có chung các nhu cầu trên cơ sở tự chủ, tự chịu trách nhiệm, bình đẳng và dân chủ trong quản lý, cùng nhau thực hiện các hoạt động SXKD của chung HTX, đồng thời hỗ trợ cho hoạt động SXKD, đời sống của riêng mỗi thành viên và cộng đồng nhằm mang lại lợi ích cao nhất cho từng thành viên và xã hội.

1.1.3. Đặc điểm của HTX ở Việt Nam hiện nay

- Về nguyên tắc tổ chức hoạt động: HTX được tổ chức hoạt động trên các nguyên tắc cơ bản là tự nguyện, dân chủ, bình đẳng và công khai; tự chủ, tự chịu trách nhiệm và cùng có lợi; hợp tác phát triển cộng đồng.

- Về thành viên tham gia HTX: HTX hiện nay là một tổ chức kinh tế do ít nhất 07 thành viên, bao gồm cả cá nhân, hộ gia đình và pháp nhân. Cá nhân, hộ gia đình, pháp nhân có thể là thành viên của nhiều HTX khác nhau.

- Về quan hệ sở hữu: Trong HTX hiện nay song song tồn tại sở hữu tập thể và sở hữu riêng của thành viên.

- Về cơ cấu tổ chức và quan hệ quản lý: Cơ cấu tổ chức HTX gồm Đại hội thành viên, HĐQT, Giám đốc và Ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên, có phân rõ quyền hạn, nhiệm vụ của từng bộ phận, cá nhân. Thành viên HTX được tham gia quyết định mọi vấn đề của HTX với quyền biểu quyết như nhau, không phụ thuộc mức vốn góp.

- Về quan hệ phân phối: HTX hiện nay thực hiện chế độ phân phối thu nhập cho thành viên chủ yếu theo mức độ sử dụng dịch vụ của HTX hoặc công sức lao động đóng góp của thành viên vào HTX, phần còn lại mới chia theo vốn góp.

1.1.4. Hợp tác xã nông nghiệp

a. Khái niệm HTXNN: HTXNN là các HTX có ngành nghề hoạt động chính là nông, lâm nghiệp. HTXNN có thể hoạt động đa ngành nghề, nhưng doanh thu từ hoạt động sản xuất nông, lâm nghiệp có tỷ trọng cao nhất trong tổng doanh thu của HTX.

b. Các loại hình HTXNN: HTXNN có 3 loại hình hoạt động cơ bản: HTXNN sản xuất chuyên ngành; HTXNN dịch vụ đơn thuần; HTXNN SXKD, dịch vụ tổng hợp.

c. Một số đặc trưng của HTXNN ở Việt Nam: HTXNN ở Việt Nam có những đặc điểm chung của HTX, nhưng cũng có những đặc trưng riêng do đặc điểm, tính chất của ngành nghề SXKD, dịch vụ và đối tượng tham gia HTX:

- Là tổ chức liên kết kinh tế tự nguyện của ít nhất 07 thành viên là những cá nhân, nông hộ, nông trại, các pháp nhân... có chung các yêu cầu liên kết trong SXKD, cung ứng dịch vụ cho sản xuất.

- Quan hệ giữa HTX và thành viên vừa có quan hệ liên kết, hỗ trợ nội bộ, vừa có tính độc lập với nhau.

- HTXNN thường yếu về năng lực nội tại, nhất là về năng lực quản lý, cơ sở vật chất, vốn... và hoạt động thường chịu rủi ro lớn, hiệu quả thấp hơn các loại hình kinh tế khác.

d. Vai trò của HTXNN trong phát triển KT-XH: Xét cả về lý luận và thực tiễn, HTXNN có vị trí, vai trò rất quan trọng trong sự phát triển KT-XH của một quốc gia, bởi lẽ, các HTXNN không chỉ góp phần tạo ra tăng trưởng kinh tế, mà còn tạo ra nhiều việc làm để giải quyết việc làm, đảm bảo đời sống cho đông đảo người lao động, tạo sự ổn định về chính trị xã hội, góp phần thúc đẩy sự phát triển nông nghiệp nông thôn của mỗi quốc gia.

1.1.5. Phát triển và phát triển hợp tác xã

a. Phát triển: Trong kinh tế, phát triển là quá trình chuyển biến về mọi mặt của nền kinh tế trong một thời kỳ nhất định, trong đó bao hàm cả sự tăng trưởng về quy mô sản lượng, hoàn thiện về cơ cấu kinh tế và nâng cao chất lượng mọi mặt của cuộc sống.

b. Phát triển HTX: Phát triển HTX ở một quốc gia, một địa phương trước hết phải có sự tăng lên về số lượng HTX, số lượng thành viên, đồng thời phải có sự tăng lên về quy mô các yếu tố nguồn lực, năng lực hoạt động của HTX và có sự mở rộng về dịch vụ do HTX cung ứng cho thành viên với chất lượng ngày một cao hơn.

1.2. NỘI DUNG PHÁT TRIỂN HTXNN

1.2.1. Phát triển về số lượng HTXNN: Phát triển về số lượng HTXNN, là sự tăng thêm về số HTXNN trong một năm hoặc trong một thời kỳ nhất định, được đánh giá qua 2 tiêu chí: Số lượng HTX tăng thêm và Tốc độ tăng bình quân hàng năm về số lượng HTX.

1.2.2. Gia tăng các nguồn lực của HTXNN: Với tư cách là một đơn vị SXKD, hoạt động của HTXNN cũng đòi hỏi phải có các nguồn lực về vốn, lao động, đất đai, công nghệ... Sự gia tăng quy mô các nguồn lực này sẽ phản ánh sự tăng về quy mô SXKD của HTX.

a. Gia tăng quy mô vốn của HTXNN: Vốn của HTXNN có thể chia thành 2 loại: Vốn điều lệ (vốn chủ sở hữu), là vốn do xã viên góp vào HTX để trở thành thành viên HTX; Vốn hoạt động, là tổng nguồn vốn của HTXNN sử dụng để SXKD, bao gồm cả vốn điều lệ, vốn huy động và các nguồn tích lũy khác. Vốn hoạt động được sử dụng làm vốn cố định và vốn lưu động.

Sự gia tăng về vốn của HTXNN được đánh giá qua 2 chỉ tiêu: Số lượng vốn tăng thêm và tốc độ tăng bình quân hàng năm của vốn. Việc phân tích 2 chỉ tiêu này đối với vốn điều lệ, vốn hoạt động hay đối với vốn cố định và vốn lưu động trong vốn hoạt động của HTXNN, kết hợp với các yếu tố như số lượng HTXNN và thành viên HTX... trong cùng thời kỳ, sẽ cho thấy biến động về quy mô từng loại vốn, khả năng huy động vốn tình hình sử dụng vốn trong hoạt động SXKD của HTX.

b. Gia tăng quy mô và chất lượng lao động: Lao động là yếu tố duy nhất có khả năng sáng tạo trong các yếu tố nguồn lực của HTXNN. Trong đó, những người quản lý, điều hành HTX là thành phần quyết định lớn đến sự thành bại của HTX. Sự gia tăng về quy mô và chất lượng lao động của HTXNN được đánh giá qua các chỉ tiêu: Số lượng tăng thêm và tốc độ tăng bình quân của lao động; trình độ học vấn và chuyên môn, nghiệp vụ của cán bộ HTX.

c. Gia tăng quy mô đất đai: Với trình độ sản xuất của HTXNN ở Việt Nam hiện nay, đất đai vẫn là tư liệu sản xuất quan trọng. Đánh giá sự gia tăng quy mô đất đai của HTXNN được xem xét qua các chỉ tiêu: Tổng diện tích đất tăng thêm trong năm; tỷ lệ tăng bình quân hàng năm về đất đai của HTX

d. Phát triển khoa học - công nghệ: Khoa học - công nghệ không chỉ tác động đến HTX ở khía cạnh tạo ra các tiến bộ trong sản xuất nông nghiệp, mà còn tác động đến cách thức tổ chức, quản lý các hoạt động của HTX. Tuy nhiên, trong luận văn này, chúng tôi chỉ tập trung đi vào mô tả một số tiến bộ khoa học - công nghệ mà các HTXNN trên địa bàn đã ứng dụng làm gia tăng kết quả, hiệu quả SXKD của HTX và các thành viên.

