Giải Pháp Về Cơ Sở Hạ Tầng, Vật Chất Kĩ Thuật Du Lịch‌


trong và ngoài nước với việc phát triển thương hiệu. Thương hiệu du lịch phải được nhà nước bảo hộ.

3.3.2.5. Giải pháp về cơ sở hạ tầng, vật chất kĩ thuật du lịch‌

- Giao thông vận tải: cần tăng cường thêm các tuyến xe buýt tới Suối Tiên để phục vụ cho việc đi lại dễ dàng của du khách.

- Suối Tiên nối liền được với du khách ở khắp tất cả các nước nhờ vào loại hình đường bộ và đường hàng không. Đường bộ chở khách có nhiều loại xe đưa du khách đến. Ở các tỉnh thành, con người đến đây bằng xe đò, xe máy, xe du lịch,…. Riêng trong nội ô thành phố Hồ Chí Minh, phục vụ du khách bằng các tuyến xe buýt như:

Mã số: 19 – Sài Gòn – Khu chế xuất Linh Trung – Khu DLVH Suối Tiên

Mã số: 30 –Chợ Tân Hương – Khu DLVH Suối Tiên

Mã số: 33 – Bến xe An Sương – Khu DLVH Suối Tiên – Đền vua Hùng

Mã số: 76 – Đền vua Hùng – Khu DLVH Suối Tiên – Long Phước

Về phát triển cơ sở hạ tầng:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 169 trang tài liệu này.

Phối hợp xây dựng và thực hiện quy hoạch phát triển các địa điểm liên quan, tạo điều kiện thuận lợi thực hiện phát triển du lịch. Đảm bảo mạng lưới đường không, được bộ, đường sông, đường biển.

Nâng cấp cải tạo bến xe, bến tàu, cầu, cảng đảm bảo yêu cầu chất lượng phục vụ khách du lịch. Tạo môi trường giao thông công cộng hiện đại, thuận tiện khi tham gia giao thông du lịch.

Phát triển bền vững khu du lịch văn hóa Suối Tiên thành phố Hồ Chí Minh - 18

Về phát triển hệ thống cơ sở vật chất kĩ thuật:

Lập kế hoạch chi tiết về nhu cầu phát triển hệ thống cơ sở lưu trú để làm cơ sở cho đầu tư, nâng cấp, cải tạo phát triển hệ thống cơ sở lưu trú đạt mục tiêu về số lượng, đảm bảo từng bước hiện đại hóa hệ thống cơ sở vật chất kĩ thuật du lịch.

Đầu tư xây dựng một trung tâm tư vấn dịch vụ du lịch chất lượng cao cho du khách, đảm bảo khả năng cạnh tranh với các khu du lịch khác.


Phát triển các loại hình cơ sở lưu trú phù hợp với nhu cầu và xu hướng phát triển. Tập trung phát triển xây dựng các hệ thống nhà hàng – khách sạn đạt chất lượng cao.

Khuyến khích đầu tư các khách sạn nghỉ dưỡng với các loại hình dịch vụ đa

dạng.

Thực hiện một cách nghiêm túc việc quản lí, sử dụng đất, cấp phép xây dựng

các công trình du lịch, đặc biệt phải phối hợp với người dân địa phương để việc thi công được tốt hơn.

Thu hút mạnh mẽ đầu tư trong và ngoài nước vào các lĩnh vực nhà hàng, khách sạn, khu vui chơi giải trí. Học hỏi các kinh nghiệm quản lí nhà hàng khách sạn tại các nước.

Đẩy mạnh việc quản lí chặt chẽ các nhà hàng du lịch đạt chất lượng, có quản lí tốt về an toàn vệ sinh thực phẩm, đảm bảo trình độ nghiệp vụ phục vụ.

3.3.2.6. Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực‌

Lực lượng lao động đặc biệt là lao động địa phương là nhân tố quan trọng của hoạt động du lịch, đảm bảo cho sự phát triển bền vững, khi đó cần phải:

- Trang bị kiến thức liên quan đến sự phát triển bền vững ngành du lịch cho các cơ quan quản lí, các đơn vị và cá nhân tham gia hoạt động du lịch.

- Cần xây dựng các chương trình giáo dục về phát triển bền vững, làm cho người dân hiểu rằng tài nguyên du lịch của Suối Tiên là vô cùng quí giá, là di sản lớn lao, là nền tảng cho sự phát triển bền vững. Vì vậy, khi khai thác sử dụng phải cần cân nhắc và có bổn phận bảo vệ các nguồn tài nguyên.

