Biện Pháp Thích Ứng Với Biến Đổi Khí Hậu Của Hộ Nuôi Ttcttc


(2,2%); mua bảo hiểm tôm (3,3%); xây dựng ao lắng lọc (5,4%); thay đổi cách cho ăn (8,7%). Nhìn chung, tỷ lệ hộ nuôi TSQCCT áp dụng các biện pháp thích ứng là chưa cao, cần có giải pháp tăng cường áp dụng các biện pháp này là cần thiết

3.1.3.2. Biện pháp thích ứng với biến đổi khí hậu của hộ nuôi TTCTTC

Mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh có lợi nhuận khá cao nhưng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro do ảnh hưởng của BĐKH. Trước tình hình đó, nhiều hộ nuôi TTCTTC đã áp dụng các biện pháp thích ứng với tỷ lệ áp dụng như Hình 3.2.

Hình 3 2 Tỷ lệ hộ nuôi TTCTTC áp dụng biện pháp thích ứng BĐKH Biện pháp 1

Hình 3.2. Tỷ lệ hộ nuôi TTCTTC áp dụng biện pháp thích ứng BĐKH (%)

Biện pháp thích ứng phổ biến nhất được hộ nuôi TTCTTC áp dụng là thay đổi giống nuôi chiếm 77,6% số hộ khảo sát. Giống nuôi vẫn là tôm thẻ chân trắng, nhưng người nuôi thay đổi nơi cung cấp. Phần lớn giống được mua bởi các công ty sản xuất ở ngoài tỉnh như Ninh Thuận, Bình Thuận, Cần Thơ, công ty CP, công ty Việt Úc và đa số được kiểm dịch trước khi mua để đảm bảo an toàn nhất định.

Biện pháp thích ứng quan trọng thứ hai mà hộ nuôi TTCTTC áp dụng là sử dụng thuốc, hóa chất, chế phẩm sinh học và vôi chiếm tỷ lệ 77,1% số hộ khảo sát. Biện pháp này nhằm phòng ngừa và khắc phục sự cố khi có sự thay đổi của nhiệt độ, lượng mưa, mực nước và độ mặn. Hộ nuôi tôm bổ sung thuốc, các chất dinh dưỡng tổng hợp, vitamine và chế phẩm sinh học sẽ cải thiện được môi trường nước. Tuy nhiên, chi phí phải bỏ ra để thực hiện biện pháp này chiếm tỷ trọng khá lớn.


Ao lắng lọc trong nuôi tôm được xem là một yêu cầu kỹ thuật bắt buộc cho mô hình nuôi thâm canh. Ý thức được điều này, nhiều hộ đã thực hiện biện pháp này với tỷ lệ 76,5% số hộ khảo sát, đây là biện pháp quan trọng thứ ba. Sử dụng ao lắng nhằm quản lý chặt chẽ chất lượng nước trước khi cấp vào ao nuôi chính trong các điều kiện thời tiết bất lợi và là nơi dự trữ vào lúc hạn hán hay xâm nhập mặn.

Biện pháp thích ứng được áp dụng phổ biến thứ tư là điều chỉnh thời điểm thả giống với 71,8% số hộ áp dụng. Thả giống đúng thời điểm giúp cho tôm dễ dàng thích nghi với môi trường bằng cách căn cứ theo khuyến cáo của cán bộ khuyến nông và theo lịch thời vụ được công bố. Ngoài ra, họ còn dựa vào kinh nghiệm như thả theo vụ thuận (tháng 3, tháng 4), trời lạnh thả trễ, nắng tốt thả sớm, mưa nhiều không thả, xung quanh đang xảy ra dịch bệnh sẽ ngưng khoảng 2 tháng.

Mật độ thả giống cao hay thấp trong nuôi TTCTTC ở Bến Tre được quyết định bởi một yếu tố chính như nguồn vốn sẵn có, hạ tầng trang thiết bị, mùa vụ và giá bán tôm thương phẩm. Mật độ thả tôm thẻ chân trắng do Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển nông sản - thủy sản đề nghị là 45 – 60 con/m2. Biện pháp thay đổi mật độ nuôi cũng được hộ sử dụng khá phổ biến chiếm tỷ lệ 61,7% tổng số hộ khảo sát.

Biện pháp quan trọng thứ sáu là củng cố đảm bảo an toàn tài sản cho ao nuôi chiếm 59,4% số hộ áp dụng. Các biện pháp là nâng cấp, tu sửa ao khi mực triều dâng, gió lớn, bão hay sạt lở; bao lưới, che lưới để ngăn ngừa các loài khác xâm nhập; xây dựng cống điều tiết nước. Thời gian thực hiện thường là 1 đến 3 năm 1 lần, điều này giúp phòng ngừa và giảm thiệt hại đáng kể khi gặp biến cố thiên tai.

Điều chỉnh tần suất thay nước là biện pháp thứ bảy được nhiều hộ áp dụng chiếm tỷ lệ 51,2% số hộ khảo sát. Mật độ thả nuôi TTCTTC khá cao nên điều quan trọng là đảm bảo chất lượng nước ao nuôi. Ngoài sục khí hay sử dụng zeolit thì thay nước vẫn là phương pháp phổ biến nhằm điều chỉnh nhiệt độ, độ mặn, loại bỏ các chất dư thừa và giữ tảo khỏe mạnh để sản xuất oxy. Tần suất thay nước phụ thuộc theo thời gian sản xuất, mật độ nuôi, độ đục nước, nhiệt độ và độ mặn ao nuôi.

Khi thời tiết có sự biến động thất thường, người nuôi tôm phải điều chỉnh

lượng thức ăn và số lần cho ăn so với điều kiện bình thường. Theo kinh nghiệm cho


thấy nếu thời tiết xấu như trời nắng nóng, mưa nhiều đều phải giảm lượng thức ăn và số lần cho ăn trong ngày. Đồng thời người nuôi tôm phải thường xuyên kiểm tra sức khỏe tôm để điều chỉnh lượng thức ăn. Thay đổi cách cho tôm ăn là biện pháp quan trọng thứ tám mà người nuôi tôm áp dụng chiếm tỷ lệ 47,1% số hộ khảo sát.

Tăng cường sử dụng máy móc thiết bị là biện pháp thứ chín chiếm tỷ lệ 44,1% số hộ áp dụng. Nhiệt độ môi trường không khí và nước lên cao sẽ dẫn đến hiện tượng thiếu ôxy. Do đó, hộ nuôi tôm cần đảm bảo ôxy hòa tan ở ngưỡng thích hợp cho sự phát triển con tôm. Biện pháp này tiến hành chạy quạt nước và sục khí liên tục để cung cấp ôxy trong ao. Ngoài ra trong và sau khi xảy ra mưa lớn gây nên tình trạng thiếu ôxy, độc tính H2S và các vấn đề khác liên quan đến lột xác. Vì vậy, hộ nuôi tôm cũng phải tăng cường sụt khí, quạt nước để duy trì hàm lượng oxy hòa tan.

Ngoài ra, hộ nuôi TTCTTC còn áp dụng một số biện pháp khác nhưng chiếm tỷ lệ chưa cao. Đó là điều chỉnh thời điểm thu hoạch (21,2%), làm thêm nghề phi nông nghiệp (21,2%), mua bảo hiểm tôm (6,5%), nuôi tôm kết hợp/cây con khác (6,5%), chuyển một hay một vài ao sang nuôi loại thủy sản khác/làm muối/trồng cây/bỏ trống (12,4%). Nếu áp dụng tốt các biện pháp nêu trên, hộ nuôi tôm có thể khắc phục được những rủi ro do BĐKH gây ra, giúp duy trì và tăng năng suất.

3.1.3.3. Các nhóm biện pháp thích ứng với BĐKH của hộ nuôi tôm

Về bản chất, một hộ nuôi tôm có thể thực hiện cùng lúc nhiều biện pháp thích ứng với BĐKH. Các biện pháp thích ứng có cùng tính chất được phân thành một nhóm biện pháp (Bryan, 2013; Amare, 2018). Tổng hợp có 4 nhóm biện pháp thích ứng như sau: (1) Biện pháp điều chỉnh lịch thời vụ bao gồm điều chỉnh thời điểm thả giống và điều chỉnh thời điểm thu hoạch; (2) Biện pháp điều chỉnh kỹ thuật bao gồm thay đổi giống nuôi, thay đổi mật độ nuôi, sử dụng thuốc/hóa chất/chế phẩm sinh học/vôi, xây dựng ao lắng lọc, điều chỉnh tần suất thay nước, tăng cường sử dụng máy móc thiết bị và thay đổi cách cho ăn; (3) Biện pháp đa dạng hóa sản xuất bao gồm nuôi tôm kết hợp với thủy sản khác, làm thêm nghề phi nông nghiệp và chuyển một hay một vài ao sang nuôi loại thủy sản khác/làm muối/trồng cây; (4) Biện pháp phòng ngừa rủi ro BĐKH bao gồm củng cố đảm bảo an toàn tài sản cho ao nuôi và mua bảo hiểm tôm.


Hình 3 3 Tỷ lệ hộ nuôi tôm áp dụng các nhóm biện pháp thích ứng Kết quả 2

Hình 3.3. Tỷ lệ hộ nuôi tôm áp dụng các nhóm biện pháp thích ứng (%)

Kết quả khảo sát 262 hộ nuôi tôm cho thấy nhóm biện pháp điều chỉnh kỹ thuật được áp dụng nhiều nhất, chiếm tỷ lệ 80,5% số hộ áp dụng. Kế đến là nhóm biện pháp điều chỉnh lịch thời vụ chiếm tỷ lệ 62,21% số hộ áp dụng. Tiếp theo, nhóm biện pháp đa dạng hóa sản xuất chiếm tỷ lệ 53,44% số hộ áp dụng. Và cuối cùng là nhóm biện pháp phòng ngừa rủi ro do BĐKH cho phù hợp với sự thay đổi thời tiết, khí hậu chiếm tỷ lệ 51,1% (Hình 3.3). Qua đó cho thấy hộ nuôi tôm ngày càng có ý thức hơn trong việc phòng tránh những tác động tiêu cực của BĐKH.

3.1.3.4. Cường độ, hiệu quả áp dụng biện pháp thích ứng của hộ nuôi tôm

Cường độ và hiệu quả áp dụng các biện pháp thích ứng với biến đồi khí hậu

được các hộ nuôi tôm đánh giá thể hiện ở Bảng 3.12.

Đối với hộ nuôi TSQCCT: Các biện pháp điều chỉnh lịch thời vụ, điều chỉnh kỹ thuật và phòng ngừa rủi ro được áp dụng với cường độ thấp, còn lại biện pháp đa dạng hóa sản xuất được áp dụng với cường độ trung bình. Trong khi việc áp dụng các biện pháp này được hầu hết các hộ nuôi tôm đánh giá có hiệu quả cao.

Đối với hộ nuôi TTCTTC: Biện pháp phòng ngừa rủi ro cũng được áp dụng với cường độ thấp. Các biện pháp điều chỉnh lịch thời vụ, điều chỉnh kỹ thuật được áp dụng với cường độ cao hơn hộ nuôi TSQCCT nhưng cũng chỉ ở mức trung bình. Ngược lại, biện pháp đa dạng hóa sản xuất được các hộ nuôi TTCTTC áp dụng với cường độ thấp hơn hộ nuôi TSQCCT. Điều chỉnh kỹ thuật là biện pháp được hộ nuôi tôm đánh giá có hiệu quả cao, còn lại điều chỉnh lịch thời vụ, đa dạng hóa sản xuất và phòng ngừa rủi ro được đánh giá có hiệu quả trung bình.


Bảng 3.12. Cường độ và hiệu quả áp dụng các biện pháp thích ứng BĐKH

Đơn vị tính: điểm

TSQCCT TTCTTC TB chung

Biện pháp thích ứng

Cường độ

Hiệu quả

Cường

độ

Hiệu quả

Cường

độ

Hiệu quả

Điều chỉnh lịch thời vụ 1,26* 2,53a 1,71** 2,21b 1,55* 2,26b

Điều chỉnh thời điểm thả giống

1,45*

2,50a

2,08***

2,39a

1,85*

2,41a

Điều chỉnh thời điểm thu hoạch

1,08*

2,67a

1,33*

1,81c

1,24*

1,89c

Điều chỉnh kỹ thuật

1,33*

2,37a

1,98**

2,46a

1,75**

2,45a

Thay đổi giống nuôi

1,54*

2,20a

2,08***

2,30a

1,89*

2,28a

Thay đổi mật độ nuôi

1,57*

2,35a

1,90**

2,32a

1,78*

2,33a

Điều chỉnh tần suất thay nước

1,77*

2,54a

1,82*

2,51a

1,80*

2,52a

Xây dựng ao lắng lọc

1,05*

2,67a

2,21***

2,50a

1,80*

2,51a

Thay đổi cách cho ăn

1,17*

2,33a

1,85*

2,51a

1,61*

2,49a

Sử dụng thuốc, hóa chất

1,13*

2,43a

2,31***

2,60a

1,96**

2,59a

Tăng cường sử dụng máy móc

1,07*

2,00b

1,66*

2,53a

1,44*

2,51a

Đa dạng hóa sản xuất

1,72**

2,61a

1,21*

2,16b

1,39*

2,42a

Nuôi tôm kết hợp/cây con khác

2,43***

2,76a

1,09*

1,80c

1,57*

2,59a

Chuyển một hay một vài ao sang nuôi loại thủy sản khác/làm

muối/trồng cây/bỏ trống

1,18*

2,21a

1,19*

2,22a

1,19*

2,22a

Làm thêm nghề phi nông nghiệp

1,54*

2,43a

1,35*

2,26a

1,42*

2,34a

Phòng ngừa rủi ro

1,21*

2,50a

1,55*

2,30b

1,43*

2,34a

Củng cố đảm bảo an toàn tài sản

1,39*

2,52a

2,02**

2,32a

1,80*

2,36a

Mua bảo hiểm tôm

1,02*

2,00b

1,07*

2,13a

1,05*

2,11a

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 252 trang tài liệu này.

Nguồn: Phân tích số liệu khảo sát, 2018

Ghi chú: ***: cường độ cao, **: cường độ trung bình, *: cường độ thấp

a: hiệu quả cao, b: hiệu quả trung bình, c: hiệu quả thấp

Trung bình chung cho các hộ nuôi tôm cho thấy cường độ áp dụng biện pháp điều chỉnh lịch thời vụ, đa dạng hóa sản xuất và phòng ngừa rủi ro ở mức thấp, chỉ có biện pháp điều chỉnh kỹ thuật là có cường độ áp dụng ở mức trung bình. Trong khi đó, đa số các biện pháp thích ứng được đánh giá mang lại hiệu quả cao. Điều này cho thấy các hộ chưa thực sự quan tâm đến việc áp dụng các biện pháp thích ứng.

3.1.4. Rào cản thích ứng với biến đổi khí hậu

Việc áp dụng các biện pháp thích ứng diễn ra không hoàn toàn dễ dàng. Người nuôi tôm được yêu cầu cho biết đâu là yếu tố rào cản cho việc áp dụng các biện pháp thích ứng, kết quả cho thấy có 14 rào cản mà hộ nuôi tôm phải đối mặt.


Bên cạnh các rào cản về kinh tế xã hội, các rào cản tâm lý (Dang và ctv, 2014) như thói quen, tập quán sản xuất và nhận thức về tầm quan trọng của BĐKH cũng đã được chỉ ra bởi người nuôi tôm. Tỷ lệ hộ nuôi tôm của mẫu điều tra gặp phải các rào cản thích ứng được thể hiện ở Bảng 3.13.

Bảng 3.13. Rào cản thích ứng với BĐKH của hộ nuôi tôm


sát

gặp rào cản (%)

Nhận thức về tầm quan trọng của BĐKH

262

69,1

Kiến thức về các biện pháp thích ứng BĐKH

262

67,6

Trình độ văn hóa

262

61,8

Nguồn thu nhập của gia đình

262

60,7

Tiếp cận nguồn thông tin về BĐKH

262

58,4

Thói quen, tập quán trong sản xuất

262

44,3

Thị trường đầu ra khó khăn

262

43,5

Lực lượng lao động trong đình

262

35,5

Tiếp cận với các tổ chức tín dụng

262

32,4

Diện tích đất đai

262

27,1

Tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe

262

24,8

Khoảng cách từ nhà đến ao nuôi tôm

262

24,2

Tham gia nghề phi nông nghiệp

262

23,7

Mối quan hệ xã hội của gia đình

262

23,3

Rào cản thích ứng BĐKH trong nuôi tôm Số quan

Tỷ lệ hộ nuôi tôm


Nguồn: Số liệu khảo sát, 2018

Các rào cản nhận thức tầm quan trọng của BĐKH, kiến thức kỹ thuật về các biện pháp thích ứng, trình độ văn hóa, thu nhập, tiếp cận thông tin về BĐKH là những rào cản chiếm tỷ lệ cao (trên 58% số hộ). Kết quả này tương tự như một số nghiên cứu về rào cản thích ứng trong sản xuất nông nghiệp khác (Deressa, 2008; Satishkumar và ctv, 2013; Dang và ctv, 2014; Abid và ctv, 2015 và Denkyirah và ctv, 2017). Điều này cho thấy, các hộ nuôi tôm chưa thực sự hiểu rõ về BĐKH và ảnh hưởng của nó đến hoạt động nuôi tôm của họ để có biện pháp thích ứng kịp thời. Các chương trình khuyến nông và giáo dục BĐKH ở địa phương có thể chưa phù hợp cũng như sự kết nối giữa nông hộ và cán bộ khuyến nông chưa thực sự tốt. Trình độ văn hóa thấp là nguyên nhân gây trở ngại cho nông hộ tiếp cận kiến thức, thông tin về sự thích ứng một cách đầy đủ. Bên cạnh đó, thu nhập thấp cũng gây khó khăn cho hộ nuôi tôm để có nguồn lực và công nghệ cần thiết. Việc khắc phục các rào cản là quan trọng để hộ nuôi tôm tăng cường khả năng áp dụng các biện pháp thích ứng nhằm giảm thiệt hại do biến đổi khí hậu gây ra.


3.2. Đánh giá tính dễ bị tổn thương của hộ nuôi tôm biển do biến đổi khí hậu

Vận dụng bộ chỉ số đánh giá TDBTT và phương pháp tính toán chỉ số này được xây dựng ở phần phương pháp nghiên cứu. Nghiên cứu tiến hành đo lường và đánh giá tính dễ bị tổn thương của hộ nuôi TSQCCT và TTCTTC tại tỉnh Bến Tre.

3.2.1. Chỉ số dễ bị tổn thương của hộ nuôi tôm sú quảng canh cải tiến

3.2.1.1. Sự phơi lộ (E)

Đầu tiên các biến số được chuẩn hóa, sau đó xác định trọng số để tính toán các chỉ số phụ, tiếp tục tính trọng số của các chỉ số phụ để tổng hợp thành chỉ số chính sự phơi lộ. Kết quả tính trọng số của các biến số và chỉ số phụ của sự phơi lộ thể hiện ở Bảng 6.1, Phụ lục 6.

Giá trị trung bình của từng chỉ số đánh giá sự phơi lộ được thể hiện trên Hình

3.4 và 3.5. Giá trị chỉ số phơi lộ của các hộ giao động trong khoảng 0,209 đến 0,690

(Bảng 6.2, Phụ lục 6), trung bình là E = 0,426 (gây tổn thương ở mức trung bình).

Chỉ số phụ khí hậu có giá trị trung bình là E1= 0,565. Nhiệt độ là biến số ảnh hưởng lớn nhất đến tổn thương với giá trị là E11 = 0,622, kế đến lượng mưa và mưa trái mùa lần lượt có giá trị là 0,565 và 0,503. Khí hậu thay đổi sẽ làm cho môi trường ao nuôi thay đổi dẫn đến tôm chậm sinh trưởng, thậm chí bệnh và chết.

Hình 3 4 Chỉ số phơi lộ của từng biến số đánh giá mô hình TSQCCT Hình 3 5 3Hình 3 4 Chỉ số phơi lộ của từng biến số đánh giá mô hình TSQCCT Hình 3 5 4


Hình 3.4. Chỉ số phơi lộ của từng biến

số đánh giá - mô hình TSQCCT

Hình 3.5. Chỉ số phụ phơi lộ - mô hình TSQCCT

Ghi chú: Nhiệt độ (E11), lượng mưa (E12), mưa trái mùa (E13), mực nước (E21), độ mặn (E22), hạn hán (E23), bão (E24), sạt lở (E25), chi phí thiệt hại (E31), khoảng cách (E41).

Chỉ số phụ các hiện tượng thời tiết cực đoan có ảnh hưởng thấp đến TDBTT với giá trị trung bình là E2= 0,280. Mức độ ảnh hưởng của các hiện tượng độ mặn, mực nước, hạn hán, bão và sạt lở lần lượt có giá trị trung bình 0,438; 0,372; 0,340;


0,245 và 0,101. Trong nuôi tôm sú, sự thay đổi độ mặn có ảnh hưởng ở mức trung

bình đến TDBTT và sạt lở là yếu tố có ảnh hưởng thấp nhất.

Chỉ số phụ chi phí thiệt hại do thời tiết bất lợi ảnh hưởng đến TDBTT ở mức thấp với giá trị trung bình E3 = 0,161. Điều này là do nuôi TSQCCT có chí phí đầu tư không cao nên nếu có xảy ra rủi ro thì mức thiệt hại tương đối thấp.

Chỉ số phụ khoảng cách từ ao tôm đến bờ biển có giá trị trung bình là E4 = 0,716, gây tổn thương ở mức cao. Đa số các hộ nuôi tôm sú quảng canh được phân bố ở gần bờ biển nên dễ bị ảnh hưởng bởi các hiện tượng thời tiết cực đoan hơn.

Hình 3 6 Phân loại hộ nuôi TSQCCT theo chỉ số phơi lộ Kết quả phân loại mức 5

Hình 3.6. Phân loại hộ nuôi TSQCCT theo chỉ số phơi lộ

Kết quả phân loại mức độ dễ bị tổn thương của hộ nuôi tôm theo chỉ số phơi lộ thể hiện ở Hình 3.6. Số hộ có chỉ số phơi lộ ở mức tổn thương trung bình chiếm tỷ lệ 57%, ở mức tổn thương thấp chiếm tỷ lệ 38% và có 5% số hộ có chỉ số phơi lộ ở mức tổn thương cao. Trong đó các chỉ số phụ ảnh hưởng đến TDBTT từ cao đến thấp lần lượt là khoảng cách (E4), khí hậu (E1), hiện tượng thời tiết cực đoan (E2) và chi phí thiệt hại (E3).

3.2.1.2 Sự nhạy cảm (S)

Các biến số của sự nhạy cảm được chuẩn hóa, sau đó xác định trọng số của các biến số này để tính được các chỉ số phụ, tiếp tục tính trọng số của các chỉ số phụ để tổng hợp thành chỉ số chính nhạy cảm. Trọng số của các biến số và chỉ số phụ của sự nhạy cảm được trình bày ở Bảng 6.3, Phụ lục 6. Giá trị trung bình của từng biến số và chỉ số phụ đánh giá sự nhạy cảm được thể hiện ở Hình 3.7 và 3.8. Giá trị

Ngày đăng: 26/06/2023