Biện Pháp Xử Lý Đối Với Hành Vi Cạnh Tranh Không Lành Mạnh Trong Hoạt Động Ngân Hàng Của Các Ngân Hàng Thương Mại

161


động lên cao và các ngân hàng thương mại buộc phải tham gia vào cuộc đua này có thể là do nguyên nhân thiếu thanh khoản, nhưng cũng có thể là do nhu cầu giữ chân khách hàng. Như thế, việc ngân hàng thương mại này tố ngân hàng thương mại kia vi phạm trần lãi suất suy cho cùng nó không phải là một phát hiện mới, việc ngăn chặn hành vi vi phạm trần lãi suất cũng không phải là việc cần phải thực hiện ngay, vì bản thân các ngân hàng vẫn đua nhau đẩy lãi suất còn Ngân hàng Nhà nước thì vẫn tiếp tục “dọa” thanh tra.

ii) Rõ ràng, nếu nhìn vào biểu hiện của hành vi vi phạm trần lãi suất, chúng ta thấy, đây là các hành vi vi phạm pháp luật rất rõ ràng, cần phải được ngăn

chặn và xử lý nghiêm minh. Điều này đã được minh chứng bởi hàng loạt các

quyết định xử lý vi phạm của Ngân hàng Nhà nước đối với các hành vi vi phạm trần lãi suất. Song, động cơ chính yếu của người tố cáo trong trường hợp này là vấn đề cần phải được làm rõ, bởi nếu họ tố vì để lập lại trật tự thị trường thì đó là điều đáng hoan nghênh, nhưng nếu lạm dụng quyền này để hạ thấp uy tín đối thủ cạnh tranh thì cần phải được ngăn chặn. Đến đây chúng ta nhận thấy, ranh giới giữa hành vi hợp pháp với hành vi hợp đạo đức, chuẩn mực thông thường về đạo đức kinh doanh là rất mong manh. Nếu như đặt trọng tâm vào “thượng tôn pháp luật” người ta có thể kết luận hành vi đó là hợp pháp cần được khuyến khích thực hiện, nhưng nếu nhìn về tính sòng phẳng, sự trung thực, sự lành mạnh trong hành vi tố cáo này chắc chắn chúng ta sẽ dễ dàng nhận ra tính không đẹp trong hành vi tố cáo này.

iii) Về thiệt hại do hành vi bị tố vi phạm trần lãi suất cho thấy, Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Á nói chung và chi nhánh Tây Ninh nói riêng đã bị ảnh hưởng rất nhiều đến uy tín, số lượng khách hàng đến gửi tiền và nhiều lãnh đạo của Ngân hàng này bị cấm đảm nhiệm chức vụ. Có thể khẳng định, những thiệt hại về “uy tín” do hành vi tố vi phạm trần lãi suất gây ra rất khó có thể đong đếm một cách chính xác. Thực tế này đã làm ảnh hưởng đáng kể đến việc chứng minh một hành vi có phải là cạnh tranh không lành mạnh hay không, vì nó phụ

162


thuộc rất lớn vào quan điểm, cách nhìn nhận của cơ quan xử lý. Một giả thiết pháp lý được đặt ra là nếu Chi nhánh Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Á tại Tây Ninh có đơn gửi đến Cơ quan quản lý cạnh tranh để khiếu nại về hành vi cạnh tranh không lành mạnh thì chắc chắn rằng Chi nhánh Ngân hàng thương mại này cũng rất khó để “thắng” trong vụ kiện này. Một giả thiết khác là Chi nhánh Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Á tại Tây Ninh khởi kiện tại tòa án nhân dân để yêu cầu bồi thường thiệt hại do hành vi tố vi phạm trần lãi suất là hành vi cạnh tranh không lành mạnh thì liệu tòa án có phán xử cho Chi nhánh ngân hàng thương mại này thắng kiện hay không lại hoàn toàn phụ thuộc vào việc tòa án có dũng cảm để kết luận “quyền tố cáo” kia là hành vi cạnh tranh không lành mạnh hay không?

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 203 trang tài liệu này.

