Thuận Lợi Và Khó Khăn Ảnh Hưởng Trực Tiếp Đến Hoạt Động Ngân Hàng

Thu nhập Tổng chi phí Lợi nhuận

2005

2006

2007

Hình 1 : KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG

Qua bảng tổng kết trên ta thấy tổng thu nhập của Ngân hàng năm 2005 là 87.303 triệu đồng, năm 2006 đạt 117.648 triệu đồng tổng chi phí là 107.122 triệu đồng, trong đó chi phí trích dự phòng rủi ro là 17.142 triệu đồng. Đến năm 2007 thu nhập tăng ở mức 126.625 triệu đồng, tức 8.977 triệu đồng tương ứng tăng 0,08% so với năm 2006. Nhưng năm 2007 tốc độ tăng chi phí lại lớn hơn tốc độ tăng của thu nhập năm 2006, đã làm cho năm 2007 lợi nhuận bị giảm xuống ở mức

5.497 triệu đồng, giảm 5.029 triệu đồng tức 47,78% so với cùng kỳ năm trước.

Cụ thể như sau:

3.3.1. Về doanh thu

Tổng thu tăng là do thu lãi tăng và các khoản thu dịch vụ và thu khác cũng tăng. Điều này chứng tỏ chủ trương đầu tư hiện đại hóa công nghệ ngân hàng của Ngân Hàng Công Thương bước đầu gặt hái được nhiều kết quả. Cơ cấu tỷ trọng cũng dịch chuyển theo hướng tăng dần tỷ trọng các khoản thu dịch vụ đây là hướng tăng của các ngân hàng hiện đại.

Thu lãi cho vay : Chiếm tỷ trọng rất cao trong tổng qua 3 năm cụ thể năm 2005 là 81.437 triệu đồng chiếm 93,28% trong tổng thu, năm 2006 là 117.648 triệu đồng chiếm 89,03% trong tổng nguồn thu năm 2006 tăng 23.306 triệu đồng tương ứng tăng 28,62% so với năm 2005. Ta thấy thu lãi cho vay năm 2006 tăng mạnh do Ngân hàng mở rộng hoạt động tín dụng, đặc biệt là tín dụng ngắn hạn. Trong năm 2007 khoản thu này là 102.125 triệu đồng chiếm 78,18% trong tổng thu năm 2007, giảm 2.618 triệu đồng tương ứng giảm 2,5% so với 2006. Mặt dù năm 2007 do lãi suất có dấu hiệu tăng nên doanh số cho vay giảm xuống kéo thu

lãi cho vay giảm xuống. Nhưng thu về lãi vẫn chiếm tỷ trọng cao trong tổng thu qua các năm.

Thu ngoài lãi : Năm 2005 là 5.866 chiếm 6,72% trong tổng thu, năm 2006 là 12.905 triệu đồng tăng 7.039 triệu đồng tương ứng tăng 1,20% so với năm 2005. Năm 2007 là 28.500 triệu đồng tín dụng, tăng 2.690 triệu đồng tương ứng tăng 20,84% so với năm 2006. Có sự gia tăng trên là do khách hàng đã quen dần với việc chuyển tiền để thanh toán trong sản xuất kinh doanh và thấy được tiện ích của việc sử dụng các dịch vụ của Ngân hàng đặc biệt là dịch vụ thẻ ATM nên làm thu từ dịch vụ của Ngân hàng tăng nhanh. Mặt khác các hoạt động hạch toán kế toán, thanh toán chuyển tiền điều chính xác, kịp thời công tác điện toán ngày càng phát huy cao, phục vụ đắt lực cho các mặt công tác quản lý và hoạt động kinh doanh của Ngân hàng . Trong năm 2007 thực hiện nâng cấp và trang bị thêm 16 máy vi tính mới cho các phòng nghiệp vụ, chuyển khai và thực hiện chương trình quản lý tín dụng trên máy vi tính, mở tài khoản ATM cho khách hàng và các cán bộ cho Chi nhánh đồng thời kế hợp với Trung Ương triển khai đường dây leaseline tăng nhanh thời gian truyền nhập chứng từ thanh toán điện tử và quốc tế, góp phần mang lại hiệu quả chung trong toàn Chi nhánh.

3.3.2. Về chi phí

Bên cạnh sự gia tăng về thu nhập thì nhìn chung chi phí hoạt động của Ngân hàng qua 3 năm cũng tăng lên đáng kể nguyên nhân chính là do vốn điều chuyển từ ngân hàng cấp trên với lãi suất tăng cao chiếm tỷ trọng lớn đã ảnh hưởng đến chi phí sử dụng vốn. Trong đó bao gồm sự tăng lên của chi phí trả lãi và chi ngoài lãi. Cụ thể:

- Chi trả lãi: năm 2005 là 54.971 triệu đồng, năm 2006 là 76.915 triệu đồng, tăng 21.944 triệu đồng tương ứng tăng 39,92% so với năm 2005. Năm 2007 khoản chi này tiếp tục tăng đạt 84.835 triệu đồng, tăng 7.920 triệu đồng tương ứng tăng 10,3% so với năm 2006. Việc tăng lên này chủ yếu là do lãi suất vốn điều chuyển của Ngân hàng cấp trên tăng lên theo quy định tăng lãi suất của NHNN trong việc kiềm chế lạm phát của mình.

- Chi ngoài lãi : Năm 2005 là 28.066 triệu đồng chiếm 33,8% trong tổng chi, năm 2006 là 76.915 triệu đồng, tăng 2.141 triệu đồng tương ứng tăng 7,63% so với năm 2005. Năm 2007 đạt 40.293 triệu đồng chiếm tỷ trọng 32,2% trong

tổng chi, tăng 1.086 triệu đồng tương ứng tăng 33,39% so với năm 2006. Các khoản chi ngoài lãi ngày càng tăng cao qua các năm và chiếm tỷ trọng càng cao trong tổng chi qua các năm. Sự gia tăng chi phí này chủ yếu là do sự tăng lên của việc sử dụng dịch vụ của Ngân hàng ngày càng nhiều, góp phần khẳng định uy tín của Ngân hàng trên địa bàn tỉnh Cà Mau. Nhưng đồng thời cũng phản ánh việc quản lý chi phí chưa chặc chẽ lắm của Ngân hàng, vì vậy Ngân hàng cần có biện pháp quản lý chặc chẽ hơn nữa các khoản chi của mình.

3.3.3. Về lợi nhuận

Năm 2006 đạt 1.052 triệu đồng tăng so với 2005 là 6.260 triệu đồng, tương ứng 1,47%. Nguyên nhân: là do năm 2006 tình hình kinh tế ổn định Ngân hàng đã tạo rất nhiều điều kiện để mở rộng quy mô tín dụng, cho những khách hàng có uy tín, làm ăn hiệu quả. Mặt khác doanh thu về dịch vụ cũng tăng đã làm cho thu nhập năm này tăng mạnh. Nhưng đến năm 2007 nguồn thu trên vẫn tăng nhưng do công tác quản lý nguồn chi chưa chặc chẽ đã làm cho lợi nhuận của Ngân hàng bị sụt giảm còn ở mức 1.497 triệu đồng giảm 9.029 triệu đồng tương ứng giảm 0,28% so với 2006.

3.4. Thuận lợi và khó khăn ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động Ngân hàng

3.4.1. Thuận lợi

- Qua gần 20 năm thành lập và hoạt động, NHCT chi nhánh Cà Mau đã từng bước trưởng thành và khẳng định vị thế của mình là một tổ chức kinh tế mạnh và có uy tín trên địa bàn. Đặc biệt được sự hổ trợ của các cơ quan Ban, Ngành có liên quan đã giúp cho NHCT Chi nhánh Cà Mau hoàn thành nhiệm vụ kinh doanh, thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước

- Ngân Hàng Công Thương Cà Mau đã có một quá trình quan hệ tín dụng lâu dài và luôn đổi mới biện pháp nghiệp vụ, thủ tục hồ sơ ngày càng đơn giản, luôn đa dạng sản phẩm, tiện ích kết hợp chặc chẽ giữa hai khối kinh doanh đối nội và kinh doanh đối ngoại, luôn vì quyền lợi chính đáng của khách hàng vì vậy đã tạo được uy tín ngày càng tăng, giử được khách hàng cũ và thu hút được nhiều khách hàng mới.

- Ngân Hàng Công Thương là một hệ thống rộng khắp cả nước và là loại hình Ngân hàng phát triển mạnh mẽ nhất nên chủ động được nguồn vốn dồi dào, có thể điều hoà vốn cho các chi nhánh trong cả nước. Đó chính là thuận lợi của

NHCTCM trong việc đảm bảo khả năng thanh toán của mình, nâng cao uy tín và

được nhiều khách hàng tín nhiệm.

- Được sự chỉ đạo xát xao của Ban Giám đốc của Ngân Hàng Công Thương Việt Nam trên hầu hết các lĩnh, nhất là khối kinh doanh xuất nhập khẩu và thanh toán quốc tế, từ đó giải quyết kịp thời các vướng mắc trong nghiệp vụ và các quan hệ với khách hàng, cụ thể là ban hành các văn bản và chỉ đạo kịp thời phù hợp với tình hình thực tế. Tạo cơ sở pháp lý cho hoạt động Ngân hàng, hạn chế rủi ro trong kinh doanh. Lãnh đạo Ngân hàng đã đề ra chiến lược kinh doanh đúng đắn và chỉ đạo thực hiện xát xao, tạo điều kiện cho đơn vị hoàn thành nhiệm vụ và đạt vượt kế hoạch của cấp trên giao.

- Trụ sở làm việc được nâng cấp cải tạo trong năm 2006 với những trang thiết

bị máy móc hiện đại, công nghệ tiên tiến.

- Đội ngũ cán bộ nhân viên có trình độ chuyên môn, tinh thần trách nhiệm và đoàn kết giúp đỡ nhau trong công việc; ban lãnh đạo tận tâm, kỷ cương và có trách nhiệm, giúp đở nhân viên tạo nên một khối đoàn kết vững mạnh giữa lãnh đạo và nhân viên góp phần cho hoạt động chi nhánh hiệu quả cao, Ngân hàng ngày càng phát triển vững mạnh.

- Các khách hàng của NHCTVN Chi nhánh Cà Mau đa số là khách hàng truyền thống, có uy tín, tình hình tài chính lành mạnh và ổn định, sản xuất kinh doanh có hiệu quả và luôn gắng bó với Ngân hàng.

3.1.5.2 Khó khăn

Bên cạnh những thuận lợi trên, NHCT Cà Mau còn gặp phải những khó khăn như:

- Thực hiện cơ chế đảm bảo tiền vay theo nghị định 178 của chính phủ còn nhiều khó khăn, đối với những dự án trung, dài hạn có nhu cầu vốn lớn phải có vốn tự có 30%, Ngân hàng chỉ cho vay tối đa 70% giá trị tài sản đảm bảo, trong khi đó thực tế khách hàng vay vốn có giá trị tài sản đảm bảo ở mức thấp nên khách hàng vay không đủ tiền mở rộng sản xuất kinh doanh.

- Sự cạnh tranh gay gắt giữa các Ngân hàng thương mại trên địa bàn, nhiều chi nhánh Ngân hàng nước ngoài, Ngân hàng thương mại khác đã áp dụng nhiều biện pháp để lôi kéo khách hàng của Ngân Hàng Công Thương như : hạ thấp lãi suất cho vay, phí dịch vụ, hạ thấp điều kiện tín dụng, chi hoa hồng cho cán bộ,

trực tiếp giao dịch để thanh toán và chíêt khấu bộ chứng từ hàng xuất, trong khi Ngân Hàng Công Thương Việt Nam không có cơ chế để Chi nhánh thực hiện việc này từ đó gây khó khăn trong việc giữ và mở rộng khách hàng. Chính vì vậy Ngân hàng phải hoàn thiện hơn nữa để thu hút khách hàng.

- Các điều kiện về cho vay không có đảm bảo bằng tài sản phần lớn bị vướn mắc trong thực tiển, chẳng hạn như đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh phải có kết quả kiểm toán, các doanh nghiệp Nhà nước thì không có chứng thư sở hữu tài sản…gây khó khăn khi thực hiện.

CHƯƠNG 4

PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NHCTVN

CHI NHÁNH CÀ MAU


4.1. Phân tích tổng quát nguồn vốn của Ngân hàng

Như chúng ta đã biết, các NHTM có vay trò to lớn trong việc điều tiết nguồn vốn từ nơi thừa đến nơi thiếu và luôn chủ động tìm kiếm mọi cách để thu hút nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội để hoạt động.Trong quá trình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thì nguồn vốn đóng một vai trò hết sức quan trọng, bởi nó quyết định đến khả năng hoạt động cũng như hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng.

Cũng như các Ngân hàng thương mại khác hoạt động với phương châm “đi vay để cho vay” NHCT Cà Mau đã đa dạng hoá các hình thức huy động vốn trong và ngoài nước để đảm bảo cân đối trong hoạt động kinh doanh của mình, nâng cao hiệu quả tín dụng của Ngân hàng đối với khách hàng, với nền kinh tế và với chính bản thân Ngân hàng. Để thực hiện được điều đó, NHCT Cà Mau đã huy động vốn dưới các hình thức như: nhận tiền gửi có kỳ hạn và không kỳ hạn từ các tổ chức kinh tế và dân cư, huy động vốn thông qua các giấy tờ có giá như phát hành kỳ phiếu, trái phiếu...

Đặc biệt, trong những năm gần đây Ngân hàng Công Thương Chi nhánh Cà Mau không ngừng mở rộng và tìm ra giải pháp nhằm tăng nguồn vốn để phục vụ kịp thời nhu cầu vốn của khách hàng


BẢNG 2: CƠ CẤU NGUỒN VỐN CỦA NGÂN HÀNG


Đvt:Triệu đồng



Chỉ tiêu

2005

2006

2007

Chênh lệch

2006/2005

2007/2006

Số tiền

%

Số tiền

%

Số tiền

%

Số tiền

%

Số tiền

%

Vốn huy động

217.790

17,24

413.193

31,71

450.381

38.00

195403

89.72

37188

9.00

Vốn điều hòa

910.000

72,03

749.846

57,55

592.606

50.00

-160154

-17.60

-157240

-20.97

Vốn vay

252

0,02

252

0,02

251

0.02

0

0.00

-1

-0.40

Vốn khác

135.299

10,71

139.576

10,71

141.975

11.98

4277

3.16

2399

1.72

Tổng nguồn vốn

1.263.341

100,00

1.302.867

100,00

1.185.213

100.00

39526

3.13

-117654

-9.03

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 86 trang tài liệu này.

Phân Tích Hoạt Động Tín Dụng Tại Ngân Hàng Công Thương Chi Nhánh Cà Mau - 4

(Nguồn: phòng kinh doanh Ngân hàng Công Thương chi nhánh Cà Mau )


Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007


72,03%

57,55%

50%



17,24%


10,71%


0,02%


31,71%


10,71%


0,02%


0.02%

38% 11.98%


Vốn huy động Vốn điều hòa Vốn vay Vốn khác


Hình 2: CƠ CẤU NGUỒN VỐN CỦA NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG CÀ MAU

Xem tất cả 86 trang.

Ngày đăng: 13/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí