Định Hướng Và Giải Pháp Phát Triển Du Lịch Thành Phố Hải Phòng Trong Liên Kết Vùng‌


Thu ngân sách Nhà nước trên

địa bàn

Tỷ đồng

42.727

56.288

65640

-

Riêng du lịch đóng góp

Tỷ đồng

1324

1677

4361

-

% so tổng thu ngân sách của

thành phố

%

3,1

2,98

2,9

-

Số lượt khách du lịch đến Hải

Phòng

1000 người

4075

5639

6532

8,9

Khách quốc tế

1000

người

546

624

830

17,0

Số lượt khách từ Hải Phòng đi

ĐBSH

1000 người

58

116

124

10,4

% so tổng số

%

1,8

2,4

2,2

-

Số lượt khách từ ĐBSH tới Hải

Phòng

1000 người

13

43

45

5,6

% so khách du lịch đến Hải

Phòng

%

0,4

0,9

0,8

-

Tổng thu du lịch, giá hiện hành

Tỷ đồng

1129

2087

2358

8,1

Chi tiêu bình quân 1 khách du

lịch

Triệu đồng

0,35

0,43

0,42

-

Năng suất lao động du lịch; giá

hiện hành

Triệu đồng

52,4

91,0

92,2

-

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 273 trang tài liệu này.

Phát triển du lịch thành phố Hải Phòng trong liên kết vùng Đồng bằng sông Hồng và duyên hải Đông Bắc - 18

(Nguồn: [9] và ý kiến chuyên gia)

Nhìn chung, các chỉ tiêu được phân tích ở trên c n ở mức thấp. Chẳng hạn như chỉ tiêu gia tăng lượng khách du lịch nội vùng ĐBSH, từ thành phố Hải Ph ng đến các tỉnh c n lại trong vùng và ngược lại, năm 2015, cho thấy các con số lần lượt là 2,4% và 0,9%. Số lượng này là khá khiêm tốn. Theo ý kiến các chuyên gia trong lĩnh vực du lịch, hoạt động liên kết vùng ĐBSH mới chỉ đóng góp khoảng 30 - 35% cho kết quả phát triển du lịch của thành phố Hải Ph ng. Như vậy, tất cả những chỉ tiêu trên thể hiện hiệu quả phát triển du lịch của thành phố và sự phát triển đó đặt trong mối liên kết vùng c n hạn chế. Từ đó, càng khẳng định sự cần thiết của việc đẩy mạnh phát triển du lịch gắn với liên kết vùng.

Tiểu kết chương 3

Qua phân tích thực trạng phát triển du lịch thành phố Hải Ph ng trong liên kết vùng ĐBSH, tác giả rút ra một số kết luận như sau:

1. Đặt trong bối cảnh hoạt động du lịch của vùng ĐBSH, Hải Ph ng là một trung tâm du lịch quan trọng, sau Thủ đô Hà Nội và tỉnh Quảng Ninh.


2. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển du lịch Hải Ph ng trong liên kết vùng ĐBSH bao gồm: Chính sách khuyến khích phát triển du lịch, các đơn vị cung ứng dịch vụ du lịch, giá trị của tài nguyên du lịch, cơ sở hạ tầng, chính sách phát triển du lịch, vốn đầu tư, điều kiện an ninh chính trị và an toàn xã hội, liên kết và hợp tác.

3. Về thực trạng phát triển du lịch Hải Ph ng:

Giai đoạn 2005 - 2015 chứng kiến những kết quả đáng ghi nhận của ngành Du lịch thành phố Hải Ph ng, thông qua một số chỉ tiêu như tổng lượng khách du lịch tăng bình quân 9.0%/năm, tốc độ tăng trưởng doanh thu du lịch trung bình giai đoạn này là 15.32%, nguồn nhân lực du lịch có những bước tăng về số lượng và chất lượng, sản phẩm du lịch từng bước được đa dạng hóa...Hai khu du lịch Đồ Sơn và Cát Bà được ghi dấu rõ nét trên bản đồ du lịch Việt Nam. Cùng với đó là một số điểm du lịch khá nổi tiếng như Dải trung tâm thành phố, di tích Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm, danh thắng Tràng Kênh…và 05 tuyến du lịch đang hoạt động phục vụ nhu cầu của khách du lịch. Tuy nhiên, du lịch Hải Ph ng vẫn phát triển chưa thực sự tương xứng với tiềm năng và c n nhiều hạn chế (chưa mở rộng được thị trường khách du lịch, chưa có sản phẩm du lịch đặc thù, nguồn nhân lực du lịch c n yếu kém…).

4. Về vấn đề phát triển du lịch Hải Ph ng trong liên kết vùng ĐBSH:

- Du lịch Hải Ph ng có đủ những điều kiện cơ bản để có thể liên kết với các địa phương trong vùng nhằm phát triển hoạt động du lịch. Điển hình là với các địa phương Hà Nội, Quảng Ninh và Ninh Bình. Tuy nhiên, cần có những chính sách, quy định, luật pháp cụ thể, rõ ràng về liên kết vùng.

- Các nội dung liên kết cũng đã chỉ ra một số thực trạng kết nối giữa du lịch Hải Ph ng và một số địa phương. Tuy nhiên, thực tế đó cũng cho thấy rằng, mối liên kết làm du lịch giữa các địa phương trong vùng ĐBSH c n lỏng lẻo, manh mún và chưa thực sự mang lại hiệu quả.

5. Như vậy, những ưu điểm và hạn chế đã chỉ ra ở chương 3 sẽ được phát huy hoặc khắc phục thông qua các giải pháp sẽ được đề xuất ở chương 4, với mục đích đẩy mạnh hơn nữa sự liên kết vùng ĐBSH, tạo đà đưa du lịch Hải Ph ng ngày một phát triển.


CHƯƠNG 4. ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG TRONG LIÊN KẾT VÙNG‌

ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG VÀ DUYÊN HẢI ĐÔNG BẮC

4.1. Dự báo bối cảnh trong và ngoài nước ảnh hưởng đến phát triển du lịch của Hải Phòng trong liên kết vùng Đồng bằng sông Hồng và duyên hải Đông Bắc

4.1.1. Những cơ hội

Hiện nay, hoạt động du lịch trên toàn thế giới đang có những bước chuyển biến mạnh mẽ nhờ sự tăng cường quan hệ ngoại giao; sự phát triển của khoa học công nghệ; xu thế hợp tác toàn cầu đang được chú trọng; nhiều hiệp định hợp tác quốc tế đã được ký kết (TPP, ASEAN - AEC…); nền kinh tế thế giới tiếp tục phát triển; đời sống của người dân ngày một nâng cao...Trong bối cảnh đó, nhu cầu đi du lịch của người dân ngày càng tăng lên trên phạm vi toàn thế giới.

Theo dự báo của Tổ chức Du lịch Thế giới UNWTO, đến năm 2020, lượng khách du lịch quốc tế trên toàn thế giới sẽ đạt 1,6 tỷ lượt. Du lịch là ngành kinh tế tạo nhiều việc làm cho người lao động và hiện đang thu hút khoảng 300 triệu lao động, chiếm khoảng 11,6% lực lượng lao động trên thế giới. Nếu tính trung bình, cứ 8 lao động thì có 1 người làm dịch vụ du lịch.

D ng khách du lịch trên thế giới đang có xu hướng thay đổi; đến những khu vực có nền chính trị, kinh tế ổn định và phát triển; đặc biệt là khu vực Châu Á - Thái Bình Dương và Đông Nam Á. Trong đó, Việt Nam là một lựa chọn an toàn của du khách.

4.1.2. Những thuận lợi

Thứ nhất, chính sách “Đổi mới, mở cửa và hội nhập” của Đảng và Nhà nước tiếp tục phát huy hiệu quả, tạo điều kiện thuận lợi cho kinh tế đối ngoại, trong đó có du lịch phát triển. Đặc biệt Nghị quyết 08 - NQ/TƯ ngày 16/01/2017 của Bộ Chính trị đã khẳng định “Phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước”.

Thứ hai, nền kinh tế Việt Nam đang phát triển nhanh và ổn định. Do đó, chất lượng sống của người dân ngày càng được tăng lên và làm gia tăng nhu cầu đi du lịch của người dân.


Thứ ba, hệ thống cơ sở hạ tầng được đầu tư xây mới và nâng cấp. Điều này tạo cơ sở thuận lợi cho việc khai thác hoạt động du lịch; tăng khả năng kết nối giữa các vùng, miền và phát triển các tuyến, điểm du lịch.

