nghiệp vụ cho tất cả lao động đang công tác tại Vườn nhưng trên thực tế con số này chưa thật sự đáng kể. 6/17 có trình độ đại học nhưng lại không thuộc chuyên môn nghiệp vụ du lịch mà từ các ngành khác được đào tạo ngắn hạn. Chỉ có 1 hướng dẫn viên có trình độ đại học nhưng lại không chuyên về nghiệp vụ hướng dẫn viên. Số còn lại có 1 lao động có trình độ cao đẳng hướng dẫn viên du lịch, 4 lao động tốt nghiệp trung học phổ thông, 1 lao động tốt nghiệp trung học cơ sở và 3 lao động phổ thông chưa qua trình độ phổ cập cơ sở.
Khu DLST Gáo Giồng với sự quản lý của ban quản lý rừng tràm Gáo Giồng, được tách ra thành lập 1 công ty du lịch mang tên Công ty trách nhiệm hữu hạn dịch vụ du lịch Gáo Giồng vào năm 2003 nhưng tổng số lao động ở đây lại chỉ dừng ở con số 23 lao động bao gồm cả trực tiếp lẫn gián tiếp. Trình độ học vấn chung Gáo Giồng có 3 lao động đạt trình độ đại học – cao đẳng trong đó có 1 trình độ đại học và 1 tình độ cao đẳng chuyên ngành nghiệp vụ du lịch, 7 trình độ trung cấp và 13 trình độ trung học phổ thông. Phân theo nghiệp vụ du lịch, với 23 lao động Gáo Giồng có 4 lao động phục vụ lễ tân với nhiều công việc như tiếp khách, đặt tiệc, phục vụ soát vé,…9 phục vụ du lịch bao gồm phục vụ ở các nhà ăn hay chèo thuyền đưa du khách tham quan, 7 phục vụ bếp bao gồm đầu bếp và nhân viên, 1 hướng dẫn viên và 2 thuyết minh viên cho các đoàn cần hỗ trợ từ công ty du lịch. Cũng giống như ở VQG Tràm Chim thì Gáo Giồng cũng gặp những khó khăn trong vấn đề về số lượng – chất lượng lao động. Lực lượng lao động ít, không đáp ứng nhu cầu thực tế của du khách cũng như chuyên môn nghiệp vụ đang là vấn đề mà các công ty du lịch chú trọng hơn nữa trong việc phát triển. Nhất là trong định hướng chiến lược phát triển của du lịch Đồng Tháp ngày càng mở rộng hơn việc phát triển du lịch sinh thái, một loại hình du lịch rất cần sự hỗ trợ của nguồn lao động chuyên nghiệp về nghiệp vụ, kiến thức về tài nguyên môi trường.
Xẻo Quýt là một căn cứ Cách mạng trong lòng dân của Đồng Tháp Mười được quy hoạch phát triển du lịch sinh thái nhưng vẫn đảm bảo được bề dày lịch sử nơi đây. Nguồn lao động tại đây được ban quản lý trưng dụng từ nguồn lao động tại địa phương, nhất là lao động tại các gia đình đã có công với cách mạng nhằm giải quyết việc làm và nâng cao chất lượng cuộc sống hơn cho những người dân địa phương. Mặt bằng chung lao động của Xẻo Quýt không trẻ như hai KDL trên, nhưng ở đây lao động lại là những người dân am hiểu về giá trị lịch sử và có cả tay nghề thủ công truyền thống đáp ứng cho việc phát triển các sản phẩm lưu niệm tại KDL. Với hơn 20 lao động chủ yếu từ nguồn lao động tại chỗ song họ vẫn được tham gia các lớp đào tạo ngắn hạn những lớp kỹ năng cơ bản về phục vụ du
khách, hiểu giá trị lịch sử và ý thức bảo vệ môi trường sinh thái. 5 lao động tham gia trong công tác điều hành và quản lí khu di tích có trình độ đại học – cao đẳng, chiếm 25%, số còn lại bao gồm hướng dẫn viên chèo thuyền và lực lượng phục vụ bên khu ăn uống giải trí tại khu du lịch.
Nhìn chung, lao động tại 3 khu du lịch còn rất thiếu so với nhu cầu thực tế, nhất là lực lượng lao động đã qua đào tạo, có kỹ năng nghề nghiệp.
2.3.5. Doanh thu du lịch sinh thái
Một điểm chung của doanh thu du lịch sinh thái là: thấp hơn nhiều so với các loại hình du lịch khác như du lịch biển, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch thám hiểm, du lịch giải trí. Do hoạt động DLST là hoạt động tham quan các cảnh quan tự nhiên và luôn đi theo đó là ý thức bảo vệ môi trường sinh thái, không tác động đến môi trường sống của sinh vật đang tồn tại nên hầu như hoạt động du lịch này chỉ dừng lại ở mức độ tham quan và kết thúc trong ngày. Việc nghỉ ngơi lưu trú và giải trí còn rất hạn chế, nhất là đối với DLST Đồng Tháp chỉ mới được phát triển trong thời gian gần đây.
Vì vậy doanh thu du lịch sinh thái ở đây sẽ là doanh thu tổng hợp của 3 điểm đang khai thác du lịch sinh thái cuả Đồng Tháp bao gồm Tràm Chim, Gáo Giồng và Xẻo Quýt trong giai đoạn 2006 – 2011 không bao gồm doanh thu kinh phí từ ngân sách Nhà nước.
VQG Tràm Chim là khu du lịch thuộc cấp quản lý của Nhà nước nên hàng năm nguồn thu nhập từ các hoạt động du lịch tại vườn như câu cá, tham quan rừng tràm, các dịch vụ ăn uống, nghỉ dưỡng thì hàng năm Tràm Chim còn nhận được sự hỗ trợ kinh phí của Nhà nước tuỳ theo từng hạng mục phát triển được VQG dự kiến phát triển. Doanh thu sự nghiệp của Tràm Chim luôn có sự tăng trưởng đáng kể hàng năm từ 2006 – 2012. Đó chính là dấu hiệu đáng mừng cho dịch vụ du lịch
tại đây:
Bảng 2.12. Doanh thu du lịch tại VQG Tràm Chim 2006 – 2011
Đơn vị: VNĐ
Tổng doanh thu (x1000) | Tổng chi (x1000) | Ngân sách hỗ trợ (x1000) | Ghi chú | |
2006 | 330.485 | 330.485 | 215.000 | |
2007 | 226.415 | 216.976 | 340.000 | Doanh thu đạt 87% kế hoạch năm |
Có thể bạn quan tâm!
- Thực Trạng Phát Triển Du Lịch Tỉnh Đồng Tháp Trong Giai Đoạn 2006 – 2011
- Biểu Đồ Thể Hiện Trình Độ Lao Động Ngành Du Lịch Tỉnh Đồng Tháp Giai Đoạn 2006 -2011
- Loại Hình Du Lịch Sinh Thái Hiện Đang Khai Thác
- Định Hướng Và Giải Pháp Phát Triển Du Lịch Sinh Thái Tỉnh Đồng Tháp Đến Năm 2020
- Phát triển du lịch sinh thái tỉnh Đồng Tháp - 12
- Phát triển du lịch sinh thái tỉnh Đồng Tháp - 13
Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.
2008 | 277.380 | 97.535 | 75.000 | |
2009 | 365.945 | 344.007 | 150.000 | Doanh thu đạt 130,6% kế hoạch năm |
2010 | 375.300 | 361.358 | 107.000 | Doanh thu đạt 115,5% kế hoạch năm |
2011 | 469.420 | 591.963 | Không thống kê | Doanh thu tăng 25,07% so với năm 2010 |
2012 | 1.523.118 | 1.384.608 | Không thống kê | Doanh thu tăng 224,5% kế hoạch năm |
Nguồn: Khu du lịch VQG Tràm Chim
Khu DLST Gáo Giồng:
Bảng 2.13. Doanh thu du lịch Gáo Giồng giai đoạn 2006 – 2011[*]
Đơn vị: đồng
Doanh thu (x1000) | Lợi nhuận (x1000) | |
2004 | 517.998 | |
2005 | 782.286 | 130.411 |
2006 | 927.546 | 189.906 |
2007 | 1.529.151 | 271.212 |
2008 | 2.147.435 | 325.056 |
2009 | 3.049.837 | 619.834 |
2010 | 4.021.935 | 761.508 |
2011 | 4.697.743 | 962.260 |
2012 | 5.313.097 | 1.086.433 |
Nguồn: Khu du lịch sinh thái Gáo Giồng
[*] Doanh thu và lợi nhuận bao gồm cả từ nguồn thu của rừng tràm sản xuất. Khu DLST Xẻo Quýt
Bảng 2.14. Doanh thu du lịch Xẻo Quýt giai đoạn 2006 – 2011
Đơn vị: VNĐ
2006 | 2007 | 2008 | 2009 | 2010 | 2011 | |
Tổng doanh thu năm (x 1.000) | 104.458 | 151.422 | 168.095 | 191.351 | 208.202 | 289.208 |
Nguồn: Khu du lịch sinh thái Xẻo Quýt
2000
1800
1600
1400
1200
1000
800
Gáo Giồng
Xẻo Quýt Tràm Chim
600
400
200
0
2006
2007
2008
2009
2010
2011
Biểu đồ 2.7. Biểu đồ thể hiện doanh thu du lịch
tại Tràm Chim – Gáo Giồng – Xẻo Quýt giai đoạn 2006 - 2011
Hàng năm tổng doanh thu du lịch tại ba điểm đều có sự thay đổi đáng kể, đó là nguồn doanh thu hàng năm luôn có sự tăng trưởng tại mỗi điểm du lịch. Bên cạnh nguồn doanh thu từ khai thác du lịch (Lợi nhuận) thì Gáo Giồng còn có một nguồn doanh thu đáng kể từ hệ thống rừng tràm sản xuất (Tổng doanh thu), đây là nguồn vốn chủ yếu cho hoạt động cuả Công ty TNHH Gáo Gồng trong việc kinh doanh du lịch. Và đây cũng lý giải cho tổng số doanh thu của Gáo Giồng cao hơn so với Tràm Chim và Xẻo Quýt mặc dù điều kiện tại hai điểm trên thuận lợi hơn rất nhiều so với Gáo Giồng. Tuy nhiên, nhận định chung thì cùng với lượng khách du lịch ngày càng đông thì doanh thu tại các điểm cũng sẽ tăng theo tỉ lệ thuận của nó. Doanh thu ngày càng tăng đó chính là cơ sở vững chắc cho việc xây dựng các khu du lịch trên ngày càng phát triển và thu hút khách du lịch.
2.3.6. Thực trạng bảo tồn tài nguyên du lịch sinh thái
Bảo tồn tài nguyên DLST là một yếu tố quan trọng giúp cho loại hình du lịch này ngày càng có tiềm năng để phát triển và hiện nay vấn đề này đang được Uỷ ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp đặc biệt quan tâm và bảo tồn. Trong ba khu DLST đang khai thác thì VQG Tràm Chim thuộc quyền quản lý nghiêm ngặt của ban quản lý VQG VN đồng thời việc bảo vệ nguồn tài nguyên hiện nay ở đây cũng rất được quan tâm tối đa. Hoạt động du lịch của Tràm Chim luôn đặt vấn đề bảo tồn nguồn sinh thái lên hàng đầu. Hàng năm ban quản lý
rừng tràm luôn vệ sinh Vườn để tránh tình trạng ô nhiễm môi trường sống của các loài sinh vật sinh sống tại đây đặc biệt là tạo sự bình yên cư trú cho sếu đầu đỏ, tránh nguy cơ bị tuyệt chủng. Vào mùa nắng nóng, nguy cơ cháy rừng là rất cao, do đó VQG hàng năm được sự giúp sức của lực lượng bộ đội về đóng quân và bảo vệ rừng phòng tránh thiệt hại cao nếu có cháy rừng xảy ra. Ngoài ra VQG Tràm Chim còn có những buổi thảo luận giáo dục cho người dân địa phương nhận thức được tầm quan trọng của môi trường sinh thái để tránh sự xâm lấn, săn bắt các loại sinh vật cá, tôm, cua, rắn….Tuyên dương, khen thưởng những trường hợp có công bảo vệ nguồn tài nguyên tự nhiên, thả thú về với rừng, kỉ luật và phê bình những trường hợp xâm chiếm trái phép và khai thác nguồn tài nguyên đang được bảo vệ trong khuôn viên VQG.
KDLST Gáo Giồng cũng đang được bảo vệ nguồn tài nguyên sinh thái rất nghiêm ngặt, chỉ đạo từ UBND tỉnh Đồng Tháp cần có sự bảo tồn những giá trị sẵn có để phát triển cho tương lai. Chính vì vậy với hơn 1700ha, trong đó có hơn 40ha rừng tràm nguyên sinhhiện nay đang được bảo vệ rất chặt chẽ bởi BQL rừng Tràm Gáo Giồng. Hoạt động du lịch chỉ dừng lại ở mức độ quan sát và nhìn ngắm mà không có bất kì hoạt động nào tác động đến việc khái thác chặt phá. Chính vì thế hiện nay nguồn động vật như chim, sếu, cò,…ngày càng về đây lưu trú đông
đúc hơn.
Năm 2013, Sở VH – TT&DL tỉnh được sự chỉ đạo của UBND tỉnh Đồng Tháp đặc biệt bảo vệ khu di tích lịch sử Xẻo Quýt và phát triển hơn nữa loại hình DLST đang khai thác tại đây đúng với tiềm năng đang có. Việc bảo vệ nguồn tài nguyên sinh thái ở đây gắn chặt với việc bảo vệ các di tích lịch sử cách mạng do vậy việc bảo tồn tài nguyên DLST ở đây cũng được triển khai và thực hiện một cách chặt chẽ, đảm bảo cho cây rừng không bị chặt phá cũng như môi trường sống của động vật được an toàn, ngày càng phát triển.
Việc bảo tồn và phát triển những tiềm năng sẵn có trong tự nhiên để phát triển DLST bền vững trong tương lai là một định hướng đúng đắn của Sở DL tỉnh cũng như các đơn vị phát triển DL. Trong tương lai rất cần hơn nữa những chính sách hợp lý hơn trong việc khuyến khích chính người dân địa phương chung tay với các cơ quan chức năng bảo vệ tốt hơn nữa những tài nguyên to lớn này.
2.4. Những thành tựu và khó khăn trong việc phát triển du lịch sinh thái tỉnh Đồng Tháp
2.4.1. Những thành tựu đạt được
Từ một nông trường sản xuất tràm và Vườn quốc gia Tràm Chim của huyện Tam Nông, một huyện nằm sâu bên trong nội đồng và gần với biên giới Camphuchia cách đây khoảng 15 năm rất ít người biết đến bởi sự hoang vu của một vùng trũng ngập trong mùa nước về. Nhưng chính sự hiền của đất của cây “mà chim bay mỏi cánh cũng đậu lại nơi đây, cò đi muôn ngả cũng tìm chốn quay về” đã biến Tràm Chim thành nơi đất lành chim đậu với hàng ngàn loài chim cò cư ngụ, đặc biệt là sếu đầu đỏ, một loài chim được bảo tồn bởi nguy cơ tuyệt chủng cao. Cùng với đó là không khí trong lành nhiều cây xanh, yên ả không có sự chi phối của đô thị ồn ào đã khiến cho nhiều người tìm về đây thư giãn nghỉ ngơi sau những ngày dài bận rộn mưu sinh. Từ đó, Tràm Chim được biết đến nhiều hơn không chỉ là tham quan mà còn hấp dẫn rất nhiều đề tài nghiên cứu về đất, về chim, về sinh vật và cả những con người thân thiện của vùng tràm này.
Cũng giống như vậy, Gáo Giồng là một rừng tràm sản xuất, hàng năm cứ hơn 10ha tràm bị chặt đi thì 10ha tràm mới lại được gầy dựng. Giữa rừng tràm đó lại xuất hiện những sân trống lớn hàng ngày chim bay về làm tổ, những ao sen toả hương ngát suốt ngày. Sinh thái hữu tình đã khiến cho những con người nơi đây không thể thờ ơ. Những buổi gặp gỡ, nghỉ ngơi và thư giãn tại đây đã nảy ra ý định xây dựng nên một trung tâm du lịch sinh thái ngay giữa rừng tràm sản xuất với mục đích tận hưởng vẻ hiền hoà của thiên nhiên và bảo vệ được sinh thái của Đồng Tháp Mười xưa kia.
Xẻo Quýt cũng có sự thành công không nhỏ khi bên cạnh những di tích lịch sử cổ kính là một thiên nhiên hiền hoà đến thơ mộng, nước xanh, cây xanh, gió mát lành đã tạo nên một sinh thái đặc biệt cho việc phát triển du lịch.
Từ những bắt đầu nhỏ nhất, trải qua hơn 10 năm phát triển các khu DLST đã tạo nên được những thành công đáng kể. Khách du lịch đến ngày càng đông và mở rộng ở nhiều thị trường trong , ngoài nước. Sản phẩm du lịch đáp ứng được nhu cầu cao của du khách quốc tế tại nhiều quốc gia. Doanh thu du lịch ngày càng cao, đóng góp ngày càng đáng kể vào tỉ trọng cơ cấu kinh tế của tỉnh trong giai đoạn vừa qua, dự đoán trong tương lai sẽ trở thành loại hình du lịch hấp dẫn trong ngành du lịch tỉnh. Cơ sở vật chất, kỹ thuật, hạ tầng được xây dựng và hoàn thiện. Nguồn lao động ngày càng được nâng cao về trình độ, kỹ năng. Tại mỗi điểm du lịch đã tự xây dựng cho mình những tuyến hoạt động tham quan riêng và xây dựng mô hình DLST ngày càng hoàn thiện.
2.4.2. Những khó khăn hạn chế
Bên cạnh những thành tựu đạt được thì những khó khăn hạn chế vẫn còn tồn tại rất nhiều trong các KDL. Khó khăn hạn chế ở đây có nhiều nguyên nhân từ trực tiếp hoặc gián tiếp, chủ quan hoặc khách quan nhưng nó luôn cần được sự giải quyết để ngày càng phù hợp hơn. Tại mỗi KDL lại có những khó khăn riêng mang cái nét riêng của vị trí địa lý, của chính sách đầu tư, của hệ thống cơ sở vật chất, quy mô, diện tích:
- Khó khăn về vị trí địa lý: Do đặc điểm là tỉnh nằm ven biên giới Camphuchia nên nhìn chung Đồng Tháp có vị trí không gần những địa phương có nguồn dân cư đông đúc hoặc ví trí hấp dẫn du lịch cũng như đầu tư. Xẻo Quýt, Gáo Giồng, Tràm Chim là những điểm DLST nổi tiếng của tỉnh nhưng xét về vị trí lại tương đối xa cho một hành trình tham quan. Trong đó phải nói đến Gáo Giồng, đây là điểm du lịch nằm sâu trong nội đồng và xa khu dân cư. Từ Cao Lãnh phải mất hơn 1giờ chạy xe vào tham quan và hơn 3 giờ ngồi tàu máy trong khi đó các phương tiện vận tải lớn lại không thể đi vào khu du lịch này. Bên cạnh đó, việc tham quan khép kín giữa 3 điểm du lịch này gặp rất nhiều khó khăn. Khoảng cách giữa 3 điểm trung bình khoảng 30km, riêng Xẻo Quýt và Tràm Chim có khoảng cách xa nhau lên đến 90km.
- Hạn chế về cơ sở vật chất: Đây là khó khăn chung cho cả 3 điểm DLST Tràm Chim, Gáo Giồng, Xẻo Quýt. Nếu như Tràm Chim hay Gáo Giồng chỉ nằm ở điều kiện hạn chế về cơ sở vật chất như số lượng thuyền đưa khách tham quan không đủ, hệ thống nhà nghỉ, nhà ăn không đủ sức chứa khi vào mùa khách đông,..thì Xẻo Quýt lại gặp khó khăn trong vấn đề du khách muốn lưu lại nhưng bên trong khu du lịch không có hệ thống nhà nghỉ hoặc khách sạn. Khách du lịch muốn ở lại phải di chuyển lên thành phố Cao Lãnh cách hơn 20km. Bên cạnh đó, thuyền ba lá, nhà ăn, hay các dịch vụ vui chơi khác cũng chung tình trạng thiếu như hai điểm du lịch kia.
- Khó khăn về đầu tư và thu hút đầu tư: hiện nay Tỉnh uỷ Đồng Tháp và Sở VH – TT&DL đang có rất nhiều chính sách kêu gọi đầu tư phát triển du lịch tỉnh nói chung và DLST nói riêng. Tuy nhiên, tất cả chỉ nằm trong tình trạng dự án và dự án treo. Có rất nhiều nhà đầu tư trong và ngoài tỉnh đến tham quan nghiên cứu đặt vấn đề, nhưng lợi nhuận thu lại và thời gian thu hồi nguồn vốn lại rất khó khăn nên hầu như rất nhiều dự án bị “treo” vô thời hạn, ví dụ như dự án xây hệ thống nhà nghỉ trong KDL Xẻo Quýt, dự án nâng cấp đường giao thông và mở rộng khu du lịch Gáo Giồng,…
Bên cạnh những khó khăn trên cả 3 điểm DLST và DL của tỉnh còn gặp rất nhiều khó khăn và hạn chế khác. Từ điều kiện tự nhiên đến điều kiện kinh tế xã hội. Vì vậy, định
hướng phát triển cho DL tỉnh trong thời gian hiện tại và đến năm 2020 là điều cần thiết cho ngành kinh tế này của tỉnh Đồng Tháp.