1.2.3. Mở rộng dịch vụ của HTXNN: là một trong những yêu cầu trong quá trình đổi mới hoạt động của các HTXNN hiện nay và cũng là một trong các tiêu chí phản ánh sự phát triển của HTX. Mở rộng dịch vụ của HTXNN được đánh giá qua các chỉ tiêu: Mức độ gia tăng số lượng dịch vụ của HTX; Tỷ lệ doanh thu từ hoạt động dịch vụ trong tổng doanh thu hàng năm của HTX; Mức độ cung ứng các yêu cầu về dịch vụ hỗ trợ cho thành viên HTX.

1.2.4. Hoàn thiện tổ chức sản xuất của HTXNN: bao gồm việc chuyển đổi về cơ cấu tổ chức, phương thức hoạt động và mở rộng liên kết, tham gia các chuỗi giá trị trong SXKD với các tổ chức kinh tế khác, giúp cho HTXNN ngày càng hoàn thiện về tổ chức bộ máy và cách thức vận hành, từng bước tiếp cận, bắt kịp trình độ của các loại hình kinh tế tiên tiến; đồng thời giúp cho HTXNN giảm bớt các yếu điểm, nhất là về vốn và thị trường đầu ra.

1.2.5. Kết quả và hiệu quả hoạt động của HTXNN: là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh về giá trị, hiệu quả kinh tế cuối cùng mà HTX tạo ra. Đánh giá kết quả, hiệu quả hoạt động của HTXNN có thể thông qua kết quả phân loại hoạt động HTX hàng năm do thành viên đánh giá và qua các chỉ tiêu: Doanh thu thuần của HTX/năm; Lợi nhuận trước thuế của HTX/năm; Thu nhập bình quân/năm của lao động trong HTXNN; Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu; Tỷ suất lợi nhuận trên vốn hoạt động; Tỷ suất lợi nhuận trên vốn điều lệ.

1.3. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN HTXNN

1.3.1. Các yếu tố về điều kiện tự nhiên: Các đặc điểm vị trí địa lý, địa hình, thổ nhưỡng, khí hậu, nguồn nước... của một địa phương, dù ít hay nhiều đều ảnh hưởng đến quá trình hoạt động của HTXNN thông qua các ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển cây trồng, vật nuôi và thời ảnh hưởng đến các điều kiện tổ chức hoạt động khác của HTX.

1.3.2. Các yếu tố về điều kiện KT - XH: Dù với tư cách là một mô hình tổ chức kinh tế hay một đơn vị kinh tế đơn lẻ, quá trình hình thành, hoạt động và phát triển của HTXNN không thể tách rời môi trường KT-XH trên địa bàn. Tất cả các yếu tố như thực trạng và định hướng quy hoạch phát triển kinh tế; điều kiện hạ tầng; trình độ dân trí, văn hóa và các cơ chế, chính sách của nhà nước... đều trực tiếp hay gián tiếp tác động các HTXNN.

1.3.3. Các yếu tố về nguồn lực của HTXNN: Bất cứ một đơn vị kinh tế nào khi hoạt động đều phải có các nguồn lực cơ bản như lao động, vốn, đất đai, cơ sở làm việc, nhà xưởng, kho bãi, khoa học kỹ thuật... Với tư cách là một đơn vị kinh tế, hoạt động của các HTXNN và thành viên HTX cũng không thể thiếu các yếu tố đó.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN HTXNN Ở TỈNH ĐẮK LẮK

2.1. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CỦA TỈNH ĐẮK LẮK ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN HTXNN

2.1.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên

a. Vị trí địa lý: Đắk Lắk nằm ở miền trung Việt Nam; phía Bắc giáp tỉnh Gia Lai; phía Nam giáp tỉnh Lâm Đồng; phía Đông giáp tỉnh Phú Yên và Khánh Hòa; phía Tây, Tây Nam giáp tỉnh Đắk Nông và Vương quốc Cămpuchia.

b. Địa hình: Địa hình tỉnh Đắk Lắk có hướng thấp dần từ Đông Nam sang Tây Bắc với nhiều loại địa hình, nhiều vùng sinh thái là điều kiện để phát triển đa dạng trong sản xuất nông nghiệp.

c. Khí hậu, thời tiết: Khí hậu tỉnh Đắk Lắk mang đặc trưng khí hậu nhiệt đới gió mùa cao nguyên. Thời tiết chia thành 2 mùa rõ rệt. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10. Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Điều kiện khí hậu, thời tiết ở Đắk Lắk rất phù hợp để phát triển nông nghiệp, nhất là các loại cây lâu năm.

d. Nguồn nước: Nguồn nước trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk khá dồi dào. Nước mặt có nhiều sông suối, hồ đập phân bố tương đối đều. Nước ngầm có trữ lượng khá lớn, dễ khai thác. Đây là điều kiện thuận lợi để phục vụ cho sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp.

e. Thổ nhưỡng: Thổ nhưỡng ở Đắk Lắk rất phong phú với 8 nhóm, 23 đơn vị đất, trong đó, nhóm đất đỏ vàng chiếm 72,8% diện tích tự nhiên. Thổ nhưỡng ở tỉnh Đắk Lắk thích hợp cho nhiều loại cây trồng, nhất là các loại cây lâu năm.

2.1.2. Đặc điểm về kinh tế

a. Tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế: Giai đoạn 5 năm 2006-2010, kinh tế của tỉnh Đắk Lắk có tốc độ tăng trưởng bình quân 12,1%/năm; giai đoạn 2011-2013 tăng trưởng bình quân 8,4%/năm. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng khu vực nông, lâm nghiệp. Định hướng đến năm 2015, tỉnh Đắk Lắk đề ra mục tiêu phát triển mạnh dịch vụ, song nông, lâm nghiệp và thủy sản vẫn là khu vực kinh tế quan trọng, chiếm 32-33% nền kinh tế.

b. Hiện trạng và định hướng sử dụng đất đai: Đất đai tỉnh Đắk Lắk được sử dụng chủ yếu vào mục đích sản xuất nông, lâm nghiệp với 86,7% tổng diện tích toàn tỉnh. Theo Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2015, đất nông nghiệp vẫn chiếm 39,7%; đến năm 2020 là 39,4% tổng diện tích toàn tỉnh. Như vậy, sản xuất nông, nghiệp vẫn là đối tượng được ưu tiên bố trí đất trong quy hoạch của tỉnh.

c. Tình hình phát triển kết cấu hạ tầng: Hệ thống kết cấu hạ tầng KTXH của tỉnh Đắk Lắk được đầu tư khá cơ bản. Trong đó, giao thông đối ngoại có sân bay Buôn Ma Thuột và 06 tuyến Quốc lộ; 100% các huyện, xã đã có đường nhựa đến trung tâm. Thủy lợi có 665 công trình, đảm bảo tưới chủ động 75% diện tích cây trồng có nhu cầu tưới. 100% các huyện, xã đã có điện lưới quốc gia; 100% số xã có hệ thống thông tin thông suốt; tỷ lệ điện thoại đạt 108 máy/100 dân; bình quân 7,4 thuê bao internet/100 dân...

d. Tình hình kinh tế hộ, tổ hợp tác và trang trại: Toàn tỉnh có 418.757 hộ, thu nhập trung bình gần 6,01 triệu đồng/hộ/tháng; có khoảng 6.000 tổ hợp tác, trong đó, tổ hợp tác trong nông nghiệp có 315 tổ, 4.349 thành viên; 1.731 trang trại nông, lâm nghiệp và kinh doanh tổng hợp. Sự cải thiện về thu nhập của kinh tế hộ và phát triển của các tổ hợp tác, trang trại của tỉnh là một trong những cơ sở quan trọng để xây dựng và phát triển các HTXNN.

e. Tình hình thực hiện công tác quản lý nhà nước và các chính sách đối với HTX: Bộ máy theo dõi, quản lý phát triển kinh tế tập thể đã được hình thành từ cấp tỉnh đến huyện. Các chính sách hỗ trợ của nhà nước đối với HTX đã được triển khai như: Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ cho cán bộ HTX; xoá nợ đọng; đất đai; ưu đãi tài chính, tín dụng, thuế; hỗ trợ khoa học - công nghệ, tiếp thị và mở rộng thị trường; hỗ trợ thành lập mới HTX... Tuy nhiên, mức hỗ trợ và hiệu quả của chính sách đối với HTX còn khá hạn chế.

2.1.3. Đặc điểm về xã hội

a. Dân số và lao động: Đến năm 2013, dân số trung bình toàn tỉnh có hơn 1,82 triệu người. Lực lượng lao động có 1.077.570 người, chiếm 59% dân số, trong đó lao động ở khu vực nông thôn chiếm gần 76,5% lực lượng lao động. Trình độ chuyên môn kỹ thuật của lực lượng lao động được cải thiện tích cực, tỷ lệ lao động qua đào tạo tăng dần nhưng chủ yếu tăng ở trình độ đào tạo ngắn hạn, công nhân kỹ thuật... lao động trình độ cao đẳng nghề, đại học chuyên nghiệp tăng không nhiều.

b. Tình hình giáo dục - đào tạo: Toàn tỉnh đã đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở vào năm 2009. Đào tạo chuyên nghiệp có 01 trường đại học với 36 chuyên ngành; 02 trường cao đẳng; 08 trường trung cấp; 40 cơ sở dạy nghề. Quy mô đào tạo hàng năm của các trường, cơ sở dạy nghề trên địa bàn khá lớn, song chất lượng đào tạo còn thấp, chưa có liên kết giữa cơ sở đào tạo với các đơn vị có nhu cầu sử dụng lao động nên tình trạng đào tạo ngành thừa, ngành thiếu là phổ biến.

c. Tình hình phát triển khoa học công nghệ: Khoa học công nghệ của tỉnh Đắk Lắk đang có nhiều tiến bộ. Chất lượng nghiên cứu các đề tài khoa học từng bước tiếp cận với mặt bằng trình độ trong khu vực, tập trung vào ứng dụng, chuyển giao phát triển nông nghiệp. Thị trường khoa học công nghệ bắt đầu hình thành, hỗ trợ các doanh nghiệp và khuyến khích đầu tư nghiên cứu khoa học.

d. Đặc điểm văn hóa và tâm lý của dân cư: Toàn tỉnh có 47 dân tộc, trong đó dân tộc kinh chiếm khoảng 67%, các dân tộc thiểu số chiếm khoảng 33%. Mặt bằng phát triển chung của Đắk Lắk còn thấp, đặc biệt là ở khu vực nông thôn, nên tư tưởng làm ăn cá thể, tiểu chủ trong dân cư còn khá phổ biến; bên cạnh đó, những ấn tượng không hay về HTX thời bao cấp còn khá đậm nét là một trong những rào cản không nhỏ đối với sự phát triển HTX trên địa bàn.

2.2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN HTXNN Ở TỈNH ĐẮK LẮK

2.2.1. Tình hình phát triển về số lượng và phân bố HTXNN

a. Tình hình phát triển về số lượng HTXNN: Cuối năm 2003, trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk có 88 HTXNN. Trong 6 năm (2008-2013), có 80 HTXNN thành lập mới, đồng thời cũng có 23 HTXNN giải thể. Đến năm 2013, toàn tỉnh có 161 HTX có đăng ký, tăng thêm 73 HTX so với năm 2003 và đạt tốc độ tăng bình quân hơn 6,2%/năm. Tuy vậy, chỉ có 123 HTXNN còn hoạt động, 38 HTX chỉ tồn tại hình thức (chiếm 23,6% tổng số HTXNN có đăng ký).

b. Tình hình phân bố HTXNN theo địa bàn: HTXNN ở tỉnh Đắk Lắk phân bố chủ yếu ở khu vực trung tâm và các huyện phía bắc, đông bắc của tỉnh, trong khi đó, rất ít HTXNN hình thành và hoạt động tại địa bàn các huyện khó khăn, vùng sâu, vùng xa, vùng có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ của tỉnh.

2.2.2. Tình hình các nguồn lực của HTXNN

a. Tình hình vốn của HTXNN

- Về vốn điều lệ: Quy mô vốn điều lệ bình quân của HTXNN trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk rất nhỏ bé và có xu hướng giảm trong 5 năm gần đây. Giai đoạn 2009-2013, vốn điều lệ bình quân/HTX giảm bình quân 4,1%/năm. Năm 2013, bình quân vốn điều lệ/HTX chỉ ở mức 749 triệu đồng; phần lớn HTX chỉ có mức vốn điều lệ bình quân dưới 300 triệu đồng.

Ngày đăng: 02/04/2022