Bảng 2.2: Doanh thu công ty Vinaphone từ năm 2002 - 2006
Đơn vị: tỷ đồng
2002 | 2003 | 2004 | 2005 | 2006 | |
Doanh thu | 2.751 | 3.220 | 3.898 | 5.000 | 7.000 |
Có thể bạn quan tâm!
- Phát triển hoạt động dịch vụ thông tin di động tại Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam đến năm 2020 - 4
- Kinh Nghiệm Phát Triển Dịch Vụ Thông Tin Di Động Tại Một Số Nước
- Tổng Quan Hoạt Động Dịch Vụ Thông Tin Di Động Tại Tập Đoàn Bưu Chính Viễn Thông Việt Nam
- Phát triển hoạt động dịch vụ thông tin di động tại Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam đến năm 2020 - 8
- Phát triển hoạt động dịch vụ thông tin di động tại Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam đến năm 2020 - 9
- Phát triển hoạt động dịch vụ thông tin di động tại Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam đến năm 2020 - 10
Xem toàn bộ 217 trang tài liệu này.
(Nguồn : Báo cáo hoạt động sản xuất kinh doanh của VinaPhone các năm 2002 - 2006) [9]
Doanh thu
8000
6000
4000
2000
0
2002
2003
2004
2005
2006
Sơ đồ 2.2: Đồ thị doanh thu Vinaphone từ năm 2002 – 2006
Bảng 2.3: Doanh thu các công ty thông tin di động tại tập đoàn bưu chính viễn thông Việt Nam từ năm 2002 – 2006
Đơn vị: tỷ đồng
2002 | 2003 | 2004 | 2005 | 2006 | |
Doanh thu | 5.279 | 6.720 | 8.098 | 12.044 | 16.000 |
(Nguồn : Báo cáo hoạt động sản xuất kinh doanh của MobiFone và VinaPhone các năm 2002 - 2006) [8, 9]
Doanh thu
18000
15000
12000
9000
6000
3000
0
2002
2003
2004
2005
2006
Sơ đồ 2.3: Đồ thị doanh thu các công ty thông tin di động tại tập đoàn bưu chính viễn thông Việt Nam từ năm 2002 – 2006
Qua đồ thị ta thấy, doanh thu của các công ty thông tin di động tăng mạnh đều hàng năm với tốc độ khá cao trung bình hơn 30%/năm và có doanh thu rất lớn. Chỉ riêng 2 công ty MobiFone và VinaPhone đã chiếm 50% doanh thu của cả tập đoàn bưu chính viễn thông Việt Nam. Điều này chứng tỏ các công ty thông tin di động tại tập đoàn bưu chính viễn thông là những công ty lớn, phát triển mạnh và bền vững
2.1.2.2. Số thuê bao
Bảng 2.4: Số lượng thuê bao MobiFone qua các năm từ 2002 – 2006
Đơn vị: thuê bao
2002 | 2003 | 2004 | 2005 | 2006 | |
Thuê bao | 800.000 | 1.200.000 | 2.200.000 | 3.358.000 | 5.500.000 |
(Nguồn : Báo cáo hoạt động sản xuất kinh doanh của MobiFone các năm 2002 - 2006) [8]
Số thuê bao
6,000,000
5,000,000
4,000,000
3,000,000
2,000,000
1,000,000
-
5,500,000
3,358,000
2,200,000
800,000 1,200,000
2002
2003
2004
2005
2006
Sơ đồ 2.4: Đồ thị số lượng thuê bao MobiFone qua các năm từ 2002 – 2006
Bảng 2.5: Số lượng thuê bao Vinaphone qua các năm từ 2002– 2006
Đơn vị: thuê bao
2002 | 2003 | 2004 | 2005 | 2006 | |
Thuê bao | 1.065.000 | 1.706.000 | 2.961.000 | 3.226.000 | 5.300.000 |
(Nguồn : Báo cáo hoạt động sản xuất kinh doanh của Vinaphone các năm 2002
– 2006) [9]
Số thuê bao
6,000,000
5,000,000
4,000,000
5,300,000
2,961,000
3,226,000
3,000,000
2,000,000
1,000,000
-
1,706,000
1,065,000
2002 2003 2004 2005
2006
Sơ đồ 2.5: Đồ thị số lượng thuê bao của Vinaphone các năm 2002-2006
Bảng 2.6: Số lượng thuê bao các công ty thông tin di động tại tập đoàn bưu chính viễn thông Việt Nam các năm 2002 – 2006
Đơn vị: thuê bao
2002 | 2003 | 2004 | 2005 | 2006 | |
Thuê bao | 1.865.000 | 2.906.000 | 5.151.000 | 6.584.000 | 10.800.000 |
(Nguồn: Báo cáo hoạt động sản xuất kinh doanh của MobiFone và Vinaphone các năm 2002 – 2006) [8,9]
Số thuê bao
12,000,000
10,000,000
10,800,000
8,000,000
6,000,000
4,000,000
2,000,000
-
6,584,000
5,151,000
1,865,000 2,906,000
2002
2003
2004
2005
2006
Sơ đồ 2.6: Đồ thị phát triển thuê bao của các công ty thông tin di động tại tập đoàn bưu chính viễn thông Việt Nam qua các năm 2002-2006
Qua sơ đồ trên ta thấy tốc độ phát triển thuê bao của các công ty thông tin di động tại tập đoàn bưu chính viễn thông Việt Nam rất cao có những năm phát triển gần 80%). Đây là một tốc độ phát triển hết sức mạnh mẽ mà không phải ngành nào cũng đạt được. Điều này chứng tỏ thị trường thông tin di động Việt Nam đang trong giai đoạn phát triển và còn nhiều tiềm năng
2.1.2.3. Thị phần
Ta có bảng số liệu thuê bao di động của các công ty kinh doanh trên thị trường Việt Nam hiện nay đến tháng 12 năm 2006:
Bảng 2.7: Số lượng thuê bao của các công ty thông tin di động hiện nay trên thị trường tính đến tháng 12/2006
MobiFone | Vinaphone | Viettel | S-Fone | EVN | |
Thuê bao | 5.500.000 | 5.300.000 | 4.000.000 | 1.500.000 | 600.000 |
Thị phần | 32,54% | 31,36% | 23,67% | 8,81% | 3,62% |
Các công ty TTDĐ tại VNPT | Viettel | S-Fone | EVN | |
Thuê bao | 10.800.000 | 3.200.000 | 1.500.000 | 600.000 |
Thị phần | 63,9% | 23,67% | 8,81% | 3,62% |
(Nguồn: báo cáo số thuê bao của các công ty thông tin di động)
S-Fone 8.81%
EVN 3.62%
MobiFone 32.54%
Viettel 23.67%
VinaPhone 31.36%
S-Fone
8.81%
EVN
3.62%
Viettel
23.67%
VNPT
63.90%
Sơ đồ 2.7: Đồ thị thị phần các công ty thông tin di động trên thị trường
Qua sơ đồ trên ta thấy hiện nay các công ty thông tin di động tại tập đoàn bưu chính viễn thông Việt Nam chiếm áp đảo thị phần (63,9%) bỏ xa các đối thủ còn lại, trong đó MobiFone là công ty có thị phần cao nhất (32,54%) và kế đến là VinaPhone với 31,364% thị phần, Viettel với 23,67% thị phần. Kế đến là các công ty S-Fone và EVN chiếm tỷ trọng nhỏ
2.2. PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ THÔNG TIN DI ĐỘNG TẠI TẬP ĐOÀN BCVT VIỆT NAM
2.2.1. Các nhân tố bên ngoài
2.2.1.1. Các đối thủ cạnh tranh
Trên thị trường thông tin di động hiện nay các công ty thông tin di động tại tập đoàn bưu chính viễn thông Việt Nam có những đối thủ cạnh tranh sau: Viettel, S-Fone, EVN Telecom, Hanoi Telecom. Mỗi đối thủ cạnh tranh có những ưu và khuyết riêng mà ta sẽ nghiên cứu cụ thể:
Công ty viễn thông quân đội Viettel
Ngày 6/1/2004 mạng Viettel trực thuộc công ty cổ phần viễn thông ra đời đánh dấu một sự cạnh tranh khốc liệt trên thị trường thông tin di động. Đây mới là đối thủ cạnh tranh đáng gờm đối với MobiFone và Vinaphone. Kể từ khi Viettel Mobile nhập cuộc, thị trường thông tin di động Việt Nam đã sôi động hẳn lên, sau hơn 1 tháng khai trương, thuê bao của Viettel Mobile đã đạt con số kỷ lục 100.000 thuê bao.
Cùng khai thác dịch vụ thông tin di động theo công nghệ GSM nhưng Viettel xuất hiện với sự cạnh tranh rất lớn về giá cước
Năm 2005 có thể được coi là năm của “Viettel” với những chương trình siêu khuyến mãi, cách tính cước mới đã tạo ra bước đột phá kỳ diệu với hơn 2 triệu thuê bao sau chưa đầy 2 năm hoạt động và trở thành “đại gia” thứ ba trên thị trường. Năm 2006, Viettel cũng có tốc độ phát triển rất mạnh cả về số thuê bao lẫn số trạm phát sóng. Thế mạnh của Viettel là:
Có một chiến lược phát triển đúng đắn: rút bài học kinh nghiệm của S-Fone các nhà lãnh đạo Viettel đã xác định khi đưa dịch vụ ra thị trường thì chất lượng phải tốt ngay từ đầu. Viettel rất chú trọng phát triển mạng lưới, tăng cường vùng phủ sóng. Hiện nay Viettel đã phủ sóng 64/64 tỉnh thành, tính đến cuối năm 2006 Viettel đã có 3.000 trạm phát sóng. Ngoài ra, Viettel còn có thế mạnh nữa là tự khai thác đường truyền có sẵn
Phương thức tính cước hợp lý và giá cước rẻ: theo đánh giá của các chuyên gia về viễn thông, Viettel Mobile đã tạo ra một làn sóng mới trên thị trường di động với giá cước hấp dẫn. Các nhà hoạch định chiến lược Viettel đã khẳng định “quan điểm của Viettel là giá dịch vụ của Viettel luôn thấp hơn của VNPT”
Được hưởng sự ưu đãi của chính phủ: là một doanh nghiệp mới tham gia thị trường di động do đó Viettel được nhiều sự ưu đãi của chính phủ trong việc tạo điều kiện để các danh nghiệp mới phát triển.
Được sự hậu thuẫn mạnh mẽ từ bộ quốc phòng: Viettel được cấp phép chuyển từ trực thuộc bộ tư lệnh thông tin lên trực thuộc bộ quốc phòng vừa thể hiện sự quan tâm, tin tưởng của Đảng ủy quân sự trung ương, bộ quốc phòng vừa nâng cao vị thế của Viettel vừa đánh dấu sự nỗ lực phấn đấu phát triển, trưởng thành vượt bậc của công ty trong thời gian qua. Đặc biệt, trong cuộc chiến “kết nối” với VNPT vừa qua với sự hỗ trợ mạnh mẽ của bộ quốc phòng công ty đã có những thuận lợi nhất định
Thực hiện tốt công tác quảng bá đặc biệt là PR: Viettel thực hiện rất tốt công tác quảng bá, có nhiều chương trình quảng bá khuyến mãi hết sức độc đáo, công tác PR thực hiện rất bài bản tạo ấn tượng với người tiêu dùng
Tuy nhiên, Viettel cũng tồn tại một số khuyết điểm như sau:
Sự phát triển nóng không mang tính bền vững: với tốc độ phát triển quá nhanh của Viettel thì các yếu tố con người, kênh phân phối, mạng lưới… không theo kịp tốc độ phát triển thuê bao do đó sự phát triển này được đánh giá là sự phát triển không bền vững
Chất lượng mạng lưới: do nôn nóng tăng tốc độ phát triển thuê bao, Viettel đã không lường trước được việc tổng đài bị quá tải. Hậu quả là các thuê bao của Viettel đôi lúc không thể liên lạc được do tổng đài bị nghẽn. Điều này làm ảnh hưởng đến uy tín của Viettel