BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
Đào Thị Bích Nguyệt
PHÁT TRIỂN DU LỊCH NHA TRANG (KHÁNH HÒA) THEO HƯỚNG BỀN VỮNG
Có thể bạn quan tâm!
- Phát triển du lịch Nha Trang Khánh Hòa theo hướng bền vững - 2
- Các Quan Niệm Về Du Lịch Và Du Khách
- Các Yếu Tố Tác Động Đến Phát Triển Du Lịch Bền Vững
Xem toàn bộ 140 trang tài liệu này.
LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÝ HỌC
Thành phố Hồ Chí Minh – 2012
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
Đào Thị Bích Nguyệt
PHÁT TRIỂN DU LỊCH NHA TRANG (KHÁNH HÒA) THEO HƯỚNG BỀN VỮNG
Chuyên ngành : Địa lý học (trừ Địa lý tự nhiên)
Mã số : 60 31 95
LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÝ HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. NGUYỄN ĐỨC TUẤN
Thành phố Hồ Chí Minh - 2012
MỤC LỤC
Trang phụ bìa Lời cảm ơn Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt Danh mục bảng
Danh mục đồ thị
MỞ ĐẦU 1
Chương 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG 8
1.1. Những vấn đề lý luận về phát triển du lịch bền vững. 8
1.1.1. Phát triển bền vững 8
1.1.2. Phát triển du lịch bền vững. 11
1.2. Đánh giá tính bền vững của du lịch dựa bào bộ chỉ tiêu môi trường của tổ chức du lịch thế giới UNWTO 27
1.3. Vai trò của phát triển du lịch bền vững trong nền kinh tế xã hội hiện nay 30
1.4. Kinh nghiệm phát triển du lịch ở một số nơi và bài học kinh nghiệm cho phát triển bền vững du lịch Nha Trang 31
1.4.1. Một số điển hình về phát triển du lịch không bền vững 31
1.4.2. Một số kinh nghiệm phát triển du lịch bền vững 33
1.4.3. Kinh nghiệm rút ra cho du lịch Thành phố Nha Trang 35
Chương 2: TIỀM NĂNG VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH NHA TRANG 38
2.1. Tổng quan về thực trạng kinh tế - xã hội thành phố Nha Trang 38
2.1.1. Tăng trưởng kinh tế 38
2.1.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế 39
2.1.3. Về giải quyết các vấn đề xã hội và bảo vệ môi trường sinh thái 39
2.2. Tiềm năng và thực trạng phát triển du lịch Nha Trang 43
2.2.1. Tiềm năng du lịch Nha Trang 43
2.2.2. Hiện trạng môi trường du lịch Nha Trang 60
2.2.3. Thực trạng kết cấu cơ sở hạ tầng du lịch Nha Trang 62
2.2.4. Thực trạng phát triển du lịch Nha Trang 64
2.3. Cơ hội thách thức phát triển bền vững du lịch Nha Trang 81
2.3.1. Đánh giá nhanh tính bền vững của du lịch Nha Trang dựa vào hệ thống chỉ tiêu 81
2.3.2. Đánh giá chung về du lịch Nha Trang 86
2.3.3. Cơ hội và thách thức phát triển bền vững du lịch Nha Trang 92
Chương 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG DU LỊCH NHA TRANG. 95
3.1. Định hướng phát triển du lịch Nha Trang 98
3.1.1. Các quan điểm và mục tiêu phát triển du lịch bền vững 98
3.1.2. Định hướng phát triển du lịch Nha Trang 100
3.2. Giải pháp phát triển bền vững du lịch Nha Trang 105
3.2.1. Giải pháp về đầu tư phát triển du lịch 105
3.2.2. Giải pháp tăng cường công tác xúc tiến quảng bá du lịch 108
3.2.3. Giải pháp về đào tạo nguồn nhân lực du lịch 109
3.2.4. Giải pháp về phát triển thị trường du lịch 111
3.2.5. Giải pháp về môi trường du lịch 113
3.2.6. Giải pháp về liên kết phát triển du lịch 116
3.2.7. Giải pháp về tổ chức quản lý 119
3.2.8. Giải pháp về tôn tạo di tích lịch sử - văn hóa, phát triển các lễ hội truyền thống và nâng cáp khu nghỉ ngơi, vui chơi giải trí phục vụ du lịch 120
3.2.9. Tăng cường, nâng cao tính trách nghiệm và khả năng tham gia của cộng đồng trong quá trình phát triển du lịch 120
KẾT LUẬN 122
TÀI LIỆU THAM KHẢO 124
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
UBND : Ủy ban nhân dân TP : Thành phố
UNWTO : Tổ chức du lịch thế giới GDP : Tổng thu nhập quốc nội
DL : Du lịch
TTPT : Trung tâm phát triển
VH-TT-DL : Văn hóa – Thể thao – Du lịch HĐND : Hội đồng nhân dân
CSLTDL : Cơ sở lưu trú du lịch
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1 : Loại hình du lịch phân loại theo khả năng tương thích với 24
Bảng 1.2 : Du lịch bền vững và du lịch không bền vững 26
Bảng 1.3 : Các chỉ tiêu chung cho du lịch bền vững. 27
Bảng 1.4 : Các chỉ tiêu đặc thù của điểm du lịch 28
Bảng 1.5 : Hệ thống chỉ tiêu môi trường dùng để đánh giá nhanh tính bền vững
của điểm du lịch 29
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1 : Số lượng khách du lịch giai đoạn 2009 - 2011 67
Biểu đồ 2.2 :Số lượng ngày khách do các CSLT phục vụ giai đoạn 2009 – 2011 ..68 Biểu đồ 2.3 : Số lượng lao động di lịch tại Nha Trang 74
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Du lịch được xem là “ngành công nghiệp không khói” là “ con gà đẻ trứng vàng”.. bởi vì hàng năm ngành du lịch đã đem về cho mỗi quốc gia một số tiền khổng lồ. Du lịch là hiện tượng kinh tế xã hội thu hút hàng triệu người trên thế giới. Bản chất kinh tế của nó là ở chỗ sản xuất và cung cấp hàng hoá phục vụ thoả mãn nhu cầu vật chất, tinh thần của du khách. Bên cạnh sự phát triển rất nhanh của ngành công nghiệp không khói này thì chúng ta đã và đang phải đối mặt với tình trạng ô nhiễm môi trường tại các khu du lịch, các tệ nạn xã hội liên quan đến du lịch ngày càng gia tăng. Điều đó đã trở thành mối lo ngại lớn của các nhà chức trách, của mọi người dân trên thế giới, thúc dục những người làm du lịch phải tìm hướng đi mới cho mình đó là phát triển du lịch một cách bền vững.
