Khái Niệm Và Hình Thức Của Tín Dụng Xuất Khẩu


5.2. Phương pháp phân tích đánh giá

• Thu thập số liệu thứ cấp qua các báo cáo đã được hệ thống hóa để thống kê mô tả, lập bảng số liệu theo từng tiêu chí để phân tích, đánh giá kết quả hoạt động thực tế.

• Trên cơ sở số liệu bảng biểu thực tế từ nguồn thứ cấp, NCS đưa ra những nhận định và góc nhìn của tác giả về những thành công, tồn tại; nguyên nhân của các tồn tại trong hoạt động TDXK của Nhà nước tại VDB.

5.3. Phương pháp chuyên gia

Phương pháp khảo sát chuyên gia và cán bộ, nhân viên về các tiêu chí liên quan liên quan đến hoạt động TDXK của Nhà nước. Qua thống kê kết quả khảo sát để cũng cố thêm những nhận định và đánh giá về tình hình phát triển TDXK của Nhà nước tại VDB.

5.4. Phương pháp tổng hợp

• Tổng hợp và gắn kết giữa lý luận và thực tiễn, giữa chính sách thực tiễn; giữa quan điểm toàn diện và cục bộ trong sự phát triển, để chuyển tải các nội dung lý luận, thực tiễn và giải pháp có cơ sở khoa học, có tính khả thi nhằm thực hiện mục tiêu nghiên cứu.

6. Nguồn dữ liệu nghiên cứu

• Nguồn dữ liệu từ VDB: Báo cáo thường niên 2011 - 2014; Báo cáo Tổng kết hoạt động năm 2011 - 2015; Báo cáo hoạt động nghiệp vụ Ban Tín dụng xuất khẩu 2011 – 2015.

• Nguồn dữ liệu từ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam: Báo cáo thường niên 2011 - 2014; Thống kê hoạt động Ngân hàng các năm 2011 – 2015.

• Dữ liệu sơ cấp lấy trong Phiếu khảo sát và một số thông tin khác.

7. Ý nghĩa nghiên cứu

7.1. Ý nghĩa về mặt khoa học

• Kết quả nghiên cứu của luận án sẽ góp phần củng cố hệ thống lý luận khoa học về tín dụng, tín dụng xuất khẩu và tín dụng nhà nước trong nền kinh tế thị trường.

• Có cơ sở để khẳng định vai trò của tín dụng nhà nước trong nền kinh tế Việt Nam.

• Kết quả nghiên cứu của luận án sẽ là tài liệu tham khảo, tài liệu nghiên cứu cho các đối tương là học viên cao học và nghiên cứu sinh về những vấn đề liên quan.

7.2. Ý nghĩa về mặt thực tiễn

• Kết quả nghiên cứu sẽ giúp VDB có cách nhìn nhận và đánh giá về hoạt động tín dụng xuất khẩu của mình trong thời gian qua, từ đó đề ra biện pháp thiết thực để cải thiện, phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng xuất khẩu theo chính sách của Chính phủ.

• Kết quả nghiên cứu cũng sẽ góp phần giúp cho các doanh nghiệp và tổ chức xuất khẩu của VN nắm bắt và vận dụng tốt chính sách của Chính phủ trong hoạt động xuất khẩu.

6. Kết cấu: Ngoài phần mở đầu,kiến nghị và kết luận, luận án có kết cấu 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về tín dụng xuất khẩu và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước. Chương 2:Thực trạng phát triển tín dụng xuất khẩu của Nhà nước tại VDB. Chương 3:Giải pháp phát triễn tín dụng xuất khẩu của nhà nước tại VDB.


Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÍN DỤNG XUẤT KHẨU VÀ TÍN DỤNG XUẤT KHẨU CỦA NHÀ NƯỚC

1.1.TỔNG QUAN VỀ TÍN DỤNG XUẤT KHẨU

1.1.1. Khái niệm và hình thức của tín dụng xuất khẩu

1.1.1.1. Khái niệm về tín dụng xuất khẩu (TDXK)

• Tín dụng xuất khẩu trong quan hệ thương mại: Tín dụng xuất khẩu là tín dụng do người

xuất khẩu cấp cho người nhập khẩu thông qua hợp đồng bán hàng trả chậm.

• Tín dụng xuất khẩu trong quan hệ tài chính: Tín dụng xuất khẩu là khoản cho vay của ngân hàng đối với người xuất khẩu với mục đích thúc đẩy xuất khẩu.

1.1.1.2. Các hình thức của tín dụng xuất khẩu

• Tín dụng xuất khẩu trước khi giao hàng.

• Tín dụng xuất khẩu sau khi giao hàng.

1.1.2. Vai trò của tín dụng xuất khẩu

•Tín dụng xuất khẩu góp phần tạo vốn cho các DN để đẩy mạnh xuất khẩu.

•Tín dụng xuất khẩu trực tiếp thúc đẩy quan hệ kinh tế đối ngoại.

•Tín dụng xuất khẩu thúc đẩy kinh tế phát triển cả chiều rộng lẫn chiều sâu.

•Tín dụng xuất khẩu tạo nguồn thu ngoại tệ góp phần cân bằng kim ngạch xuất khẩu và cải thiện cán cân thanh toán vãng lai của quốc gia.

•Tín dụng xuất khẩu góp phần giải quyết việc làm cho người lao động.

1.2. TÍN DỤNG NHÀ NƯỚC VÀ TÍN DỤNG XUẤT KHẨU CỦA NHÀ NƯỚC

1.2.1.Tín dụng nhà nước

1.2.1.1. Khái niệm về tín dụng nhà nước

Tín dụng nhà nước là quan hệ tín dụng giữa nhà nước với các tổ chức và cá nhân trong nước, hoặc giữa nhà nước với các tổ chức và cá nhân nước ngoài, trong đó nhà nước vừa đóng vai trò là người đi vay, vừa là người cho vay nhằm thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội của đất nước.

1.2.1.2.Đặc điểm của tín dụng nhà nước

• Tín dụng nhà nước là loại tín dụng hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận.

• Tín dụng nhà nước được thực hiện chủ yếu từ nguồn vốn của Nhà nước, được nhà nước đảm bảo và thanh toán.

• Tín dụng nhà nước thực hiện theo đối tượng chỉ định phù hợp với chính sách phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước.

• Lãi suất trong tín dụng nhà nước là lãi suất ưu đãi, thấp hơn lãi suất thị trường.

• Tín dụng nhà nước cũng phải đối mặt với rủi ro tiềm ẩn và có khả năng xảy ra rủi ro.

1.2.1.3.Mục tiêu hoạt động của tín dụng nhà nước

Tín dụng nhà nước hoạt động vì lợi ích chung của toàn bộ nền kinh tế xã hội.


Đẩy nhanh tốc độ xây dựng cơ sở hạ tầng, tạo đà và thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội.

• Tạo việc làm cho người lao động, cải thiện đời sống cho các đối tượng chính sách.

1.2.1.4.Vai trò của tín dụng nhà nước

• Tín dụng nhà nước đẩy nhanh tốc độ xây dựng cơ sở hạ tầng của nền kinh tế.

• Góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

• Tín dụng nhà nước góp phần xóa đói giảm nghèo và tăng cường an sinh xã hội.

1.2.2.Tín dụng xuất khẩu của Nhà nước

1.2.2.1. Khái niệm về tín dụng xuất khẩu của Nhà nước

TDXK của Nhà nước là các hình thức tài trợ xuất khẩu, được thực hiện bằng tổ chức tín dụng của Nhà nước, hoặc tổ chức tín dụng do nhà nước chỉ định, trong khuôn khổ của cơ chế và chính sách của nhà nước trong từng giai đoạn nhất.

1.2.2.2.Khuôn khổ pháp lý vềtín dụng xuất khẩu của Nhà nước tại Việt Nam

►Tham chiếu các thỏa thuận Quốc tế về tín dụng xuất khẩu

Tham chiếu Hiệp định về trợ cấp và các biện pháp đối kháng(Agreement on Subsidies and Countervailing Measures - ASMC) của WTO.

•Tham chiếuHiệp địnhvề tín dụng xuất khẩu (Agreement on Export Credit - AEC) của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD).

► Hành lang pháp lýcho hoạt độngTDXK của Nhà nước tại Việt Nam

• Các văn bản pháp lý của Chính Phủ và Thủ tướng Chính phủ.

• Các văn bản hướng dẫn của các Bộ, Ngành.

• Các văn bản của Hội đồng quản trị và Ban điều hành của VDB.

1.2.3. Phân biệt TDXK của Nhà nước và TDXK của Ngân hàng thương mại

1.2.3.1. Những điểm tương đồng:mục tiêu hoạt động; đối tượng phục vụ;đối tượng cho

vay; quàn lý rủi ro; quy trình tín dụng; hạn mức cho vay.

1.2.3.2.Những điểm khác biệt: Đối tượng trong danh mục và ngoài danh mục; ngân hàng chính sách và ngân hàng thương mại; lãi suất hỗ trợ và lãi suất thị trường.

1.3. QUAN ĐIỂM VỀ PHÁT TRIỂNTÍN DỤNG XUẤT KHẨU CỦA NHÀ NƯỚC

1.3.1.Tổng quan về sự phát triển

“Phát triển” được hiểu là một sự biến đổi, hoặc làm cho sự biến đổi theo chiều hướng tăng lên, tăng từ ít đến nhiều, từ hẹp đến rộng, từ thấp đến cao.

“ Phát triển là sự biến đổi hoặc làm cho sự biến đổi từ ít đến nhiều, hẹp đến rộng, thấp

đến cao, đơn giản đến phức tạp” [Từ điển Bách khoa toàn thư]

Theo từ điển Kinh tế, thì “ phát triển” là sự tăng lên cả về quy mô và chất lượng.

1.3.2.Các tiêu chí phát triển tín dụng xuất khẩu của Nhà nước

1.3.2.1. Phát triển tín dụng xuất khẩu của Nhà nước về số lượng và quy mô

Phát triển về quy mô là phát triển theo chiều rộng, tức là sự tăng lên về quy mô số lượng các sản phẩm dịch vụ hiện có và mở thêm sản phẩm dịch vụ mới. Phát triển chiều rộng


làm cho sản phẩm dịch vụ phong phú hơn, tăng khả năng cạnh tranh. Phát triển về mặt lượng của hoạt động TDXK bao gồm các chỉ tiêu sau:

• Gia tăng doanh số cho vay, doanh số thu nợ và mức dư nợ cuối kỳ;

• Đạt tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng một cách hợp lý;

•Tìm kiếm và mở rộng đối tượng khách hàng vay vốn;

•Tìm kiếm và mở rộng danh mục hàng hóa được vay vốn tín dụng xuất khẩu;

• Làm phong phú danh mục sản phẩm TDXK để thích nghi với từng loại khách hàng

• Gia tăng thị phần tín dụng trong hệ thống ngân hàng.

1.3.2.2.Phát triển tín dụng xuất khẩu của Nhà nước về chất lượng và hiệu quả

Phát triển TDXK theo chiều sâu, trước hết phải từng bước hoàn thiện các sản phẩm tín dụng theo hướng nâng cao chất lượng đảm bảo tính tiện ích và hiệu quả. Phát triển chất lượng của hoạt động TDXK là nâng cao chất lượng TDXK với các chỉ tiêu chính sau:

• Nâng cao chất lượng các khoản mục tín dụng xuất khẩu của Nhà nước;

•Giảm tỷ lệ nợ xấu;Giảm tỷ lệ nợ khoanh;

Tăng vòng quay vốn tín dụng;

•Nâng cao hiệu quả tài chính trong hoạt động tín dụng xuất khẩu.

1.4.TÍN DỤNG XUẤT KHẨU CỦA NHÀ NƯỚC TẠI MỘT SỐ QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM

1.4.1. Tín dụng xuất khẩu của Nhà nước tại một số quốc gia trên thế giới

Nhiều nước trên thế giới coi việc tài trợ cho xuất khẩu là một chiến luợc mang tính quốc gia thành lậpvànhững ngân hàng phục vụ xuất nhập khẩu, tài trợ xuất nhập khẩu, nhất là những ngành kinh tế quan trọng như Hàn quốc, Trung quốc, Mỹ, Thailand, Nhật Bản.

1.4.2.Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam vềtín dụng xuất khẩu của Nhà nước

Những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong chính sách TDXKlà: Thứ nhất: về chính sách tín dụng xuất khẩu của Nhà nước;

Thứ hai, về hình thức tổ chức, mục đích trong chính sách TDXK của Nhà nước; Thứ ba, về hình thức hỗ trợ trong tín dụng xuất khẩu của Nhà nước;

Thứ tư, đối tượng,danh mục hàng hóa được hưởng chính sách TDXK của Nhà nước; Thứ năm, về thời hạn và hạn mức tín dụng xuất khẩu của Nhà nước;

Thứ sáu, về lãi suấttín dụng xuất khẩu của Nhà nước.


Chương 2

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂNTÍN DỤNG XUẤT KHẨUCỦA NHÀ NƯỚC TẠI NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN VIỆT NAM

2.1 . KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN VIỆT NAM

2.1.1. Tổng quan về quá trình hình thành Ngân hàng Phát triển VN

2.1.1.1. Tổng quan về Ngân hàng Phát triển (Development Bank - DB)

Ngân hàng Phát triển là loại ngân hàng được thành lập và hoạt động để giúp một quốc gia hoặc một nhóm các quốc gia đạt được một mức độ cao hơn và bền vững của sự phát triển.

2.1.1.2. Quá trình hình thành Ngân hàng Phát triển Việt Nam

Ngân hàng Phát Triển Việt Nam được thành lập theo Quyết định số 108/2006/QĐ-TTg, ngày 19/5/2006 của Thủ tướng Chính phủ. Tên giao dịch bằng tiếng Anh là Vietnam Development Bank, viết tắt là VDB được thành lập trên cơ sở sắp xếp và tổ chức lại hệ thống Quỹ Hỗ trợ Phát triển. Nhiệm vụ chính của Ngân hàng Phát triển Việt Nam là thực hiện chính sách tín dụng đầu tư phát triển và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước.

2.1.2.Cơ cấu tổ chức quản lý của Ngân hàng Phát triển Việt Nam

VDB là ngân hàng chính sách, hoạt động theo mô hình công ty TNHH một Thành viên,

Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.

Các hoạt động của Ngân hàng Phát triển Việt Nam gồm:

Hoạt động huy động vốn; hoạt động tín dụng; hoạt động ủy thác và nhận ủy thác; tham gia thị trường liên ngân hàng; tổ chức thanh toán nội bộ; cung cấp các dịch vụ thanh toán, dịch vụ ngoại hối và các dịch vụ ngân hàng khác; tham gia hệ thống thanh toán trong nước và quốc tế theo quy định của pháp luật và hướng dẫn của NHNN Việt Nam; các nhiệm vụ khác do Chính phủ giao.

Cơ cấu tổ chức quản lý của Ngân hàng Phát triển Việt Nam:

Hội đồng quản trị;Ban kiểm soát;Tổng giám đốc&Các Ban thuộc Hội sở chính của VDB

2.1.3. Đặc điểm hoạt động của Ngân hàng Phát triển Việt Nam

• Hoạt động của VDBkhông vì lợi nhuận, mà vì sự phát triển của nền kinh tế xã hội;

• Được miễn áp dụng dự trữ bắt buộc (Tỷ lệ dự trữ bắt buộc 0% );

• Không phải tham gia bảo hiểm tiền gửi như các ngân hàng thương mại;

• Được Chính phủ bảo đảm khả năng thanh toán;

• Được miễn nộp thuế và các khoản nộp ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật;

• Được ngân sách nhà nước cấp bù chênh lệch lãi suất và phí quản lý đối với hoạt động tín dụng đầu tư phát triển và TDXK của Nhà nước.

2.1.4.Nguồn vốn hoạt động hoạt động của Ngân hàng Phát triển Việt Nam

• Vốn chủ sở hữu;

Vốn phát hành giấy tờ có giá và đi vay các tổ chức tài chính;

• Các nguồn vốn khác.


2.1.5. Chức năng, nhiệm vụ của Ngân hàng Phát triển Việt Nam

● Hoạt động huy động vốn

Ngân hàng Phát triển Việt Nam được huy động vốn dưới các hình thức sau đây:

• Phát hành trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh theo quy định của pháp luật;

• Phát hành trái phiếu, kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi, giấy tờ có giá bằng đồng Việt Nam của Ngân hàng Phát triển Việt Nam;

• Vay BHXH Việt Nam, vay của các TCTC trong nước và nước ngoài;

• Vay Ngân hàng Nhà nước Việt Nam theo quy định của pháp luật;

• Nhận tiền gửi ủy thác của các tổ chức trong nước và nước ngoài;

• Huy động các nguồn vốn khác phù hợp với quy định của pháp luật.

● Hoạt động tín dụng

•Thực hiện chính sách tín dụng đầu tư phát triển và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước theo quy định của Chính phủ;

• Nhận ủy thác quản lý nguồn vốn ODA và các nguồn khác;

• Ủy thác cho các tổ chức tài chính, tín dụng thực hiện nghiệp vụ tín dụng của VDB.

●Cung cấp các dịch vụ thanh toán cho khách hàng

2.1.6.Kết quả hoạt động của Ngân hàng Phát triển VN giai đoạn 2011– 2015

2.1.6.1. Đối với nền kinh tế xã hội

Đã góp phần tạo dựng khối tài sản hỗ trợ khá lớn cho nền kinh tế;Khẳng định vai trò đòn bẩy tài chínhđể thu hút các nguồn vốn khác trong nền kinh tế; Đã hình thành kênh huy động vốn mới cho tăng trưởng kinh tế, góp phần thúc đẩy thị trường tài chính Việt Nam phát triển; Tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của nhà nước đã góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và đẩy mạnh xuất khẩu;Đã góp phần, phát triển nông nghiệp nông thôn, bảo đảm an sinh xã hội, phát triển vùng miền và bảo vệ môi trường.

2.1.6.2. Đối với sự tồn tại và phát triển củaNgân hàng Phát triển Việt Nam

• Quy mô hoạt động của VDB ngày càng gia tăng

Tổng tài sản của VDB đến cuối năm 2015 đạt363.799.901tỷ VND. Qua 5 năm hoạt động, tổng tài sản của VDB đều có sự tăng trưởng tương đối.

Bảng 2.1. Cơ cấu tài sản của VDB từ 2011 – 2015

Đơn vị: Triệu VND


CHỈ TIÊU

31/12/ 2011

31/12/2012

31/12/2013

31/12/2014

31/12/2015

1. Tổng TS

274.708.123

291.700.892

298.986.367

324.526.866

359.799.901

% tăngtrưởng

32,39%

6.19%

2.50%

8,54%

10,87%

2.TS HĐNV

226.932.798

242.990.839

257.489.601

274.326.337

310.275.735

Tỷ trọng

82.61%

83.30%

86.12%

84,53%

86.24%

% tăng trưởng

32,64 %

7.08%

5.97%

6.54%

13.10%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 261 trang tài liệu này.

Phát triển hoạt động tín dụng xuất khẩu tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam - 26


3.Tài sản khác

47.775.325

48.710.053

41.496.766

50.200.529

49.504.166

Tỷ trọng

17.39%

16.70%

13.88%

15,47%

13,76%

% tăng trưởng

32,05 %

1.96%

(14.81%)

20,97%

(1,39%)

Nguồn: Dữ liệu nghiên cứu của luận án và tình toán của tác giả

• Cơ cấu nguồn vốn của VDB hợp lý hơn

Nợ phải trả: Nợ phải trả gồm Vốn phát hành giấy tờ có giá; Vốn ủy thác đầu tư; Vốn vay ngân sách, vay các tổ chức tài chính; vốn khác. Đây là nguồn vốn mà VDB được sử dụng trong các hoạt động nghiệp vụ của mình. Nợ phải trả chiếm tỷ trọng khoảng 94%.

Vốn Chủ sở hữu(Vốn & quỹ )Tuy chiếm tỷ trọng nhỏ (khoảng 6%), nhưng vốn chủ sở hữu là nguồn vốn ổn định và là nguồn chủ yếu cho việc đầu tư cơ sở hạ tầng và công nghệ hiện đại phục vụ hoạt động của VDB trong giai đoạn mới của nền kinh tế.

Bảng 2.4. Cơ cấu nguồn vốn của VDB từ 2011 -2015 Đơn vị: Triệu VND


CHỈ TIÊU

31/12/ 2011

31/12/2012

31/12/2013

31/12/2014

31/12/2015

∑ nguồn vốn

% tăng

274.708.123

32,39%

291.700.892

6,19%

298.986.367

2,49 %

324.526.866

8,54 %

359.799.901

10,87%

1. Nợ phải trả

Tỷ trọng

260.530.975

94,84 %

276.779.437

94,88 %

283.145.853

94,22 %

307.949.061

94,89 %

339.011.701

93,17%

2.Vốn & quỹ

Tỷ trọng

14.117.505

5,16 %

14.921.455

5,12 %

16.112.043

5,38%

16.577.805

5,11 %

20.788.200

6,83%

Nguồn:Dữ liệu nghiên cứu của luận án và tình toán của tác giả

• Về hiệu quả hoạt động của VDB

Thu nhập và chi phí của VDB đều có tốc độ tăng phù hợp với quy mô hoạt động qua các thời kỳ. Kết quả hoạt động qua 5 năm gần nhất cho thấy VDB hoạt động có hiệu quả, nhưng chưa cao, diễn biến theo chiều hướng chưa ổn định

2.2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG XUẤT KHẨU CỦA NHÀ NƯỚC TẠI NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN VIỆT NAM

2.2.1.Khái quát hoạt động nghiệp vụ tạiNgân hàng Phát triển Việt Nam

• Tín dụng đầu tư (TDĐT) Tín dụng đầu tư là tín dụng trung dài hạn do VDB thực hiện bằng nguồn cân đối vốn của Chính phủ đối với các DAĐT do Chính phủ quy định.

• Cho vay lại vốn ODA: Cho vay lại vốn ODA được thực hiện cho những DAĐT trong danh mục các DAĐT được tài trợ bằng nguồn vốn ODA đã được thỏa thuận song phương hoặc đa phương giữa Chính phủ Việt Nam với nước ngoài.

• Tín dụng xuất khẩu:TDXK của Nhà nước là các khoản tín dụng ngắn do VDB thực hiện

đối với những ngành hàng, nhóm hàng trong danh mục quy định để thúc đẩy xuất khẩu.

• Bảo lãnh, tái bảo lãnh: Ngoài việc cho vay theo 3 loại hình tín dụng nói trên, VDB còn thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh, tái bảo lãnh cho các loại hình DN trong nước, đặc biệt là


cácDN nhỏ và vừa, giúp các DN có điều kiện tiếp cận các nguồn tài trợ từ các tổ chức tài chính trong và ngoài nước.

2.2.2.Thực trạng phát triểnTDXK tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam

2.2.2.1. Phát triển tín dụng xuất khẩu của Nhà nước về quy mô và số lượng

► Phát triển TDXK của về quy mô và số lượng theo chỉ tiêu kế hoạch

Đánh giá về thực trạng hoạt động và tình hình phát triển TDXK của Nhà nước tại VDB giai đoạn 2011- 2015, luận án phản ánh các số liệu thực tế, so sánh với các thông tin về chỉ tiêu kế hoạch để đánh giá thực trạng phát triển hoạt động TDXK tại VDB.

Bảng 2.10. Tình hình phát triển hoạt động TDXK của Nhà nước tại VDB theo chỉ tiêu Kế hoạch từ 2011 -2015 Đơn vị: Triệu VND


NĂM

DOANH SỐ CHO VAY

DƯ NỢ BÌNH QUÂN


Kế hoạch


Thực hiện

% hoàn

thành


Kế hoạch


Thực hiện

% hoàn

thành

2011

18.000.000

18.574.200

103,19

17.000.000

15.667.796

92,16

2012

17.000.000

15.926.344

93, 68

15.000.000

10.221.224

68,14

2013

17.000.000

15.004.570

88, 26

13.000.000

10.871.492

83,63

2014

16.000.000

13.693.162

87, 27

12.000.000

9.823.454

81,86

2015

16.000.000

15.246.466

95, 28

12.000.000

9.998.391

83,32

Nguồn: Dữ liệu nghiên cứu của luận án và tình toán của tác giả

Thực hiện chỉ tiêu kế hoạch về doanh số cho vay: Ngoại trừ năm 2011 đạt tỷ lệ 103,19%,

các năm còn lại từ 2012 - 2015 các chỉ tiêu về doanh số cho vay đều không đạt kế hoạch

• Tăng trưởng thực tế về doanh số cho vay TDXK:

Nếu tính chung cả gia đoạn 5 năm, doanh số cho vay giảm từ 20.637.792 chỉ còn

18.246.466 với tỷ lệ giảm trên 18%

Thực hiện chỉ tiêu kế hoạch về mức dư nợ bình quân:

Số thực tế về mức dư nợ bình quân từ năm 2011 đến 2015 so với chỉ tiêu kế hoạch về mức dư nợ bình quân đều không đạt.

• Tăng trưởng thực tế về mức dư nợ TDXK bình quân

Xét về mặt quy mô và số lượng, có thể nói tốc độ phát triển TDXK của Nhà nước tại VDB trong 5 năm qua là chưa đạt yêu cầu, chưa đáp ứng được sự kỳ vọng của các doanh nghiệp.

► Phát triểntín dụng xuất khẩu về quy mô và số lượng theo số liệu thực tế

● Phát triển TDXK của Nhà nước theo đối tượng khách hàng vay vốn

Đối tượng khách hàng vay tín dụng xuất khẩu tại VDB chia thành 2 nhóm khách hàng, gồm nhóm khách hàng là DN nhà nước và nhóm khách hàng là DN ngoài quốc doanh.

Xem tất cả 261 trang.

Ngày đăng: 26/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí