- Đối với năng lượng: cần kiểm soát để phát hiện những điều kiện có thể tiết kiệm năng lượng như: thay cửa tự đóng mở bằng cửa mở tay, có hệ thống tự ngắt điện khi khách ra khỏi phòng và tự mở điện khi khách vào phòng, sử dụng năng lượng mặt trời để sản xuất nước nóng.
- Nước: sử dụng hiệu quả nước sinh hoạt, vừa có ý nghĩa môi trường cừa có lợi ích cho kinh doanh, vì nhu cầu sử dụng nước trong khu du lịch là rất cao.
- Chất lượng không khí và tiếng ồn: cách xa đường cao tốc là 50m.
- Hàng hóa và chất thải: sử dụng chiến lược 3R
Reuse (tái sử dụng)
Reduce (giảm xả thải): xây dựng chương trình hành động “ít xả thải”, “cái gì mang vào sẽ được mang ra”.
Recycle (tái chế): tiến hành tái chế phân loại rác, tránh bao bì không cần thiết.
- Giao thông vận tải: tăng cường vận tải công cộng như đường dành riêng cho xe đạp và các phương tiện vận tải mới đáp ứng nhu cầu du khách nhưng tiết kiệm năng lượng và giảm tác động xấu đến môi trường.
- Bảo tồn: thực hiện các công tác bảo tồn hệ động thực vật và các công trình văn hóa.
Có thể bạn quan tâm!
- Chương Trình Tham Quan Tại Khu Du Lịch
- Những Thuận Lợi Và Khó Khăn Đối Với Sự Phát Triển Bền Vững Du Lịch Văn Hóa Suối Tiên
- Định Hướng Và Giải Pháp Phát Triển Bền Vững Khu Du Lịch Văn Hóa Suối Tiên
- Hiệu Quả Áp Dụng Mô Hình Thiết Kế Bền Vững Du Lịch Cho Khu Dlvhst Về Kinh Tế:
- Giải Pháp Về Cơ Sở Hạ Tầng, Vật Chất Kĩ Thuật Du Lịch
- Công Viên Magic Kingdom Tại Disney World – Orlando, Florida (Mỹ)
Xem toàn bộ 169 trang tài liệu này.
- Chất lượng và trang bị cơ sở hạ tầng: xây dựng hòa hợp với môi trường, phù hợp với đời sống của dân địa phương, phù hợp với thị hiếu của mọi tầng lớp nhân dân.
Tiêu chuẩn xã hội:
- Tránh xây nhà hàng, khách sạn lớn.
- Cộng đồng địa phương tích cực tham gia vào các quyết định phát triển du
lịch.
- Đào tạo: đào tạo cán bộ nhân viên là cốt lõi của sự thành công DLBV, trong
đó quan trọng nhất là chương trình lồng ghép với mục tiêu môi trường và hoạt động kinh doanh du lịch.
- Tạo việc làm cho dân địa phương, tăng cường các công tác phúc lợi xã hội.
3.2.2.2. Phân khu vùng
* Khu trung tâm:
Là khu vực đầu tiên đập vào mắt du khách một cái nhìn bao quát về khung cảnh của một khu du lịch mạng đậm bản sắc văn hóa của dân tộc, với những kiến trúc văn hóa tạo ấn tượng sâu đậm từ chiếc cổng đến sân khấu sẽ đưa du khách từ bất ngờ này đến bất ngờ khác.
Xây dựng một nhà bảo tàng văn hóa truyền thống bên trong có các mô hình, hình ảnh, nét sinh hoạt văn hóa, những nhân vật truyền thuyết của Việt Nam.
Với không gian khá rộng, khu trung tâm còn là nơi tổ chức sân khấu ngoài trời vừa hiện đại vừa huyền ảo truyền thống, với phương châm tôn trọng nền văn hóa của dân tộc và đó cũng là nền tảng thế mạnh của khu DLVHST.
Khu trung tâm còn là nơi sinh hoạt câu lạc bộ hoa kiểng, thi chim hót, tổ chức các trò chơi dân gian như đá cá, đá dế, tạo hình tượng bằng trái cây,…
Tổ chức làng ẩm thực Nam Bộ, chế biến rượu đế, rượu chuối với công nghệ dân gian truyền thống của địa phương để khách thưởng thức.
Xây dựng nhà vệ sinh công cộng phù hợp cho từng khu vực.
