Nội Dung Và Kết Cấu Của Báo Cáo Lưu Chuyển Tiền Tệ


Thông qua việc phân tích biến động theo thời gian, biến động kết cấu của khoản mục này, chúng ta có thể thấy được tình hình sử dụng quỹ của doanh nghiệp có hợp lý hay không, khả năng thanh toán của doanh nghiệp như thế nào. Nếu tiền mặt và tiền gửi có xu hướng giảm thì đó là một tín hiệu tích cực, vì doanh nghiệp đã sử dụng nó để đưa vào sản xuất kinh doanh, tăng vòng quay vốn hoặc trả nợ. Tuy nhiên, nếu vốn bằng tiền tăng thì cũng sẽ làm tăng khả năng thanh toán nhanh của doanh nghiệp.

Các khoản phải thu:


Khoản phải thu là bộ phận tài sản của doanh nghiệp bị các đơn vị hoặc cá nhân khác chiếm dụng mà doanh nghiệp có trách nhiệm thu hồi. Khoản phải thu có xu hướng giảm là một tín hiệu tích cực. Tuy nhiên, trong hoàn cảnh doanh nghiệp mở rộng hợp tác kinh doanh với các công ty, doanh nghiệp khác, số tài sản doanh nghiệp bị chiếm dụng hợp lý thì khoản phải thu trong trường hợp này dù có tăng nhưng vẫn được xem là chuyển biến tích cực.

Hàng tồn kho:


Hàng tồn kho, hay hàng lưu kho, là danh mục nguyên vật liệu và sản phẩm hoặc chính bản thân nguyên vật liệu và sản phẩm đang được một doanh nghiệp giữ trong kho.

Phân tích hàng tồn kho sẽ giúp cho doanh nghiệp đảm bảo nguồn nguyên liệu cho sản xuất, phòng ngừa, ứng phó được trong các trường hợp bất trắc trong nguồn cung, nguồn cầu, trong giao nhận hàng, giảm thiểu chi phí logistic. Trong trường hợp hàng tồn kho giảm do tiết kiệm chi phí, hạ giá, tìm nguồn cung hợp lý …nhưng vẫn đảm bảo sản xuất kinh doanh thì được cho là tích cực. Tuy nhiên, hàng tồn kho giảm do thiếu vốn để dự trữ là một tín hiệu không tốt.

Phân tích tài sản dài hạn:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 84 trang tài liệu này.


Tài sản dài hạn là khoản mục trên bảng cân đối kế toán bao gồm tất cả loại tài sản thuộc quyền sở hữu và quản lý của doanh nghiệp như máy móc, nhà xưởng, thiết

Phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp Phú Quý Thuận - 3


bị…, có thời gian sử dụng, luân chuyển, hay thu hồi vốn trong nhiều năm hoặc hơn một chu kỳ kinh doanh. Phân tích tài sản dài hạn giúp ta đánh giá được tình hình đầu tư chiều sâu, tình hình cơ sở vật chất kỹ thuật, thể hiện năng lực sản xuất và xu hướng phát triển lâu dài của doanh nghiệp.

Tài sản cố định là các tài sản hữu hình dài hạn được sử dụng trong quá trình sản xuất, thương mại hoặc cung cấp dịch vụ để tạo ra doanh thu và dòng tiền đối với thời kỳ trên một năm.

Xu hướng chung của quá trình phát triển sản xuất kinh doanh là tài sản cố định phải tăng về số tuyệt đối lẫn tỷ trọng vì điều này thể hiện quy mô sản xuất, cơ sở vật chất gia tăng, trình độ tổ chức sản xuất cao…Tuy nhiên không phải lúc nào tài sản cố định tăng lên đều đánh giá là tích cực, chẳng hạn như trường hợp đầu tư nhà xưởng, máy móc thiết bị quá nhiều nhưng lại thiếu nguyên liệu sản xuất, hoặc đầu tư nhiều nhưng không sản xuất do sản phẩm không tiêu thụ được.

B. Phân tích tình hình nguồn vốn:


Phân tích tình hình nguồn vốn là đánh giá tình hình tăng giảm, kết cấu và biến động kết cấu của nguồn vốn doanh nghiệp. Thông qua phân tích ta có thể thấy được nguồn vốn và các khoản mục trong nguồn vốn thay đổi như thế nào, nợ của doanh nghiệp tăng hay giảm, cơ cấu vốn chủ sở hữu biến động như thế nào…?

Phân tích nợ phải trả:


Nợ ngắn hạn là loại nợ có thời hạn thanh toán dưới một năm hoặc trong một chu kỳ sản xuất kinh doanh, đi song song đó nó phản ánh nghĩa vụ thanh toán của doanh nghiệp bằng việc sử dụng các tài sản ngắn hạn tương ứng hoặc sử dụng các khoản nợ ngắn hạn khác.


Nợ dài hạn là những loại nợ có thời gian đáo hạn trên 1 năm mà doanh nghiệpcó nghĩa vụ phải thanh toán.


Phân tích tình hình tăng giảm, kết cấu và quan hệ kết cấu của nợ phải trả, ta cóthể thấy rằng, việc gia tăng nợ phải trả sẽ đặt gánh nặng thanh toán lên tài sản ngắn hạnvà tài sản dài hạn. Tuy nhiên, nếu nợ phải trả tăng do doanh nghiệp mở rộng sản xuấtkinh doanh với lượng tài sản tăng tương ứng thì đây là một biểu hiện tích cực.

1.1.2 Báo cáo kết quả kinh doanh


1.1.2.1 Khái niệm

Báo cáo kết quả kinh doanh là BCTC tổng hợp phản ánh tổng quát tình hình và kết quả kinh doanh của DN trong một thời kì (quý, năm) chi tiết theo các hoạt động, tình hình thực hiện nghĩa vụ của DN với Nhà nước về thuế và các khoản phải nộp khác

1.1.2.2 Nội dung và kết cấu của báo cáo KQKD

Phần I: Lãi, lỗ: thể hiện Kết quả kinh doanh của DN


Phần II: Tình hình thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước: phản ánh tình hình thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước về thuế và các khoản phải nộp khác (chi phí, lệ phí)

Phần III: Thuế GTGT được khấu trừ, được hoàn lại, đã khấu trừ và còn lại được khấu trừ cuối kỳ, số thuế GTGT hàng bán nội địa phải nộp đã nộp và còn phải nộp vào cuối kỳ.

1.1.2.3 Phương pháp phân tích báo cáo kết quả kinh doanh

A. Phân tích doanh thu:


Phân tích doanh thu thông qua phân tích biến động theo thời gian của các khoản mục trong doanh thu bao gồm: giá vốn hàng bán, chi phí tài chính, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí khác… nhằm nhận thức và đánh giá một cách đúng đắn, khách quan, tình hình tiêu thụ hàng hóa của doanh nghiệp trong kỳ kinh doanh. Việc phân tích doanh thu đưa đến thông tin về doanh nghiệp có thể thấy được mức độ hoàn thành số chênh lệch tăng giảm của các chỉ tiêu kế hoạch doanh thu bán hàng của doanh nghiệp. Đồng thời, doanh nghiệp có thể biết được kết quả đã đạt được


cũng như những tồn tại trong quá trình sản xuất kinh doanh của mình, từ đó đưa ra các biện pháp khắc phục các điểm yếu và phát huy các điểm mạnh.

B. Phân tích chi phí:


Xét theo nội dung kinh tế, chi phí sản xuất kinh doanh bao gồm: giá vốn hàng bán, chi phí tài chính, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp chi phí khác. Thông qua phân tích biến động theo thời gian của các chi phí trên và tổng chi phí, cũng như kết cấu và biến động kết cấu của chi phí thì ta sẽ hình dung được hiệu quả trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Nếu chi phí bỏ ra quá lớn hoặc tốc độ chi phí tăng lớn hơn tốc độ tăng doanh thu chứng tỏ doanh nghiệp sử dụng nguồn lực không hiệu quả.

C. Phân tích lợi nhuận:


Như ta đã biết, lơi nhuận là chỉ tiêu phản ánh số lượng và chất lượng của hoạt động kinh doanh. Chỉ tiêu này phụ thuộc vào tổng mức tiêu thụ sản phẩm hàng hóa và chi phí đã chi ra để đạt được kết quả đó.

Để thấy được thực chất của kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh là cao hay thấp, đòi hỏi sau một kỳ hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp phải tiến hành phân tích mối quan hệ giữa tổng doanh thu và tổng chi phí và mức lợi nhuận đạt được của doanh nghiệp.

Để biết doanh nghiệp có làm ăn hiệu quả hay không, ta có thể sử dụng các tỷ suất lợi nhuận sau để nhận xét.

Tỷ suất lợi nhuận gộp trên doanh thu thuần:


Cho biết cứ một đồng doanh thu thuần sinh ra bao nhiêu đồng lợi nhuận gộp. Tỷ lệ này càng lớn chứng tỏ việc quản lý các khoản chi phí trong giá vốn hàng bán càng tốt và ngược lại.

Tỷ suất lợi nhuận gộp trên doanh thu thuần = Lợi nhuận gộp / DT thuần


Tỷ suất lợi nhuận thuần trên doanh thu thuần:


Chỉ tiêu này cho biết cứ một đồng doanh thu thuần sinh ra bao nhiêu đồng lợi nhuận thuần. Tỷ lệ này càng lớn chứng tỏ công tác bán hàng, công tác quản lý càng có hiệu quả và ngược lại.

Tỷ suất lợi nhuận thuần trên doanh thu thuần = Lợi nhuận thuần / DT thuần


Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên tổng doanh thu:


Chỉ tiêu này phản ánh kết quả cuối cùng của hoạt động kinh doanh. Nó biểu hiện cứ một đồng doanh thu có bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế.

Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên tổng doanh thu = Lợi nhuận sau thuế / Tổng DT


1.1.3 Báo cáo lưu chuyển tiền tệ


1.1.3.1 Khái niệm

Báo cáo Lưu chuyển tiền tệ là BCTC tổng hợp phản ánh việc hình thành và sử dụng lượng tiền phát sinh theo các hoạt động khác nhau trong kỳ báo cáo DN.

Báo cáo Lưu chuyển tiền tệ là báo cáo giải thích sự khác nhau giữa lợi nhuận của DN và các dòng tiền có liên quan, cung cấp những thông tin về dòng tiền gắn liền với những thay đổi về tài sản, công nợ và nguồn vốn chủ sở hữu thông tin trên báo cáo này bổ sung cho bản cân đối Kế toán và báo cáo Kết quả hoạt động kinh doanh của kỳ báo cáo

1.1.3.2 Nội dung và kết cấu của báo cáo lưu chuyển tiền tệ

- Lưu chuyển tiền từ hoạt động sản xuất kinh doanh


- Lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư


- Lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính


- Lưu chuyển tiền thuần trong kỳ


- Tiền tồn đầu kỳ


- Tiền cuối kỳ


1.1.3.3 Phương pháp phân tích báo cáo lưu chuyên tiền tệ:

Để đánh giá khái quát tình hình tài chính của doanh nghiệp qua báo cáo lưu chuyển tiền tệ, ta tiến hành so sánh lưu chuyển tiền tệ từ:

Hoạt động kinh doanh với các hoạt động khác:


So sánh từng khoản mục tiền chi ra và thu vào của các hoạt động để thấy được tiền được tạo ra chủ yếu từ hoạt động nào, số lượng ít nhiều ra sao nhằm đánh giá khả năng tạo tiền cũng như sức mạnh tài chính của doanh nghiệp. Sức mạnh tài chính của doanh nghiệp thể hiện khả năng tạo ra tiền từ hoạt động kinh doanh chứ không phải từ hoạt động đầu tư và hoạt động tài chính.

Hoạt động đầu tư với các hoạt động khác:


Nếu lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động đầu tư dương thể hiện quy mô đầu tư của doanh nghiệp thu hẹp vì số dương này được hình thành từ số tiền do bán tài sản cố định và thu hồi vốn đầu từ tài chính nhiều hơn là đầu tư mua sắm tài sản cố định, đầu tư tài chính.

Hoạt động tài chính với các hoạt động khác:


Nếu lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động tài chính dương thể hiện lượng vốn cung ứng từ bên ngoài tăng lên đông nghĩa với tiền từ hoạt động tài chính là do tài trợ, vay mượn từ bên ngoài, làm cho doanh nghiệp có thể bị phụ thuộc vào người cung ứng tiền.

1.2 Phương pháp phân tích tỷ số

Phân tích tỷ số là một phương pháp quan trọng để thấy được các mối quan hệ có ý nghĩa giữa hai thành phần của một báo cáo tái chính. Nghiên cứu một tỷ số cũng phải bao gồm việc nghiên cứu những dữ liệu đằng sau các tỷ số đó. Mục đích chính của phân tích tỷ số là chỉ ra những lĩnh vực cần nghiên cứu nhiều hơn. Nên sử dụng các tỷ số gắn với hiểu biết chung về doanh nghiệp và môi trường của nó.


Tỷ số khả năng thanh toán Tỷ số cơ cấu tài chính

Tỷ số hoạt động Tỷ số doanh lợi


Tỷ số khả năng thanh toán:


Tỷ số khả năng thanh toán nhằm mục đích phản ánh khả năng trả nợ của doanh nghiệp.

Tỷ số khả năng thanh toán hiện thời:


Tỷ số khả năng thanh toán hiện thời = Tài sản ngắn hạn / Nợ ngắn hạn (lần)


Tỷ số này cho thấy doanh nghiệp có bao nhiêu tài sản có thể chuyển đổi để đảm bảo thanh toán các khoản nợ ngắn hạn. Do đó, nó đo lường khả năng trả nợ của doanh nghiệp.

Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, tỷ số này phản ánh không chính xác khả năng thanh toán, bởi nếu hàng hóa tồn kho là những loại hàng khó bán thì doanh nghiệp rất khó biến chúng thành tiền để trả nợ. Vì vậy, cần quan tâm đến khả năng thanh toán nhanh.

Tỷ số khả năng thanh toán nhanh:


Tỷ số khả năng thanh toán nhanh = (Tài sản ngắn hạn – Hàng tồn kho) / Nợ ngắn hạn (lần)

Tỷ số này cho biết khả năng thanh toán thực sự của doanh nghiệp và được thanh toán dựa trên các tài sản lưu động có thể chuyển đổi nhanh thành tiền để đáp ứng nhu cầu thanh toán cần thiết.

Tỷ số khả năng thanh toán bằng tiền:


Tỷ số khả năng thanh toán bằng tiền = Tiền / Nợ ngắn hạn (lần)


Tỷ số này phản ánh khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn bằng số tiền hiện có và tài sản có thể chuyển đổi nhanh thành tiền trong doanh nghiệp.

Tỷ số cơ cấu tài chính:


Tỷ số về cơ cấu tài chính dùng để đo lường sự góp vốn của chủ sở hữu doanh nghiệp so với nợ vay. Các tỷ số này có ý nghĩa rất quan trọng đối với không chỉ doanh nghiệp mà với cả chủ nợ và công chúng đầu tư.

Tỷ số nợ:


Tỷ số nợ là tỷ số giữa tổng số nợ trên tổng tài sản có của doanh nghiệp. Chủ nợ ưa thích tỷ số nợ vừa phải, vì tỷ số nợ thấp, hệ số an toàn của chủ nợ cao, món nợ của họ càng được đảm bảo. Ngược lại, khi hệ số nợ cao có nghĩa là chủ doanh nghiệp chỉ góp một phần vốn nhỏ trong tổng số vốn thì rủi ro trong kinh doanh chủ yếu do chủ nợ gánh chịu.

Tỷ số nợ = (Tổng nợ / Tổng tài sản) x 100 (%)


Tỷ số thanh toán lãi vay:


Tỷ số thanh toán lãi vay cho thấy khả năng thanh toán lãi vay từ thu nhập, nó còn đo lường rủi ro mất khả năng thanh toán nợ dài hạn.

Tỷ số thanh toán lãi vay = EBIT / I Trong đó:

I : chi phí lãi vay


EBIT: Lợi nhuận trước thuế + Lãi vay


Tỷ số hoạt động:


Vòng quay hàng tồn kho:

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 18/07/2022