TP. Nha Trang là địa bàn hội tụ đậm nét các yếu tố nền tảng cho một trung tâm du lịch biển quốc tế bao gồm đô thị phát triển với đầy đủ các giá trị văn hóa, nhân văn được đánh giá cao, môi trường khá trong sạch, con người hiền hòa, nhã nhặn… kết hợp với các giá trị về cảnh quan thiên nhiên kỳ thú của vịnh, biển, núi, sông, vùng ngập mặn, cảnh quan sinh thái nông nghiệp trù phú, hệ sinh thái biển đa dạng. Thành phố có nhiều di sản văn hóa lịch sử quý giá như Tháp Bà Ponagar, Viện Pasteur, Viện Hải dương học… Trong thành phố đã hình thành mạng lưới các cơ sở dịch vụ văn hóa ẩm thực chất lượng cao, mang nét truyền thống, góp phần tạo nên bản sắc hấp dẫn của du lịch Nha Trang. Các di sản thiên nhiên - văn hóa, nhân văn đã và đang được bảo tồn ổn định, bước đầu khai thác có hiệu quả. Nhờ thế, số lượt khách du lịch đến Nha Trang ngày càng tăng. Năm 2008, Nha Trang đón 1,6 triệu lượt khách, tăng 17,4% so với cùng kỳ, trong đó khách quốc tế là 330.000 lượt, tăng 17% so với cùng kỳ. Tổng doanh thu hoạt động du lịch và dịch vụ ước đạt 1.282 tỷ đồng, tăng 31,4%. Hiện tại, thành phố có 366 cơ sở kinh doanh lưu trú với 8.728 phòng và 14.178 giường, thu hút 7.770 lao động trực tiếp.
Chính những điều kiện đó mà du lịch Nha Trang trong thời gian vừa qua là địa chỉ quen thuộc của du khách trong nước và quốc tế, đóng góp trên 70% vào tổng
doanh thu du lịch của tỉnh Khánh Hòa. Tuy nhiên sự phát triển "nóng" về du lịch của Nha Trang cũng đang đứng trước những thách thức không bền vững nếu không được kiểm soát với mục tiêu bền vững.Vì những lý do trên em đã chon đề tài: “PHÁT TRIỂN DU LỊCH NHA TRANG THEO HƯỚNG BỀN VỮNG ” được
nghiên cứu thực hiện với hy vọng đánh giá thực trạng hoạt động du lịch Nha Trang để từ đó đưa ra một số định hướng và giải pháp khắc phục những tồn tại và đẩy mạnh phát triển du lịch Nha Trang, đưa du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của Nha Trang – Khánh Hòa.
2. MỤC ĐÍCH, NHIỆM VỤ VÀ GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI
2.1. Mục đích nghiên cứu
Vận dụng cơ sở lý luận và thực tiễn về du lịch tự nhiên và du lịch nhân văn vào địa bàn Nha Trang. Phân tích tiềm năng, thực trạng du lịch và đề xuất các giải pháp phát triển du lịch Thành phố Nha Trang, nhằm thỏa mãn nhu cầu đa dạng của du khách, mang lại hiệu quả kinh tế cao, nâng cao mức sống cộng đồng địa phương, bảo vệ môi trường và đảm bảo sự phát triển theo hướng bền vững.
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Thu thập và hệ thống các thông tin về du lịch Nha Trang
Khảo sát, kiểm kê, nghiên cứu các nguồn tài nguyên, cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật của Nha Trang. Trên cơ sở đó đánh giá những lợi thế và hạn chế của chúng đối với việc phát triển du lịch. trên quan điểm phát triển bền vững
Đề ra giải pháp phát triển du lịch tỉnh Nha Trang theo hướng bền vững.
2.3. Giới hạn nghiên cứu
2.3.1. Giới hạn về nội dung
Giới hạn trong phạm vi ngành du lịch nên đề tài chỉ tập trung nghiên cứu, đánh giá về tài nguyên du lịch, cơ sở hạ tầng, thực trạng phát triển ngành… của Nha Trang. Trên cơ sở đó sẽ phân tích tiềm năng và đánh giá thực trạng hoạt động kinh doanh du lịch của Nha Trang. Đề xuất định hướng và giải pháp phát triển du lịch cho Nha Trang trong tương lai để đảm báo phát triển bền vững.