- Thống nhất chương trình giảng dạy khoa học du lịch cho các cấp đào tạo theo hướng chuyên môn cao, kết hợp lí thuyết lẫn thực hành, đảm bảo chất lượng toàn diện. Mở rộng nghiên cứu thêm các chương trình đào tạo của các nước nhất là phương pháp thực hiện phát triển bền vững du lịch.

- Nâng cao hiểu biết về du lịch, về cách ứng xử khi giao tiếp với du khách… thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng. Tổ chức các cuộc thi về du lịch bền vững.


- Giáo dục và nâng cao tri thức và kinh nghiệm về phát triển bền vững du lịch trong mọi cấp, từ đội ngũ quản lí đến hướng dẫn viên và cả cộng đồng địa phương sao cho họ là lực lượng có đủ năng lực truyền đạt, hướng dẫn, thuyết minh về cách bảo vệ tài nguyên, môi trường cho du khách.

- Phát triển nguồn năng lực trong lĩnh vực hợp tác quốc tế và các cơ sở đào tạo. Tranh thủ sự hợp tác hỗ trợ đào tạo của các nước và các tổ chức trong địa bàn thành phố về các mặt để nâng cao nhận thức như: tham dự các khóa học, khảo sát thực tế, tham quan và học hỏi kinh nghiệm của nước ngoài; tổ chức mời các chuyên gia nước ngoài đến dạy; truyền đạt kinh nghiệm, cung cấp tư liệu về du lịch bền vững.

- Đào tạo kỹ năng du lịch và ngoại ngữ cho nhân viên, bởi vì họ là những người quản lí và bảo vệ phần lớn tài nguyên thiên nhiên tại khu DLVH Suối Tiên.

3.3.2.7. Giải pháp về môi trường du lịch‌

Xây dựng môi trường tự nhiên và môi trường xã hội phục vụ phát triển bền vững du lịch:

- Thực hiện công tác tuyên truyền, vận động và giáo dục các ban ngành đoàn thể và nhân dân trong khu du lịch về trách nhiệm đẩy mạnh kinh tế du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của Suối Tiên; đồng thời triển khai thực hiện đề án: “Đảm bảo an toàn trật tự, an ninh tại các địa điểm du lịch” từ đó nhằm đảm bảo sự an toàn du lịch cho du khách trong và ngoài nước.

- Tổ chức sắp xếp các loại hình dịch vụ thương mại, dịch vụ cá thể theo mô hình hợp tác xã hoặc tổ hợp các dịch vụ thương mại; phát triển và củng cố những ngành truyền thống hộ gia đình, các làng nghề thủ công mỹ nghệ,… nhằm nâng cao chất lượng và đa dạng hóa các sản phẩm phục vụ du lịch.

- Xây dựng các quy định bảo vệ cảnh quan thiên nhiên và môi trường sinh thái của Suối Tiên; hướng dẫn các doanh nghiệp, nhân dân và khách du lịch cùng thực hiện.

- Cần xây dựng cơ chế quản lí đặc thù, bảo vệ môi trường để kiểm tra giám sát, xử lí nghiêm các trường hợp vi phạm.


- Khuyến khích khai thác sử dụng các nguồn năng lượng sạch (mặt trời, sức gió,…) sản xuất điện, gas cho các phương tiện giao thông.

- Đảm bảo xử lí, tái chế và quản lí nước thải, chất thải rắn theo kinh nghiệm quốc tế tốt nhất.

- Xây dựng một chương trình theo dõi trực tiếp để đánh giá các tác động của du lịch đối với môi trường.

3.3.2.8. Giải pháp về hợp tác quốc tế‌

Phát huy các vận hội hợp tác quốc tế trong xúc tiến quảng bá du lịch, đào tạo nhân lực du lịch, hỗ trợ tài chính và kinh nghiệm quốc tế về phát triển du lịch, thực hiện hội nhập quốc tế về du lịch.

Tăng cường năng lực cho các chuyên viên hợp tác và nghiên cứu về hợp tác du lịch đối với quốc tế, tạo điều kiện cho việc hợp tác tốt về công nghệ kĩ thuật và nghiên cứu khoa học.

Chủ động, tích cực triển khai thực hiện các hiệp định có hiệu quả về hợp tác song phương và đa phương.

Đẩy mạnh hợp tác với các địa điểm du lịch trong và ngoài nước nhằm học hỏi được nhiều kinh nghiệm về phát triển du lịch.

Đẩy nhanh chuyển giao công nghệ tiên tiến từ nước ngoài thông qua liên doanh liên kết, thu hút nguồn chất xám, tri thức, kinh nghiệm của người Việt Nam ở nước ngoài thông qua con đường du lịch.

Mở rộng và phát huy triệt để các mối quan hệ hợp tác song phương và đa phương nhằm tăng cường xúc tiến quảng bá thu hút du khách, thu hút đầu tư, chuyển giao công nghệ và nâng cao vị thế hình ảnh du lịch Suối Tiên và Sơn Tiên trên trường quốc tế.


KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ‌

Khu DLVHST không chỉ có Suối Tiên, rừng tiên, cảnh tiên chào đón, không chỉ chìm đắm trong vương quốc của những chuyện thần thoại, cổ tích, lễ hội, thư giãn sau những ngày làm việc mệt mỏi căng thẳng, bộn bề, đến đây chúng ta sẽ hiểu thêm nhiều điều về phong tục, tập quán và vẻ đẹp của vùng đất phương Nam. Với một thành phố lớn, đông dân nhất cả nước, và có tốc độ đô thị hóa, công nghiệp hóa phát triển mạnh mẽ và cũng là nguồn phát sinh ô nhiễm cao như TP.HCM thì những công trình du lịch văn hóa như khu DLVHST thật sự cần thiết và mang nhiều ý nghĩa.

Khu DLVHST là một vùng du lịch đặc trưng cho nền văn hóa của dân tộc nói chung và TP.HCM nói riêng, hội đủ 3 tiêu chí về phát triển bền vững: Kinh tế, Văn hóa và xã hội, Môi trường.

Qua nghiên cứu đánh giá thực trạng và đưa ra chương trình DLBV cho khu DLVHST có một số kết luận sau:

Khu DLVHST hiện nay đang trên đà phát triển

Điều đó đã thể hiện rõ qua các số liệu hiện trạng du khách đến với Suối Tiên trong 10 năm. Cơ sở vật chất – kỹ thuật phục vụ du lịch cũng tăng đáng kể:

Trong các năm qua, lượng du khách trung bình hàng năm khoảng 3.5 triệu lượt người. Mỗi năm tăng 20%, có nhiều triển vọng đối với thị trường quốc tế.

Diện tích hiện nay của khu DLVHST là 55ha và đang mở rộng thêm 50ha đang trong giai đoạn 2, tổng cộng là 105ha, phù hợp với tiêu chí “Luôn luôn đổi mới – luôn luôn phát triển”.

Khu bảo tồn động thực vật ngày càng bổ sung nhiều loài mới, nhân giống các loài quý hiếm, tạo nhiều nguồn gen lạ để bổ sung vào bộ siêu tập sẵn có của khu DLVHST.

Không những mang lại hiệu quả về kinh tế, mà sự phát triển đó cũng đem lại hiệu quả về mặt xã hội, thể hiện qua sự tăng trưởng lao động tham gia ngày càng nhiều vào hoạt động kinh doanh du lịch .

Tài nguyên du lịch của khu DLVHST rất phong phú và đa dạng


Tài nguyên động thực vật với nhiều chủng loại khác nhau.

Các công trình văn hóa đặc sắc, đậm đà bản sắc dân tộc.

Các khu vui chơi giải trí hiện đại và an toàn.

Tổ chức nhiều trò chơi dân gian.

Tổ chức các câu lạc bộ người cao tuổi, câu lạc bộ hoa kiểng,…

Tổ chức làng ẩm thực với nhiều món ăn đặc trưng khu vực Nam Bộ cùng với công nghệ chế biến rượu.

Tạo nhiều khu vực cắm trại vào ngày nghỉ cuối tuần, lễ tết.

Những nền tảng sẵn có cho một khu DLBV ở khu DLVHST

Tài nguyên tự nhiên:

Vị trí địa lý: nằm ngay cửa ngõ Đông Bắc Sài Gòn, đây được coi là khu vực thuận lợi cho việc thu hút du khách.

Địa hình: là lòng chảo nằm giữa hai đỉnh đồi.

Khí hậu: được coi là “lá phổi xanh” của Thành phố.

Động vật: gồm có 7 họ, mỗi họ có nhiều loài khác nhau. Trong đó có một khu bảo tồn quí hiếm như cá sấu,…

Thực vật: gồm 43 họ, gồm các loại cây gỗ quí, cây ăn trái, cây cảnh, cây cho bóng mát,…

Tài nguyên nhân văn:

Công trình văn hóa: hiện có hơn 50 công trình văn hóa, trong tổng số hơn 150 công trình tại khu DLVHST. Các công trình văn hóa này mang đậm đà bản sắc dân tộc.

Lễ hội:

Lễ giỗ tổ Hùng Vương, 02/09, tết đoan ngọ.

Lễ Hội Mùa Xuân - Tết Nguyên Đán.