* Khu dọc theo con suối chính:
Tổ chức phục hồi các môn thể thao truyền thống như: đá cầu, võ cổ truyền, đua thuyền, phóng lao, bắn ná thun.
Ngoài ra cần tổ chức phong trào hội thi truyền thống như: đánh trống, nhảy bao bố, đập nồi đất, cờ người, đi cà kheo,…
Các bộ môn thể dục thể thao và các trò chơi dân gian truyền thống thường tổ chức trong các dịp lễ, ngày lễ hội hoặc tổ chức hội thi bộ môn các loại hình này. Mọi người có thể trực tiếp tham gia vào cuộc chứ không chỉ tham quan. Khi tổ chức trong các khu vui chơi giải trí nó càng có tính phổ thông và lôi cuốn mọi tầng lớp và nhất là giới trẻ. Đây là loại hình có khả năng hấp dẫn cao đối với khách quốc tế.
Xây dựng các chòi nghỉ mát dọc theo suối với các món ăn dân giã cùng với khung cảnh nên thơ của dòng suối, tạo cho du khách có cảm giác đang sống tại vùng quê sông nước.
Ngoài ra việc du ngoại trên dòng suối thơ mộng bằng những chiếc thuyền phao là một thú giải trí tuyệt diệu, du khách có thế ngắm nhìn toàn cảnh của khu DLVHST.
* Khu vườn nhãn:
Đây là khu vực chiếm diện tích lớn 8ha, và trên 10.000 gốc nhãn hạt tiêu trong khu DLVHST do những người tạo lập nên khu du lịch trồng, góp phần tạo cho khu DLVHST thêm một phần thật thú vị.
Tổ chức các buổi cắm trại vui chơi cho giới trẻ tại đây là một điều hết sức cần thiết và thú vị kết hợp với sự quản lí của ban tổ chức về vấn đề môi trường trong cảnh hoang sơ tự nhiên.
Ngoài ra, hằng năm vườn nhãn còn thu hoạch từ 6-8 tấn nhãn hạt tiêu rất ngon và nổi tiếng.
* Khu vực bảo tồn hệ động, thực vật:
Khu DLVHST có một hệ động thực vật rất phong phú và đa dạng. Từ đó đã tạo nhiều loại hình giải trí thú vị như câu cá, tham quan thủy cung, tham quan khu động vật, hội thi cây cảnh, ngoài ra hệ thực vật ở đây cũng tạo nên một khu nghỉ dưỡng giải trí với không khí trong lành, các loại hoa kiểng đan xen bốn mùa có hoa nở. Và đặc biệt, khu bảo tồn thực vật ở đây cũng tạo nên một nguồn kinh tế cho ban quản lí và người tiêu thụ.
Độc đáo nhất là khu vực nuôi cá sấu và các loài bò sát như: thằn lằn mối, ký nhông, rắn, trăn bạch được hiệp hội bảo vệ động vật thế giới – CITES – bảo hộ xuất khẩu.
Nói cách khác, với hướng về nguồn, khai thác thiên nhiên, bảo vệ hệ sinh thái môi trường, làm thư giãn cho du khách tham quan. Khu DLVHST vừa là khu sản xuất mỹ nghệ cao cấp vừa như một Lâm viên thu gọn kết hợp với địa hình thiên nhiên, rừng nguyên sinh sẽ là nơi tin cậy của người dân thành phố vào những ngày giải trí cuối tuần.
112
Sơ đồ 4. Mô hình hoạt động khi áp dụng chương trình DLBV
3.2.3. Phương thức quản lý
3.2.3.1. Xây dựng phương pháp điều hòa môi trường thích hợp nhằm đáp ứng yếu tố sinh thái môi trường của DLBV
* Khí thải:
Tuy được coi là ngành công nghiệp không khói, nhưng khu DLVHST có thể gây ô nhiễm khí thông qua phát xả khí thải động cơ xe máy và tàu thuyền, đặc biệt là khu DLVHST nằm gần trục giao thông chính, gây hại cho cây cối, động vật hoang dại, và các công trình xây dựng bằng đá vôi và bê tông. Đồng thời việc đốt rác tại khu xử lí rác cũng gây ra một lượng khí ô nhiễm đối với khu du lịch. Do đó việc cần làm với môi trường không khí là:
- Các nhân viên trong ban quản lí nên hạn chế sử dụng xe máy để thực hiện công tác quản lí trong du lịch.
- Thiết lập một lối đi riêng dành cho các phương tiện vận chuyển hàng hóa và vật tư từ bên ngoài vào Suối Tiên, để hạn chế lượng khói và bụi.
- Không xử lí rác thải bằng phương pháp đốt để hạn chế tối đa một lượng lớn khói bụi, các khí thải độc hại như SOx, NOx, CO2,… để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của dân địa phương và của nhân viên làm việc tại bãi rác.
* Rác thải:
Vứt rác thải bừa bãi là vấn đề chung của mọi khu du lịch. Đây là nguyên nhân gây mất cảnh quan, mất vệ sinh, ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng và nảy sinh xung đột xã hội.
Nhưng đối với khu DLVHST vấn đề vứt rác bừa bãi được quản lí rất chặt, tạo nên một môi trường sạch sẽ, thẩm mỹ trong mắt du khách. Nhưng bên cạnh đó cũng cần áp dụng một số biện pháp sau:
- Bố trí các sọt rác một cách thẩm mỹ dọc theo tuyến đường đi của du khách.
- Không đặt sọt rác và phía trong bãi cỏ công viên khu trung tâm để tránh tình trạng du khách bước vào làm hư thảm cỏ.
- Hạn chế tối đa thức ăn và vật dụng của du khách mang vào từ bên ngoài bằng cách điều chỉnh giá cả bên trong một cách hợp lí.
- Kiểm kê chất thải trong khu du lịch, xem xét chi phí thu gom lượng thải hàng năm, kiểu loại các chất độc hại cần phải xử lí riêng.
* Nước thải:
Hệ thống cấp nước trong khu DLVHST tương đối đầy đủ. Hiện nay khu DLVHST sử dụng ba nguồn nước chính: nước máy, nước giếng, nước suối, ngoài ra còn sử dụng thêm một nguồn nước biển theo chu kì cần thiết. Nhưng đến nay khu DLVHST vẫn chưa có một hệ thống xử lí nước thải chung cho khu du lịch, hầu hết du khách, ban quản lí và một số hộ gia đình địa phương đều trực tiếp thải ra sông Đồng Nai, vì vậy Suối Tiên nên đưa ra các biện pháp nhằm giảm thiểu tác động đến môi trường:
- Thiết lập hệ thống xử lí nước thải cho khu DLVHST trước khi đổ ra sông Đồng Nai để tránh làm ô nhiễm nguồn nước.
- Hệ thống thoát nước của nhà hàng nên xử lí sơ bộ trước, hiện nay vấn đề chủ yếu của nhà hàng là tẩy rửa vật dụng thường tạo ra rất nhiều dầu mỡ nên độ bám cục lớn, thường thì những hóa chất tẩy rửa là những hóa chất độc hại, khi thải vào nguồn nước dễ làm cho nguồn nước bị ô nhiễm. Do đó nhà hàng nên sử dụng chất tẩy rửa mà không làm tổn hại đến môi trường đó là hóa chất ENCHOICE để có những lợi ích sau:
Nhà hàng tiến tới đạt chứng chỉ sinh thái.
Dễ sử dụng, đa năng.
Chiếm diện tích ít, nhỏ gọn.
Không gây ô nhiễm môi trường.
- Khu DLVHST có một khu bảo tồn thực vật rất lớn, nên sử dụng rất nhiều phân bón và thuốc bảo vệ thực vật. Do đó nên hạn chế việc lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật để tránh gây ô nhiễm nguồn nước.
* Tiếng ồn:
Trong khu DLVHST các nhân viên trong ban quản lí sử dụng xe gắn máy để di chuyển, mặc dù tiếng ồn không đáng kể những đã ảnh hưởng ít nhiều đến hệ sinh thái và con người ở đây. Do đó, không nên sử dụng xe gắn máy cho công việc mà
chỉ nên sử dụng xe đạp hoặc đi bộ, để tạo một môi trường trong lành cũng như tạo nên một hình ảnh đẹp về môi trường trong mắt của du khách.
Xây dựng một lối đi riêng dành cho các loại xe vận chuyển vật tư nguyên liệu, hàng hóa nhằm tránh một lượng lớn tiếng ồn.
Xây dựng một số phương pháp nhằm điều tiết lượng du khách lớn vào những ngày lễ tết nhằm hạn chế tình trạng quá tải của khu du lịch và chủ yếu là giảm bớt tiếng của du khách gây ra.
* Năng lượng:
Khu DLVHST được thiên nhiên ban tặng với một hệ thực vật rất lớn, đã tạo nên khí hậu mát mẻ, trong lành nên chủ yếu sử dụng quạt máy. Vì vậy vấn đề tiêu hao năng lượng là không đáng kể.
Tất cả 4 yếu tố trên (chất thải, nước thải, tiếng ồn, năng lượng) sẽ giảm thiểu ô nhiễm môi trường và đảm bảo cho du khách có một môi trường trong lành.
Để phát triển khu DLVHST một cách bền vững mà vẫn giữ được cảnh quan môi trường, cần phải nắm vững các yếu tố sau:
Yếu tố sinh thái môi trường đặc thù: khu DLVHST đại diện cho một loại hình du lịch đặc thù, kết nối với các lối kiến trúc độc đáo là một hệ sinh thái phong phú và rộng lớn của thực vật và động vật đại diện cho một lối sống hiện đại của TP.HCM.
Nguyên tắc thẩm mỹ sinh thái: như ta đã biết rằng thiên nhiên có đặc tính vô cùng quý giá là có thể tự phục hồi nếu mức độ con người tác động tới nó nằm trong giới hạn cho phép, không phải chỉ có du khách mới là tác nhân xả thải chủ yếu gây ô nhiễm môi trường mà còn kể đến hệ động vật rộng lớn, nhân viên phục vụ, cư dân địa phương đang sống trong khu vực của khu du lịch và một yếu tố không kém phần quan trọng mà chúng ta không thể quên đó là các công trình xây dựng như cơ sở hạ tầng, công trình văn hóa và cơ sở vật chất kĩ thuật du lịch.
Với diện tích là 55ha, khu DLVHST có một sức chứa rất to lớn lượng du khách vào những ngày lễ tết và khu DLVHST không có một biện pháp điều chỉnh mức độ quá tải và chính điều này đã gây ảnh hưởng đến hệ động thực vật, con
người, tạo nên vẻ mất mỹ quan của khu du lịch, ảnh hưởng xấu đến hệ sinh thái.
Do đó cần có một số biện pháp điều tiết du khách nhằm tránh phá vỡ thế cân bằng và tạo mỹ quan của khu du lịch, cụ thể là:
Đóng cửa một số điểm tham quan để hạn chế du khách.
Tiếp thị, giảm giá vé vào cửa vào những ngày không có lễ hội.
Làm lệch ngày nghỉ.
Xây dựng một lối đi riêng có chỉ dẫn để kiểm soát hành động của du khách.
Xây dựng chương trình giáo dục môi trường cho các nhân viên quản lí, luôn treo băng rôn với khẩu hiệu “bảo vệ môi trường”, hướng dẫn viên luôn nói với du khách là phải bảo vệ môi trường, không phá hủy môi trường hay không nên xả rác bừa bãi.
Để cho việc giáo dục môi trường ở đây có hiệu quả cao nhất, ta cần phải:
Nâng cao nhận thức về sự nhạy cảm của môi trường cho các cán bộ trong ban quản lý để có được sự hiểu biết cơ bản về môi trường và những vấn đề có liên quan.
Có một đội ngũ chuyên nghiệp am hiểu về môi trường, có được những kĩ năng trong việc xác định và giải quyết các vấn đề môi trường.
Hướng dẫn quan sát các loài động thực vật.
Tổ chức các cuộc dạo chơi đến các hệ động thực vật và nói về tầm quan trọng của nó.
Nguyên tắc kinh tế:
Nếu chúng ta muốn bảo vệ môi trường thiên nhiên, chúng ta cần phải bảo vệ lợi ích kinh tế của cư dân địa phương. Làm một nhà quản lí, một khu vực địa phương chịu trách nhiệm của khu vực đó thì những cân nhắc nào là quan trọng nhất.
Một nhà quản lí cần phải hiểu sâu sắc tình hình của khu vực, nhất là hiểu sâu cuộc sống của người dân.
Chúng ta đang bảo vệ môi trường, phát triển du lịch hay nói đúng hơn chúng ta đang kinh doanh trên mảnh đất gốc gác xa xưa vốn dĩ của họ, vậy ta phải thảo