cho quá trình phân tích người ta còn sử dụng kết hợp với các chỉ tiêu tài chính khác như: tỷ suất tài trợ, tỷ suất đầu tư, tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu…
Từ những chỉ tiêu trên ta có thể khái quát thành sơ đồ sau:
DT thuần
Chia
Tổng TSBQ
Tỉ lệ lãi
Chia
DT thuần
Tỉ lệ lãi thuần
Có thể bạn quan tâm!
- Phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty CP chế biến thực phẩm Kinh Đô miền Bắc - 2
- Khái Niệm, Vai Trò Của Việc Nâng Cao Hiệu Quả Sử Dụng Vốn
- Vai Trò Của Việc Nâng Cao Hiệu Quả Sử Dụng Vốn
- Kết Quả Hoạt Động Sản Xuất Kinh Doanh Của Công Ty Trong Giai Đoạn 2004-2008.
- Kết Cấu Vốn Và Nguồn Vốn Của Công Ty Giai Đoạn 2004 - 2008
- Hệ Số Doanh Lợi Vốn Csh Của Công Ty Giai Đoạn 2004 – 2008 (Số Liệu Lấy Từ Bảng 2.3)
Xem toàn bộ 106 trang tài liệu này.
[3,14]. Sơ đồ mô hình Dupont nghiên cứu nhân tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời:
Nhân
Tỉ lệ sinh lời của TS
Vòng quay của TS
DT thuần
Trừ
Tổng CP
CP ngoài
Cộng
CPSX
TSLĐBQ
Cộng
TSCĐBQ
HTK
Cộng
Vốn bằng tiền, phải thu
Ý nghĩa của mô của mô hình:
+ Bên phải mô hình cho biết vòng quay của tài sản bị ảnh hưởng bởi những nhân tố nào.Trên cơ sở đó muốn tăng vòng quay của tài sản thì cần phân tích các nhân tố liên quan để có biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng của tài sản.
+ Bên trái của mô hình cho biết các nhân tố ảnh hưởng đến tỉ lệ lãi thuần. Trên cơ sở đó muốn tăng tỉ lệ lãi thuần thì cần phải giảm chi phí bằng cách phân tích các nhân tố cấu thành nên chi phí để từ đó đề ra các biện pháp phù hợp để quản lý chi phí và các khoản làm giảm doanh thu
Trên đây là các chỉ tiêu cơ bản được sử dụng để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn tại các doanh nghiệp. Tuy nhiên, trong quá trình quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung cũng như quản lý và sử dụng vốn nói riêng
doanh nghiệp luôn chịu tác động của rất nhiều các nhân tố. Do vậy, khi phân tích đánh giá hiệu quả sử dụng vốn thì doanh nghiệp phải xem xét đến các nhân tố ảnh hưởng trực tiếp cũng như gián tiếp tới hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp.
1.3. Nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng vốn
Các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường chịu tác động của nhiều nhân tố, bao gồm cả những nhân tố khách quan và chủ quan. Do vậy hiệu quả kinh doanh nói chung và hiệu quả sử dụng vốn nói riêng cũng chịu ảnh hưởng sâu sắc của những yếu tố đó.
1.3.1. Nhân tố khách quan
+ Môi trường pháp luật
Hoạt động của các doanh nghiệp trong nền kinh tế phải tuân theo những quy định pháp luật do Nhà nước ban hành. Do đó, doanh nghiệp cần có sự điều chỉnh mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của mình sao cho phù hợp với khuân khổ pháp luật.
+ Chính sách quản lý kinh tế vĩ mô của Nhà nước
Nhà nước điều tiết nền kinh tế thông qua các chính sách cơ bản là chính sách thuế, đầu tư, xuất nhập khẩu, giá cả và lãi suất… Khi các chính sách kinh tế kể trên thay đổi sẽ có tác động tích cực hoặc tiêu cực đến doanh nghiệp. Vì chỉ một thay đổi nhỏ trong chính sách kinh tế sẽ có tác động lớn đến chỉ tiêu chi phí, lợi nhuận và hiệu hiệu quả sử dụng vốn.
+ Thị trường và hoạt động cạnh tranh
Tất cả các loại hình doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế thị trường đều chịu sự tác động của nhân tố thị trường. Thị trường tác động vào cả yếu tố đầu vào và yếu tố đầu ra làm tăng hoặc giảm doanh thu, chi phí cũng như hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp.
+ Sự tiến bộ của khoa học - kỹ thuật và công nghệ
Việc ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ vào sản xuất giúp doanh nghiệp không những tiết kiệm được chi phí mà còn tạo ra nhiều sản phẩm có chất lượng cao và giá thành hạ để cung ứng trên thị trường, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Qua đó làm tăng hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp.
1.3.2. Nhân tố chủ quan
+ Cơ cấu vốn của doanh nghiệp
Cơ cấu vốn là tỷ trọng của từng loại vốn trong tổng số vốn của doanh nghiệp. Tuỳ thuộc vào từng loại hình doanh nghiệp mà cơ cấu vốn của chúng cũng khác nhau. Với cơ cấu vốn khác nhau thì chi phí bỏ ra để có được nguồn vốn đó cũng khác nhau .Việc sử dụng vốn của doanh nghiệp chỉ được coi là có hiệu quả nếu nó đem lại một tỷ suất lợi nhuận lớn hơn chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra để có được nguồn vốn đó.
+ Nhân tố con người
- Trình độ quản lý doanh nghiệp
Trình độ quản lý được thể hiện qua việc lựa chọn cơ cấu vốn, lập kế hoạch sử dụng và kiểm soát vốn nhằm bảo toàn và phát triển nguồn vốn. Nếu doanh nghiệp có trình độ quản lý tôt sẽ làm tăng hiệu quả sử dụng vốn. Ngược lại, sẽ có tác động tiêu cực do quy mô vốn bị thu hẹp.
- Tình trạng tay nghề của người công nhân
Bên cạnh yếu tố về trình độ quản lý doanh nghiệp thì yếu tố chất lượng lao động cũng có tác động đáng kể đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Đặc biệt là đối với doanh nghiệp sản xuất thì chất lượng sản phẩm sản xuất ra phụ thuộc rất lớn vào trình độ tay nghề của người công nhân sản xuất. Chính vì vậy mà doanh thu tiêu thụ sản phẩm, chi phí sản xuất cũng như uy tín của một doanh nghiệp chịu ảnh hưởng lớn của đối tượng này nên hiệu quả sử dụng vốn cũng bị ảnh hưởng theo.
+ Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiêp
Tuỳ theo doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất hay thương mại, đặc điểm hàng hoá, quy mô, cơ cấu nguồn vốn, cách thức doanh nghiệp tiếp cận thị trường mà nhu cầu vốn của doanh nghiệp sẽ khác nhau. Chính sự khác nhau này tạo nên sự khác biệt về hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp.
1.4. Ý nghĩa việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong doanh nghiệp
Trong nền kinh tế thị trường thì cạnh tranh là quy luật tất yếu, nó cho phép tận dụng triệt để mọi nguồn lực của doanh nghiệp và của toàn xã hội vì nó khiến cho doanh nghiệp phải luôn tự đổi mới, hạ giá thành, tăng năng suất lao động, cải tiến mẫu mã chất lượng sản phẩm để có thể đứng vững trên thương trường và làm tăng giá trị tài sản của chủ sở hữu. Bởi vậy, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn có vị trí quan trọng hàng đầu của doanh nghiệp.
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn sẽ đảm bảo an toàn tài chính cho doanh nghiệp. Hoạt động trong cơ chế thị trường đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải luôn đề cao tính an toàn, đặc biệt là an toàn tài chính. Đây là vấn đề có ảnh hưởng trực tiếp đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Việc sử dụng vốn có hiệu quả sẽ giúp doanh nghiệp nâng cao khả năng huy động các nguồn vốn tài trợ dễ dàng hơn, khả năng thanh toán của doanh nghiệp được đảm bảo, doanh nghiệp có đủ tiềm lực để khắc phục những khó khăn và một số rủi ro trong kinh doanh.
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn sẽ giúp doanh nghiệp nâng cao sức cạnh tranh. Để đáp ứng các yêu cầu cải tiến công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm, đa dạng hoá mẫu mã sản phẩm,…doanh nghiệp phải có vốn, trong khi đó vốn của doanh nghiệp chỉ có hạn vì vậy nâng cao hiệu quả sử dụng vốn là rất cần thiết.
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn sẽ giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu tăng giá trị tài sản của chủ sở hữu và các mục tiêu khác của doanh nghiệp như nâng cao uy tín sản phẩm trên thị trường, nâng cao mức sống của người
lao động…Vì khi hoạt động kinh doanh mang lại lợi nhuận thì doanh nghiệp có thể mở rộng quy mô sản xuất, tạo thêm công ăn việc làm cho người lao động và mức sống của người lao động cũng ngày càng được cải thiện. Điều đó giúp cho năng suất lao động của doanh nghiệp ngày càng được nâng cao, tạo sự phát triển cho doanh nghiệp và các ngành liên quan. Đồng thời nó cũng làm tăng các khoản đóng góp cho ngân sách Nhà nước.
Như vậy, việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp không những đem lại hiệu quả thiết thực cho doanh nghiệp và người lao động mà còn có ảnh hưởng đến sự phát triển của cả nền kinh tế và toàn xã hội. Do đó, các doanh nghiệp phải luôn tìm ra các biện pháp phù hợp để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp .
Chương 2
Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty cổ phần chế biến thực phẩm Kinh Đô miền Bắc
2.1. Khái quát về Công ty
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty
Công ty Kinh Đô miền Bắc với tên đầy đủ là Công ty cổ phần chế biến thực phẩm Kinh Đô miền Bắc.
- Tên tiếng Anh: North Kinhdo Food Joint-stock Company
- Tên viết tắt: Công ty cổ phần Kinh Đô miền Bắc
- Trụ sở chính: Km 22- Quốc lộ 5, thị trấn bần Yên Nhân, huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên, Việt Nam.
Công ty cổ phần chế biến thực phẩm Kinh Đô miền Bắc được thành lập ngày 28/01/2000. Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0503000001 do Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Hưng Yên cấp, với số vốn ban đầu là 10 tỷ đồng trong đó công ty trách nhiệm hữu hạn chế biến thực phẩm và xây dựng Kinh Đô chiếm 60% vốn cổ phần tại thời điểm thành lập. Ngay sau ngày thành lập, các hoạt động xây dựng nhà xưởng, mua sắm và lắp đặt dây chuyền sản xuất, nghiên cứu thị trường và xây dựng kênh phân phối, xây dựng đội ngũ nhân sự chủ chốt, tuyển dụng và đào tạo lao động được gấp rút được tiến hành để đưa Công ty đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Công ty cổ phần chế biến thực phẩm Kinh Đô miền Bắc chính thức hoạt động kể từ ngày 01 tháng 9 năm 2001.
- Ngày 11/08/2000, Công ty tăng vốn lên 13 tỷ đồng.
- Ngày 01/09/2001, Công ty chính thức hoạt động.
- Ngày 30/01/2002, Công ty tăng vốn lên 23,7 tỷ đồng.
- Ngày 28/01/2003, Công ty tăng vốn lên 28,44 tỷ đồng.
- Ngày 08/06/2004, Công ty tăng vốn lên 50 tỷ đồng
- Tháng 12/2005, Công ty tăng vốn lên 70 tỷ đồng.
- Tháng 06/2006, Công ty tăng vốn lên 83,9 tỷ đồng.
- Tháng 05/2007, Công ty tăng vốn lên 100,7 tỷ đồng.
- Tháng 08/2008, Công ty tăng vốn lên 122,9 tỷ đồng.
Ngành nghề kinh doanh: Sản xuất, chế biến thực phẩm, thực phẩm công nghệ và bánh cao cấp các loại, mua bán lương thực, thực phẩm.
Khởi điểm ban đầu tạo dựng nên thương hiệu "Kinh Đô" là Công ty Cổ phần Kinh Đô có trụ sở chính tại 6/134 quốc lộ 13, phường Hiệp Bình Phước, quận Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh. Sau khi chiếm lĩnh thị trường ở Miền Nam, xác định thị trường miền Bắc là một thị trường lớn, khả năng tiêu thụ mạnh, không những thế còn có lợi thế về nguồn nhân lực và nguyên liệu dồi dào, cần có sự đầu tư tương xứng đã thành lập Công ty cổ phần chế biến thực phẩm Kinh Đô miền Bắc.
Năm 1999 đầu tư dây chuyền sản xuất bánh mì, bánh Sanwich và Bánh Bông lan công nghiệp với công nghệ hiện đại của Nhật Bản và Đài Loan với trị giá trên 5 tỷ đồng.
Năm 2001 tiếp tục đầu tư dây chuyền sản xuất bánh Snack với tổng giá trị đầu tư trên 1 tỷ đồng.
Năm 2002 Công ty chuyển sang Cổ phần nhằm củng cố và mở rộng thương hiệu Kinh Đô, nhanh chóng hội nhập với quá trình phát triển các nước trong khu vực.
Năm 2003 tiếp tục tăng vốn pháp định lên 28 tỷ cùng với sự kiện nổi bật là sự ra đời của sản phẩm Solite được đưa vào khai thác sử dụng với tổng đầu tư khoảng 27 tỷ. Đây là dây chuyền hiện đại nhất của Italia và Đan Mạch. Sản phẩm Solite Kinh Đô được người tiêu dùng trong nước rất ưa chuộng và có thể thay thế cho hàng ngoại nhập.
Cùng thời gian đó hệ thống Kinh Đô Bakery lần lượt ra đời, được thiết kế và xây dựng theo mô hình cao cấp hiện đại của các nước phát triển, Kinh Đô
Bakery là kênh bán hàng trực tiếp của Công ty, với hàng trăm loại bánh kẹo, với mẫu mã bao bì hợp vệ sinh, tiện lợi và đẹp mắt, là nơi khách hàng có thể đến lựa chọn một cách tự do và thoải mái.
Năm 2004 Công ty mở rộng quy mô nhà xưởng thêm 90.000 m2 tại Km 22 TT Bần Yên Nhân, Mỹ Hào, Hưng Yên, tăng vốn pháp định lên 50 tỉ đồng. Cổ phiếu của Công ty đã chính thức được niêm yết trên thị trường chứng khoán từ tháng 12 năm 2004.
2.1.2.Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty
Sơ đồ tổ chức bộ máy Công ty cổ phần chế biến thực phẩm Kinh Đô Miền Bắc
ĐẠI HỘI CỔ ĐÔNG
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
BAN KIỂM SOÁT
BAN TỔNG GIÁM ĐỐC
KHỐI KINH DOANH
KHỐI SẢN XUẤT
KHỐI PHỤC VỤ HỖ TRỢ
MARKE TING
HỆ THỐNG
BAKERY
PHÒNG IT
PHÒNG NHÂN SỰ
PHÒNG TC KẾ TOÁN
PHÂN XƯỞNG I
PHÂN XƯỞNG II
PHÂN XƯỞNG III
PHÂN XƯỞNG IV
PHÒNG SALE
Bộ máy quản lý của công ty được tổ chức đúng theo mô hình công ty cổ phần gồm: