Ngân Hàng Đầu Tư Và Xây Dựng Việt Nam ( 1981- 1990 )


7 Cáp điện

8 Bóng đèn

IV Máy tính nguyên chiếc, phụ kiện, linh kiện ( 3 nhóm mặt hàng)

1. Máy tính nguyên chiếc

2. Phụ kiện

3. Linh kiện rời


PHỤ LỤC 8

MÔ HÌNH TỔ CHỨC TÍN DỤNG NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 261 trang tài liệu này.

QUA CÁC THỜI KỲ

1.Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam ( 1957- 1980)

Phát triển hoạt động tín dụng xuất khẩu tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam - 25

Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam được thành lập từ những năm đầu của công cuộc cải tạo và khôi phục kinh tế sau chiến tranh. Với hơn 20 năm tồn tại và hoạt động, Ngân hàng kiến thiết Việt Nam đã có những đóng góp lớn cho công cuộc khôi phục và kiến thiết kinh tế ở Bắc Việt Nam. Với có nhiệm vụ làm đầu mối quản lý,cấp phát và thanh toán vốn kiến thiết - Vốn xây dựng cơ bản, của nhà nước trong giai đoạn từ năm 1957 đến năm 1980, Ngân hàng kiến thiết Việt Nam đã hoàn thành sứ mạng lớn lao trong công cuộc tái thiết kinh tế trong thời kỳ xây dựng, phát triển kinh tế ở Miền Bắc và kháng chiến cống Mỹ cứu nước ở Miền Nam.

2. Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam ( 1981- 1990 )

Trong giai đoạn này, Ngân hàng Kiến thiết được đổi tên thành Ngân hàng Đầu tư và xây dựng Việt Nam.( trực thuộc Bộ Tài chính) Nhiệm vụ của Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng trong giai đoạn này như nhiệm vụ của Ngân hàng Kiến thiết trước đây, nhưng chuyển dần từ quản lý, cấp phát vốn, cùng song song với hoạt động cho vay có thu hồi vốn. Vừa cấp phát vốn không hoàn lại của Ngân sách Nhà nước, vừa cho vay đầu tư cơ bản các công trình dự án của Chính phủ để thúc đẩy quá trình Đầu tư và Xây dựng ở Việt Nam trong giai đoạn này. Với chức năng nhiệm vụ mới, trong giai đoạn mới, Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam cũng đã góp phần to lớn trong việc đẩy nhanh tốc độ xây dựng các cơ sở hạ tầng của nền kinh tế, đồng thời góp phần quan trọng và tạo đà cho tăng trưởng và phát triển kinh tế trong giai đoạn hội nhập kinh tế. Năm 1990 Ngân hàng Đầu tư & Xây dựng Việt Nam chuyển đổi mô hình thành loại hình Ngân hàng thương mại, trực thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho đến nay.

3.Tổng cục Đầu tư Phát triển( 1995- 1999)

Tổng cục Đầu tư Phát triển là một tổ chức tài chính của Chính phủ, được thành lập theo Nghị định số 187/NĐ- CP ngày 10/12/1994 của Chính phủ. Tổng cục Đầu tư Phát triển trực thuộc Bộ Tài chính thực hiện nhiệm vụ cấp phát và cho vay vốn tín


dụng nhà nước ( Vốn đầu tư xây dựng cơ bản ) để xây dựng các cơ sở hạ tầng của

nền kinh tế.

4.Quỹ Hỗ trợ Đầu tư Quốc gia (1996 - 1999 )

Đây là một tổ chức tài chính của Chính phủ, được thành lập năm 1996 theo Quyết định số 808/QĐ - TTg của Thủ tướng Chính phủ.Nhiệm vụ của Quỹ Hỗ trợ Đầu tư Quốc gia là thực hiện cho vay ưu đãi các ngành nghề lĩnh vực khó khăn theo Luật Khuyến khích đầu tư trong nước.

5.Quỹ Hỗ trợ Phát triển (1999 - 2006)

Quỹ Hỗ trợ Phát triển được thành lập trên cơ sở sắp xếp và hợp nhất hai tổ chức là Tổng cục Đầu tư Phát triển và Quỹ Hỗ trợ đầu tư Quốc gia, với nhiệm vụ: Thống nhất quản lý, tập trung đầu mối quản lý và thực hiện nguồn vốn tín dụng nhà nước một cách thống nhất. Tức là trở thành đầu mối thống nhất tiếp nhận các nguồn vốn từ Ngân sách Nhà nước, các nguồn tài trợ từ bên ngoài và các nguồn khác; Sử dụng nguồn vốn có được để cho vay, hỗ trợ tín dụng Đầu tư và Phát triển kinh tế xã hội thuộc các nhóm ngành, các đối tượng trong danh mục do Chính phủ quy định.

Quỹ Hỗ trợ Phát triển là một mô hình thực hiện chính sách tín dụng nhà nước có nhiều nước áp dụng trong những năm cuối của thế kỷ XX. Việt Nam áp dụng mô hình này trong giai đoạn đầu của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Nhiệm cụ của Quỹ là tiếp nhận các nguồn vốn từ Ngân sách Nhà nước, các nguồn tài trợ từ bên ngoài và các nguồn khác để cho vay, hỗ trợ tín dụng Đầu tư và Phát triển kinh tế xã hội thuộc các nhóm ngành, các đối tượng trong danh mục do Chính phủ quy định

Trong thời gian tồn tại và hoạt động gần 7 năm, từ tháng 7/1999 đến tháng 5/2006, Quỹ Hỗ trợ Phát triển đã gặt hái được những thành công khi triển khai và thực thi chính sách tín dụng nhà nước. Các công trình thuộc kết cấu cơ sở hạ tầng của nền kinh tề đã được hoàn thành, đi vào khai thác sử dụng; Các ngành kinh tế trọng điểm, mũi nhọn, một số ngành nghề lĩnh vực kinh tế cũng đã có sự phát triển đáng khích lệ.


6 Ngân hàng Phát triển Việt Nam (từ tháng 5/ 2006 đến nay)

Ngân hàng Phát Triển Việt Nam được thành lập theo Quyết định số 108/2006/QĐ-TTg, ngày 19/5/2006 của Thủ tướng Chính phủ. Đây là mô hình tổ chức tín dụng của Chính phủ trực tiếp thực hiện Chính sách tín dụng của Nhà nước để phục vụ phát triển kinh tế xã hội. Nhiệm vụ chính của VDB là thực hiện chính sách tín dụng đầu tư phát triển và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước với tư cách là một ngân hàng. Do đó hoạt động của NHPT Việt Nam đã có sự đổi mới căn bản so với hoạt động của Quỹ Hỗ trợ Phát triển.

7.Ngân hàng phục vụ người nghèo (1995 - 2002)

Ngân hàng phục vụ người nghèo được thành lập theo quyết định số 525/ TTg

ngày 31/8/1995 của Thủ tướng Chính phủ.

Ngân hàng phục vụ người nghèo có chức năng khai thác các nguồn vốn của các tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước, tiếp nhận các nguồn vốn tín dụng của Nhà nước đối với người nghèo và các nguồn vốn khác được Nhà nước cho phép để lập quỹ cho người nghèo vay thực hiện chương trình của Chính phủ đối với người nghèo.Hoạt động của Ngân hàng phục vụ người nghèo vì mục tiêu xoá đói, giảm nghèo, không vì mục đích lợi nhuận, thực hiện bảo tồn vốn ban đầu, phát triển vốn, bù đắp chi phí.

Ngân hàng phục vụ người nghèo thực hiện cho vay trực tiếp đến hộ nghèo có sức lao động, nhưng thiếu vốn, được vay vốn để phát triển sản xuất, không phải thế chấp tài sản, có hoàn trả vốn vay, và theo lãi suất quy định.

Ngân hàng phục vụ người nghèo được xét miễn thuế doanh thu và thuế lợi tức để giảm lãi suất cho vay đối với người nghèo. Các rủi ro bất khả kháng trong quá trình hoạt động của Ngân hàng phục vụ người nghèo được bù đắp bằng quỹ bù đắp rủi ro theo quy chế tài chính của Bộ Tài chính.

8.Ngân hàng Chính sách Xã hội Việt Nam (Từ tháng 10 năm 2002 đến nay) Ngân hàng Chính sách Xã hội Việt Nam (NHCSXH) được thành lập theo Quyết định số 131/2002/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 04/10/2002 trên cơ sở tổ chức lại Ngân hàng phục vụ người nghèo. NHCSXH là tổ chức tài chính của


Nhà nước, hoạt động vì mục tiêu xoá đói giảm nghèo, phát triển kinh tế và ổn định xã hội, không vì mục đích lợi nhuận.

NHCSXH thực hiện chính sách tín dụng ưu đãi đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác, đối với miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, đối với nông nghiệp nông thôn và nông dân. NHCSXH nhận vốn từ ngân sách Nhà nước và các nguồn vốn khác để cấp tín dụng ưu đãi theo chương trình chỉ định của Nhà nước.

Đến thời điểm hiện nay ở Việt Nam tồn tại 2 ngân hàng chính sách,thực chất là 2 mô hình tổ chức tín dụng nhà nước, trong đóNgân hàng Chính sách Xã hội có nhiệm vụ quản lý và thực hiện tín dụng thuộc nhóm chính sách xã hội, và Ngân hàng Phát triển thực hiện chính sách tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước thuộc nhóm chính sách kinh tế.


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM


TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH


NGUYỄN THỊ HIỀN


PHÁT TRIỂN

HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG XUẤT KHẨU TẠI NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN VIỆTNAM


TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ


Chuyên ngành: Tài chính Ngân hàng Mã số: 62.34.02.01


Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Đoàn Thanh Hà


THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - NĂM 2017


MỞ ĐẦU

1.Sự cần thiết của đề tài luận án

Hoạt động tín dụng xuất khẩu (TDXK - Expotr Credit –EC) của Nhà nước tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB) trong thời gian vừa qua, tuy có những thành công và đóng góp tích cực cho hoạt động xuất khẩu nói riêng và phát triển kinh tế nói chung, nhưng nhìn một cách tổng thể hoạt động TDXK của Nhà nước tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam còn quá khiêm tốn cả về quy mô và tốc độ phát triển. Trong điều kiện đó, đặt vấn đề nghiên cứu phát triển hoạt động TDXK của Nhà nước tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam trong giai đoạn mới là rất cần thiết cả trên phương diện lý luận và thực tiễn.

Nghiên cứu hoạt động tín dụng xuất khẩu của Nhà nước, NCS đăng ký đề tài luận án:Phát triển hoạt động tín dụng xuất khẩu tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam.

Thực hiện đề tài này sẽ góp phần cụ thể hóa hệ thống lý luận về tín dụng xuất khẩu, vai trò của xuất khẩu, sự hỗ trợ của nhà nước trong hoạt động xuất khẩu. đồng thời qua phản ánh thực trạng hoạt động TDXK của Nhà nước và giải pháp phát triển TDXK của Nhà nước tại VDB, góp phần thúc đẩy kinh tế Việt Nam phát triển.

2.Điểm mới trong nghiên cứu

Điểm mới về phương diện khoa học

Thứ nhất, hệ thống hóa lý luận về TDXK của Nhà nước và hoạt động TDXK của Nhà

nước tại VDB.

Thứ hai, nêu rõ đặc điểm và vai trò của tín dụng nhà nước trong nền kinh tế thị trường, từ đó nêu quan điểm khẳng định tín dụng nhà nước cần được sử dụng để phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.

Thứ ba, trình bày, lý giải vấn đề có tính khoa học về TDXK của Nhà nước; những điểm tương đồng và khác biệt giữa TDXK của Nhà nước và TDXK của NHTM.

Thứ tư, bài học trong việc xây dựng và thực thi chính sách TDXK của Nhà nước tại VN.

