Phân tích báo cáo tài chính tại Công ty cổ phần Sông Đà - Hà Nội - 15


mối liên hệ chặt chẽ với nhau, giải pháp này có thể là điều kiện thúc đẩy việc thực hiện tốt giải pháp kia hoặc có cùng một mục tiêu chung nào đó. Vì vậy việc kết hợp khéo léo, linh hoạt giửa các giải pháp với nhau sẽ giúp công ty nâng cao hiệu quả kinh doanh, đồng thời qua đó cũng giúp Ban quản trị của công ty đánh giá đúng thực trạng tài chính của mình, một mặt phát huy những thế mạnh sẳn có, mặt khác đưa ra các chính sách khắc phục hạn chế để ngày càng nâng cao khả năng tài chính và tạo các mức sinh lời cao, tạo điều kiện cho công ty ngày càng phát triển.

3.3. Điều kiện thực hiện các giải pháp

3.3.1. Điều kiện về phía Nhà nước

Để giúp các DN có kiến thức cơ bản và kỹ năng thành thạo trong việc phân tích BCTC, lập kế hoạch, lập dự toán và định giá DN để đưa ra các quyết định quản lý một cách nhanh chóng và chính xác, Nhà nước cần quan tâm hơn nữa đến các nội dung sau:

- Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về kế toán: Hệ thống văn bản kế toán hiện nay còn chưa được thống nhất đối với các văn bản khác nhau chẳng hạn quy định về lợi nhuận kế toán và lợi nhuận thuế. Các văn bản đưa ra nhưng chưa có hướng dẫn kịp thời hoặc hướng dẫn còn chưa rò ràng, khó hiểu gây khó khăn cho các đơn vị thực hiện. Vì vậy, Nhà nước, Bộ tài chính cần phải đưa ra các chính sách, chế độ kịp thời, đồng bộ, rò ràng và thống nhất giữa các ngành chức năng để các đơn vị có cơ sở thực hiện tốt.

- Thống nhất quy định kiểm toán đối với tất cả các doanh nghiệp. Thực hiện thống nhất các đơn vị đều cần kiểm toán chính là tạo sự công bằng giữa các doanh nghiệp, tăng tính trách nhiệm của các doanh nghiệp trong việc lập và cung cấp thông tin trên BCTC.

- Nhà nước cần có kế hoạch tổ chức đào tạo, bồi dưỡng thường xuyên về nghiệp vụ phân tích hoạt động kinh doanh nói chung và phân tích tình hình tài chính nói riêng cho cán bộ phân tích của các DN.


- Nhà nước cần ban hành những quy định cụ thể, chi tiết với công tác thống kê. Phân tích báo cáo tài chính sẽ đầy đủ, chất lượng, dễ dàng hơn nếu có hệ thống các chỉ tiêu thống kê của ngành, nhóm ngành. Đây là cơ sở để tham chiếu quan trọng khi tiến hành phân tích.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 122 trang tài liệu này.

3.3.2. Điều kiện về phía Công ty cổ phần Sông Đà - Hà Nội

Về phía Công ty cổ phần Sông Đà - Hà Nội để nâng cao năng lực tài chính trước tiên cần thay đổi nhận thức về vai trò quan trọng của việc phân tích BCTC trong sản xuất kinh doanh đối với tất cả các nhân viên trong đơn vị đặc biệt là các nhà lãnh đạo và các cán bộ phân tích. Từ đó, các nhà lãnh đạo trong Công ty sẽ có những quan tâm đúng mức đến bộ phận phân tích BCTC. Cụ thể những nội dung cần thực hiện để nâng cao chất lượng phân tích báo cáo tài chính của Công ty:

Phân tích báo cáo tài chính tại Công ty cổ phần Sông Đà - Hà Nội - 15

Một là: Nâng cao trình độ cán bộ phân tích

Hiện tại công việc phân tích Báo cáo tài chính của Công ty được tiến hành bởi kế toán trưởng. Để việc phân tích Báo cáo tài chính đạt kết quả chính xác và có chất lượng cao thì trước hết đòi hỏi cán bộ phân tích phải có trình độ chuyên môn nghiệp vụ vững vàng. Cán bộ phân tích không chỉ cần có chuyên môn nghiệp vụ về kế toán, ngoài ra cần phải có kiến thức liên quan đến pháp luật, biến động thị trường, các thông tin kinh tế trong và ngoài nước từ mọi nguồn đăng tải. Nhân viên phân tích cần được đào tạo chuyên sâu về nghiệp vụ phân tích, Công ty nên bố trí các khoá học ngắn hạn và dài hạn cho nhân viên.

Hai là: Nâng cao chất lượng nguồn số liệu

Nguồn số liệu sử dụng để phân tích cũng là yếu tố quan trọng quyết định chất lượng phân tích báo cáo tài chính. Khi thông tin được sử dụng không chính xác, không phù hợp thì kết quả phân tích báo cáo tài chính đem lại không có ý nghĩa. Để có những thông tin kế toán có giá trị, Công ty nên có những biện pháp để đảm bảo chất lượng thông tin. Để làm được điều đó, hệ thống kế toán Công ty cần phải được tổ chức khoa học, tuân thủ nghiêm ngặt


những quy định về chế độ và chuẩn mực kế toán. Hệ thống báo cáo quản trị cần được tăng cường sử dụng để hỗ trợ cho công tác phân tích báo cáo tài chính. Ngoài ra chất lượng thông tin kế toán của đơn vị cũng cần được đánh giá qua hệ thống kiểm toán nội bộ đơn vị và kiểm toán bên ngoài.

Ba là: Xây dựng hệ thống chỉ tiêu trung bình ngành

Phân tích báo cáo tài chính sẽ đầy đủ, chính xác hơn nếu có thêm hệ thông chỉ tiêu trung bình ngành chính xác dùng để so sánh. Công ty cần phải chung sức với cơ quan thống kê để lập nên chỉ tiêu trung bình ngành bằng việc xây dựng hệ thống cung cấp thông tin của đơn vị cho các cơ quan này.


Tiểu kết chương 3

Trước thực trạng phân tích báo cáo tài chính của Công ty cổ phần Sông Đà - Hà Nội được trình bày ở Chương 2, trong chương này, luận văn đã đưa ra mục tiêu, phương hướng phát triển của Công ty, một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực tài chính của công ty và điều kiện để thực hiện các giải pháp đó. Luận văn đưa ra điều kiện thực hiện các giải pháp ở tầm vi mô (tại công ty) và tầm vi mô (phía Nhà nước).


KẾT LUẬN

Từ những vấn đề lý luận và thực tiễn đã trình bày trên đây, chúng ta có thể khẳng định rằng, trong nền kinh tế thì trường ngày càng phát triển và xu thế hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng mạnh mẽ đòi hỏi mỗi doanh nghiệp, trong quá trình hoạt động của mình đều phải tiến hành phân tích báo cáo tài chính. Rò ràng, phân tích báo cáo tài chính có một ý nghĩa hết sức to lớn và và công cụ quản lý đắc lực đối với các nhà quản lý doanh nghiệp. Làm tốt công tác phân tích báo cáo tài chính sẽ giúp nhà quản lý có thông tin đáng tin cậy trong việc lựa chọn và đưa ra các quyết định kinh doanh hiệu quả nhất.

Qua thời gian nghiên cứu lý luận về báo cáo tài chính và phân tích báo cáo tài chính, cùng với việc tìm hiểu thực trạng công tác phân tích báo cáo tài chính tại công ty, tác giả đã hoàn thành luận văn thạc sỹ với đề tài: “Phân tích báo cáo tài chính tại Công ty cổ phần Sông Đà - Hà Nội”, Với sự nỗ lực hết mình của bản thân trong việc nghiên cứu những vấn đề lý luận cũng như đi sâu vào tìm hiểu thực tế, cùng với sự giúp đỡ tận tình của giáo viên hướng dẫn TS. Đoàn Thục Quyên luận văn đã giải quyết được những vấn đề sau:

- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về phân tích báo cáo tài chính trong doanh nghiệp đã được hệ thống hóa tương đối đầy đủ.

- Thực trạng phân tích báo cáo tài chính tại Công ty cổ phần Sông Đà - Hà Nội đã được xem xét, đánh giá xác thực.

- Trên cơ sở nghiên cứu lý luận kết hợp với thực tế, tác giả đã đưa ra các phương hướng và đề xuất các giải pháp nâng cao năng lực tài chính tại Công ty cổ phần Sông Đà - Hà Nội, góp phần giúp Công ty đạt được mục tiêu đã đề ra.

Hy vọng rằng đây là cơ sở giúp cho Công ty cổ phần Sông Đà - Hà Nội nâng cao năng lực tài chính và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và thực hiện tốt chức năng cung cấp thông tin của các DN trong điều kiện kinh tế thị


trường ngày càng phát triển và xu thế hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng mạnh mẽ.

Tuy nhiên, do những hạn chế trong quá trình thực hiện nên kết quả nghiên cứu đạt được mới chỉ là bước đầu. Tác giả rất mong nhận được các ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo, các nhà khoa học để luận văn được hoàn thiện hơn.


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Tài chính (2015), Chế độ kế toán doanh nghiệp - Quyển 1, quyển 2, NXB Tài chính, Hà Nội.

2. Bộ Tài chính (2006), Hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam, NXB Tài chính, Hà Nội.

3. Bộ Tài chính (2014), Thông tư 200/2014/TT – BTC Hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp.

4. Ngô Thế Chi, Nguyễn Trọng Cơ (2015), Giáo trình Phân tích tài chính doanh nghiệp, NXB Tài chính, Hà Nội.

5. Công ty cổ phần Sông Đà - Hà Nội (2017, 2018, 2019), Báo cáo tài chính,

Hà Nội.

6. Công ty cổ phần Sông Đà - Hà Nội (2017, 2018, 2019), Tài liệu tham khảo nội bộ, Hà Nội.

7. Công ty cổ phần Sông Đà – Hà Nội (2017, 2018, 2019), Báo cáo thường niên,

Hà Nội.

8. Nguyễn Văn Công (2017), Phân tích báo cáo tài chính, NXB Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.

9. Nguyễn Văn Công (2005), Chuyên khảo về Báo cáo Tài chính và lập, đọc, kiểm tra, phân tích Báo cáo Tài chính, NXB Tài chính, Hà Nội.

10.Nguyễn Văn Công (2009), Giáo trình Phân tích kinh doanh, NXB Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.

11.Phạm Thu Hằng (2011),“Hoàn thiện về nội dung và phương pháp phân tích BCTC tại công ty cổ phần cao su Đà Nẵng” Luận văn thạc sĩ kinh tế, Trường Đại học Đà Nẵng.

12.Ngô Thị Lan Hương (2015), “Phân tích báo cáo tài chính tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam, chi nhánh Đà Nẵng”, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.

13. Nguyễn Đình Kiệm, Bạch Đức Hiển (2010), Giáo trình Tài chính doanh nghiệp, NXB Tài chính, Hà Nội.


14. Nguyễn Thị Bích Thu (2012), “Phân tích báo cáo tài chính tại doanh nghiệp chế biến thủy sản thuộc các tỉnh phía Bắc”, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.

15.www.songdahanoi.vn 16.www.cafef.vn

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 14/06/2022