Thứ tư, ngành Du lịch Việt Nam đã xây dựng Chiến lược phát triển du lịch cả nước đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 và Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch ở các vùng trọng điểm; các đề án phát triển du lịch ở các khu, điểm du lịch quốc gia của cả nước…Đây là cơ sở pháp lý hết sức quan trọng trong việc quản lý, khai thác tiềm năng để phát triển du lịch và thu hút các nhà đầu tư.

4.1.3. Những khó khăn, thách thức

Bên cạnh những cơ hội và thuận lợi tạo điều kiện cho sự phát triển của ngành Du lịch Việt Nam nói chung, hoạt động du lịch của vùng ĐBSH nói riêng, trong đó có du lịch Hải Ph ng thì cũng có thể nhận thấy không ít những khó khăn, thách thức ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình phát triển đó. Cụ thể là:

Thứ nhất, nền kinh tế của các nước công nghiệp đang có chiều hướng phát triển chậm lại, tốc độ tăng trưởng thấp. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến thị trường khách du lịch quốc tế của Việt Nam.

Thứ hai, vấn đề khủng bố, xung đột, dịch bệnh, thiên tai ở nhiều nơi trên thế giới cũng đã làm hạn chế khách đến một số quốc gia. Mối quan hệ giữa cung và cầu du lịch đang có những thay đổi.

Thứ ba, hệ thống cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch của Việt Nam còn thiếu đồng bộ. Mặc dù đã được quan tâm đầu tư song hệ thống cơ sở hạ tầng, đặc biệt là hệ thống giao thông c n nhiều hạn chế, chất lượng chưa cao. Hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch c n thiếu và chưa đáp ứng được nhu cầu của khách du lịch.

Thứ tư, nguồn nhân lực du lịch Việt Nam nói chung không những thiếu về số lượng, mà c n yếu kém về chất lượng. Đây là một hạn chế lớn của du lịch Việt Nam trong việc nâng cao chất lượng các sản phẩm du lịch tương xứng với khu vực và quốc tế.

Thứ năm, vốn đầu tư cho phát triển du lịch c n thiếu; trong khi đó đầu tư chưa đồng bộ, thiếu trọng tâm trọng điểm, chưa tạo ra được những sản phẩm du lịch đặc thù, mang thương hiệu Việt Nam để hấp dẫn du khách...Đây cũng là một thách thức không nhỏ đối với sự phát triển của ngành Du lịch Việt Nam hiện nay.


Thứ sáu, bộ máy tổ chức, quản lý Nhà nước về du lịch các cấp thiếu ổn định…nên việc thống nhất trong xây dựng, chỉ đạo, quản lý và thực hiện hoạt động chưa thực sự hiệu quả.

Thứ bảy, hệ thống các chính sách, quy định pháp luật liên quan đến phát triển du lịch thiếu đồng bộ, chưa thông thoáng so với yêu cầu phát triển và hội nhập quốc tế. Chưa xây dựng và ban hành các cơ chế đặc thù riêng cho ngành Du lịch.

Ngành Du lịch Việt Nam, mặc dù đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể, nhưng vẫn c n đang ở giai đoạn đầu của sự phát triển. Việt Nam có vị trí thuận lợi, có khả năng phát triển trong mối liên khu vực và hội nhập quốc tế cao nhưng trên thực tế sự phát triển nói chung và du lịch nói riêng của Việt Nam trong những năm qua c n hạn chế. Nhiều lĩnh vực của ngành c n thể hiện sự bất cập. Đây là một thách thức, khó khăn lớn đối với du lịch Việt Nam hiện nay.

4.2. Quan điểm, mục tiêu, định hướng phát triển du lịch thành phố Hải Phòng trong liên kết vùng Đồng bằng sông Hồng và duyên hải Đông Bắc đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030.

4.2.1. Quan điểm phát triển

Trong giai đoạn đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030, du lịch Hải Ph ng cần phát triển theo quan điểm chiến lược sau [80]:

- Phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn;

- Phát triển du lịch theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại;

- Phát triển đồng thời cả du lịch nội địa và du lịch quốc tế và xác định phát triển du lịch quốc tế là hướng chiến lược;

- Phát triển du lịch phải đảm bảo phát huy cả yếu tố văn hóa và lợi thế tự nhiên. Trong đó, ưu tiên cho Cát Bà và Đồ Sơn thành các khu du lịch biển có tầm quốc gia, hướng tới quốc tế; tăng cường liên kết phát triển du lịch vùng;

- Đẩy mạnh xã hội hóa du lịch, huy động mọi nguồn lực cả trong và ngoài nước cho đầu tư phát triển du lịch. [80]

Đối với vấn đề phát triển du lịch thành phố Hải Ph ng trong sự liên kết với vùng ĐBSH, quan điểm chủ đạo là:

- Lấy hiệu quả, bền vững đối với phát triển du lịch làm tiêu chí tối thượng. Hiệu quả phải trở thành động cơ thôi thúc liên kết;


- Việc liên kết vùng để phát triển du lịch Hải Ph ng phải có trọng tâm, trọng điểm và có bước đi thích hợp. Hải Ph ng không thể phát triển du lịch tự thân mà phải đặt trong mối quan hệ liên tỉnh, liên vùng;

- Phát triển du lịch Hải Ph ng phải được dự báo chính xác và điều chỉnh linh hoạt cho phù hợp với bối cảnh mới.

4.2.2. Mục tiêu phát triển

- Mục tiêu chung

Mục tiêu phát triển chung là “xây dựng Hải Phòng trở thành một trong những cửa ngõ, điểm đến, trung tâm du lịch có tầm cỡ của quốc gia, quốc tế và khu vực phù hợp với lộ trình chung của cả nước, xứng đáng là địa phương mang tính động lực thúc đẩy sự phát triển của vùng ĐBSH. Phấn đấu đến năm 2020, du lịch Hải Phòng cơ bản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của thành phố; có sức hấp dẫn mạnh mẽ, có tầm lan tỏa rộng, đưa Hải Phòng là điểm đến hấp dẫn dịch vụ du lịch, có tính chuyên nghiệp, có hệ thống cơ sở vật chất tương đối đồng bộ, hiện đại; sản phẩm du lịch có chất lượng cao, đa dạng, khác biệt, có thương hiệu, có tính cạnh tranh cao mang đậm nét vùng đất và con người Hải Phòng” [80, tr.28].

- Mục tiêu cụ thể

Trên cơ sở mục tiêu chung, đến năm 2020, “Hải Phòng phải cơ bản hoàn thành Cảng cửa ngõ quốc tế Lạch Huyện, Cầu Đình Vũ - Cát Hải, làm cơ sở xây dựng cầu cảng đón tàu thủy du lịch quốc tế đến Hải Phòng; phấn đấu xây dựng 3 - 5 khách sạn 5 sao, một nhà hát quy mô lớn từ 2000 đến 4000 ghế tại khu vực trung tâm thành phố, hai nhà hát tổng hợp có quy mô từ 800 đến 1.000 ghế tại khu du lịch Cát Bà và Đồ Sơn để tổ chức các sự kiện văn hóa, thể thao và du lịch phục vụ khách du lịch và nhân dân. Tổ chức đón và phục vụ 9 triệu lượt khách, tăng bình quân 8,25%/năm, trong đó khách quốc tế là 2 triệu lượt, chiếm 22,2%, tăng bình quân 13,86%/năm; tỷ trọng GDP du lịch đạt 11,19% trong tổng GDP của thành phố; tổng thu du lịch đạt 45.000 tỷ, tăng 27,87%/năm” [80, tr.28-29].

Đồng thời, mục tiêu phát triển du lịch thành phố Hải Ph ng gắn với yếu tố liên kết vùng, trong đó có liên kết vùng ĐBSH phải được xác định là mục tiêu quan trọng, cần đạt được của ngành Du lịch Hải Ph ng.

Bên cạnh đó, ngành Du lịch thành phố cần phấn đấu đến năm 2025, 2030 đạt các chỉ tiêu cơ bản như sau:


Bảng 4.1. Tổng thu du lịch và chi tiêu bình quân khách du lịch của thành phố Hải Phòng‌

Chỉ tiêu

2025

2030

Tổng thu, giá hiện hành, tỷ đồng

5.175

14.100

Chi tiêu bình quân 1 khách du lịch

0,55

1,0

(Nguồn: Tác giả luận án và ý kiến chuyên gia)

Bảng 4.2. Giá trị gia tăng du lịch trong tổng GRDP của thành phố Hải Phòng


Chỉ tiêu

2025

2030

Tỷ đồng

%

Tỷ đồng

%

GRDP, giá hiện hành

310.124

100

476.680

100

GTGT du lịch

18.610

6,0

47.665

10,5

(Nguồn: Tác giả luận án và ý kiến chuyên gia)

Bảng 4.3. Nộp ngân sách của ngành Du lịch thành phố Hải Phòng


Chỉ tiêu

2025

2030

Tỷ đồng

%

Tỷ đồng

%

Tổng thu ngân sách thành phố

136.455

100

214.510

100

Riêng ngành Du lịch

9.824

7,2

21.450

11,0

(Nguồn: Tác giả luận án và ý kiến chuyên gia)

4.2.3. Định hướng phát triển

4.2.3.1. Định hướng thị trường khách du lịch

Theo Chiến lược phát triển du lịch thành phố Hải Phòng đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, thị trường du lịch thành phố Hải Ph ng bao gồm: Thị trường khách quốc tế và nội địa được xác định trên cơ sở nhu cầu đi du lịch của khách, đặc điểm tâm lý xã hội của từng thị trường khách, sản phẩm du lịch hiện có và sản phẩm du lịch tiềm năng có thể đáp ứng phục vụ khách kết hợp với các xu hướng đi du lịch.

- Thị trường khách nội địa: Phát triển mạnh thị trường nội địa, đặc biệt là khách nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí cuối tuần, du lịch hội nghị, hội thảo.

- Thị trường khách quốc tế.

Trong đó, xác định các thị trường trọng điểm là:

+ Khối Đông Bắc Á luôn luôn chiếm một nửa số khách vào Việt Nam và hầu hết các thị trường Nhật Bản, Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc đều là những thị trường mục tiêu của Việt Nam và Hải Phòng.


+ Châu Âu đặc biệt là Pháp, hiện đang là những thị trường quan trọng. Một số nước trong khối châu Âu như Pháp, Đức, Anh phải được xem là những thị trường mục tiêu trong thời gian từ nay đến 2020.

+ Khối Bắc Mỹ có Mỹ và Canada đến Việt Nam với tốc độ ổn định. Trong đó, có Mỹ là thị trường mục tiêu.

+ Khối các nước ASEAN: Là những thị trường khách khá gần gũi với Việt Nam do điều kiện giao thông đi lại dễ dàng, do có sự hợp tác trao đổi với Việt Nam trong khối ASEAN ngày càng được đẩy mạnh. Sự gia nhập của Việt Nam trong AFTA trong thời gian gần đây, sự liên kết các nước trong tiểu vùng sông Mê Kông sẽ giúp du lịch Việt Nam đón nhiều khách các nước ASEAN hơn. Trong các nước ASEAN, đáng chú ý tới thị trường khách Singapore, Thái Lan, Malaysia là những thị trường đi du lịch với lượng lớn hơn, khả năng chi tiêu tốt.

+ Việt Nam: Xu hướng người dân Hải Ph ng đi du lịch tăng lên do kinh tế phát triển, thu nhập tăng và thời gian rỗi nhiều hơn, nhận thức về du lịch được nâng cao, thông tin du lịch được phổ biến nhiều hơn. Du lịch ra nước ngoài sẽ tăng lên nhanh khi Việt Nam gia nhập AFTA và WTO. Có thể tham gia nhiều loại hình du lịch đa dạng. Du lịch tham quan, nghỉ dưỡng vẫn chiếm vị trí cao. Đi theo tour và đi lẻ có thể cùng song hành. [80]

4.2.3.2. Định hướng sản phẩm du lịch

Về khía cạnh sản phẩm, ngành Du lịch Hải Ph ng có định hướng như sau:

- Các sản phẩm du lịch chủ lực

Dựa trên các đánh giá và thực tiễn phát triển, các sản phẩm du lịch chủ lực được xác định gồm:

+ Du lịch sinh thái biển kết hợp du lịch nghỉ dưỡng, du lịch thể thao, du lịch mạo hiểm (leo núi, lặn biển);

+ Du lịch lễ hội kết hợp du lịch khảo cứu văn hoá, du lịch điền dã (làng quê);

+ Du lịch MICE, du lịch mua sắm;

- Xây dựng các điểm du lịch chính;

- Bảo tồn, khôi phục và phát huy các sản phẩm văn hoá đặc trưng Hải Ph ng;

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 24/04/2023