Điểm mới về phương diện thực tiễn

Thứ nhất, đã tổng hợp và đánh giá trung thực khách quan với những thành công, hạn chế trong hoạt động TDXK của Nhà nước tại VDB và coi đây là căn cứ thực tiễn để giúp cơ quan quản lý và VDB có biện pháp chấn chỉnh kịp thời.

Thứ hai, đã đề xuất các giải pháp có cơ sở khoa học và thực tiễn, những kiến nghị thiết thực để phát triển hoạt động TDXK của Nhà nước tại VDB, góp phần gia tăng kim ngạch xuất khẩu những mặt hàng truyền thống và có lợi thế của Việt Nam.

3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1. Đối tượng nghiên cứu: nghiên cứu về TDXK của Nhà nước và hoạt động TDXK của nhà nước tại VDB.

3.2 Phạm vinghiên cứu


• Phạm vi nghiên cứu về mặt không gian địa lý: nghiên cứu đối tượng trong phạm vi toàn hệ thống VDB.

• Phạm vi nghiên cứu về mặt thời gian: trên cơ sở nguồn thông tin số liệu, luận án nghiên cứu hoạt động TDXK tại VDB từ 2011 đến 2015. Đây là giai đoạn hoạt động thực tiễn có hàm lượng thông tin dài hạn, mang tính cập nhật và mới nhất của lĩnh vực nghiên cứu

4. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu

4.1. Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu tổng quát: Cung cấp bức tranh toàn cảnh về TDXK của Nhà nước tại VDB trên hai phương diện: lý luận và thực tiễn.khẳng định tính khoa học và thực tiễn để phát triển hoạt động TDXK của Nhà nước, góp phần thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa của VN Mục tiêu cụ thể:

•Trên cơ sở nền tảng lý luận và kiểm chứng thực tế để đánh giá tình hình phát triển hoạt

động TDXK của Nhà nước tại VDB.

•Đưa ra giải pháp có tính khả thi để phát triển hoạt động TDXK của Nhà nước tại VDB

•Thông qua kết quả nghiên cứu để chuyển một thông điệp có thể giúp tham mưu cho Chính phủ trong việc bổ sung, chỉnh sửa và hoàn chỉnh hệ thống chính sách có liên quan đến TDXK của Nhà nước tại Việt Nam.

4.2. Câu hỏi nghiên cứu

1/ TDXK của Nhà nước là gì. TDXK của Nhà nước có tác dụng gì đối với hoạt động xuất khẩu của Việt Nam. Các nước có sử dụng công cụ này để thúc đẩy xuất khẩu hay không 2/ Tại sao phải sử dụng công cụ TDXK của Nhà nước để thúc đẩy xuất khẩu của Việt Nam Giữa TDXK của Nhà nước và của các ngân hàng thương mại có sự khác biệt nào ? 3/Hoạt độngTDXK tại VDB thời gian qua có những kết quả tích cực và hạn chế nào ?

4/ Để phát triển TDXK của Nhà nước tại VDB, cần có giải pháp cụ thể, thiết thực gì?

5. Phương pháp nghiên cứu

5.1.Phương pháp thu thập tổng hợp tài liệu thông tin

• Nghiên cứu, tìm đọc các tài liệu, các công trình nghiên cứu khoa học để kế thừa, phát triển hệ thống lý luận cơ bản, tiếp cận hệ thống lý luận hiện hành về tín dụng xuất khẩu nói chung và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước nói riêng trong nền kinh tế.

• Tiếp cận các văn bản pháp lý về TDXK của Nhà nước tại Việt Nam để củng cố cơ sở lý luận của luận án.

• Trên cơ sở nghiên cứu kinh nghiệm của các quốc gia trên thế giới về tín dụng xuất khẩu của Nhà nước, cũng như các bài nghiên cứu liên quan để hoàn chỉnh một bước hệ thống cơ sở lý luận liên quan đền đề tài luận án.

• Tập hợp các nguồn số liệu đã được công bố bằng phương pháp thống kê, phân tích phù hợp với yêu cầu và mục đích nghiên cứu.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 26/11/2022