Từ những phân tích và lập luận ở trên, chúng tôi cho rằng, khi xác định một hành vi có phải là gièm pha ngân hàng thương mại khác không cần làm rõ động cơ, mục đích của hành vi và quyền chủ động của cơ quan có thẩm quyền trong giải quyết, xác định tính không lành mạnh trong hành vi cạnh tranh của ngân hàng thương mại.

Ba là, hành vi gây rối hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại khác. Đây là các hành vi trực tiếp hoặc gián tiếp gây cản trở, làm gián đoạn hoạt động kinh doanh của đối thủ cạnh tranh được thể hiện thông qua các hành vi:

Pháp luật về chống cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt động ngân hàng của các Ngân hàng thương mại Việt Nam - 21

­ Lôi kéo người gửi tiền từ đối thủ cạnh tranh về phía mình bằng cách nói xấu về năng lực tài chính, tiềm năng kinh doanh đối thủ cạnh tranh hoặc hạ thấp uy tín của đối thủ cạnh tranh thông qua việc so sánh với chính sách khuyến mại hoặc các tiện ích khi gửi tiền gửi tại ngân hàng mình với đối thủ cạnh tranh.

­ Xâm phạm bí mật huy động tiền gửi của đối thủ cạnh tranh như cố tình tiếp cận thông tin về chính sách huy động tiền gửi sau đó chuyển hóa chiến lược huy động tiền gửi của đối thủ cạnh tranh thành chính sách huy động tiền gửi của ngân hàng mình hoặc lôi kéo nhân viên của đối thủ cạnh tranh nhằm thu thập thông tin liên quan đến chiến lược huy động tiền gửi.

163


­ Lôi kéo người gửi tiền của đối thủ cạnh tranh tham gia các chương trình khuyến mại nhưng không cung cấp hoặc cung cấp thông tin không đầy đủ gây thiệt hại cho người gửi tiền.

­ Gây cản trở người gửi tiền khi người gửi tiền muốn chuyển khoản tiền gửi của mình sang ngân hàng khác.

­ Cố tình tạo ra những tranh chấp pháp lý gây ảnh hưởng đến hoạt động của ngân hàng thương mại khác như yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền can thiệp thông qua hoạt động thanh tra, kiểm tra làm gián đoạn hoạt động

kinh doanh; đưa ra các biện pháp tranh một cách không lành mạnh.

nhằm lôi kéo khách hàng của đối thủ cạnh

Bn là, hành vi khuyến mại nhằm mục đích cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt động ngân hàng của các ngân hàng thương mại. Đây là hành vi nhằm tạo lợi thế so sánh cho dịch vụ ngân hàng do mình cung cấp. Các hành vi điển hình trong hoạt động khuyến mại nhằm mục đích cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt động ngân hàng của các ngân hàng thương mại là:

­ Không cung cấp thông tin đầy đủ về chính sách khuyến mại trong hoạt động nhận tiền gửi hoặc không cung cấp thông tin về những thay đổi trong chính sách khuyến mại trong hoạt động nhận tiền gửi dẫn đến tình trạng người gửi tiền hiểu lầm về chính sách khuyến mại.

­ Gian dối trong hoạt động khuyến mại như công bố có giải thưởng nhưng thực tế không có khách hàng nào trúng thưởng nhằm thu hút khách hàng; đưa ra những thông tin khuyến mại không đầy đủ như cung cấp thông tin về hoạt động nhận tiền gửi không đầy đủ, không trung thực dẫn đến người gửi tiền hiểu lầm, gây thiệt hại cho người gửi tiền; không rõ ràng trong quy định về lãi suất tiền vay trong hợp đồng tín dụng…

­ Áp dụng các chính sách khuyến mại trái pháp luật như tặng quà ngoài lãi

suất; quay số

trúng thưởng, nhưng các số

phát cho khách hàng trong các đợt

164


khuyến mại chắc chắn sẽ trúng thưởng; ưu đãi các phí dịch vụ liên quan đến dịch vụ ngân hàng do ngân hàng cung cấp…

Năm là, hành vi quảng cáo nhằm mục đích cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt động ngân hàng. Quảng cáo trong hoạt động ngân hàng là một hoạt động đặc thù, vì các thông tin liên quan đến các tổ chức kinh doanh tiền tệ trên các phương tiện thông tin đại chúng sẽ có tác động trực tiếp đến việc thực thi chính sách tiền tệ quốc gia, mức độ ổn định của thị trường cũng như mức độ an toàn hệ thống các tổ chwucs tín dụng. Các nghiên cứu lý luận về hoạt động ngân hàng đều đi đến nhận định, hoạt động ngân hàng có liên quan mật thiết đến niềm tin của công chúng đối với hệ thống ngân hàng. Do vậy, quảng cáo – với tính chất là phương tiện nhằm cung cấp thông tin về dịch vụ ngân hàng đến khách hàng sẽ là cơ sở quan trọng cho việc đưa ra chọn lựa dịch vụ ngân hàng của người tiêu dùng. Vì vậy, quảng cáo cũng là phương tiện thường xuyên được các ngân hàng thương mại sử dụng để quảng bá hình ảnh của mình, nhất là cung cấp thông tin về tiện ích dịch vụ ngân hàng do mình cung cấp. Xuất phát từ bản chất “quảng cáo là thông tin mang tính một chiều, là thông tin không đầy đủ, nội dung của nó mang tính chọn lọc, phụ thuộc vào ý chí của nhà quảng cáo” [56, tr.14] nên việc kiểm soát hành vi quảng cáo nhằm mục đích cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt động ngân hàng của các ngân hàng thương mại cần phải được quan tâm thực hiện thường xuyên. Bởi lẽ, ranh giới giữa quảng cáo nhằm mục đích cạnh tranh lành mạnh và quảng cáo nhằm mục đích cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt động ngân hàng của các ngân hàng thương mại là rất mờ nhạt. Nghiên cứu các biểu hiện của hành vi quảng cáo cho thấy, bản thân hành vi này rất dễ “gây ra sự nhầm lẫn”, “những tuyên bố sai trái trong công việc kinh doanh nhằm làm mất uy tín của cơ sở, hàng hóa hay hoạt động kinh doanh của đối thủ cạnh tranh”, “Những chỉ dẫn hoặc tuyên bố sử dụng trong quá trình kinh doanh nhằm lừa dối công chúng về bản chất, quy trình sản xuất, đặc điểm, sự phù hợp

165


về mục đích hoặc số lượng của hàng hóa” – những dấu hiệu nhận biết hành vi cạnh tranh không lành mạnh đã được Điều 10bis Công ước Paris đưa ra.

Thực tiễn diễn biến thị trường ngân hàng Việt Nam thời gian qua cho thấy, quảng cáo nhằm mục đích cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt động ngân hàng Việt Nam sẽ trở nên phổ biến vì những lý do sau đây:

­ Mức độ cạnh tranh tại các địa bàn lớn và đông dân cư thể hiện trong mối tương quan với sự phát triển gia tăng của số lượng các ngân hàng thương mại đã ở giai đoạn bão hòa, nghĩa là ở giai đoạn 2008, Ngân hàng Nhà nước đã chấp thuận một số lượng không nhỏ ngân hàng nông thôn chuyển thành đô thị trong thời gian ngắn đã gia tăng áp lực cạnh tranh vượt ngưỡng thích nghi của thị trường. Những ngân hàng này muốn tồn tại được trong điều kiện môi trường cạnh tranh “bão hòa” thì chỉ còn một cách, các ngân hàng này phải sử dụng triệt để quảng cáo như một biện pháp “ghi dấu ấn” hình ảnh ngân hàng mình trong tâm trí người tiêu dùng – đây là cơ sở quan trọng để thay đổi hành vi của người tiêu dùng. Để khẳng định được “cái tốt” trong dịch vụ ngân hàng của mình, các ngân hàng không thể không sử dụng các thủ pháp quảng cáo không lành mạnh.

­ Mức độ minh bạch thông tin trong hoạt động ngân hàng còn kém. Lý luận chủ yếu để biện minh cho mức độ minh bạch thông tin trong hoạt động ngân hàng còn yếu kém là do tính nhạy cảm của thông tin hoạt động ngân hàng đối với đời sống kinh tế xã hội. Do vậy, thông tin gây bất lợi cho tổ chức tín dụng, an toàn hệ thống ngân hàng và các tổ chức tín dụng bao giờ cũng được sự “bảo trợ” của Ngân hàng nhà nước.

Khi luật hóa hành vi quảng cáo nhằm mục đích cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt động ngân hàng của các ngân hàng thương mại cần lưu ý những nội dung sau đây:

Thứ nhất, về phương pháp tiếp cận, các quy định pháp luật về quảng cáo nhằm mục đích cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt động ngân hàng của các ngân hàng thương mại cần tiếp cận ở phạm vi rộng, tức là bất kỳ hành vi nào

166


đưa ra tuyên bố, bằng bất kỳ hình thức/phương tiện gì liên quan đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại có thể gây ra nhầm lẫn hoặc quảng cáo so sánh dẫn đến sự hiểu lầm cho khách hàng, nhà đầu tư. Chỉ khi tiếp cận ở phạm vi rộng như trên sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng, đối thủ cạnh tranh, cơ quan quản lý phát hiện sớm, xử lý và ngăn ngừa hậu quả xấu đối với hoạt động ngân hàng, bởi lẽ: i) Hoạt động ngân hàng có ảnh hưởng trực tiếp đến việc thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia, niềm tin của công chúng đối với hệ thống ngân hàng và tổ chức tín dụng; ii) Thực hiện được yêu cầu bảo đảm an toàn hoạt động ngân hàng và hệ thống các tổ chức tín dụng trong thực tiễn điều hành thị trường; iii) Tránh được những ảnh hưởng mang tính dây chuyền. Đây là quan niệm của nhiều quốc gia trên thế giới. Chẳng hạn, trong Pháp lệnh quảng cáo số 82­280 ngày 23/7/1992 quy định mọi loại thông tin truyền phát có thu tiền hoặc đổi bù nhằm quảng bá cho việc cung cấp sản phẩm hay dịch vụ, kể cả thông tin được giới thiệu dưới dạng tên gọi chung trong khuôn khổ một hoạt động thương mại, công nghiệp, thủ công nghiệp hay nghề nghiệp tự do hay nhằm đảm bảo quảng cáo thương mại cho một doanh nghiệp nhà nước hoặc tư nhân [56, tr.16­ 17].

Thứ

hai, một trong những đặc điểm của dịch vụ

ngân hàng đó là có sự

tương đồng của sản phẩm đầu ra. Do vậy, nếu quan niệm cho rằng việc bắt chước tung ra thị trường những sản phẩm dịch vụ của các ngân hàng thương mại là cạnh tranh không lành mạnh là không đúng, bởi lẽ, nếu sự bắt chước toàn biện và diễn ra ồ ạt thì người dân sẽ càng được hưởng lợi nhiều hơn. Vấn đề ở đây là sự khác biệt ở chất lượng dịch vụ và chi phí đi kèm với là yếu tố quyết định đến sự thành công của dịch vụ ngân hàng do ngân hàng cung ứng [64, tr.79].

Về nội dung này, dưới góc độ quảng cáo nhằm mục đích cạnh tranh không lành mạnh, chúng tôi cho rằng, nếu hành vi quảng cáo về dịch vụ ngân hàng, chất lượng dịch vụ cũng như các tiện ích đi kèm của các ngân hàng thương mại là giống nhau thì cũng phải được coi là hành vi cạnh tranh không lành mạnh, vì đây

167


là một dạng bắt chước sản phẩm quảng cáo để gây nhầm lẫn cho khách hàng. Điều đó có nghĩa là, cần phân biệt mức độ tương hợp/giống nhau của dịch vụ ngân hàng với cách thức để đưa những thông tin ấy đến với khách hàng. Chỉ khi phân biệt được nội dung này thì dù sản phẩm dịch vụ ngân hàng giống nhau bao nhiêu đi chăng nữa thì chúng ta vẫn có thể nhận diện được tính không lành mạnh trong sản phẩm quảng cáo của các ngân hàng thương mại.

Thứ ba, thực tiễn các đoạn quảng cáo về các ngân hàng thương mại hiện nay có nội dung, các ngân hàng thương mại khẳng định mình là ngân hàng số 1/hàng đầu Việt Nam, là ngân hàng nhiều năm liền được tổ chức quốc tế này, tổ chức quốc tế khác xếp hạng tốt… Tuy nhiên, pháp luật hiện hành nước ta lại chưa có ràng buộc pháp lý về các tuyên bố này như: khi tuyên bố mình là ngân hàng tốt nhất có bắt buộc phải công bố công khai văn bản xếp hạng của tổ chức đã xếp hạng trên trang thông tin điện tử hoặc tại nơi giao dịch của ngân hàng không? Xếp hạng của các tổ chức tài chính nước ngoài hoặc ở trong nước có cần phải được sự đồng ý/chấp thuận của cơ quan nhà nước Việt Nam hay không?... Thực tế này xét trong điều kiện thực tiễn diễn biến thị trường ngân hàng Việt Nam, chúng tôi cho rằng, cần phải công bố công khai các kết luận, đánh giá của các tổ chức này. Nhà nước cần công bố công khai các tổ chức có thẩm quyền

đánh giá được nhà nước chấp nhận, còn các đánh giá của các tổ chức không

được nhà nước chấp nhận chỉ được coi là có giá trị tham khảo, các ngân hàng thương mại không được sử dụng những thông tin đánh giá này như một căn cứ để quảng cáo cho dịch vụ ngân hàng của mình là tốt nhất chỉ có như vậy chúng ta mới có đủ cơ sở để kết luận quảng cáo của ngân hàng thương mại là có cơ sở và không gây nhầm lẫn.

Sáu là, nhóm hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt động ngân hàng xâm phạm đến mục tiêu an toàn hoạt động ngân hàng và hệ thống các tổ chức tín dụng, ảnh hưởng đến việc thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia trong hoạt động nhận tiền gửi. Đây là các hành vi gây ảnh hưởng đến mức độ an toàn,

168


lành mạnh của cả hệ thống ngân hàng. Các hành vi điển hình trong hoạt động nhận tiền gửi xâm phạm đến mục tiêu an toàn hoạt động ngân hàng và hệ thống các tổ chức tín dụng, ảnh hưởng đến việc thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia bao gồm:

­ Trực tiếp hoặc gián tiếp gây ra các cuộc đua huy động tiền gửi bằng cách đẩy lãi suất lên cao vượt quá mức quy định của pháp luật hoặc gây ảnh hưởng đến chính sách huy động tiền gửi của các ngân hàng thương mại khác trên thị trường.

­ Tung tin đồn thất thiệt về những thay đổi trong điều hành chính sách lãi suất của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam nhằm mục đích trục lợi riêng cho ngân hàng mình.

­ Liên kết hoặc thỏa thuận đẩy lãi suất nhận tiền gửi lên cao vượt quá quy định của pháp luật.

4.3.1.3. Biện pháp xử lý đối với hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt động ngân hàng của các ngân hàng thương mại

Thị trường ngân hàng Việt Nam đang trong giai đoạn tái cơ cấu để cho các ngân hàng thương mại hoạt động theo quy luật của thị trường cộng với những

can thiệp mang tính hành chính của Ngân hàng Nhà nước vào thị trường ngân

hàng vẫn còn khá phổ biến thì việc xây dựng pháp luật về xử lý hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt động ngân hàng của các ngân hàng thương mại cần nhấn mạnh đến thẩm quyền xử lý của Ngân hàng Nhà nước thông qua quy định cụ thể các hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt động ngân hàng của các ngân hàng thương mại và quy định biện pháp xử lý đối với các hành vi này, nghĩa là nhấn mạnh vào quy định xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt động ngân hàng của các ngân hàng thương mại. Để làm được điều này cần nhấn mạnh đến các nội dung sau đây:

­ Nghiên cứu nội dung quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh

vực tiền tệ

và hoạt động ngân hàng cho thấy, Nghị

định 204/2004/NĐ­CP và

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 09/12/2022