Dư Nợ Tdxk Tại Vdb Và Tốc Độ Tăng Trưởngtheo Đối Tượng Khách Hàng Từ 2011 – 2015 Đơn Vị: Triệu Vnd


Về quy mô và cơ cấu dư nợ TDXK những năm qua vẫn chủ yếu tập trung vào khối DN nhà nước. Tỷ trọng tín dụng xuất khẩu cho nhóm khách hàng DN ngoài quốc doanh, tuy còn thấp, nhưng lại có xu hướng tăng liên tục.

Bảng 2.11. Dư nợ TDXK tại VDB và tốc độ tăng trưởngtheo đối tượng khách hàng từ 2011 – 2015 Đơn vị: Triệu VND

CHỈ TIÊU

31/12/ 2011

31/12/2012

31/12/2013

31/12/2014

31/12/2015

Dư nợ TDXK

%tăngtrưởng

16.226.757

0,92 %

10.247.736

(36,85%)

10.295.247

0,46%

8.838.977

(14,15%)

10.233.121

15,17%

Trong đó:






1.DN NN

14.026.825

8.752.591

8.560.498

7.161.339

8.160.914

Tỷ trọng

86,23 %

85, 41 %

83,15%

81,02 %

79,75%

% tăng trưởng

0,21%

37,61%)

(2,2%)

(16,35%)

13,96%

2.DN NQD

2.239.932

1.495.145

1.734.749

1.677.638

2.072.207

Tỷ trọng

13,77 %

14,59 %

16,85 %

18,98 %

20,25%

% tăng trưởng

7,65%

(33,26%)

16,03%

(3,30%)

23,52%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 261 trang tài liệu này.

Phát triển hoạt động tín dụng xuất khẩu tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam - 27

Nguồn: Dữ liệu nghiên cứu của luận án và tình toán của tác giả

● Phát triển TDXK của Nhà nước theo nhóm hàng xuất khẩu

Bảng 2.12. Dư nợ TDXK của Nhà nước tại VDB và tỷ lệ tăng trưởngtheo nhóm hàng từ 2011 -2015 Đơn vị : Triệu VND

CHỈ TIÊU

31/12/ 2011

31/12/2012

31/12/2013

31/12/2014

31/12/2015

A.Dư nợ TDXK

%tăng trưởng

16.226.757

0,92 %

10.247.736

(36,85%)

10.295.247

4,06%

8.838.977

(14,15%)

10.233.121

15,17%

1.NLTS

13.797.611

8.566.083

8.580.059

7.383.197

8.561.029

Tỷ trọng

85,03 %

83,59%

83,34%

83,53 %

83,66%

Tỷ lệ tăng trưởng

( 0,65%)

(37,02%)

0,16%

(13,95%)

15,95%

2.TCMN

1.260.819

880.281

911.129

788.437

898.460

Tỷ trọng

7,77 %

8,59 %

8, 85 %

8,92 %

8,78%

Tỷ lệ tăng trưởng

12,98%

(30,12%)

3,50%

(13,47%)

13,95%

3.SPCN

954.133

979.738

643.453

549.784

638.547

Tỷ trọng

5, 88 %

6,03 %

6,25 %

6,22 %

6,24%

Tỷ lệ tăng trưởng

6,72%

2,68%

(34,37%)

(14,56%)

16,15%

4.MT,LK,PK

214.193

232.343

160.606

117.558

135.077

Tỷ trọng

1,32 %

1,43 %

1,56 %

1,33 %

1,32%

Tỷ lệ tăng trưởng

8,30%

8,47%

(30,88%)

(26,01%)

14,90%

Nguồn: Dữ liệu nghiên cứu của luận án và tình toán của tác giả

●Phát triển TDXK của Nhà nước theo khu vực thị trường xuất khẩu


Thị trường Mỹ (khoảng15%); Thị trường EU (54%); Thị trường Nhật Bản (hơn 11%); Thị trường các nước trong khu vực Đông Nam Á (khoảng 45); Thị trường Nga (Khoảng 4%; Trung quốc (gần 5%); Thị trường Hàn quốc (khoảng 2,7%); Thị trường khácnhư Braxil, Mexico, Myanma, một số nước khác ( khoảng 26%).

2.2.2.2. Phát triển tín dụng xuất khẩu của Nhà nước về mặt chất lượng và hiệu quả

Chất lượng TDXK của Nhà nước tại VDB từ 2011 đến 2015 diễn biến theo chiều hướng cải thiện: Tỷ lệ nợ torng hạn năm 2011,2012, 2013 khoảng trên dưới 80%, đến năm 2014 tỷ lệ nợ trong hạn giảm đáng kể, chỉ còn 59,60% làm cho nợi quá hạn và nợ xấu rất cao. Tuy nhiên năm 2015 tình hình đã có sự cải thiện. Như vậy chất lượng TDXK có sự cải thiện theo chiều hướng tích cực. Nợ xấu đã được quản lý và đưa tỷ lệ xuống còn 7,02% gần đạt chỉ tiêu theo kế hoạch.

Bảng 2.15. Phân loại nợ TDXK tại VDB từ 2011 -2015

Đơn vị: Triệu VND


CHỈ TIÊU

31/12/ 2011

31/12/2012

31/12/2013

31/12/2014

31/12/2015

∑ dư nợ TDXK

%tăngtrưởng

16.226.757

0,92 %

10.247.736

(36,85 %)

10.295.247

0,46%

8.838.977

(14,15%)

10.233.121

15,17%

1.Nợtrong hạn

Tỷ trọng

13.151.787

81,05 %

7.535.685

73,54 %

8.464.752

82,22 %

5.267.714

59,60%

8.584.934

83,91%

2.Nợ quá hạn

3.074.242

2.712.051

1.830.495

3.571.263

1.610.072

Tỷ trọng

18,95%

26,46%

17,79 %

40,40%

16,04%

Tr.đó: Nợ xấu

1.567.504

978.659

932.749

758.384

718.365

Tỷ trọng

9,66 %

9,55 %

9,06%

8,58 %

7, 02%

Nguồn: Dữ liệu nghiên cứu của luận án và tình toán của tác giả

Tình hình trích lập dự phòng và sử dụng dự phòng rủi ro TDXK

Việc trích lập dự phòng rủi ro tín dụng tại VDB được thực hiện một cách nghiêm túc, mang tính chất bắt buộc. Thủ tướng Chính phủ quyết định các trường hợp xóa nợ, bán nợ do Bộ Tài chính trình theo đề nghị của Chủ tịch Hội đồng quản trị VDB. Như vậy, việc sử dụng dự phòng rủi ro để xử lý rủi ro phát sinh từ nợ nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn) được thực hiện mỗi năm một lần theo chỉ đạo thống nhất của Hội đồng quản trị và Ban điều hành, theo đề nghị của Ban chuyên môn.

2.2.2.3. Phát triển loại hình thức bảo lãnh tín dụng xuất khẩu

►Các loại hình bảo lãnh xuất khẩutại Ngân hàngPhát triển Việt Nam

●Bảo lãnh tín dụng xuất khẩu

Bảo lãnh tín dụng xuất khẩu là cam kết bằng văn bản của VDB đối với các tổ chức tín dụng cho khách hàng vay xuất khẩu về việc trả nợ thay cho khách hàng (bên được bảo lãnh) nếu khách hàng không thực hiện nghĩa vụ trả nợ, hoặc trả nợ không đầy đủ cho tổ chức tín dụng theo hợp đồng.

Bảo lãnh dự thầu và thực hiện hợp đồng xuất khẩu


Bảo lãnh dự thầu là cam kết bằng văn bản của VDB đối với bên mời thầu là tổ chức ở nước ngoài về việc thực hiện nghĩa vụ thay cho bên dự thầu là tổ chức kinh tế Việt Nam, nếu bên dự thầu đã được xét trúng thầu nhưng không thực hiện hợp đồng đấu thầu.

Bảo lãnh thực hiện hợp đồng xuất khẩu là cam kết bằng văn bản của VDB đối với người nhập khẩu là tổ chức kinh tế nước ngoài về việc thực hiện nghĩa vụ thay cho người xuất khẩu là tổ chức kinh tế của Việt Nam nếu người xuất khẩu của Việt Nam không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ các điều khoản của hợp đồng đã ký kết với người nhập khẩu nước ngoài.

►Tình hình phát triển bảo lãnh xuất khẩu tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam

Ngân hàng Phát triển Việt Nam là tổ chức tài chính của Chính phủ, có năng lực tài chính mạnh, lại được Chính phủ bảo đảm thanh toán, do đó bảo lãnh của VDB đều được các tổ chức tài chính, các tổ chức kinh tế tin tưởng. Tuy nhiên,qua số liệu thực tế cho thấy hoạt động bảo lãnh của VDB còn quá khiêm tốn, chưa tương xứng với vị trí và tiềm năng của VDB trong hệ thống tài chính Việt Nam.

2.3.KHẢO SÁT VÀĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG XUẤT KHẦU CỦA NHÀ NƯỚC TẠI NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN VIỆT NAM

2.3.1.Khảo sát về tín dụng xuất khẩu của Nhà nước tại Ngân hàng Phát triển VN

Kết quả khảo sát được tập hợp thống kê phân tổ để phục vụ nghiên cứu

2.3.2 Đánh giá tình hình phát triểnTDXK của Nhà nước tại NH Phát triển Việt Nam

2.3.2.1.Những kết quả đạt được

Thứ nhất: hoàn thành cơ bản chính sách TDXK của Nhà nước

Thứ hai: chất lượng và hiệu quả công tác quản lý tín dụng được cải thiện.

2.3.2.2. Những hạn chế và nguyên nhân

►Những hạn chế

• Dư nợ và doanh số cho vay vốn TDXK của toàn hệ thống VDB còn quá khiêm tốn..

• Hình thức TDXK của Nhà nước tạiVDB còn đơn điệu

• Các quy định, quy chế về cho vay, quản lý nợ, thu hồi nợ trong TDXK tuy đã có đổi mới, nhưng vẫn còn thiếu linh hoạt, cứng nhắc, chưa bám sát thực tiễn.

• Phương thức cho vay theo hạn mức tín dụng là một phương thức cho vay tiên tiến, nhưng trong xét duyệt cho vay theo kế hoạch có phần cứng nhắc, chưa thu hút khách hàng.

• Công tác đánh giá xếp hạng tín nhiệm khách hàng tuy có đổi mới, nhưng vẫn mang tính chủ quan do các tiêu chí không dựa trên số liệu thực tế tin cậy.

• Công tác theo dõi, quản lý và thu hồi nợ chưa theo kế hoạch trên cơ sở dòng tiền của doanh nghiệp vay vốn.

• Số lượng các doanh nghiệp vay vốn TDXK của Nhà nước tại VDB chưa nhiều.


• Còn tồn tại nhiều sơ hở yếu kém trong quản lý khiến chất lượng tín dụng mà cụ thể là tỷ lệ nợ xấu vẫn còn rất cao.

Nguyên nhân của những hạn chế

Nguyên nhân thuộc về cơ chế, chính sách: Ràng buộc trách nhiệm quá cứng nhắc.

• Nguyên nhân chủ quan của VDB: Nghiệp vụ và công tác quản lý còn hạn chế

• Nguyên nhân về phía khách hàng: Thiếu quan tâm đến chất lượng hàng hóa xuất khẩu, công tác quản lý tài chính thiếu nề nếp; tiêu cực và cố tình vi phạm quy chế, quy định

• Ảnh hưởng của môi trường kinh tế thế giới.

2.4. GIẢ THUYẾT VỀ CHÍNH SÁCH TDXK CỦA NHÀ NƯỚC TẠI VIỆT NAM

2.4.1.Tiếp tục duy trì và mở rộng Chính sách tín dụng xuất khẩu của Nhà nước

Một là, trong hơn 10 năm triển khai thực hiện chính sách TDXK của Nhà nước tại VDB đã cho thấy chính sách này đã phát huy tác dụng về hiệu quả kinh tế xã hội nhất định: Hai là, Tác giả nhận thấy hầu hết các nước, bao gồm các nước công nghiệp phát triển và các nước đang phát triển đều không ngần ngại triển khai và thực hiện Chính sách TDXK của Nhà nước với mục đích cao nhất là đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa của họ. Nhiều nước có hệ thống ngân hàng mạnh đã có chính sách hỗ trợ hết sức mạnh mẽ để thực hiên chính sách TDXK của Nhà nước nhằm tạo ưu thế cho các DN của họ. Trong môi trường cạnh tranh gay gắt như vậy, Việt Nam không thể đứng nhìn để nhận về mình phần thua thiệt trong xuất khẩu hàng hóat dến các nước trên thế giới.

Ba là, Chính sách TDXK của Nhà nước tại Việt Nam tuy làm gia tăng gánh nặng cho ngân sách do phải cấp bù chênh lệch lãi suất theo chính sách nhưng cũng có thể chấp nhận được.

2.4.2.Đổi mới mô hình thực hiện Chính sách tín dụng xuất khẩu của Nhà nước

Đổi mới mô hình sẽ phát huy được kinh nghiệm và thế mạnh của các NHTM, nhờ đó

doanh số và mức dư nợ TDXK của nhà nước sẽ gia tăng đáng kể.

Các NHTM tham gia thực hiện chính sách TDXK của Nhà nước là những ngân hàng có mạng lưới rộng khắp, có quan hệ đại lý với hàng trăm ngân hàng trên thế giới, đồng thời là những ngân hàng thực hiện các nghiệp vụ ngân hàng quốc tế có tính chuyên nghiệp cao, do đó những NHTM này vừa theo dõi được dòng tiền để kiểm soát thu hồi nợ, vừa có biện pháp quản lý rủi ro tín dụng phù hợp.

2.4.3.Chấm dứt Chính sách tín dụng xuất khẩu của Nhà nước

Giả thuyết chấm dứt Chính sách TDXK của Nhà nước ít khả năng được chấp nhận vì; Một là, hoạt động TDXK của Nhà nước tại VDB đã được triển khai thực hiện đã hơn 10 năm đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm, hoạt động TDXK của Nhà nước dần dần đi vào nề nếp ổn định.

Hai là, thế giới đang diễn ra cuộc cạnh tranh gay gắt về kinh tế& thương mại dưới nhiều hình thức khác nhau, trong đó Chính sách TDXK của Nhà nước là một trong những công


cụ mang lại hiệu quả cao. Chính vì vậy, không một quốc gia nào, kể cả Mỹ lại từ bỏ công cụ quan trọng này.Việt Nam rất cần phải sử dụng công cụ này để đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa của mình ra thị trừng thế giới.

Ba là, công cụ TDXK của Nhà nước không chỉ thuần túy là công cụ kinh tế, mà nó còn mang ý nghĩa chính trị xã hội. Thông qua công cụ TDXK của Nhà nước, nhiều quốc gia đã gia tăng ảnh hưởng của mình đối với các nước khác thông qua chính sách tài trợ cho người nhập khẩu ở nước ngoài, làm cho nước nhận tài trợ ngày càng bị phụ thuộc vào nước tài trợ. Những nước có nền tài chính hùng mạnh hoàn toàn có thể làm được việc này, nhưng những nước khác cũng không phải không có cơ hội.

Phân tích và lý giải 3 giả thuyết nêu trên, tác giả tin rằng giả thuyết 1 là giả thuyết tốt nhất hiện nay để thực thi Chính sách tín dụng xuất khẩu của Nhà nước tại Việt Nam.


Chương 3

PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG XUẤT KHẨU CỦA NHÀ NƯỚC TẠI NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN VIỆT NAM

3.1.CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN VIỆT NAM VÀ CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020

3.1.1.Chiến lược phát triểnViệt Nam đến năm 2020

3.1.2. Chiến lược phát triển VDB đến năm 2020

3.1.2.1. Mục tiêu phát triển của VDB

● Mục tiêu tổng quát

Tiếp tục củng cố và phát triển VDB là ngân hàng chính sách, hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận theo hướng bền vững, hiệu quả, đảm bảo đủ năng lực để thực hiện chính sách TDĐT, TDXK của Nhà nước và các nhiệm vụ khác do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao, góp phần thực hiện chiến lược và kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của đất nước.

● Mục tiêu cụ thể

• Tốc độ tăng trưởng tín dụng giai đoạn 2016 - 2020 bình quân khoảng 10%/năm, theo đó, quy mô tài sản của VDB đến năm 2020 đạt khoảng 500.000 tỷ VND. Giai đoạn sau 2020, tốc độ tăng trưởng tín dụng được xác định phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội.

• Xác định cơ cấu giữa vốn chủ sở hữu và vốn huy động. Có lộ trình tăng vốn chủ sở hữu nhằm đạt tỷ lệ vốn chủ sở hữu so với tổng dư nợ cho vay TDXK của VDB cho phù hợp với từng giai đoạn.

▪ Nâng cao chất lượng tín dụng nhằm mục tiêu giảm tỷ lệ nợ xấu tổng thể dưới 7% vào

năm 2015, từ 4% - 5% vào năm 2020; tỷ lệ nợ xấu trong giai đoạn 2020 – 2030 dưới 3%.

• Tiêu chuẩn hóa quy trình nghiệp vụ nhằm đáp ứng yêu cầu hỗ trợ phát triển theo chủ trương của Đảng và Nhà nước.

3.1.2.2. Định hướng hoạt động của Ngân hàng Phát triển Việt Nam

• Đối tượng phục vụ

• Chỉ tiêu an toàn tài chính

• Đổi mới công tác quản trị ngân hàng

• Tái cơ cấu hoạt động ngân hàng: giai đoạn1 đến năm 2015; giai đoạn 2 từ năm 2016 đến năm 2020; giai đoạn 3 từ sau năm 2020

3.2. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG XUẤT KHẨU CỦA NHÀ NƯỚC TẠI NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN VIỆT NAM

3.2.1. Giải pháp về phía Ngân hàng Phát triển Việt Nam

3.2.1.1. Sửa đổi, bổ sung quy chế quản lý vốn TDXK cho phù hợp với thực tế


Việc sửa đổi, bổ sung quy chế quản lý vốn TDXK, nhằm tăng cường quản lý vốn TDXK theo hướng nâng cao hiệu quả và thúc đẩy xuất khẩu mạnh hơn nữa trong giai đoạn mới:

• Mở rộng đối tượng cho vay tín dụng xuất khẩu.

•Quy chế bổ sung đối với ngành hàng thủy sản trong đó quy định hợp đồng bán thủy sản

cho dn chế biến thủy sản xuất khẩu nếu bảo đảm đủ các điều kiện theo quy định.

• Quy chế mới có quy định rõ hơn về rủi ro và xử lý rủi ro nợ TDXK của Nhà nước.

• Về mức bảo đảm tiền vay: Quy định mới vẫn giử nguyên tỷ lệ bảo đảm tiền vay như trước đây.. Ngoài ra, tài sản bảo đảm không nhất thiết là tài sản hình thành trong tương lai.

• Về mức cho vay: Quy chế mới cho phép xác định mức cho vay cao hơn trước lên đến

90 % Giá trị hợp đồng xuất khẩu, hoặc nhu cầu vốn của doanh nghiệp.

3.2.1.2. Tăng cường huy động vốn trên toàn hệ thống Ngân hàng Phát triển Việt Nam

• Phát hành trái phiếu VDB được Chính phủ bảo lãnh sẽ là kênh huy động vốn chủ lực của VDB trong suốt quá trình hoạt động của VDB.

• Nghiên cứu và chuẩn bị điều kiện phát hành trái phiếu của VDB được Chính phủ bảo lãnh ở thị trường vốn quốc tế.

3.2.1.3. Kiện toàn bộ máy quản lý tín dụng theo hướng mở rộng phân quyền

• Mục đích kiện toàn bộ máy quản lý tín dụng: nhằm xây dựng một hệ thống quản lý tín dụng hoạt động trực tuyến, có hiệu quả, đảm bảo phục vụ tốt nhất nhu cầu tín dụng của khách hàng tại VDB.

• Phân cấp thẩm quyền phê duyệt tín dụng: việc mở rộng phân quyền trong chính sách kiện toàn bộ máy quản lý tín dụng của VDB là rất cần thiết để để phát triển TDXK

3.2.1.4.Tuân thủ nghiêm ngặt quy trình tín dụng xuất khẩu

Hoạt động tín dụng xuất khẩu luôn chứa đựng nguy cơ rủi ro tiềm ẩn, chính vì vậy, cần tuân thủ nghiêm ngặt quy trình TDXK tại VDB như:Nâng cao chất lượng thẩm định TDXK; Nhận diện và quản lý các khoản nợ xấu.

3.2.1.5. Tăng cường công tác kiểm tra nội bộ

Kiểm tra nội bộ có vai trò rất quan trọng trong việc nâng cao chất lượng quản lý nói chung và chất lượng tín dụng nói riêng.

3.2.1.6. Tăng cường tiếp thị và quảng bá thương hiệu Ngân hàng Phát triển VN

Đối với hoạt động tiếp thị

• Lập danh sách các khách hàng mục tiêu là các doanh nghiệp đang và sẽ là những doanh

nghiệp sản xuất kinh doanh, chế biến hàng xuất khẩu mà VDB sẽ tiếp cận.

•Tiếp cận, tìm hiểu tiềm năng và nhu cầu của các doanh nghiệp này hiện tại và trong

tương lai để có chính sách thích hợp.


• Giới thiệu quảng bá chính sách tín dụng của Chính phủ về khuyến khích xuất khẩu và hổ trợ của VDB khi doanh nghiệp có nhu cầu chính đáng và phù hợp.

▪ Đối với hoạt động quảng bá thương hiệu VDB

Bằng nhiều kênh thông tin khác nhau có thể quảng bá thương hiệu của VDB để cho mọi DN thuộc mọi thành phần kinh tế hiểu, nắm bắt được hoạt động, chức năng nhiệm vụ và sự phối hợp, hỗ trợ giúp đỡ của VDB trong lĩnh vực tín dụng xuất khẩu.

3.2.1.7.Phối hợp với các Ngân hàng thương mại trong hoạt động nghiệp vụ

• Thường xuyên trao đổi tiếp xúc với các Ngân hàng thương mại, hoặc thông qua Trung tâm Thông tin Tín dụng của NHNN Việt Nam để nắm bắt thông tin kịp thời về khách hàng.

• Tổ chức các buổi gặp mặt, hội nghị nhằm tranh thủ sự hỗ trợ từ các NHTM trên địa bàn.

• Chủ động ký các biên bản thoả thuận hợp tác với các NHTM.

3.2.1.8. Mở rộng nghiệp vụ bảo lãnh xuất khẩu .

• Mở rộng nghiệp vụ bảo lãnh tín dụng xuất khẩu

• Mở rộng nghiệp vụ bảo lãnh dự thầu và bảo lãnh thực hiện hợp đồng xuất khẩu

3.2.1.9.Sớm triển khai phương thức “tín dụng xuất khẩu 2 chiều”

Phương thức tín dụng xuất khẩu hai chiều được nhiều nước trên thế giới sử dụng để kích

thích đẩy mạnh xuất khẩu của nước đó.

Tín dụng xuất khẩu hai chiều là phương thức tài trợ cho cả người xuất khẩu và người nhập khẩu,vì vậy phương thức này sẽ đẩy mạnh và kích thích xuất khẩu. Tuy nhiên, điều này rất khó thực hiện đối với những nước có hệ thống tài chính chưa mạnh như Việt Nam.

3.2.2. Giải pháp về phía doanh nghiệp xuất khẩu

3.2.2.1.Thông hiểu chính sách của Chính phủ về tín dụng xuất khẩu. 3.2.2.2.Tăng cường đổi mới công nghệ, tăng chất lượng sản phẩm xuất khẩu. 3.2.2.3.Am hiểu thị trường thế giới và phương thức kinh doanh hiện đại.

3.2.2.4.Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu trên thị trường quốc tế 3.2.2.5.Tăng cường công tác quản lý tài chính doanh nghiệp.

3.2.3. Giải pháp phối hợp

3.2.3.1.Triển khai nhanh loại hình bảo hiểm tín dụngxuất khẩu

3.2.3.2. Khẩn trương thành lập Công ty Bảo hiểm tín dụng xuất khẩu của Nhà nước

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 26/11/2022