Tình Hình Thực Hiện Các Quy Định Về Bảo Vệ Môi Trường Của Cộng Đồng Dân Cư Và Các Tổ Chức Xã Hội

tiện và các kế hoạch ứng cứu để đề phòng các sự cố môi trường, chủ động ứng cứu trong trường hợp xảy ra sự cố.

Tuy nhiên, để có thể phát huy vai trò của các Ban quản lý khu, điểm du lịch trong việc bảo vệ môi trường du lịch cần có một cơ chế pháp lý thống nhất cho hoạt động của các cơ quan này, xác định vai trò của các cơ quan này trong việc bảo vệ môi trường, mối quan hệ với cơ quan quản lý nhà nước về du lịch, với cơ quan quản lý nhà nước về môi trường, với cơ quan chủ quản các khu vực có tài nguyên du lịch và với chính quyền địa phương, mối quan hệ với các cơ sở kinh doanh du lịch, với khách du lịch. Chỉ khi đã phân định rõ ràng các mối quan hệ này bằng các quy định pháp luật cụ thể thì các Ban quản lý trên mới có thể thực sự phát huy vai trò của mình. Hơn thế nữa, cần phải có sự đào tạo, nâng cao nhận thức và trình độ chuyên môn của các Ban quản lý này trong quản lý du lịch gắn với các yêu cầu về bảo vệ môi trường để có thể thực hiện hiệu quả chức năng của mình. Bên cạnh đó, cũng cần trao cho các Ban quản lý khu, điểm du lịch những quyền năng nhất định để có thể xử lý ở một mức độ hợp lý các hành vi vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường tại các khu, điểm du lịch thuộc phạm vi quản lý, khả năng kiến nghị với các cơ quan có thẩm quyền để xử lý các hành vi gây ảnh hưởng xấu tới môi trường tại khu, điểm du lịch của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi liên quan.

2.2.3. Tình hình thực hiện các quy định về bảo vệ môi trường của cộng đồng dân cư và các tổ chức xã hội

2.2.3.1. Cộng đồng dân cư

Tại các khu, điểm du lịch, cộng đồng dân cư tham gia ở mức độ khác nhau vào hoạt động du lịch. Một bộ phận cộng đồng dân cư tham gia trực tiếp vào hoạt động du lịch dưới những hình thức khá đa dạng tại các khu, điểm, tuyến du lịch (bán hàng lưu niệm, sản xuất các mặt hàng thủ công mỹ nghệ cung cấp cho khách du lịch, lao động trong các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch. Bộ phận còn lại, không tham gia vào hoạt động du lịch mà duy trì hoạt động sản xuất bình thường. Tuy vậy, cả hai bộ phận này đều có ảnh hưởng đến môi trường du lịch.

* Những tác động tích cực của cộng đồng dân cư đối với hoạt động du lịch có thể thấy là:

+ Các cộng đồng dân cư Việt Nam đều thân thiện với du khách.

+ Truyền thống văn hoá của các cộng đồng rất phong phú, tạo được sức lôi cuốn du khách.

+ Hoạt động sản xuất với nhiều làng nghề truyền thống, tạo ra các mặt hàng lưu niệm có giá trị.

* Những tác động tiêu cực đến môi trường du lịch của nhóm chủ thể này thể hiện như sau:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.

+ Bộ phận tham gia trực tiếp vào hoạt động du lịch của cộng đồng địa phương chủ yếu là buôn bán nhỏ lẻ, vận tải thô sơ, ... Họ chưa được tổ chức tốt, do đó đã tạo ra sự lộn xộn ở các khu, điểm du lịch, gây mất trật tự, vệ sinh. Do hoạt động tự phát nên nhìn chung, hoạt động kinh doanh của nhóm người này hầu như không đảm bảo các yêu cầu về vệ sinh môi trường và trong quá trình hoạt động, họ cũng đã có khá nhiều những hành vi gây tổn hại đến môi trường (thải rác, nước thải chưa qua xử lý ra môi trường, cung cấp thịt thú rừng cho du khách v.v.).

+ Các cộng đồng dân cư không trực tiếp tham gia vào hoạt động du lịch mà tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh bình thường cũng là nhóm gây tác động khá lớn đến môi trường du lịch. Ở những vùng sâu vùng xa, người dân còn tập tục đốt rừng làm nương rẫy đã phá huỷ một diện tích rừng khá lớn, không những làm hỏng nguồn tài nguyên du lịch mà còn làm ô nhiễm môi trường. Ở những khu vực tập trung dân cư, rác thải sinh hoạt được thải ra với khối lượng lớn, không thu gom hết được gây mất vệ sinh và ô nhiễm môi trường. Nước thải từ các khu vực dân cư này không được qua xử lý, đôi khi đổ thẳng vào những điểm thăm quan du lịch như sông, hồ, biển gây ô nhiễm, mất vệ sinh, nhất là ở những khu du lịch biển. Việc khảo sát tại các khu du lịch biển cho thấy cộng đồng dân cư góp phần rất lớn vào tình trạng ô nhiễm môi trường biển do các hành vi thải rác thải sinh hoạt, rác thải trong quá trình buôn bán ven biển, sử dụng chất xyanua trong đánh bắt cá.

Pháp luật về bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du lịch ở Việt Nam - 11

+ Điểm đáng quan tâm đối với việc bảo vệ môi trường du lịch trong cộng đồng dân cư là vấn đề môi trường tại các làng nghề. Hiện nay, làng nghề được xem là một nơi đến của du khách song vấn đề bảo vệ môi trường lại chưa được quan tâm. Tại nhiều làng nghề ở Bắc Ninh, Hà Tây, Hà Nội, ô nhiễm môi trường đã tới mức báo động, chủ yếu do chất thải của các làng nghề. Tại Bắc Ninh, các chỉ tiêu cơ bản về hơi, khí độc và tiếng ồn đều vượt quá tiêu chuẩn cho phép, kết quả phân tích chất lượng không khí ở làng nghề đúc nhôm, chì xã Văn Phong, huyện Yên Môn cho thấy nồng độ chì cao gấp 82 lần tiêu chuẩn cho phép. Do phải tiếp nhận vô số chất thải chưa qua xử lý từ các làng nghề, chất lượng nước sông Cầu- nguồn cung cấp nước chủ yếu cho dân cư ở đây- ngày càng xấu đi. Theo kết quả kiểm nghiệm và phân tích của Trung tâm nghiên cứu tài nguyên và môi trường thuộc Đaị học quốc gia Hà Nội, nước sông Cầu ở khu vực thị xã Bắc Ninh bị ô nhiễm nặng bởi hàm lượng chất rắn lơ lửng quá cao, chỉ số Coliform và Fecal Coliform vượt xa tiêu chuẩn cho phép, đặc biệt có hiện tượng ô nhiễm NO2 ở mức cao gấp hàng trăm lần tiêu chuẩn quy định đối với nước sinh hoạt.

Rõ ràng, để có thể bảo vệ có hiệu quả môi trường trong lĩnh vực du lịch,

cần có những cơ chế quản lý cũng như mô hình tổ chức thích hợp để giảm thiểu những tác động tiêu cực, phát huy vai trò của cộng đồng dân cư tại các khu, điểm du lịch.

2.2.3.2. Tổ chức xã hội

Một đặc điểm thuận lợi của Việt Nam là có một hệ thống các tổ chức xã hội mạnh từ Trung ương xuống các địa phương: Mặt trận tổ quốc, Thanh niên, Phụ nữ, Hội cựu chiến binh... Các tổ chức xã hội này tham gia một cách tích cực vào mọi hoạt động của cộng đồng; trong đó có hoạt động du lịch và bảo vệ môi trường du lịch.

Các tổ chức xã hội, trên thực tế đã có đóng góp rất có giá trị cho hoạt động du lịch tại các địa phương thông qua các hoạt động: Tổ chức các lễ hội văn hoá; Tạo ra mạng lưới bảo vệ an ninh, trật tự; Tổ chức nhiều phong trào trồng cây, dọn vệ sinh, gìn giữ phong tục, tập quán lành mạnh.

Để có thể phát huy vai trò của các tổ chức này cần: Duy trì các phong trào quần chúng, tạo ra hoạt động thường xuyên, sâu rộng; Tại các khu, tuyến, điểm du lịch cần xây dựng mô hình cộng đồng tự quản môi trường; Ngành du lịch phải dành một phần lợi nhuận thu được, đóng góp cho hoạt động của các tổ chức xã hội tại địa phương.

2.2.4. Nhận xét chung

Trong thời gian qua, việc thực hiện và áp dụng pháp luật về bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du lịch đã mang lại một số kết quả nhất định. Trước hết, ý thức bảo vệ môi trường của cộng đồng dân cư nơi diễn ra các hoạt động du lịch được cải thiện đáng kể. Từ chỗ nhận thức bảo vệ môi trường du lịch như là một trách nhiệm bắt buộc, người dân ở một số khu du lịch đã thực hiện bảo vệ môi trường một cách tự nguyện, chủ động, xem đó như một nghĩa vụ và cũng là quyền lợi của mình. Hoạt động bảo vệ môi trường tại khu phố cổ Hội An là một ví dụ, người dân ở đây luôn tự giác vì sự tồn tại của di sản và vì chính những quyền lợi của mình có được từ di sản đó. Thứ hai, các cơ sở kinh doanh du lịch đã có ý thức tham gia công tác bảo vệ môi trường, nổi bật là các cơ sở lưu trú được xếp hạng cao, doanh nghiệp lữ hành có uy tín, khu, điểm du lịch có sự quản lý thống nhất, một chủ. Thứ ba, cơ quan quản lý nhà nước đã dần nhận thức được vai trò của du lịch đối với nền kinh tế quốc dân và mối quan hệ mật thiết, gắn bó giữa du lịch và môi trường, do vậy, công tác bảo vệ môi trường đã được quan tâm, chủ ý hơn, nhất là ở những địa phương có du lịch phát triển.

Tuy nhiên, vấn đề thực hiện pháp luật bảo vệ môi trường du lịch vẫn còn nhiều bất cập, cụ thể:

- Nhiều văn bản pháp luật quy định chi tiết về bảo vệ môi trường du lịch chưa được ban hành kịp thời, đầy đủ. Luật Bảo vệ môi trường đã được ban hành qua 2 năm nhưng chưa có văn bản quy định cụ thể vấn đề bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du lịch.

- Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về bảo vệ môi trường du lịch chưa được thực hiện thường xuyên, có hệ thống, thường được tổ chức rầm rộ một vài đợt, sau đó lại dừng lại, tính hiệu quả không cao.

- Chất lượng áp dụng pháp luật của các cơ quan quản lý nhà nước chưa cao. Nhiều hoạt động xử lý vi phạm không được thực hiện nghiêm túc, làm giảm sự tin cậy đối với pháp luật.

- Điều kiện vật chất kỹ thuật dành cho hoạt động bảo vệ môi trường du lịch còn hạn chế, nguồn kinh phí eo hẹp. Cơ quan nhà nước gặp nhiều khó khăn trong việc triển khai, thực hiện pháp luật hiệu quả.

- Một bộ phận đội ngũ cán bộ, công chức còn thiếu nhiệt huyết, năng lực, chưa thực sự tận tâm với công tác bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du lịch.

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ CƠ CHẾ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG LĨNH‌

VỰC DU LỊCH Ở VIỆT NAM

3.1. PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG VỚI YÊU CẦU NÂNG CAO HIỆU QUẢ PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG LĨNH VỰC DU LỊCH

Hoạt động phát triển du lịch bền vững được phân tích khá chi tiết, cụ thể ở phần đầu Luận văn này, về thực chất là hoạt động du lịch dựa trên những nguyên tắc của sự phát triển bền vững. Khi phát triển du lịch theo hướng bền vững, du lịch Việt Nam sẽ nhận được nhiều yếu tố tích cực, đó là:

- Hiệu quả kinh tế: Phát triển du lịch bền vững đảm bảo tính hiệu quả kinh tế và tính cạnh tranh để các doanh nghiệp và các điểm du lịch có khả năng tiếp tục phát triển phồn thịnh và đạt lợi nhuận lâu dài.

- Sự phồn thịnh cho địa phương: Tăng tối đa đóng góp của du lịch đối với sự phát triển của kinh tế địa phương tại các điểm du lịch.

- Chất lượng việc làm: Tăng cường số lượng và chất lượng việc làm tại địa phương do ngành du lịch tạo ra và được ngành du lịch hỗ trợ.

- Công bằng xã hội: Đem lại sự phân phối lợi ích kinh tế và xã hội thu được từ hoạt động du lịch công bằng và rộng rãi cho tất cả những người trong cộng đồng đáng được hưởng.

- Sự thoả mãn cho khách du lịch: Cung cấp những dịch vụ an toàn, thoả mãn đầy đủ những yêu cầu của khách du lịch, không phân biệt đối xử về giới, chủng tộc, bệnh tật và các mặt khác.

- Khả năng kiểm soát của địa phương: Thu hút và trao quyền cho các cộng đồng địa phương trong việc xây dựng kế hoạch và đề ra quyết định về quản lý du lịch, phát triển du lịch trong tương lai ở địa phương.

- Đa dạng văn hoá: Tôn trọng và tăng cường giá trị di sản văn hoá, lịch sử đích thực, truyền thống và những bản sắc đặc biệt của cộng đồng tại các điểm du lịch.

- Đa dạng sinh học: Hỗ trợ cho việc bảo tồn khu vực tự nhiên, môi trường sống, sinh vật hoang dã, giảm thiểu thiệt hại đối với các yếu tố này.

Để phát triển du lịch bền vững, Chính phủ có thể dựa vào nhiều công cụ khác nhau như công cụ kinh tế, công cụ chỉ huy, kiểm soát, công cụ đo lường, công cụ tuỳ chọn và các công cụ hỗ trợ. Mỗi một công cụ đều có một vai trò quan trọng, song cần phải biết là các công cụ này không loại trừ nhau, cần phải xem chúng như là một hệ thống hoàn chỉnh.

Pháp luật đóng vai trò trung tâm của công cụ chỉ huy, kiểm soát. Luật pháp cho phép áp đặt các yêu cầu được xác định và chi tiết hoá bằng các quy định. Tuy nhiên, để áp dụng pháp luật thành công, phát triển du lịch thực sự bền vững, cần phải đảm bảo các yêu cầu sau:

- Hệ thống pháp luật phải điều chỉnh được tất cả các quan hệ phát sinh liên quan đến bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du lịch: bao gồm những vấn đề liên quan đến bảo vệ môi trường nói chung và những vấn đề đặc thù đối với bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du lịch.

- Các quy định phải không chồng chéo, mâu thuẫn.

- Các quy định về quyền và nghĩa vụ của các chủ thể phải phù hợp với yêu cầu của công tác bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du lịch và phản ánh được điều kiện thực tế ở Việt Nam. Các nghĩa vụ phải gắn liền với các chế tài đủ mạnh để ràng buộc các chủ thể.

- Các quy định pháp luật phải đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế: Hiện nay, vấn đề ô nhiễm môi trường, sự cạn kiệt các nguồn tài nguyên thiên nhiên đang là những thách thức lớn đối với tất cả các quốc gia, trong đó có Việt Nam. Các nước đều đang cố gắng tìm các giải pháp để xử lý mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường, phát triển bền vững. Các yêu cầu đặt ra cho Việt Nam hiện nay trong quá trình hội nhập là:

- Cụ thể hoá các cam kết quốc tế trong lĩnh vực bảo vệ môi trường thành những quy định cụ thể của pháp luật trong nước.

- Hài hoà các quy định, tiêu chuẩn về bảo vệ môi trường của Việt Nam phù hợp với chuẩn mực quốc tế.

- Hoạch định chính sách về môi trường không chỉ ở cấp độ nhà nước mà cả chính sách kinh doanh trong từng doanh nghiệp. Nếu hàng hoá, dịch vụ của

Việt Nam không thân thiện với môi trường thì chẳng những môi trường sống của Việt Nam ngày càng xuống cấp mà việc cung cấp dịch vụ cho các thị trường khó tính, có tiêu chuẩn bảo vệ môi trường cao như Châu Âu, Nhật Bản, Bắc Mỹ sẽ gặp khó khăn.

Đối với yêu cầu này, hệ thống pháp luật về bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du lịch của Việt Nam chưa có quy định nào về việc công nhận các mô hình kinh doanh du lịch thân thiện môi trường. Trong khi đó, nhiều quốc gia trên thế giới rất quan tâm đến bảo vệ môi trường, đã có các tổ chức quốc tế chứng nhận khu du lịch xanh, khách sạn xanh. Có những hãng lữ hành nước ngoài khi ký hợp đồng với khách sạn đã yêu cầu bổ sung một phụ lục hợp đồng về bảo vệ môi trường (ví dụ quản lý và sử dụng năng lượng trong khách sạn). Việc thiếu hụt trên đây không những không tạo ra cơ chế khuyến khích các doanh nghiệp tích cực áp dụng các biện pháp bảo vệ môi trường mà còn hạn chế khả năng cạnh tranh của họ khi tính thân thiện môi trường ngày càng được đề cao trong lĩnh vực dịch vụ.

Để đạt được hiệu quả cao trong công tác bảo vệ môi trường cần có những biện pháp hoàn thiện hệ thống pháp luật liên quan đến bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du lịch hiện nay.

3.2. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG LĨNH VỰC DU LỊCH

Như đã phân tích, khung pháp luật về bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du lịch bao gồm có ba bộ phận cơ bản là nhóm các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường nói chung, nhóm các quy định pháp luật về du lịch có liên quan đến môi trường và nhóm các quy định thuộc các lĩnh vực khác có liên quan đến môi trường du lịch. Ba nhóm quy định này nằm trong một thể thống nhất và có mối liên quan chặt chẽ, hỗ trợ và bổ sung cho nhau. Vì vậy, để hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du lịch cần có giải pháp toàn diện, tác động tới cả ba nhóm quy định trên, nhằm đạt được một khung pháp luật đầy đủ, đồng bộ và khả thi làm cơ sở pháp lý cho hoạt động bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du lịch.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 31/08/2022