Lễ Hội Mùa Hè - Lễ Hội Trái Cây.

Lễ Hội Mùa Thu - Sinh Nhật Suối Tiên.

Lễ Hội Mùa Đông - Mừng Giáng Sinh và Chào Năm Mới.

Lễ Hội - Hội Chợ Sinh Vật Cảnh.


Ngày Hội Thiện Tâm Nhân Ái.

Đại Lễ Cầu Siêu.

 Lễ Vu Lan - Mùa Báo Hiếu

Những đề xuất bổ sung để khu DLVHST trở thành khu DLBV

Quan tâm xúc tiến đào tạo cán bộ và lực lượng lao động trong ngành.

Tạo nguồn nhân lực có đầy đủ kiến thức, năng lực để đáp ứng công cuộc công nghiệp hóa hiện đại hóa ngành du lịch nói riêng và đất nước nói chung.

Tạo hành lang pháp lí thuận lợi cho các thành phần kinh tế phát triển tham gia hoạt động du lịch.

Từng bước xúc tiến xã hội hóa giáo dục du lịch trong nhân dân nhằm nâng cao nhận thức và hiểu rõ giá trị kinh tế và giá trị tinh thần của du lịch, một ngành kinh tế có hiệu quả cao.

Xây dựng hệ thống an ninh, an toàn du lịch có hiệu quả, quan tâm công tác giữ gìn tôn tạo các giá trị văn hóa địa phương, các tài nguyên nhân văn khác và bảo vệ môi trường sinh thái,.. thì chắc chắn khu DLVHST sẽ là ngành kinh tế quan trọng, đóng góp lớn vào sự nghiệp phát triển kinh tế - văn hóa – xã hội – môi trường của địa phương, của TP.HCM và của cả nước.

Kiến nghị:

Hiện nay ngành du lịch ở TP.HCM nói riêng và cả nước nói chung đang rất được quan tâm, DLBV càng được quan tâm nhiều hơn. Vì vậy, có một số kiến nghị như sau:

Nâng cao ý thức về bảo vệ môi trường cho nhân dân, nhằm tạo ra nhiều cơ hội để ngành du lịch phát triển mạnh mẽ. Đẩy mạnh công tác đào tạo, quản lí và nhận thức sâu sắc về môi trường để đáp ứng công cuộc công nghiệp hóa ngành du lịch hiện nay.

Ba tiêu chí, kinh tế, văn hóa xã hội và môi trường phải được phát triển một cách đồng đều.

Khuyến khích xây dựng nhiều công viên, khu du lịch gần gũi với thiên nhiên.


TÀI LIỆU THAM KHẢO‌

1. Nguyễn Thị Ngọc Ẩn (1999), Con người và môi trường, Tủ sách trường Đại học Khoa học tự nhiên.

2. Lê Huy Bá (2005), Du lịch sinh thái, Nhà xuất bản Đại học quốc gia.

3. Lê Huy Bá, Lê Thị Vu Lan (2003), Bài giảng du lịch sinh thái, Thành phố Hồ Chí Minh.

4. Lê Huy Bá, Vũ Chí Hiếu, Võ Đình Long (2006), Tài nguyên môi trường và phát triển bền vững, Nhà xuất bản khoa học & kỹ thuật.

5. Thanh Bình, Hồng Yến (2009), Việt Nam 63 tỉnh thành và các địa danh du lịch, Nhà xuất bản Lao động.

6. Phạm Xuân Hậu (2011), Bài giảng Địa lý du lịch, Thành phố Hồ Chí Minh.

7. Nguyễn Đình Hòe, Vũ Văn Hiếu (2001), Du lịch bền vững, Nhà xuất bản Đại học quốc gia Hà Nội.

8. Nguyễn Đình Hòe (1998), Tài nguyên Việt Nam, Nhà xuất bản giáo dục.

9. Nguyễn Kim Hồng, Lê Huy Bá, Phạm Xuân Hậu, Nguyễn Đức Vũ, Đàm Nguyễn Thùy Dương (2001), Giáo dục môi trường, Nhà xuất bản giáo dục.

10. Lê Văn Khoa (Chủ biên), Đoàn Văn Tiến, Nguyễn Song Tùng, Nguyễn Quốc Việt (2010), Môi trường và phát triển bền vững, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.

11. Trần Đức Thanh (2006), Nhập môn khoa học du lịch, Nhà xuất bản Đại Học Quốc Gia Hà Nội.

12. Trần Văn Thông (2003), Qui hoạch du lịch những vấn đề lý luận và thực tiễn.

Xem tất cả 169 trang.

Ngày đăng: 22/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí