Kết Quả, Hiệu Quả Tài Chính Của Các Hộ Nuôi Tôm


trong áp dụng biện pháp thích ứng (Mabe và ctv, 2014; Taruvinga và ctv, 2016; Denkyirah, 2017; Fadina và Barjolle, 2018).

Tuổi của chủ hộ ảnh hưởng đồng biến đến biện pháp PNRR ở mức ý nghĩa thống kê là 1%, bởi vì người lớn tuổi thường có tâm lý lo xa và muốn đề phòng những rủi ro bất trắc cao hơn so với người trẻ. Ngoài ra, người lớn tuổi được kỳ vọng sẽ có thêm kinh nghiệm về dự báo thời tiết và điều đó giúp tăng khả năng thực hiện các biện pháp thích ứng với biến đổi khí hậu. Tuy nhiên, khả năng áp dụng biện pháp ĐDHSX ở những người nuôi tôm lớn tuổi lại thấp hơn so với người trẻ (ở mức ý nghĩa thống kê 5%) bởi vì người trẻ tuổi có nhiều năng lượng hơn để đa dạng hoạt động và cải tiến sản xuất (Denkyirah và ctv, 2017). Một số nghiên cứu khác cũng cho thấy tuổi có ảnh hưởng đến sự thích ứng với BĐKH của người nông dân (Tazeze, 2012; Taruvinga và ctv, 2016; Mabe và ctv, 2014; Amare và ctv, 2018).

Trình độ văn hóa của chủ hộ có ảnh hưởng mạnh mẽ đến khả năng áp dụng biện pháp ĐCLTV, ĐCKT và PNRR đều ở mức ý nghĩa thống kê là 1% và mang dấu dương. Điều này cho biết có sự tương quan thuận giữa số năm đi học và khả năng áp dụng các biện pháp thích ứng này. Trình độ văn hóa càng cao giúp chủ hộ tiếp thu và áp dụng các biện pháp thích ứng càng nhanh chóng, dễ dàng và hiệu quả hơn. Vì thế, đầu tư vào giáo dục đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển nói chung và cung cấp một công cụ chính sách để tăng cường áp dụng các biện pháp thích ứng. Tương tự, Denkyirah và ctv (2017), Fadina và Barjolle (2018) cũng kết luận rằng trình độ văn hóa của nông dân có ảnh hưởng đến việc điều chỉnh lượng thuốc trừ sâu, lượng phân bón hóa học và sử dụng giống cải tiến. Các nghiên cứu khác (Maddison, 2006; Deressa và ctv, 2008; Bryan và ctv, 2011) cũng tìm thấy mối quan hệ tích cực giữa giáo dục chủ hộ và thích ứng với biến đổi khí hậu.

Kinh nghiệm nuôi tôm ảnh hưởng đồng biến đến biện pháp PNRR với mức ý nghĩa thống kê 5%. Những chủ hộ có nhiều kinh nghiệm nuôi tôm được kỳ vọng khả năng quan sát và dự đoán thời tiết thay đổi tốt hơn. Điều này giúp tăng năng lực thực hiện các biện pháp thích ứng, chẳng hạn như nâng cấp tu sửa bờ bao ao nuôi. Tương tự, nghiên cứu của Maddison (2006), Nhemachena và Hassan (2007), Abid


và ctv (2015) và Amare và ctv (2018) cũng cho thấy mối quan hệ tích cực giữa kinh nghiệm sản xuất và thích ứng với biến đổi khí hậu. Balew và ctv (2014) cũng kết luận kinh nghiệm trong quá khứ có ảnh hưởng đến quyết định thích ứng trong hiện tại.

Các biện pháp ĐCKT và ĐDHSX chịu ảnh hưởng của yếu tố lao động với mức ý nghĩa thống kê tương ứng là 1% và 5%. Lao động có tương quan thuận với các biện pháp này, làm tăng khả năng thích ứng vì nó gắn liền với hoạt động thâm dụng lao động. Jared và ctv (2020) chỉ ra những hộ gia đình có nhiều lao động sẽ thuận lợi hơn để tham gia vào việc bảo tồn đất. Mối quan hệ giữa lao động và áp dụng các biện pháp thích ứng cũng được tìm thấy trong các nghiên cứu khác (Deressa và ctv, 2009; Abid và ctv, 2015; Ali và Erenstein, 2016).

Thu nhập nông hộ có tác động đồng biến đến các biện pháp ĐCLTV với mức ý nghĩa thống kê 10%. Thu nhập là nguồn tài chính quan trọng để hộ nuôi tôm áp dụng các biện pháp thích ứng một cách nhanh chóng và kịp thời. Nghiên cứu của Deressa và ctv (2009), Fosu-Mensah và ctv (2010) đều chỉ ra rằng thu nhập có ảnh hưởng đồng biến đến quyết định thích ứng của nông hộ vì nguồn thu nhập sẵn có sẽ giúp họ mua đầy đủ các đầu vào. Thu nhập có ảnh hưởng đến quyết định áp dụng biện pháp tăng cường sử dụng phân bón và thuốc trừ sâu (Denkyirah và ctv, 2017), giống cải tiến (Amare, 2018) và bảo tồn đất (Bryan và ctv, 2011; Jared và ctv 2020). Đất đai là tài sản sản xuất chính của hộ nuôi tôm và được kỳ vọng có ảnh hưởng đồng biến đến khả năng thích ứng. Tuy nhiên, trong nghiên cứu này, diện tích ao nuôi tôm lại có ảnh hưởng nghịch biến đến biện pháp ĐCKT ở mức ý nghĩa thống kê 5%. Điều này là do những hộ có diện tích ao nuôi tôm lớn, việc quản lý môi trường ao nuôi khó khăn hơn. Hơn nữa, nuôi tôm là một ngành mang tính thâm canh cao so với các ngành sản xuất nông nghiệp khác. Tăng cường sử dụng máy móc, thay đổi lượng thức ăn, sử dụng ao lắng lọc, sử dụng thuốc thú y là những biện pháp kỹ thuật thích ứng quan trọng nhưng chỉ thực hiện có hiệu quả trên diện tích

ao nuôi phù hợp với điều kiện sản xuất hiện có.

3.3.2.2. Tiếp cận dịch vụ xã hội

Tiếp cận các dịch vụ xã hội được xem xét trong nghiên cứu này bao gồm các yếu tố tham gia khuyến nông, tham gia đoàn thể và tiếp cận tín dụng.


Số lần tham gia khuyến nông có ảnh hưởng đồng biến đến quyết định áp dụng các biện pháp ĐCKT, ĐDHSX và PNRR với ý nghĩa thống kê tương ứng là 10%, 5% và 10%. Khuyến nông đóng vai trò quan trọng là kênh chia sẻ, trao đổi những kiến thức về biến đổi khí hậu. Đồng thời, nó là kênh lồng ghép các kỹ thuật nuôi tôm tiến bộ, cải thiện đầu vào và kỹ năng cho nông hộ nhằm tăng năng suất và thu nhập. Tương tự, Deressa và ctv (2009), Gbetibouo (2009), Balew và ctv (2014) và Denkyirah và ctv (2017) đã kết luận tham gia khuyến nông sẽ giúp họ tăng cường áp dụng biện pháp sử dụng giống cải tiến, bảo tồn đất và nước. Ngoài ra, tiếp cận khuyến nông còn giúp nông hộ nâng cao nhận thức về biến đổi khí hậu (Maddison, 2006; Nhemachena và Hassan, 2007 và Bryan và ctv, 2013). Ngược lại, việc không thường xuyên tiếp xúc giữa cán bộ khuyến nông và nông dân có thể khiến nông dân mất niềm tin vào các biện pháp sản xuất mà họ được khuyến khích áp dụng trong khu vực (Jared, 2020).

Hệ số tham gia các tổ chức đoàn thể có dấu dương và ảnh hưởng có ý nghĩa thống kê đến biện pháp ĐCLTV và ĐDHSX lần lượt là 10% và 5%. Hộ nuôi tôm là thành viên của các tổ chức đoàn thể có khả năng áp dụng các biện pháp ĐCLTV và ĐDHSX cao hơn. Tham gia các cuộc họp đoàn thể tạo điều kiện để hộ thu thập được nhiều thông tin về thời tiết (Jared và ctv, 2020), học hỏi và chia sẻ kinh nghiệm lẫn nhau để có kế hoạch điều chỉnh thời vụ hợp lý. Ngoài ra, tham gia đoàn thể giúp hộ có thể được hỗ trợ về vốn và kỹ thuật sản xuất mới để đa dạng các hoạt động sản xuất. Taruvinga và ctv (2016), Ojio and Baiyegunhi (2018) đã chứng tỏ rằng nông dân tham gia các nhóm nông nghiệp địa phương có ảnh hưởng tích cực đến khả năng áp dụng biện pháp điều chỉnh lịch trồng cây.

Tiếp cận tín dụng là yếu tố có ảnh hưởng đồng biến đến việc áp dụng biện pháp ĐCLTV và ĐCKT với mức ý nghĩa thống kê là 10%. Nuôi tôm là ngành cần phải đầu tư lượng vốn nhiều, đặc biệt là các hộ nuôi thâm canh, trong khi nguồn vốn tự có hạn chế. Hoạt động tín dụng giúp tăng nguồn lực tài chính, đáp ứng các chi phí liên quan đến việc thực hiện các biện pháp thích ứng khác nhau (chẳng hạn như mua giống, máy móc thiết bị, thuốc/hóa chất, thuê mướn nhân công) cũng như sử


dụng các thông tin sẵn có một cách kịp thời. Tiếp cận tín dụng cũng là yếu tố được tìm thấy trong nhiều nghiên cứu khác về quản lý biện pháp thích ứng. Theo Taruvinga và ctv (2016), tiếp cận tín dụng giúp nông hộ tăng khả năng thay đổi giống, bổ sung nước tưới và kỹ thuật bảo tồn nước. Còn theo Bryan và ctv (2011), tiếp cận tín dụng giúp nông hộ tăng khả năng tiếp cận nguồn thức ăn cho gia súc. Các kết quả này cũng phù hợp với nghiên cứu của Hassan và Nhemachena (2008), Fosu-Mensah và ctv (2010), Tazeze và ctv (2012) và Mihiretu và ctv (2020), tiếp cận tín dụng giúp nông dân Châu Phi thích ứng với biến đổi khí hậu tốt hơn.

3.3.2.3. Nhận thức về biến đổi khí hậu

Phần này xem xét ảnh hưởng của nhận thức về BĐKH đến hành vi thích ứng. Các biến giải thích là sự tiếp cận các nguồn thông tin liên quan đến vấn đề BBĐKH, số năm nhận biết thời tiết thay đổi và nhận thức BĐKH ảnh hưởng đến nuôi tôm.

Tiếp cận nguồn thông tin về biến đổi khí hậu là yếu tố quan trọng có ảnh hưởng đến quyết định áp dụng các biện pháp ĐCLTV, ĐCKT và PNRR với mức ý nghĩa là 5%, 10% và 1%. Có mối tương quan thuận giữa tiếp cận thông tin và việc áp dụng các biện pháp này, nghĩa là khi hộ có hiểu biết về vấn đề BĐKH tốt hơn thì khả năng thực hiện các hành động đối phó với các rủi ro liên quan đến BĐKH sẽ nhanh hơn (Ojo và Baiyegunhi, 2018; Jared và ctv, 2020). Điều này ngụ ý rằng việc phổ biến thông tin về biến đổi khí hậu thông qua khuyến nông, bản tin thời tiết, hàng xóm, người thân và các kênh khác là cần thiết (Mihiretu và ctv, 2020). Mặt khác, người nuôi tôm cũng cần phải có ý thức chủ động tìm hiểu các thông tin này trên nhiều kênh khác nhau. Ngoài ra, các trung tâm dự báo thời tiết cũng đóng vai trò quan trọng trong việc xử lý dữ liệu thời tiết và phổ biến kịp thời đến nông dân.

Số năm người nuôi tôm nhận biết thời tiết thay đổi thất thường có ảnh hưởng đồng biến với mức ý nghĩa thống kê là 5% và 10% đối với các biện pháp ĐCLTV và ĐDHSX. Qua nhiều năm quan sát, họ sẽ nhận ra được sự biến động của thời tiết (lượng mưa và nhiệt độ, mực nước biển dâng) để điều chỉnh các biện pháp quản lý sản xuất sao cho phù hợp với sự biến động đó. Chẳng hạn như chọn thời điểm thích hợp để thả giống giúp tôm thích nghi tốt nhất với thời điểm nắng nóng hay mưa


nhiều hay họ nhận ra công việc nuôi tôm ngày càng khó khăn hơn nên quyết định đa

dạng thêm các hoạt động sản xuất để tăng thêm thu nhập và ổn định đời sống.

Nhận thức biến đổi khí hậu có ảnh hưởng đến nuôi tôm có ảnh hưởng đến quyết định áp dụng các biện pháp ĐCLTV, ĐCKT và ĐDHSX với mức ý nghĩa thống kê tương ứng là 1%, 10% và 10% và có tương quan thuận với các biện pháp này. Điều này chứng tỏ nhận thức được biến đổi khí hậu thực sự có ảnh hưởng đến nuôi tôm là bước đầu tiên quan trọng để họ chủ động tìm kiếm và áp dụng các biện pháp thích ứng. Nhiều hộ tìm cách thay đổi kỹ thuật nuôi như thay đổi thời điểm thả giống hay thu hoạch, thay đổi mật độ, tăng cường sử dụng máy móc thiết bị, sử dụng vôi hay thuốc. Và để tăng thêm thu nhập một số hộ còn kết hợp với thủy sản khác (thường trong mô hình TSQCCT) hay làm thêm nghề phi nông nghiệp (làm thuê, buôn bán nhỏ).

Như vậy, nhận thức của người nuôi tôm về BĐKH có ảnh hưởng đến hành vi thích ứng của họ. Khi người nuôi tôm có hiểu biết về BĐKH, nhận biết thời tiết đã và đang diễn biến phức tạp và có ảnh hưởng đến nuôi tôm thì họ sẽ tăng cường áp dụng các biện pháp thích ứng. Điều này phù hợp với các nghiên cứu trước đây, chẳng hạn Adger và ctv (2005) cho rằng để thích ứng trước tiên đòi hỏi người nông dân phải nhận ra được sự thay đổi của khí hậu. Jirivà ctv (2015), Maddison (2006) và Jared và ctv (2020) đều nhận thấy rằng nhận thức rõ ràng về biến đổi khí hậu sẽ có tác động tích cực đến việc áp dụng các biện pháp thích ứng.

3.3.2.4. Chỉ số phơi lộ

Chỉ số phơi lộ là chỉ tiêu tổng hợp phản ảnh mức độ tổn thương của hộ nuôi tôm do tiếp xúc với các hiện tượng thời tiết, khí hậu cực đoan (như nhiệt độ tăng, hạn hán, mưa trái mùa, bão, mực triều dâng, sạt lở). Nghiên cứu này cho thấy chỉ số phơi lộ có ảnh hưởng nghịch biến đến khả năng áp dụng biện pháp ĐCLTV và ĐCKT ở mức ý nghĩa thống kê 1% và 10%, tương ứng. Điều này cho thấy, hộ có chỉ số tổn thương càng cao thì khả năng áp dụng các biện pháp thích ứng này càng thấp. Vì thế, để tăng cường năng lực thích ứng cho hộ nuôi tôm cần phải giảm tính dễ bị tổn thương, đặc biệt là các hộ có chỉ số dễ bị tổn thương do phơi lộ ở mức cao.


Tóm lại, nghiên cứu này cho thấy các yếu tố đặc điểm hộ, tiếp cận dịch vụ xã hội, nhận thức của hộ nuôi tôm về biến đổi khí hậu và chỉ số phơi lộ có ảnh hưởng khác nhau đến hành vi thích ứng của họ. Khả năng áp dụng các biện pháp thích ứng biến đổi khí hậu có một số điểm chung như sau: (1) Hộ nuôi TTCTTC có khả năng áp dụng các biện pháp thích ứng đa dạng hơn hộ nuôi TSQCCT; (2) Trình độ văn hóa, lao động, thu nhập càng cao khả năng áp dụng các biện pháp thích ứng càng cao; (3) Hộ nuôi tôm tiếp cận khuyến nông, đoàn thể, tín dụng càng dễ dàng hơn thì khả năng áp dụng các biện pháp thích ứng càng cao; (4) Hộ nuôi tôm tiếp cận thông tin về biến đổi khí hậu tốt hơn, nhận thức biến đổi khí hậu có ảnh hưởng đến nuôi tôm thì khả năng áp dụng các biện pháp thích ứng cao hơn và (5) Hộ nuôi tôm có chỉ số phơi lộ cao thì khả năng áp dụng biện pháp thích ứng thấp và ngược lại. Cải thiện các yếu này theo chiều hướng tích cực sẽ góp phần gia tăng khả năng thích ứng cho các hộ nuôi tôm.

3.4. Kết quả, hiệu quả tài chính của các hộ nuôi tôm

3.4.1. Một số chỉ tiêu kỹ thuật của các hộ nuôi tôm

Số ao trung bình một hộ nuôi TSQCCT ở Bến Tre là 1,07 ao/hộ thấp hơn ở Bạc Liêu là 1,57 ao/hộ (Nguyễn Thị Kim Quyên, 2017). Số ao trung bình một hộ nuôi TTCTTC cao hơn, khoảng 1,45 ao/hộ, nhưng thấp hơn nghiên cứu của Nguyễn Thùy Trang (2018) ở Sóc Trăng là 1,86 ao/hộ.

Bảng 3.20. Một số chỉ tiêu kỹ thuật của các hộ nuôi tôm

Mô hình TSQCCT Mô hình TTCTTC

Chỉ tiêu Đơn vị

tính

Trung bình

Thấp nhất

Cao nhất

Trung bình

Thấp nhất

Cao nhất

Số ao nuôi

ao/hộ

1,07

1,0

2,0

1,45

1,0

5,0

Diện tích/hộ

ha/hộ

1,49

0,2

5,0

0,57

0,1

4,0

Diện tích/ao

ha/ao

1,44

0,2

5,0

0,26

0,1

1,6

Mật độ

con/m2

14,14

2,5

40,0

73,12

11,80

190,50

Lượng thức ăn

kg/ha

124,98

0,0

375,0

10.353

770

29.615

Năng suất

kg/ha

489,33

64

1.389

10.584

833

27.500

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 252 trang tài liệu này.

Phân tích biện pháp thích ứng với biến đổi khí hậu và hiệu quả nuôi tôm biển nông hộ tại tỉnh Bến Tre - 17

Nguồn: Phân tích số liệu khảo sát, 2018 Quy mô diện tích hộ nuôi TSQCCT ở Bến Tre là tương đối thấp (1,49 ha/hộ), ở Bạc Liêu chỉ khoảng 1,39 ha/hộ (Nguyễn Thị Kim Quyên, 2017) và ở ĐBSCL nói chung là 1,64 ha/hộ (Lê Thị Phương Mai và ctv, 2016). Quy mô diện


tích trung bình một hộ nuôi TTCTTC khoảng 0,566 ha/hộ, diện tích này khá tương đồng với Sóc Trăng là 0,541 ha/hộ (Nguyễn Thùy Trang, 2020).

Diện tích trung bình trên một ao nuôi TSQCCT ở Bến Tre khá lớn khoảng 1,44 ha/ao, ở Đồng bằng sông Cửu Long chỉ có 0,78 ha/ao (Lê Thị Phương Mai và ctv, 2016). Còn đối với các ao nuôi TTCTTC ở Bến Tre có diện tích trung bình là 0,26 ha/ao, tương đương với nghiên cứu của Võ Nam Sơn và ctv (2014) ở Sóc Trăng là 0,29 ha/ao và Nguyễn Thanh Long và ctv (2015) ở Cà Mau là 0,22 ha/ao.

Mật độ thả nuôi TSQCCT trong nghiên cứu này là khoảng 14,14 con/m2, còn

ở Bạc Liêu là 11,3 con/m2 (Nguyễn Thị Kim Quyên, 2017), Cà Mau là 9,29 con/m2 (Võ Nam Sơn và ctv, 2018). Điều này cho thấy hộ nuôi tôm có xu hướng tăng mật độ với hy vọng mang lại sản lượng cao hơn. Theo khuyến cáo, mật độ thả nuôi TSQCCT không nên vượt quá 7 con/m2 (Nguyễn Thanh Phương và Trần Ngọc Hải, 2009).

Mật độ thả nuôi TTCTTC trong nghiên cứu này là 73,12 con/m2. Kết quả này

tương đương ở Bạc Liêu là 73,5 con/m2 (Nguyễn Thị Bích Vân và ctv, 2018) và ở Cà Mau là 74,7 con/m2 (Nguyễn Thanh Long và Huỳnh Văn Hiền, 2015), nhưng thấp hơn ở Ninh Thuận là 87 con/m2 (Phùng Thị Hồng Gấm và ctv, 2014). Mật độ nuôi tương quan nghịch với tốc độ tăng trưởng, cần lựa chọn mật độ nuôi phù hợp.

Thức ăn chủ yếu của mô hình nuôi TSQCCT là thức ăn tự nhiên, ở giai đoạn đầu thả nuôi và hộ nuôi mật độ cao thì thức ăn công nghiệp được bổ sung (khoảng 89,13% hộ bổ sung) nhưng với một lượng ít, trung bình khoảng 124,98 kg/ha/năm. Trái lại, mô hình nuôi TTCTTC sử dụng chủ yếu là thức ăn công nghiệp, trung bình khoảng 10.353 kg/ha/vụ, gần tương đương nghiên cứu của Đỗ Minh Vạn (2016) ở ĐBSCL là 10.200 kg/ha, cao hơn nghiên cứu của Nguyễn Thanh Long và ctv (2015) ở Cà Mau là 6.789 kg/ha, nhưng thấp hơn nghiên cứu của Nguyễn Thị Thùy Trang (2020) ở Sóc Trăng là 11.160 kg/ha. Lượng thức ăn trong một vụ nuôi của mỗi hộ khác nhau phụ thuộc vào mật độ, cách cho ăn, thời tiết và sức khỏe của tôm. Năng suất trung bình hộ nuôi TSQCCT trong mẫu khảo sát là 489,33 kg/ha/năm, gần tương đương ở Bạc Liêu là 483 kg/ha/năm (Nguyễn Thị Kim Quyên, 2017), nhưng thấp hơn ở Sóc Trăng là 830 kg/ha/năm (Lê Thị Phương Mai


và ctv, 2016), ở Cà Mau là 558,40 kg/ha/năm (Võ Nam Sơn và ctv, 2018). Theo

người dân lý do quan trọng gây nên năng suất thấp là gần đây thời tiết bất lợi hơn.

Năng suất trung bình hộ nuôi TTCTTC ở Bến Tre là 10.548 kg/ha, thấp nhất là 833 kg/ha và cao nhất là 27.500 kg/ha. Năng suất giữa các hộ khác nhau là do nhiều yếu tố tác động như trình độ, kinh nghiệm, mật độ nuôi và khả năng áp dụng các biện pháp thích ứng với BĐKH. Kết quả nghiên cứu này thấp hơn của Phùng Thị Hồng Gấm và ctv (2014) với năng suất là 15.900 kg/ha/vụ và Lê Kim Long (2017) là 18.110 kg/ha. Nhưng năng suất này cao hơn nghiên cứu của Nguyễn Thị Bích Vân và ctv (2018) (9.650 kg/ha) và Đỗ Minh Vạn (2016) (8.370 kg/ha).

3.4.2. Kết quả, hiệu quả tài chính tính trung bình 1 ha ao nuôi tôm

3.4.2.1. Kết quả, hiệu quả tài chính cho 1 ha ao nuôi tôm

Chi phí sản xuất cho 1 ha ao nuôi TSQCCT thấp chỉ khoảng 16,18 triệu đồng/ha/năm, chủ yếu là chi phí con giống, thức ăn, lao động và cải tạo ao. Quy mô và kết cấu các loại chi phí trung bình trên 1 ha thể hiện Bảng 8.1, Phụ lục 8. Với mức đầu tư thấp dẫn đến năng suất, doanh thu và lợi nhuận của các hộ nuôi TSQCCT thấp hơn nhiều so với hộ nuôi TTCTTC (Bảng 3.21). So với các nghiên cứu khác ở ĐBSCL thì hộ nuôi TSQCCT ở Bến Tre trong mẫu có kết quả, hiệu quả thấp hơn (Nguyễn Thị Kim Quyên, 2017; Võ Nam Sơn và ctv, 2018).

Bảng 3.21. Kết quả, hiệu quả tài chính tính trung bình 1 ha nuôi tôm

Khoản mục Đơn vị tính Mô hình TSQCCT TTCTTC

Tổng doanh thu

triệu đồng

74,42

1.168,37

Tổng chi phí

triệu đồng

16,18

632,70

Tổng lợi nhuận

triệu đồng

58,24

535,67

Tổng thu nhập

triệu đồng

71,50

566,29

Tỷ suất doanh thu/chi phí

lần

4,60

1,85

Tỷ suất lợi nhuận/chi phí

lần

3,60

0,85

Tỷ suất lợi nhuận/doanh thu

lần

0,78

0,46

Tỷ suất thu nhập/chi phí

lần

4,42

0,90

Tỷ suất thu nhập/doanh thu

lần

0,96

0,48

Nguồn: Phân tích số liệu khảo sát, 2018

Chi phí sản xuất 1 ha ao nuôi TTCTTC khá cao, khoảng 632,7 triệu đồng/vụ bao gồm chi phí giống, thức ăn, thuốc, lao động, năng lượng, vôi và ao nuôi. Quy mô và kết cấu chi phí của từng khoản mục tính trung bình trên 1 ha thể hiện ở Bảng

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 26/06/2023