Mở Rộng Danh Mục Hàng Hoá Xuất Khẩu Được Vay Vốn Tín Dụng Xuất Khẩu 49492


KIẾN NGHỊ VÀ KẾT LUẬN


KIẾN NGHỊ

1. Kiến nghị với Chính phủ

1.1. Mở rộng danh mục hàng hoá xuất khẩu được vay vốn tín dụng xuất khẩu

Cần mở rộng danh mục mặt hàng xuất khẩu được hỗ trợ, trong đó hướng tới nhóm hàng có hàm lượng công nghệ cao hoặc trải qua giai đoạn chế biến thành phẩm, tránh xuất nguyên liệu thô hoặc hàm lượng chế biến ít, góp phần đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu. Mục tiêu dài hạn khi khả năng đáp ứng ngày càng mạnh về nguồn vốn, có thể tiến tới xoá bỏ những hạn chế về đối tượng được hỗ trợ, mở đường cho những ngành hàng xuất khẩu mới có cơ hội phát triển trong tương lai.

1.2. Mở rộng mô hình “Tổ chức tín dụng xuất khẩu” tại Việt Nam

Thực tế ở Việt Nam hiện nay cho thấy tổ chức tài chính thực hiện chính sách TDXK của Nhà nước là VDB, đây là tổ chức tài chính duy nhất được Chính phủ giao nhiệm vụ này. Duy nhất, không đồng nghĩa với độc quyền, nhưng nếu chỉ giao cho VDB thực hiện nhiệm vụ này, e rằng hiệu quả và hiệu ứng của chính sách TDXK sẽ không lớn. Thực tế đã phần nào chứng minh điều này. Chính vì lý do đó, tác giả đề xuất với Chính phủ về việc mở rộng mô hình tổ chức tín dụng xuất khẩu tại Việt Nam như nhiều nước đã làm để đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam.

Để thực thi chính sách TDXK của Nhà nước, ngoài VDB Chính phủ cần giao thêm nhiệm vụ này cho một số ngân hàng thương mại nhà nước có uy tín, có kinh nghiệm trong hoạt động tài trợ ngoại thương như Vietcombank, VietinBank, BIDV, Eximbank.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 261 trang tài liệu này.

1.3. Điều chỉnh số lần công bố lãi suất, tiến tới công bố khung lãi suất

Nguyên nhân dẫn đến hoạt động TDXK tại VDB phát triển còn chậm, trong đó có nói về bất cập trong việc công bố lãi suất TDXK. Vì vậy, tác giả cho rằng cần tạo cho VDB tính chủ động khi thực hiện chính sách TDXK của Nhà nước. Bộ Tài chính công bố khung giới hạn lãi suất TDXK, gồm lãi suất sàn (Floor Interest Rate) và lãi suất trần ( Cell Interest Rate) VDB được công bố, điều chỉnh lãi suất TDXK trong phạm vi giới hạn đó cho phù hợp với diễn biến lãi suất trên thị trường.

Phát triển hoạt động tín dụng xuất khẩu tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam - 28

1.4. Cho phép VDB triển khai phương thức cho vay theo chuỗi liên kết hàng xuất khẩu

Mô hình liên kết giữa các khâu sản xuất kinh doanh hiện nay đang trở nên phổ biến hơn trong nhiều ngành nghề và lĩnh vực và đã phát huy hiệu quả khá cao. Một số NHTM thấy được hiệu quả của mô hình liên kết này nên đã cho vay liên kết theo chuỗi giá trị và bước đầu cho kết quả tích cực. Kiến nghị cho phép triển khai phương thức cho vay theo chuỗi giá trị dựa trên mô hình liên kết sản xuất, khai thác, chế biến và kinh doanh hàng xuất khẩu giữa các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế.


2. Kiến nghị với các Bộ, ngành Trung ương và Địa phương

2.1. Kiến nghị với Bộ Tài chính

• Giúp hoàn thiện và tạo hành lang pháp lý cho hoạt động của VDB theo hướng chuyên nghiệp, hiệu quả, góp phần tăng tiềm lực và nâng cao sức cạnh tranh quốc gia;

• Thống nhất với Ngân hàng Nhà nước về Quy chế xử lý rủi ro; Quy chế quản lý tài chính; của VDB, đáp ứng tốt nhất yêu cầu trong giai đoạn phát triển mới của VDB.

2.2. Kiến nghị với Bộ Kế hoạch và Đầu tư

• Cân đối kế hoạch trung và dài hạn về vốn tín dụng đầu tư và vốn tín dụng xuất khẩu của Nhà nước, nhất là cân đối vốn TDXK theo hướng khuyến khích và đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa để VDB chủ động hơn khi thực hiện nhiệm vụ phát triển tín dụng xuất khẩu.

• Phối hợp với Bộ Tài chính bố trí nguồn lực tài chính và thực hiện đề án chiến lược của VDB, theo hướng nâng cao và đẩy mạnh năng lực tài chính cho VDB. Phối hợp giải quyết dứt điểm các nguồn cấp bù chênh lệch lãi suất còn tồn đọng cho VDB

2.3. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

• Hướng dẫn việc phân loại nợ cho phù hợp với tính chất và hoạt động của VDB;

• Xem xét cấp giấy phép hoạt động quản lý ngoại hối phù hợp với nhiệm vụ của VDB;

• Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cần chủ động và giao nhiệm vụ cho một số NHTM có uy tín, có năng lực tài chính mạnh và có kinh nghiệm trong tài trợ ngoại thương đảm nhiệm thêm nhiệm vụ phối hợp với VDB trong việc thực thi chính sách TDXK của Nhà nước; Giúp đỡ, hỗ trợ về mặt chuyên môn cho VDB để nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng và quản lý rủi ro tín dụng.

2.4.Kiến nghị với UBND các Tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương

Chính quyền cấp tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương có vai trò quan trọng trong việc phối hợp và trợ giúp để hoạt động của VDB trên dịa bàn phát huy hiệu quả. Để góp phần mở rộng và phát triển hoạt động tín dụng xuất khẩu của Nhà nước trên từng địa bàn, Uỷ ban Nhân dân các tỉnh thành phố cần chỉ đạo các Sở, Ban, Ngành phổ biến thông tin rộng rãi đến tất cả các loại hình doanh nghiệp có hoạt động sản xuất, kinh doanh, chế biến hàng xuất khẩu giúp các doanh nghiệp có thể nắm bắt kịp thời chính sách chủ trương của Chính phủ để được trợ giúp về mặt pháp lý cũng như thủ tục vay vốn TDXK của VDB được nhanh chóng kịp thời; UBND các tỉnh thành phố trực thuộc cần đóng vai trò chủ động hơn trong việc giải quyết hỗ trợ lãi suất để doanh nghiệp có thể yên tâm và chủ động hơn trong kế hoạch tài chính của mình. Đặc biệt, với sự trợ giúp pháp lý thông qua các Sở, Ban, ngành UBND các tỉnh cần thường xuyên cung cấp thông tin cảnh báo về những rủi ro mà VDB phải đối mặt khi thực hiện nhiệm vụ TDXK trên địa bàn.


KẾT LUẬN

Tín dụng xuất khẩu có vị trí và vai trò rất to lớn trong nền kinh tế, đặc biệt khi Việt Nam đang đẩy nhanh quá trình hội nhập quốc tế trong giai đoạn hiện nay. Từ lý lý đến thực tiễn, tín dụng xuất khẩu nói chung và TDXK của Nhà nước nói riêng đều phát huy tác dụng to lớn trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế quốc gia trên thị trường quốc tế. Chính vì vậy Chính phủ đã có chính sách hỗ trợ tín dụng xuất khẩu để góp phần thực hiện các mục tiêu đó. Hoạt động TDXK của Nhà nước tại VDB trong thời gian qua tuy phát triển chưa tốt cả về số lượng và chất lượng, nhưng đã và đang phát huy hiệu quả đối với nền kinh tế xã hôi. Việc mở rông và phát triển hơn nửa TDXK của Nhà nước là yêu cầu cần thiết khách quan trong giai đoạn phát triển hiện nay của đất nước. Luận án đã trình bày các vấn đề lý luận, thực tiễn và giải pháp về vấn đề này.

Toàn bộ nội dung của luận án, có thể rút ra 3 kết luận sau đây:

1.Nghiên cứu lý luận về TDXK của Nhà nước, luận án đã làm sáng tỏ cơ sở lý luận vềTDXK của Nhà nước, qua đó khẳng định quan điểm phát triển TDXK của Nhà nước tại Việt Nam hiện nay là có cơ sở khoa học và thực tiễn.

2. Từ nghiên cứu thực tiễn, luận án đã tổng hợp, phân tích đánh giá trung thực khách quan về thực trạng phát triển TDXK của Nhà nước tại VDB.Nêu lên những kết quả đạt được, những thành công và những tồn tại trong hoạt động TDXK tại VDB. Trong đó, thành công và kết quả đạt được là đáng khích lệ, đáng hoan nghênh.

3. Để phát triển TDXK của Nhà nước cả về chiều rộng lẫn chiều sâu, cần thực thi những giải pháp có cơ sở khoa học và thực tiễn đã được nêu trong luận án. Bên cạnh dó, cũng cần nghiên cứu những kiến nghị đề xuất trong luận án với Chính phủ với các Bộ ngành Trung ương, vì những kiến nghị đó có thể giúp tạo hành lang pháp lý đầy đủ hơn, hoàn chỉnh hơn kèm theo những biện pháp hỗ trợ của Chính phủ và Bộ ngành, giúp VDB hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình trong giai đoạn mới ./.


DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC

ĐÃ CÔNG BỐ


1. Bài báo “Tín dụng và vai trò của tín dụng Nhà nước Việt Nam – Lý luận và thực tiễn”.Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật. Số 11, tháng 9/2015.

2. Bài báo “Mở rộng hoạt động TDXK của Nhà nước để thúc đẩy kinh tế Việt Nam phát triển trong giai đoạn hiện nay”. Tạp chí Kinh tế - Công nghiệp. Số 07, tháng 11/2015.

3. Bài báo: “ Đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam bằng công cụ Bảo hiểm tín

dụng xuất khẩu” Tạp chí Ngân hàng . Số 10 tháng 5/ 2016

4. Sách chuyên môn Nghiệp vụ Ngân hàng thương mại. NXB Đại học Quốc gia TP

HCM năm 2013 (đồng tác giả)

5. Sách chuyên môn Thẩm định tín dụng.NXB Kinh tế TP.HCM, năm 2014. (đồng tác

giả)

6. Sách chuyên môn Quản trị kinh doanh Ngân hàng, NXB Kinh tế TP. HCM, năm 2016 (đồng tác giả)

7. Đề tài NCKH cấp Trường “Phát triển kinh doanh ngoại tệ của các ngân hàng thương

mại cổ phần Việt Nam” năm 2014, Trường Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh.

8. Đề tài NCKH cấp Trường “Các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng – Bằng chứng thực nghiệm tại các NHTM Việt Nam”, năm 2015, Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH

-------------------------

TRANG THÔNG TIN VỀ NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

1. Đề tài: PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG XUẤT KHẨU TẠI NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN VIỆT NAM

2. Chuyên ngành: Tài Chính - Ngân hàng; Mã số: 62.34.02.01

3. Họ và tên nghiên cứu sinh: Nguyễn Thị Hiền; Khóa 18

4. Người HDKH: PGS.TS Đoàn Thanh Hà

5. Cơ sở đào tạo : Trường Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh

6. Những đóng góp mới về học thuật, lý luận; Những luận cứ mới từ kết quả nghiên cứu, khảo sát của luận án

6.1 Những đóng góp mới về học thuật, lý luận

Thứ nhất, lần đầu tiên trong hệ thống lý luận, đã trình bày khái niệm, học thuật liên quan đến “Tín dụng xuất khẩu của Nhà nước”.

Thứ hai, luận án trình bày có hệ thống nội dung lý luận khoa học về “hoạt động tín dụng xuất khẩu của nhà nước” tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam. Hệ thống lý luận hiện tại chưa có giáo trình hay tài liệu nào trình bày đầy đủ về nội dung lý luận khoa học này.

Thứ ba, lý giải những điểm tương đồng và khác biệt giữa tín dụng xuất khẩu của Nhà nước và tín dụng xuất khẩu của các ngân hàng thương mại.

Thứ tư, những bài học trong việc thiết kế và thực thi chính sách tín dụng xuất khẩu của nhà nước tại Việt Nam

Thứ năm, Dựa vào các tiêu chí về phát triển tín dụng xuất khẩu của nhà nước về quy mô số lượng và chất lượng hiệu quả, tác giả cho rằng việc phát triển tín dụng xuất khẩu của nhà nước trong giai đoạn mới là yêu cầu khách quan để đẩy mạnh xuất khẩu của Việt Nam.

6.2 Luận cứ mới từ kết quả nghiên cứu khảo sát của luận án

Thứ nhất, tổng hợp và đánh giá trung thực khách quan những thành công, hạn chế trong hoạt động tín dụng xuất khẩu của Nhà nước tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam, coi đây là căn cứ thực tiễn để giúp cơ quan quản lý và Ngân hàng Phát triển Việt Nam có biện pháp chấn chỉnh kịp thời.

Thứ hai, Giải pháp mang tính chất luận điểm mới từ kết quả nghiên cứu, gồm:


1

• Cần sửa đổi, bổ sung quy chế quản lý vốn tín dụng xuất khẩu cho phù hợp với tình hình mới

Quy chế quản lý vốn tín dụng xuất khẩu của nhà nước chưa phù hợp với tình hình mới. Do đó cần sửa đổi, bổ sung để nâng cao hiệu quả quản lý và đẩy mạnh xuất khẩu của Việt Nam.

Cần sớm triển khai phương thức “tín dụng xuất khẩu hai chiều”

Tín dụng xuất khẩu hai chiều là phương thức trong đó ngân hàng tài trợ cho người xuất khẩu,vừa tài trợ cho người nhập khẩu, nhờ đó người xuất khẩu có đủ nguồn tài chính để sản xuất, chế biến và thực hiện hợp đồng xuất khẩu, đồng thời người nhập khẩu cũng được tài trợ để thanh toán lô hàng nhập khẩu.

• Triển khai nhanh loại hình Bảo hiểm tín dụng xuất khẩu tại Việt Nam

Bảo hiểm tín dụng xuất khẩu là giải pháp tài chính để phòng ngừa rủi ro, đảm bảo an toàn cho doanh nghiệp xuất khẩu khi thực hiện xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ, qua đó góp phần đảm bảo an toàn tài chính trong hoạt động thương mại của quốc gia.

Khẩn trương thành lập công ty bảo hiểm tín dụng xuất khẩu của Nhà nước tại Việt Nam

Thành lập công ty bảo hiểm tín dụng xuất khẩu của nhà nước là kinh nghiệm khá phổ biến ở nhiều nước trên thế giới. Việc thành lập công ty bảo hiểm tín dụng xuất khẩu Việt Nam sẽ mang lại luồng sinh khí mới để có thể triển khai rộng hơn, chất lượng và hiệu quả hơn các sản phẩm bảo hiểm tín dụng xuất khẩu để thúc đẩy xuất khẩu của Việt Nam.

• Mở rộng mô hình “Tổ chức tín dụng xuất khẩu” tại Việt Nam

Nghiên cứu và thành lập “Tổ chức tín dụng xuất khẩu” 100% vốn của Nhà nước, tổ chức này đảm nhận nhiệm vụ chính là thực

TP. Hồ Chí Minh - năm 2017


Người hướng dẫn khoa học Nghiên cứu sinh


PGS.TS Đoàn Thanh Hà Nguyễn Thị Hiền


2


MINISTRY OF EDUCATION AND TRAINING THE STATE BANK OF VIETNAM

BANKING UNIVERSITY OF HO CHI MINH CITY


NGUYEN THI HIEN


THE DEVELOPMENT OF EXPORT CREDIT ACTIVITIES AT THE VIETNAM DEVELOPMENT BANK


SUMMARY OF DOCTORAL THESIS


Specialization: Finance And Banking Code: 62.34.02.01


Scientific Instructor: Assoc. Prof. Dr. Doan Thanh Ha


HO CHI MINH CITY - 2017


FOREWORD

1. Necessity

Recently, export credit of the State activities at the Vietnam Development Bank (VDB) has had the positive successes and contributions to export activities and economic development. However, these activities are still modest in terms of scale and pace of development in general. In this context, it is necessary to consider the development of export credit of the State activities at the VDB in both theoretical and practical aspects in the new period.

A research in the field of export credit of the State, the researcher has registered the following thesis: The development of export credit activities at the Vietnam Development Bank.

This thesis will focus on the systemisation of the theories of the export credit, the export role, the support of the State in export activities, and the reflection for recent status of export credit of the State activities as well as the solution of export credit of the State development at the Vietnam Development Bank with the aim in contributing to the promotion of Vietnam's economic development.

2. Research’s new aspects

Scientific aspects

Firstly, to systemise the theories of export credit of the State and export credit of the State activities at VDB.

Secondly, to elucidate the characteristics and the role of State-owned export credit in the market economy before confirming that export credit of the State should be used for social and economic development in Vietnam.

Thirdly, to explain the scientific issues of export credit of the State; similarities and differences between export credit of the State and the export credit of commercial banks. Fourthly, to suggest approaches in the development and implementation of export credit of the State policies in Vietnam.

Practical aspects

Firstly, to summarise and assess the successes and limitations of export credit of the State activities at VDB. This action could help to provide practical evidences to VDB’s authorities as a suggested base for correction process.

Xem tất cả 261 trang.

Ngày đăng: 26/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí