Diễn Giải Các Biến Được Sử Dụng Trong Mô Hình Itei (Ieei )


Bảng 2.9. Diễn giải các biến được sử dụng trong mô hình ITEi (IEEi )

Tên biến

Diễn giải Dấu Tham khảo

1. Biến phụ thuộc: Mức phi hiệu quả kỹ thuật (hay mức phi hiệu quả kinh tế)

2. Biến giải thích (Biến độc lập):

Biến giả, D1 = 1 nếu hộ áp dụng

1

D biện pháp ĐCLTV

D1 = 0 nếu hộ không áp dụng

biện pháp ĐCLTV


Tham khảo ý kiến chuyên gia

+ (Nhà khoa học và các cán bộ phụ trách

nuôi tôm địa phương)

Biến giả, D2 = 1 nếu hộ áp dụng

2

D biện pháp ĐCKT +

D2 = 0 nếu hộ không áp dụng

biện pháp ĐCKT


Tham khảo ý kiến chuyên gia (Nhà khoa học và các cán bộ phụ trách

nuôi tôm địa phương)

Biến giả, D3 = 1 nếu áp dụng biện

3

D pháp ĐDHSX

D3 = 0 nếu không áp dụng

biện pháp ĐDHSX


Tham khảo ý kiến chuyên gia

+ (Nhà khoa học và các cán bộ phụ trách

nuôi tôm địa phương)

Biến giả, D4 = 1 nếu hộ áp dụng

4

D biện pháp PNRR

D4 = 0 nếu hộ không áp dụng

biện pháp PNRR

Tham khảo ý kiến chuyên gia

+ (Nhà khoa học và các cán bộ phụ trách

nuôi tôm địa phương)

M

Chỉ số dễ bị tổn thương của hộ

1 nuôi tôm - SFVI (lần) -


M 2 Kinh nghiệm (năm) +


M 3 Trình độ học vấn (năm) +


M

Diện tích trung bình ao nuôi

4 (ha/ao) +


M Số lần tham gia tập huấn khuyến +

5 nông (lần)

Tham khảo ý kiến chuyên gia (Nhà khoa học và các cán bộ phụ trách

nuôi tôm địa phương)

Islam và ctv (2014), Ghee-Thean và ctv (2016), Nguyễn Thùy Trang (2018) và Kim Anh và ctv (2020) Begum và ctv (2013), Islam và ctv (2014), Phạm Lê Thông và Đặng Thị Phượng (2015), Lê Kim Long và Lê Văn Tháp (2017), Nguyễn Thùy Trang (2018), Đặng Thị Phượng và ctv (2020) và Kim Anh và ctv (2020) Phạm Lê Thông và Đặng Thị Phượng (2015), Ghee-Thean và ctv (2016), Nguyễn Thùy Trang (2018), Trần Ngọc Tùng (2019) và Kim Anh và ctv (2020)

Begum và ctv (2013), Phạm Lê Thông và Đặng Thị Phượng (2015), Trần Ngọc Tùng (2019) và Đặng Thị Phượng và ctv (2020)

M

Số lượng nguồn thông tin BĐKH

6 hộ tiếp cận (số lượng) +

Tham khảo ý kiến chuyên gia (Nhà khoa học và các cán bộ phụ

trách nuôi tôm địa phương)


Hàm phi hiệu quả kỹ thuật (hay phi hiệu quả kinh tế) có dạng:

4 5

ITEi(IEEi) ui0jDji rM ri i


(2.20)

j 1 j 1

Trong đó,

ITEi (IEEi ) là mức phi hiệu quả kỹ thuật (hay phi hiệu quả kinh tế)

của hộ nuôi tôm i;

Dji

là tập hợp biến giả thể hiện biện pháp thích ứng BĐKH của

hộ thứ i;

M ri

là tập hợp biến thể hiện các đặc điểm của hộ thứ i;j, rlà các tham số

cần ước lượng của mô hình và i

là sai số của mô hình hồi quy.

Trong phương trình (2.20), i

là thành phần của ui

nên nó có tương quan với

ei , nếu ước lượng hai bước (two-step estimation) các tham số trong phương trình (2.12) hay (2.16) sẽ cho các ước lượng chệch và không vững (Battese và Coelli, 1995; Kumbhakar và ctv, 2015). Battese và Coelli (1995), Coeli và ctv (2005) đã đề xuất phương pháp ước lượng đồng thời hệ phương trình (2.12) hay (2.16) với (2.20) bằng phương pháp ước lượng một bước (one-stage estimation). Nghiên cứu này áp dụng cách ước lượng đồng thời hàm sản xuất biên ngẫu nhiên (hay hàm lợi nhuận biên ngẫu nhiên) bằng ước lượng một bước để đạt được ước lượng vững và hiệu quả. Theo cách ước lượng này, dấu âm của các hệ số ước lượng trong hàm phi hiệu quả kỹ thuật (hay phi hiệu quả kinh tế) được giải thích có quan hệ nghịch chiều với mức phi hiệu quả kỹ thuật (hay phi hiệu quả kinh tế), tức quan hệ thuận chiều với hiệu quả kỹ thuật hay (hiệu quả kinh tế), tương tự như vậy đối với hệ số có dấu dương.

Nghiên cứu này sử dụng phương pháp ước lượng hợp lý cực đại (Maximum Likelihood Esmimation – MLE) để ước lượng các tham số trong phương trình (2.12) hay (2.16) với sự hỗ trợ của phần mềm Stata 14.0. Đây là phương pháp ước lượng được sử dụng phổ biến nhằm đo lường hiệu quả của các đơn vị sản xuất cá thể (Phạm Lê Thông và ctv, 2011). Diễn giải các biến được sử dụng trong mô hình phi hiệu quả kỹ thuật và phi hiệu quả kinh tế được trình bày ở Bảng 2.9.

2.7. Công cụ sử dụng phân tích số liệu

Các số liệu từ cuộc điều tra nông hộ được mã hóa và kiểm định trước khi nhập vào file Microsoft Excel 2010. Các số liệu được xử lý bằng phần mềm SPSS

20.0 và Stata 14.0 theo từng nội dung nghiên cứu. Các kết quả xử lý số liệu được thể hiện dưới dạng bảng, biểu đồ, sơ đồ và các con số thống kê.


Chương 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

Trong chương 3, các kết quả nghiên cứu chính được trình bày, phân tích và thảo luận bao gồm: (i) phân tích thực trạng thích ứng BĐKH của hộ nuôi tôm tỉnh Bến Tre; (ii) đánh giá tính dễ bị tổn thương do BĐKH của hộ nuôi tôm; (iii) phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định áp dụng các biện pháp thích ứng với BĐKH; (iv) phân tích hiệu quả nuôi tôm và ảnh hưởng của việc áp dụng các biện pháp thích ứng BĐKH đến hiệu quả nuôi tôm tại tỉnh Bến Tre; (v) đề xuất giải pháp nâng cao khả năng thích ứng BĐKH và hiệu quả nuôi tôm tại tỉnh Bến Tre.

3.1. Phân tích thực trạng thích ứng với biến đổi khí hậu của hộ nuôi tôm

3.1.1. Nhận thức của hộ nuôi tôm về biến đổi khí hậu tại khu vực nghiên cứu

3.1.1.1. Nhận thức về các hiện tượng thời tiết bất thường

Hầu hết các đối tượng phỏng vấn đều nhận ra rằng khí hậu đang diễn biến ngày càng phức tạp và khắc nghiệt hơn so với trước đây. Số năm trung bình mà người nuôi tôm nhận thấy thời tiết biến đổi thất thường là khoảng 5 năm gần đây, hơn nữa một số hộ nhận thấy thời tiết đã thay đổi cách đây khoảng 22 năm (từ năm 1997). Nhận thức chung về sự thay đổi khí hậu, thời tiết tại địa phương 10 năm qua, không có sự khác biệt đáng kể giữa hộ nuôi TSQCCT và hộ nuôi TTCTTC. Kết quả điều tra cho thấy có tới 79,76% số người được phỏng vấn đều nhận thấy thời tiết ở khu vực đang sinh sống biến đổi thất thường (Bảng 3.1). Điều này gây ra những khó khăn thách thức đối với nông dân nói chung và hộ nuôi tôm nói riêng.

Những người nuôi tôm được hỏi “Ông (bà) có biết thông tin về biến đổi khí hậu hay không?” Số người được phỏng vấn trả lời có biết chiếm tỷ lệ 57,54%, trong khi đó có 25,4% số người trả lời có nghe nói đến nhưng không biết rõ lắm và thậm chí có 21,03% số người không biết đến thông tin về biến đổi khí hậu. Điều này cho thấy còn rất nhiều hộ nuôi tôm chưa thực sự quan tâm đến vấn đề biến đổi khí hậu ở địa phương để có kế hoạch ứng phó kịp thời.


Bảng 3.1. Nhận thức của hộ nuôi tôm về tình hình thời tiết, khí hậu

Đơn vị tính:%

Chỉ tiêu TSQCCT TTCTTC TB chung

Biến đổi thất thường

73,91

78,24

79,76

Biến đổi ít

25,00

20,59

23,02

Không biến đổi

1,09

1,18

1,19

Có biết

51,09

57,65

57,54

Có biết nhưng không rõ lắm

28,26

22,35

25,40

Không biết

20,65

20,00

21,03

Nguồn thông tin về BĐKH




Tivi

72,83

75,88

77,78

Sách báo

19,57

17,65

19,05

Internet

5,43

18,82

14,68

Điện thoại

2,17

3,53

3,17

Khuyến nông

8,70

11,18

10,71

Tuyên truyền cán bộ

27,17

17,65

21,83

Họp dân

11,96

11,18

11,90

Người quen, hàng xóm

22,83

25,88

25,79

Nguyên nhân gây ra BĐKH




Xuất hiện nhà máy, khu công nghiệp

42,39

44,12

45,24

Do gia tăng dân số

35,87

42,35

41,67

Do quản lý tài nguyên không tốt

58,70

54,12

57,94

Do đô thị hóa

17,39

39,41

32,94

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 252 trang tài liệu này.

Phân tích biện pháp thích ứng với biến đổi khí hậu và hiệu quả nuôi tôm biển nông hộ tại tỉnh Bến Tre - 12

Đánh giá chung về thời tiết tại địa phương 10 năm qua (%)


Thông tin về biến đổi khí hậu


Nguồn: Phân tích số liệu khảo sát, 2018

Nguồn thông tin phổ biến nhất mà người nuôi tôm tiếp cận là kênh Tivi chiếm 77,78% số hộ phỏng vấn. Các nguồn thông tin hiện đại như sách báo, inetrnet và điện thoại đều chiếm tỷ lệ thấp lần lượt là 19,05%, 14,68% và 3,17%. Các nguồn thông tin qua tiếp xúc trực tiếp giữa các cá nhân như tham dự tập huấn khuyến nông, tuyên truyền của cán bộ, họp dân và người quen hàng xóm cũng chiếm tỷ lệ thấp lần lượt là 10,71%, 21,83%, 11,90% và 25,79%. Qua đây cho thấy ý thức chủ động tìm kiếm các nguồn thông tin về biến đổi khí hậu của người nuôi tôm chưa cao và trình độ tiếp cận còn hạn chế. Vì vậy, chính quyền địa phương cần phải tăng cường công tác tuyên truyền để người dân nắm bắt thông tin kịp thời hơn nữa.

Những người được phỏng vấn cho rằng nguyên nhân biến đổi khí hậu là do quản lý nguồn tài nguyên (đất, rừng, nước) không tốt chiếm tỷ lệ 57,94%, sự xuất hiện của nhiều nhà máy khu công nghiệp chiếm tỷ lệ 45,24%, dân số tăng nhanh chiếm tỷ lệ 42,67% và do tốc độ đô thị hóa chiếm tỷ lệ 32,94% trong tổng số người


được phỏng vấn. Các nguyên nhân này xuất phát từ phía con người, bước đầu cho thấy người nuôi tôm có sự hiểu biết nhất định về nguyên nhân gây ra BĐKH nhưng chưa sâu sắc, điều này có thể dẫn đến những hạn chế của họ trong hoạt động sản xuất.

3.1.1.2. Nhận thức về xu thế biến động của các hiện tượng BĐKH

Người nuôi tôm được hỏi nhận thức của họ về sự thay đổi của các hiện tượng thời tiết, khí hậu trong 10 năm qua. Các hiện tượng chính được nêu ra là nhiệt độ, lượng mưa, mưa trái mùa, mực nước, độ mặn, hạn hán, bão và sạt lở. Đa số các hộ nuôi tôm ở khu vực nghiên cứu đều trải qua những biến động của khí hậu và nhận thức của họ về xu thế của các hiện tượng BĐKH được thể hiện Bảng 3.2.

Bảng 3.2. Nhận thức của hộ nuôi tôm về xu thế các hiện tượng BĐKH

Nhiệt độ

78,24

0,38

13,74

7,63

Lượng mưa

25,19

27,20

35,50

12,21

Mưa trái mùa

15,65

2,68

54,20

27,48

Mực nước

67,94

1,92

8,40

21,76

Độ mặn

36,26

21,46

11,07

31,30

Hạn hán

32,06

2,30

6,87

58,78

Bão

32,44

6,51

5,73

55,34

Sạt lở

16,79

0,00

1,53

81,68

Hiện tượng BĐKH

% người trả lời Tăng Giảm Thất thường Bình thường


Nguồn: Phân tích số liệu khảo sát, 2018

Nhiệt độ tăng là một trong những biểu hiện được nhận thấy rõ ràng nhất chiếm 78,24% số người phỏng vấn nhận định. Điều này phù hợp với thực tế ở Việt Nam từ năm 1958 đến năm 2014 nhiệt độ trung bình đã tăng khoảng 0,620C (MONRE, 2016). Người nuôi tôm cũng nhận định rằng mực nước biển đã tăng nhiều hơn so với trước đây, chiếm 67,94% số người được hỏi. Mực nước biển các

năm qua ở Bến Tre có xu hướng tăng với tốc độ khá nhanh từ 1-2,5 cm/năm (UBND tỉnh Bến Tre, 2015). Theo MONRE, 2016 trung bình mỗi năm mực nước biển ở vùng biển Đông của ĐBSCL đã tăng lên 12 cm trong vòng 50 năm qua. Bên cạnh đó, lượng mưa và mưa trái mùa trong những năm gần đây ở Bến Tre có sự biến đổi bất thường, trước đây có hai mùa mưa nắng rõ rệt nhưng gần đây mùa mưa thường đến sớm hoặc muộn, trong mùa nắng có khi xảy ra những cơn mưa trái mùa. Lượng mưa tính trung bình trên cả nước trong giai đoạn từ năm 1958 đến năm 2014


có xu thế giảm ở các khu vực phía Bắc (5,8% đến 12,5%), tăng ở các khu vực phía Nam (6,9% đến 19,8%) (MONRE, 2016). Về độ mặn cũng có sự thay đổi thất thường với 36,26% số người trả lời độ mặn có xu hướng tăng, 21,46% trả lời độ mặn giảm và 21,76% người trả lời độ mặn không đổi.

Hệ thống kênh rạch và đê bao ở khu vực khảo sát được đầu tư khá tốt nên vấn đề sạt lở ít xảy ra, có 81,68% số người trả lời sạt lở là không đổi. Đối với bão và hạn hán có ít người nhận định có xu thế giảm mà ngược lại hầu hết đều cho rằng các hiện tượng này là bình thường hoặc tăng. Hầu như các nhận định của người nuôi tôm về các hiện tượng biến đổi khí hậu là phù hợp với thực tế đã và đang diễn ra.

3.1.1.3. Nhận thức về ảnh hưởng của các hiện tượng BĐKH đến nuôi tôm

Tỷ lệ hộ nuôi tôm đánh giá chung các hiện tượng BĐKH có ảnh hưởng đến công việc nuôi tôm của họ chiếm 88% số hộ khảo sát. Hoạt động nuôi tôm bị ảnh hưởng bởi từng hiện tượng BĐKH ngày càng nghiêm trọng được người nuôi tôm đánh giá theo thang đo Likert 5 điểm. Số điểm trung bình (MS) cho mức độ ảnh hưởng của từng hiện tượng biến đổi khí hậu đến nuôi tôm thể hiện Bảng 3.3.

Bảng 3.3. Mức độ ảnh hưởng của BĐKH đến nuôi tôm của các hộ khảo sát

Đơn vị tính: điểm

Hiện tượng BĐKH

TSQCCT

TTCTTC

TB Chung

Xếp loại ảnh hưởng

Nhiệt độ

3,62

3,79

3,73

Nghiêm trọng

Lượng mưa

3,39

3,59

3,52

Nghiêm trọng

Mưa trái mùa

3,14

3,47

3,35

Nghiêm trọng

Mực nước

2,62

2,61

2,61

Vừa phải

Độ mặn

2,88

2,52

2,65

Vừa phải

Hạn hán

2,49

2,49

2,49

Ít

Bão

2,11

2,47

2,34

Ít

Sạt lở

1,53

1,69

1,63

Không đáng kể

Nguồn: Phân tích số liệu khảo sát, 2018

Về nhiệt độ: Nhiệt độ ảnh hưởng đến rất nhiều yếu tố trong ao nuôi, đặc biệt là chất lượng nước, khả năng thích nghi, sinh trưởng và phát triển. Nhiệt độ thích hợp cho tôm sú trong khoảng 28 - 300C, cho tôm thẻ chân trắng 25 – 300C. Nhiệt độ tăng cao trên 35°C làm cho tôm giảm ăn hoặc thậm chí bỏ ăn và giảm tốc độ tăng trưởng (Cao Lệ Quyên, 2016). Điểm trung bình chung đánh giá nhiệt độ có ảnh hưởng đến nuôi tôm là cao nhất MS = 3,73. Số hộ đánh giá nhiệt độ thay đổi có ảnh hưởng rất nghiêm trọng và nghiêm trọng đến nuôi tôm của họ chiếm tỷ lệ 68,7%.


Về lượng mưa và mưa trái mùa: Lượng mưa tăng/giảm cũng như những cơn mưa trái mùa là những yếu tố thời tiết làm thay đổi môi trường ao nuôi như nhiệt độ, PH, độ mặn dẫn đến tôm bị sốc và tăng trưởng chậm. Lượng mưa lớn có ảnh hưởng đến tôm nuôi nhiều hơn so lượng mưa nhỏ (Lê Thị Phương Mai, 2017). Điểm trung bình đánh giá lượng mưa và mưa trái mùa là 3,52 điểm và 3,35 điểm, có ảnh hưởng nghiêm trọng đến nuôi tôm. Tổng số hộ đánh giá lượng mưa và mưa trái mùa có ảnh hưởng đến hoạt động nuôi tôm ở mức rất nghiêm trọng và nghiêm trọng chiếm tỷ lệ lần lượt là 57,6% và 52,3%.

Về mực nước: Mực nước cao hay thấp đều có tác động đến tôm nuôi làm cho cho tôm sinh trưởng chậm, các yếu tố môi trường dễ thay đổi, tôm dễ bị bệnh và chết. Đa số người nuôi tôm nhận định mực triều có xu hướng tăng so với những năm trước đây, điểm trung bình đánh giá là 2,60 điểm và có ảnh hưởng ở mức vừa phải. Số hộ đánh giá mực nước thay đổi có ảnh hưởng rất nghiêm trọng và nghiêm trọng chiếm tỷ lệ 24,1% và số hộ còn phân vân về ảnh hưởng của mực nước đến việc nuôi tôm của họ chiếm tỷ lệ 31,3%.

Về độ mặn: Tôm sú có thể sinh trưởng trong giới hạn độ mặn từ 5‰ đến 25‰, độ mặn thích hợp cho tôm phát triển từ 15‰ - 25‰ và độ mặn nước ao không thay đổi quá 5‰ /ngày ( Nguyễn Thanh Phương và ctv, 2014). Khi độ mặn

tăng cao làm cho tôm tăng trưởng chậm do chu kỳ lột xác kéo dài, dễ bị bệnh và khó quản lý ao nuôi. Trong khi đó độ mặn thấp dễ làm tôm bị mềm vỏ, có mùi và bệnh chết. Điểm trung bình đánh giá độ mặn có ảnh hưởng đến nuôi tôm là 2,65 điểm, có ảnh hưởng vừa phải. Có 28,2% số hộ đánh giá độ mặn thay đổi có ảnh hưởng rất nghiêm trọng và nghiêm trọng đến tôm nuôi của họ.

Về hạn hán: Nhiệt độ, độ mặn, hạn hán có liên quan với nhau, khi nhiệt độ tăng sẽ gây nên tình trạng hạn hán và độ mặn tăng. Hạn hán làm lượng nước bốc hơi nhiều gây thiếu nước và giảm lượng oxy trong ao nuôi. Điểm trung bình đánh giá hạn hán có ảnh hưởng vừa phải đến nuôi tôm là 2,49 điểm. Có 28,2% số hộ đánh giá hạn hán thay đổi có ảnh hưởng rất nghiêm trọng và nghiêm trọng, và 19,5% số hộ còn phân vân về ảnh hưởng của hạn hán đến việc nuôi tôm của họ.


Về bão: Bão với sức gió mạnh thường kéo theo mưa lớn làm hư hại tài sản, thay đổi môi trường ao nuôi làm giảm năng suất rất nhiều, thậm chí có thể mất trắng. Điểm trung bình đánh giá bão có ảnh hưởng đến nuôi tôm là 2,35 điểm. Số hộ đánh giá bão có ảnh hưởng ở mức rất nghiêm trọng và nghiêm trọng là 27,5% và số hộ còn phân vân về ảnh hưởng của bão đến tôm nuôi là 13,0%.

Về sạt lở: Vấn đề sạt lở đã gây ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của nhiều hộ dân, chủ yếu là các hộ ở ven sông và ven đê. Đối với những người nuôi tôm trên địa bàn thì sạt lở ít ảnh hưởng đến công việc nuôi tôm của họ. Chỉ có 8,8% số hộ cho rằng sạt lở có ảnh hưởng rất nghiêm trọng và nghiêm trọng đến hoạt động nuôi tôm. Điểm trung bình mức độ ảnh hưởng của sạt lở ở mức thấp là 1,63 điểm.

Tóm lại, mỗi hiện tượng biến đổi khí hậu có mức độ ảnh hưởng khác nhau đến nuôi tôm. Kết quả nghiên cứu cho thấy, các yếu tố của sự phơi lộ là thay đổi nhiệt độ, lượng mưa và mưa trái mùa có ảnh hưởng nghiêm trọng, thay đổi mực nước và độ mặn có ảnh hưởng vừa phải, hạn hán và bão có ảnh hưởng ít và sạt lở có ảnh hưởng không đáng kể đến hoạt động nuôi tôm biển của nông hộ.

3.1.2. Nguồn lực sinh kế của hộ nuôi tôm trong bối cảnh biến đổi khí hậu

3.1.2.1. Nguồn lực con người

Các khía cạnh nguồn lực con người như tuổi tác, quy mô hộ, số lao động, trình độ học vấn và kinh nghiệm. Tuổi bình quân của chủ hộ khá cao khoảng 50,4 tuổi, người lớn tuổi khả năng làm việc cũng như đối phó lại với sự thay đổi thời tiết chậm hơn. Đa số những người trẻ đi làm xa (thành phố lớn và khu công nghiệp) với mức lương khá ổn định và không phải chịu nhiều rủi ro như nuôi tôm. Chủ hộ cũng có trình độ học vấn khá thấp, trung bình khoảng lớp 7 nên hạn chế trong việc tiếp thu những kỹ thuật mới cũng như tìm kiếm các biện pháp thích ứng với sự thay đổi thời tiết. Trung bình số người tốt nghiệp cấp 3 trở lên mỗi hộ là 1 người nhưng đa số những người này lại làm công việc khác như viên chức, công nhân hay buôn bán.

Mặc dù quy mô hộ nuôi tôm trung bình khá lớn là 4,63 người/hộ nhưng lao động trực tiếp nuôi tôm là thấp, chỉ khoảng 1 đến 2 người đảm nhận và trung bình là 1,45 người/hộ. Công việc nuôi tôm đòi hỏi phải theo dõi liên tục quá trình sinh

.....

⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 26/06/2023