Một Số Khái Niệm Liên Quan Đến Đánh Giá Hiệu Quả Hoạt Động Tín Dụng

- Chi về các hoạt động khác (Chi về mua bán chứng khoán, chi kinh doanh ngoại tệ, vàng bạc đá quý, chi nộp thuế các khoản phí, lệ phí, chi cho nhân viên…)

Lợi nhuận của Ngân hàng thương mại bao gồm hai chỉ tiêu:

Lợi nhuận trước thuế = Tổng thu nhập - Tổng chi phí

Lợi nhuận sau thuế = Lợi nhuận trước thuế - Thuế thu nhập

2.2. Một số khái niệm liên quan đến đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng

Phân tích cơ cấu nguồn vốn: Chỉ số này giúp ta biết được cơ cấu nguồn vốn của Ngân hàng. Mỗi một khoản nguồn vốn có yêu cầu khác nhau về chi phí, tính thanh khoản, thời hạn hoàn trả khác nhau… Do đó Ngân hàng cần quan sát, đánh giá chính xác từng loại nguồn vốn để kịp thời có chiến lược huy động tốt nhất trong từng thời kỳ nhất định phục vụ công tác đầu tư tín dụng của Ngân hàng.

Công thức tính:

Số dư từng khoản mục nguồn vốn

Tỷ trọng (% ) = x 100%

từng khoản nguồn vồn Tổng nguồn vốn


Doanh số cho vay: Là chỉ tiêu phản ánh tất cả các khoản tín dụng mà Ngân hàng cho khách hàng vay trong một thời gian nhất định bao gồm vốn đã thu hồi hay chưa thu hồi.

Dư nợ: Là chỉ tiêu phản ánh số nợ mà Ngân hàng đã cho vay và chưa thu được vào một thời điểm nhất định.

Công thức tính:

DN cuối kỳ = DN cuối kỳ + DSCV trong kỳ + Thu nợ trong kỳ

Để xác định được dư nợ, Ngân hàng sẽ so sánh giữa hai chỉ tiêu doanh số cho vay và doanh số thu nợ.

Nợ quá hạn: Là chỉ tiêu phản ánh các khoản nợ đến hạn mà khách hàng không có khả năng trả nợ cho Ngân hàng mà không có lý do chính đáng. Khi đó Ngân hàng sẽ chuyển từ tài khoản dư nợ sang tài khoản khác gọi là tài khoản nợ quá hạn.

Hệ số thu nợ: Chỉ tiêu này đánh giá hiệu quả tín dụng trong việc thu nợ của Ngân hàng. Nó phản ánh trong một thời kỳ nào đó với doanh số cho vay nhất định, Ngân hàng sẽ thu được bao nhiêu đồng vốn. Hệ số này càng cao được đánh giá càng tốt. Công thức tính:


Hệ số thu nợ =

Doanh số thu nợ



Doanh số cho vay

Dư nợ trên vốn huy động: Chỉ tiêu này xác định hiệu quả đầu tư của một đồng vốn huy động, so sánh được khả năng cho vay của Ngân hàng với nguồn vốn huy động.

Tổng dư nợ

Dư nợ trên vốn huy động (lần) =

Vốn huy động

Vòng quay tín dụng: Chỉ tiêu này đo lường tốc độ luân chuyển vốn tín dụng của Ngân hàng, phản ánh số vốn đầu tư được quay vòng nhanh hay chậm. Nếu số lần vòng quay vốn tín dụng càng cao thì đồng vốn của Ngân hàng quay càng nhanh, luân chuyển liên tục đạt hiệu quả cao.

Công thức tính:


Vòng quay vốn tín dụng (vòng) =

Doanh số thu nợ



Dư nợ bình quân

Trong đó dư nợ bình quân được tính theo công thức sau:

Dư nợ đầu kỳ + Dư nợ cuối kỳ

Dư nợ bình quân =

2

Nợ quá hạn trên tổng dư nợ: Chỉ tiêu này phản ánh kết quả hoạt động tín dụng của Ngân hàng, nó cho thấy khả năng trả nợ của khách hàng cao hay thấp. Chỉ tiêu này càng thấp càng tốt.

Công thức tính:

Nợ quá hạn

Nợ quá hạn trên tổng dư nợ (% ) = x 100%

Tổng dư nợ

CHƯƠNG 3

GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG

CHI NHÁNH CÀ MAU


3.1.Tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Cà Mau (2005- 2007)

a) Thuận lợi :

Tình hình kinh tế xã hội của tỉnh ổn định và có chiều hướng phát triển tốt. tạo điều kiện thuận lợi cho các đơn vị sản xuất, kinh doanh góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng của Ngân hàng. Đặc biệt là các ngành chế biến xuất khẩu thủy sản, nông sản đều đạt và vượt kế hoạch, đồng thời tăng so với cùng kỳ kim ngạch xuất khẩu 2005 là 520 triệu USD, trong đó xuất khẩu thủy sản đạt 509 triệu USD tăng 12% so với 2004 tình hình này đã tạo điều kiện cho Ngân hàng mở rộng tín dụng nhất là tín dụng ngắn hạn.

Các doanh nghiệp kinh doanh thương mại dịch vụ xây dựng và các doanh nghiệp vừa và nhỏ, hộ kinh doanh cá thể trở thành khách hàng chính của Ngân Hàng Công Thương, hầu hết khối khách hàng này làm ăn hiệu quả.

b) Khó khăn :

Thiên tai, dịch bệnh, việc áp dụng khoa học kỹ thuật kém phát triển

trong nông nghiệp, thủy sản cũng gây ảnh hưởng cho Ngân hàng.

Tình hình xuất khẩu gạo năm 2005 gặp nhiều khó khăn, giá gạo xuất khẩu giảm liên tục, các khách hàng nhập khẩu kéo dài thời gian nhận hàng, làm cho đa số doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu.

Tình hình tôm chết kéo dài, các ngành chức năng chưa có giải pháp hữu hiệu, như chuyển dịch quá nhanh từ trồng lúa sang nuôi nhưng vấn đề thủy lợi không giải quyết đồng bộ, nhiều hộ dân nuôi tôm nhờ vào may rủi, bị mất mùa liên tục, thu nhập bấp bênh không trả được lãi, vốn kịp thời làm phát sinh nợ quá hạn hàng loạt ảnh hưởng xấu, đến chất lượng tín dụng và phải trích dự phòng rủi ro lớn, làm giảm lợi nhuận dự toán của Chi nhánh. Nợ khó đòi trong cho vay nông nghiệp phát sinh nhiều, nhưng việc xử lý tài sản là quyền sử dụng đất gặp phải khó khăn mất nhiều thời gian. Gây tâm lý chây ỳ, để nợ tồn đọng kéo dài.

Mặt khác, tình hình xuất khẩu thủy sản trong 6 tháng đầu năm gặp

nhiều khó khăn do vụ kiện chống bán phá giá tôm của Mỹ và việc Hải quan Hoa

Kỳ áp đặt quy định ký Bond cho hàng nhập khẩu bị kiện, đã làm cho các doanh nghiệp không xuất được hàng hoặc xuất rất chậm hoặc phải xuất sang nước thứ ba, phương thức thanh toán chủ yếu là D/P, D/A và trả chậm TTR có nhiều rủi ro. Đây là khó khăn bao trùm của ngành chế biến xuất khẩu thủy sản trong thời kỳ này làm ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng của Ngân Hàng Công Thương Cà Mau.

Tình hình lạm phát có dấu hiệu tăng trong năm 2007 gây ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng của ngân hàng.

3.2. Giới thiệu khái quát về NHCTVN Chi nhánh Cà Mau

3.2.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Ngân hàng

Do yêu cầu phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế của tỉnh và cùng với sự lớn mạnh của hệ thống Ngân Hàng Công Thương trong phạm vi cả nước, theo quyết định số 15/NHCT - Quyết định ngày 17/12/1996 của Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân Hàng Công Thương Việt Nam, Ngân Hàng Công Thương Minh Hải (được thành lập 1/10/1988) thành hai chi nhánh Cà Mau, Bạc liêu.

Ngân Hàng Công Thương Chi nhánh Cà Mau là một trong 76 chi nhánh cấp I của Ngân Hàng Công Thương Việt Nam, có trụ sở đặt tại số 94 Lý Thường Kiệt, Phường 7, Thành phố Cà Mau, với tên giao dịch là Incombank Ca Mau (ngày 14/04/2008 NHCTVN chính thức khai trương thương hiệu mới là VietinBank) Industrial and comercial bank of Ca Mau, là doanh nghiệp quốc doanh, kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ - tín dụng, có đại diện pháp nhân, có con dấu riêng và được phép hoạt động như một ngân hàng thương mại, huy động vốn với nhiều hình thức, để cho vay ngắn, trung, dài hạn và thực hiện các nghiệp vụ sinh lợi khác…

Sau gần 20 năm đổi mới, hoạt động của NHCTVN Chi nhánh Cà Mau đã khẳng định được vị thế của mình, không ngừng đổi mới về công nghệ về phát triển toàn diện về con người, cũng như các nghiệp vụ tại Ngân hàng .

3.2.2. Cơ cấu tổ chức

Ngân Hàng Công Thương Cà Mau thực hiện theo cơ chế phân quyền, đơn vị hạch toán phụ thuộc, trực thuộc Ngân Hàng Công Thương Việt Nam được ủy quyền thực hiện cac hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ theo quy định

của pháp luật, đồng thời chỉ đạo trực tiếp các Ngân Hàng Công Thương Chi

nhánh huyện, thị trấn.

P. Kế toán

P. Tiền tệ

Ngân quỹ

PHÓ GIÁM ĐỐC

PHÓ GIÁM ĐỐC

P. Kinh doanh

Các P. Giao dịch

P. KD đối ngoại

PHÓ GIÁM ĐỐC

GIÁM ĐỐC

3.2.2.1. Sơ đồ tổ chức


P. Kiểm soát

P. Tổ chức

hành chánh


Sơ đồ 2 : CƠ CẤU TỔ CHỨC NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG

CHI NHÁNH CÀ MAU

3.2.2.2. Chức năng và nhiệm vụ các phòng ban

Ban Giám đốc : gồm có 1 Giám đốc và 3 Phó Giám đốc

* Giám đốc : có nhiệm vụ điều hành mọi hoạt động của Ngân hàng. Được quyền quyết định các vấn đề có liên quan đến việc tổ chức, bổ nhiệm hoặc khen thưởng, kỷ luật các cán bộ, nhân viên của đơn vị. Hướng dẫn giám sát việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ và phạm vi hoạt động của cấp trên đã giao hoặc giao dịch với khách hàng để ký hợp đồng.

* Phó Giám đốc : Hỗ trợ Giám đốc, trong các mặt nghiệp vụ, giúp Giám đốc chỉ đạo điều hành một số mặt công tác, do Giám đốc phân công, ký thay Giám đốc và chịu trách nhiệm trước Giám đốc về nhiệm vụ được giao. Tham gia bàn bạt với Giám đốc trong việc điều chỉnh các mặt công tác của Chi nhánh.

Phòng tổ chức – Hành chánh : Sắp xếp và bố trí, đội ngũ cán bộ phù hợp với mỗi giai đoạn, xác định rõ chức năng nhiệm vụ, quyền hạn quản trị điều hành từng cấp, từng bộ phận cán bộ.

+ Xây dựng quy chế quản lý chặc chẽ, nâng cao năng suất lao động.

Phân phối tiền lương, tiền thưởng theo lao động hợp lý, công bằng.

+ Ký kết đầy đủ các hợp đồng với công nhân viên chức, xây dựng

nội dụng lao động đúng luật lao động Nhà nước đã ban hành.

+ Bố trí sắp xếp nơi làm việc sạch đẹp, tận dụng hết cơ sở vật chất,

kỹ thuật hiện có phục vụ công tác kinh doanh.

+ Trang bị, tu sửa thường xuyên các phương tiện làm việc đảm bảo

mọi hoạt động của Ngân hàng.

+ Thực hiện các công tác văn phòng như: đánh máy văn thư, lập

bảng lương…

Phòng Kiểm soát : Thực hiện các chương trình kiểm tra, kiểm soát của Ngân Hàng Công Thương Việt Nam : chứng từ, hợp đồng tín dụng để đảm bảo an toàn cho Ngân hàng. Kiểm tra giám sát việc chấp hành các chủ trương, chính sách của Nhà nước về hoạt động của Ngân hàng, về công tác tài chính, tín dụng.

Phòng Kinh doanh đối ngoại : Thực hiện chi trả kiều hối, thanh toán

séc du lịch, thanh toán thẻ Visa card, Master Card…

+ Thanh toán L/C xuất nhập khẩu, phương thức nhờ thu.

+ Thực hiện nghiệp vụ mua bán ngoại tệ.

+ Thực hiện quan hệ với các đại lý, tổ chức quốc tế.

Phòng kế toán tài chính : Thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến quy trình thanh toán như thu, chi. Theo yêu cầu của khách hàng, mở tài khoản cho khách hàng, theo dõi thông báo số dư của khách hàng trên tài khoản, kiểm tra chứng từ khi phát sinh, xử lý kịp thời những sai sót trong hạch toán, tổng hợp số phát sinh trên bảng cân đối kế toán…

Phòng Tiền tệ - Ngân quỹ : Chịu trách nhiệm về lương tiền mặt, ngân phiếu thanh toán có trong kho hàng ngày và thu chi tiền mặt theo yêu cầu khách hàng.

Phòng Kinh doanh : Hướng dẫn khách hàng làm thủ tục vay vốn. Trực tiếp kiểm tra quy trình sử dụng vốn của người vay, kiểm tra tài sản thế chấp, bảo đảm nợ, mở sổ theo dõi việ thu nợ, thu lãi. Thực hiện chức năng sử dụng nguồn vốn có hiệu quả. Lập kế hoạch kinh doanh, quản lý dự án, quản lý nguồn vốn.

Phòng Giao dịch thành phố Cà Mau, Tắc Vân, Sông Đốc : Thực hiện các

nghiệp vụ cho vay, huy động vốn, thanh toán, chi trả kiều hối.

3.3. Khái quát về kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng từ năm

2005 – 2007

Hoạt động của Ngân hàng thương mại trong nền kinh tế thị trường là hoạt động kinh doanh tiền tệ với mục đích là lợi nhuận. Muốn được lợi nhuận cao thì vấn đề then chốt là quản lý tốt các khoản mục tài sản có, nhất là khoản mục cho vay và đầu tư, cùng các hoạt động trung gian khác.

Trong ba năm qua, trước những thách thức và cơ hội, NHCT Cà Mau với sự nổ lực vượt bậc của mình đã vượt qua khó khăn, hoàn thành những nhiệm vụ cấp trên giao phó và đạt được những kết quả khả quan. Điều đó được thể hiện trong bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của trong ba năm (2005- 2007) như sau :

Bảng 1 : KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG


Đvt: Triệu đồng



Khoản mục


Năm 2005


Năm 2006


Năm 2007

Chênh lệch

2006/2005

2007/2006

Số tiền

%

Số tiền

%

Số tiền

%

Số tiền

%

Số tiền

%

1. Thu nhập

87.303

100,00

117.648

100,00

130.625

100,00

30.345

34,76

12.977

11,03

Thu lãi

81.437

93,28

104.743

89,03

102.125

78,18

23.306

28,62

2.618

-2,50

Thu ngoài lãi

5.866

6,72

12.905

10,97

28.500

21,82

7.039

120,00

2.690

20,84

2. Tổng chi phí

83.037

100,00

107.122

100,00

125.128

100,00

24.085

29,01

18.006

16,81

Chi trả lãi

54.971

66,20

76.915

71,80

84.835

67,80

21.944

39,92

7.920

10,30

Chi ngoài lãi

28.066

33,80

30.207

28,20

40.293

32,20

2.141

7,63

10.086

33,39

3. Lợi nhuận

4.266

100,00

10.526

100,00

5.497

100,00

6.260

146,74

-5.029

-47,78

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 86 trang tài liệu này.

Phân Tích Hoạt Động Tín Dụng Tại Ngân Hàng Công Thương Chi Nhánh Cà Mau - 3



Thu nhập Tổng chi phí Lợi nhuận

2005

2006

2007

Xem tất cả 86 trang.

Ngày đăng: 13/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí